Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Kéo vali nặng là phản cảm

Kéo vali nặng là phản cảm

>> Cấm tổ bay mang vali to ra nước ngoài


Ông Lê Trường Giang, người phát ngôn VNA, cho rằng những quy định này luôn được cập nhật và nhắc nhở nhưng vẫn có vài cá nhân vi phạm và đã bị xử lý rất nặng.


Đã xử lý nhiều tổ bay vi phạm


Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, nội dung “lưu ý túi đựng áo khoác phải cho vào vali/cặp bay” là cập nhật từ thực tế một số thành viên tổ bay đã mang theo túi đựng áo khoác nhưng không dùng cho mục đích đựng áo khoác mà để đựng hàng hóa, vật dụng nên lần quy định này VNA phải đưa thêm thông tin này để yêu cầu các thành viên tổ bay phải thực hiện.









Theo quy định trong nghị định 66/2002 của Chính phủ quy định về hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu tặng nhập khẩu được miễn thuế thì định mức được miễn thuế của người nhập cảnh là: rượu từ 22 độ trở lên (1,5 lít), rượu dưới 22 độ (2 lít), đồ uống có cồn, bia (3 lít); thuốc lá điếu (400 điếu), xì gà (100 điếu), thuốc lá sợi (100 điếu), chè (5kg), cà phê (3kg); quần áo, đồ dùng cá nhân (số lượng phù hợp phục vụ cho mục đích chuyến đi). Các vật phẩm khác ngoài danh mục nêu trên (không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá không quá 5 triệu đồng.



Một lãnh đạo VNA cho biết trong nội bộ hãng đã có những vụ xử lý dừng bay từ vài tháng đến cả năm, giáng chức các tiếp viên, phi công do mang quá nhiều hành lý, hàng hóa về VN sau các chuyến bay. “Chúng tôi từng xử lý những thành viên tổ bay không hề bị cơ quan chức năng như hải quan, công an của nước ngoài hay VN phát hiện bắt giữ, lập biên bản nhưng khi có thông tin nội bộ đã cho dừng bay đến sáu tháng, có người bị giáng chức vì vi phạm quy định của hãng để răn đe và làm gương” - vị này khẳng định.


Ông Phạm Ngọc Minh, tổng giám đốc VNA, khẳng định không nhân nhượng cho bất cứ hành vi sai trái nào của tổ bay. Theo đó, các quy định phải siết chặt hơn nữa để không tạo cơ hội cho các nhân viên lạm dụng làm những điều sai với quy định chung của hãng. Theo ông Minh, hãng đã nghiên cứu rất kỹ nhu cầu của các thành viên tổ bay để đưa ra quy định này ở một đường bay ngắn/trung kích cỡ của vali trong quy định là phù hợp với nhu cầu của thời gian công tác ở nước ngoài.


Còn ông Nguyễn Hồng Lĩnh, trưởng đoàn bay 919, VNA cho rằng ngoài việc tuân thủ quy định, tổ bay còn có nhiệm vụ giữ gìn hình ảnh, uy tín của hãng hàng không quốc gia và trên hết phải đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay, đặc biệt sau vụ máy bay Malaysia mất tích vấn đề an toàn, an ninh phải được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa, kích cỡ vali đề cập trong chỉ thị hoàn toàn đủ cho thành viên tổ bay để các quần áo giữ ấm, chống lạnh trong thời gian công tác, “thậm chí là dư sức để quần áo ấm trong vali này”.


Làm nghiêm khó lọt hàng lậu


Bà Phạm Thị Phương Hải, trưởng đoàn tiếp viên VNA, cho rằng không phải tiếp viên nào cũng mua và mang nhiều hàng hóa mà mua hàng hóa cho nhu cầu cá nhân chính đáng, nhưng thật sự cũng có những người mua và mang vác quá nhiều, khệ nệ, kéo vali nặng trịch “trông rất phản cảm”.


Theo quy định của Chính phủ, người thường xuyên nhập cảnh theo tính chất công việc (người điều khiển máy bay, nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế) không được hưởng định mức hành lý miễn thuế cho từng lần nhập cảnh đối với vật phẩm, mà cứ 90 ngày mới được hưởng định mức miễn thuế một lần. Một tiếp viên trưởng VNA cho biết cứ ba tháng họ được mua hai chai rượu, hai cây thuốc lá (400 điếu) và khai với hải quan kèm theo thông tin hộ chiếu để kiểm tra.


Trưởng đại diện một hãng hàng không quốc gia trong khu vực ASEAN có văn phòng tại TP.HCM cho biết mỗi hãng có quy định khác nhau về hành lý cho tổ bay nên cũng khó nói hãng này quy định quá ít, hãng kia cho mang theo nhiều hành lý. Việc tổ bay có mang hàng hóa trái quy định nhập cảnh vào nước sở tại là vấn đề mà hãng hàng không nào cũng gặp phải. “Quan trọng là hải quan và các lực lượng kiểm soát ở sân bay có thật sự công tâm, giám sát chặt để các thành viên tổ bay này không thể lợi dụng, qua mặt để đưa hàng hóa nhập cảnh hay không” - ông này chia sẻ.


Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, một lãnh đạo Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết nếu tiếp viên mang hàng lậu về VN bị phát hiện cũng sẽ bắt ngay. Theo vị này, Hải quan Tân Sơn Nhất còn có máy riêng để chuyên kiểm tra thành viên tổ bay, chẳng những nhằm giải phóng nhanh cho lượng hành khách làm thủ tục tại sân bay mà còn tăng cường kiểm soát kỹ hàng hóa xuất nhập cảnh.


Trả lời Tuổi Trẻ câu hỏi liệu có sự dung túng của một số cá nhân nhân viên hải quan để thành viên tổ bay có thể mang hàng hóa nhập lậu sai quy định, vị lãnh đạo này khẳng định “không thể có việc thành viên tổ bay buôn lậu, có là chúng tôi giữ lại, lập biên bản ngay. Có những trường hợp tiếp viên mang quá quy định thì lập biên bản buộc phải đóng thuế, tái xuất. Còn hàng hóa mang về trong quy định dưới 5 triệu đồng thì hải quan không thể cấm”.


LÊ NAM



Tác giả clip Tòng Thị Minh: Vui không thể tả xiết

Tác giả clip Tòng Thị Minh: Vui không thể tả xiết

Cô giáo mầm non Tòng Thị Minh, tác giả clip “chui vào túi nilông để... qua suối”, không giấu nổi niềm vui khi tâm sự với Tuổi Trẻ trưa 18-3.


>> Đối mặt với những kiểu vượt sông, suối đầy nguy hiểm

>> Chui vào túi nilông để... qua suối


Cô giáo Minh cho biết ở điểm Trường Sam Lang (một trong những bản xa nhất của xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ) không hề có sóng điện thoại, lại càng không có điện lưới để xem tivi hay nghe đài, nên cô và các đồng nghiệp cắm bản không hề hay biết thông tin về clip gây sự chú ý đến thế.


Chỉ đến 19g ngày 17-3, khi có việc phải ra ngoài trường trung tâm, vừa về đến trường chính thì một cô giáo đã kéo cô vào phòng bật máy tính cho xem đoạn clip đang gây sự chú ý của dư luận.


“Lúc đó em rất bất ngờ, có lẽ cũng bất ngờ như chính các anh khi lần đầu được xem clip. Lúc đó em cũng chỉ biết clip của mình đã được lên báo thôi. Nhưng sáng nay, khi biết nhờ clip này mà trung ương, tỉnh đã cử hẳn một đoàn vào khảo sát và nói sẽ sớm xây dựng một cây cầu thì em vui không thể tả xiết. Bây giờ sau 4-5 tiếng biết tin mà em và đồng nghiệp vẫn lâng lâng vui sướng” - Minh thật thà chia sẻ.









"Lần đầu tiên em cũng sợ lắm, nhưng các anh chị đi trước bảo không còn cách nào khác đâu, không thể đợi lũ xuống được"


Cô giáo Tòng Thị Minh



Minh cho biết cô sinh ra (năm 1991) và lớn lên ở mảnh đất Thanh Luông (huyện Điện Biên). Ngay sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm tỉnh thì tháng 10-2012 cô vào ngành và nhận công tác tại xã Nậm Chua (huyện Nậm Pồ). Một năm sau (8-2013) cô có quyết định điều chuyển về Trường Nà Hỳ.


Và để chuẩn bị cho năm học mới tại một địa bàn mới, ngay sau khi về trường, Minh cùng nhiều đồng nghiệp đã đi các bản nhiều chuyến vừa để nắm địa bàn, vừa thực hiện nhiệm vụ chiêu sinh.


Thời điểm này là mùa mưa lũ, muốn đến các bản không còn cách nào khác phải băng qua suối và trong những chuyến đi như vậy, Minh cùng các đồng nghiệp phải chui vào túi nilông để người khác khỏe hơn, biết bơi kéo qua suối.


“Lần đầu tiên em cũng sợ lắm, nhưng các anh chị đi trước bảo không còn cách nào khác đâu, không thể đợi lũ xuống được. Hồi còn dạy ở Nậm Chua, khi qua suối vào mùa lũ thì người dân làm dây cáp bắc qua suối để đu sang. Còn ở Sam Lang việc qua suối bằng cách chui vào túi em thấy lần đầu, nhưng vẫn phải... liều sang vì ở đây chẳng có dây mà đu sang, cũng chẳng có cầu. Cũng biết nguy hiểm, nhưng chẳng còn cách nào... Rồi lần đi chiêu sinh tiếp theo, trong đoàn có thêm chị Hà Thị Huệ, giáo viên mầm non Trường Nà Bủng. Chúng em cũng phải qua suối bằng cách chui vào túi nilông. Huệ thấy thế hoảng quá, cứ đứng bờ bên kia chưa dám sang. Cũng như em đi lần đầu, mọi người trong đó có em lại phải thuyết phục, hò hét cổ vũ để Huệ chui vào túi mà qua suối...” - Minh hồn nhiên kể.


