Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Khủng hoảng Ukraine: Ông Putin khiến châu Âu vỡ mộng

Khủng hoảng Ukraine: Ông Putin khiến châu Âu vỡ mộng
Khủng hoảng Ukraine: Ông Putin khiến châu Âu vỡ mộng

François Hollande, Angela Merkel và Vladimir Poutine trong cuộc đàm phán kế hoạch hòa bình Ukraina tại Moscow ngày 6/2/2015. REUTERS



Châu Âu tìm cách giải quyết khủng hoảng Ukraine, nhằm tránh một cuộc chiến toàn diện là đề tài chiếm trọng tâm trên các mặt báo Pháp hôm 7/2/2015, RFI viết.

"Liệu Châu Âu – Nga – Ukraine còn có thể tìm được một thỏa thuận để tránh một đám cháy lớn bùng lên tại Ukraine? là thắc mắc của hầu hết các nhật báo.


Trong hai ngày, thứ Năm 5/2 và thứ Sáu 6/2/2015, hai lãnh đạo Pháp – Đức đã phải vất vả như con thoi đi từ Kiev qua Moscow để thuyết phục các bên ngồi lại với nhau tìm kiếm một giải pháp chấm dứt xung đột.


Thế nhưng, theo quan sát của các nhật báo, tối hôm 6/2, tại Moscow, cả ba nhà lãnh đạo Nga-Pháp-Đức đã chấm dứt cuộc hội đàm kín mà không đưa ra một thông báo phấn khởi nào. Sự việc trọng đại đến mức Le Figaro đưa lên trang nhất với hàng tít "Putin, Merkel, Hollande: cuộc hẹn Moscow".


Ông Putin phải chọn "hòa bình" hay "chiến tranh"


Le Monde trên trang Quốc tế cho rằng "Châu Âu làm trung gian hòa giải giữa Moscow và Kiev". Thế nhưng, những đề xuất hòa giải đó là gì cho đến giờ cũng không ai được rõ. Xã luận Le Monde dự đoán, đó có thể là vẽ lại đường hướng cho lệnh ngừng bắn, tái khẳng định lại tính toàn vẹn lãnh thổ Ukraine trong khuôn khổ một chế độ liên bang.


Bản đề xuất đó cũng có thể khuyến khích Kiev có những cử chỉ hòa dịu với người dân phía Đông, hay cũng có thể nhằm trấn an phía Nga về việc áp dụng thỏa thuận thương mại được ký kết giữa Liên hiệp Châu Âu và Ukraine.


Nhưng cho dù thế nào thì mọi thứ cũng phụ thuộc vào một người duy nhất: Vladimir Putin. Liệu ông có cho rằng ông đã khiến Ukraine trả giá đủ cho tội liên minh xấu với Liên hiệp Châu Âu? Ông ta có thật sự muốn một tiến trình hòa giải hay không? Hay là vẫn tiếp tục chiến tranh?


Về mặt lý lẽ, Berlin và Paris đã đưa ra một thỏa ước. Câu trả lời bây giờ không ở đâu khác là điện Kremli. "Chiến tranh hay Hòa bình, ông Putin phải chọn lấy" đấy cũng là hàng tựa kết luận của bài viết.


Libération có vẻ thúc giục "Ukraine: khẩn cấp đàm phán". Tờ báo cho rằng vai trò trung gian của Pháp-Đức lần này xem như là vận may cuối cùng để tìm ra một lối thoát chính trị và ngoại giao cho khủng hoảng Ukraine. Nhất là, tờ báo nhấn mạnh, đó là cơ hội cuối cùng để thảo luận với ông Putin.


Chỉ có điều vận may này, có điều gì đó bất ổn, theo cách nhìn từ Moscow, Le Figaro viết. Bởi vì, vai trò trung gian này giống như điều mà người ta gọi là "phân công nhiệm vụ giữa các nước phương Tây". Đại khái tờ báo tóm tắt như sau: "Merkel và Hollande thì làm nhiệm vụ thương thuyết (…) Barack Obama và chính phủ của ông lo việc gây áp lực tối đa, bằng cách ngày càng làm lớn chuyện khả năng giao vũ khí cho Ukraine". Một sự phân công nhiệm vụ không hợp gu của điện Kremli chút nào.


Châu Âu bế tắc và vỡ mộng


Trong tình hình đó, Le Figao đưa ra một bản tổng quan cho thấy thất bại ngoại giao của Châu Âu trong suốt cuộc khủng hoảng. Theo tờ báo "Châu Âu vỡ mộng mà cũng không có được một đáp án tốt".


Le Figaro cho rằng kết quả hoạt động ngoại giao thật đáng lo. Mục tiêu của chuyến đi Nga lần này của hai lãnh đạo Pháp - Đức là tìm ra một điểm thỏa thuận, thậm chí đồng ý về một kế hoạch với Moscow và Kiev. Vấn đề là bất chấp sự nài nỉ của Thủ tướng Đức, Tổng thống Nga dứt khoát từ chối ngồi chung bàn đàm phán với đồng nhiệm Ukraine. Nhằm tránh việc hai lãnh đạo Nga và Ukraine đi đến cắt đứt ngoại giao thảm hại, cặp lãnh đạo Pháp - Đức buộc phải chấp nhận đi làm hai chuyến, sang Kiev trước rồi mới đến Moscow.


Từ đó cho thấy Châu Âu đã bắt đầu vỡ mộng, ít nhất trên hai điểm. Thứ nhất, Châu Âu tin rằng sẽ không có giải pháp quân sự cho xung đột. Vấn đề là phe ly khai Ukraine lại tìm mọi cách để chứng tỏ điều ngược lại, dưới sự yểm trợ trá hình của Nga.


Điểm thứ hai, Châu Âu ngỡ rằng Ukraine có đủ phương tiện để phòng vệ. Một năm sau cuộc biểu tình đầy phấn khích trên quảng trường Maidan tại Kiev, sự thật cho thấy là quốc gia này không hề cho thấy có chút triển vọng và khả năng để thắng cuộc, theo như nhận định của một quan chức tại Brusels.


Vị quan chức này còn quan ngại Liệu không biết chính những người biểu tình năm đó lại sẽ có xuống đường chống lại Châu Âu hay không? Nhất là ông lo lắng chuyện đào ngũ đang gậm nhấm một đội quân được trang bị yếu kém.


Cuộc tranh luận về việc có nên giao vũ khí cho Ukraine hay không rõ ràng cũng là một thất bại. London cũng như Paris và Berlin kịch liệt phản đối. Nhưng vấn đề này lại có nguy cơ gây chia rẽ nội bộ Liên hiệp Châu Âu. Bởi vì, Litva xác nhận đã cung cấp trang thiết bị quân sự cho Kiev. Họ cũng không phải là nước duy nhất làm điều đó.


MINH ANH




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.