Minh cho biết khi thấy Huệ đồng ý chui vào túi để qua suối, Minh đã lấy điện thoại ra quay lại toàn bộ quá trình Huệ chui vào túi, được kéo qua suối, rồi lên bờ như để lưu lại một kỷ niệm của người giáo viên cắm bản, cho Huệ và mọi người xem lại. Có thể clip Huệ qua suối sẽ “động viên” được các đồng nghiệp khác từ sau muốn qua suối, nhìn thấy túi nilông thì không còn thắc mắc, lo ngại nữa.


Trao đổi qua điện thoại với Minh, chúng tôi cảm nhận cô giáo cắm bản này vẫn còn gì đó hồi hộp, xúc động. Minh bảo: “Khi gửi các anh clip này em không biết tác động của clip ghê gớm thế, chứ nếu biết (sẽ có cầu treo - PV) em đã gửi clip sớm hơn”.


ĐỨC BÌNH



Cầu sẽ xây xong trong hai tháng

Cầu sẽ xây xong trong hai tháng

>> Đối mặt với những kiểu vượt sông, suối đầy nguy hiểm

>> Chui vào túi nilông để... qua suối


Theo ông Nguyễn Đình Giang, ngay sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh vụ “chui vào túi nilông để... qua suối” thì chiều 17-3, đang công tác ở Nhật Bản nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vẫn điện thoại trực tiếp về cho ông chỉ đạo Sở GTVT tỉnh phối hợp, khẩn trương khảo sát để nhanh chóng xây dựng một cây cầu treo. Ngay sau khi nhận chỉ đạo từ bộ trưởng, ông đã yêu cầu phó giám đốc Sở GTVT làm trưởng đoàn công tác, trực tiếp có mặt tại Sam Lang từ sáng 18-3 để khảo sát, tính toán phương án xây dựng cầu. Đồng thời ông cũng về ngay Hà Nội để trực tiếp bàn chuyện này với lãnh đạo Bộ GTVT.


Ông Giang cho biết cuối buổi trưa 18-3, đoàn công tác đã có báo cáo nhanh và ông đã trực tiếp báo cáo lại Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. Tại cuộc trao đổi này, Bộ GTVT quyết định sẽ giao việc xây cầu cho một đơn vị của bộ là Xí nghiệp cơ khí Quang Trung. Phương án sẽ là cầu treo dân sinh, thiết kế khung thép, ván thép và việc xây dựng phải hoàn tất, đưa vào sử dụng trước mùa mưa lũ năm nay. Theo ông Giang, với cây cầu dân sinh như thế này, thời gian thi công sẽ không quá hai tháng.


“Để xây dựng một cầu treo dân sinh bêtông, cốt thép ở Điện Biên cần đầu tư khoảng 3,5 tỉ đồng. Còn nếu là cầu khung thép, ván thép mức đầu tư sẽ phải cao hơn. Hằng năm ngân sách trung ương hay của Bộ GTVT rót về để xây dựng cầu rất ít, thậm chí không có, mà chỉ thường khi có các dự án làm đường nếu cần xây dựng cầu thì mới có cầu. Bộ cũng đang có đề án xây dựng 186 cây cầu treo trên toàn quốc thì riêng Điện Biên cũng chỉ được có sáu cây nằm trong đề án, trong khi chúng tôi khảo sát thấy cần phải xây dựng 51 cầu treo dân sinh nữa” - ông Giang nói.


Ông Nguyễn Văn Thái - chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ - cũng cho biết chiều 18-3 ông cùng ông Đỗ Văn Chung - phó giám đốc Sở GTVT Điện Biên - sau khi khảo sát địa điểm sẽ xây dựng cầu treo, đã ký văn bản đề nghị Bộ GTVT về việc xây dựng cầu treo dân sinh này. Theo đó, phía UBND huyện cùng Sở GTVT thống nhất đề nghị xây dựng một cây cầu dài 64m, bề rộng mặt cầu 1,5m. Vị trí cầu nằm dịch lên phía thượng nguồn suối Nậm Pồ so với vị trí cũ mà người dân thường qua suối bằng túi nilông khoảng 10m.


Ông Thái cũng cho biết ông đã nhận được thông tin ngay trong hôm nay 19-3, Bộ GTVT cùng đơn vị liên quan trực tiếp đến Nà Hỳ để khảo sát, tính toán, lên thiết kế cây cầu.


Thiếu tá Phùng Công Quý - đồn trưởng đồn biên phòng Nà Hỳ, người có nhiều năm bám biên giới Tây Bắc, trong đó có năm năm ở xã biên giới Nà Hỳ - cho biết toàn xã Nà Hỳ có 10 thôn bản thì bản Sam Lang, Xín Chải xa nhất (giáp với Lào), khó khăn nhất.


Mỗi khi vào mùa mưa lũ, gần như hai bản này bị cô lập suốt 4-5 tháng. Vào mùa mưa, để đến các bản này vô cùng khó khăn, đường đất trơn trượt nên nếu đi xe máy phải chằng thêm xích vào bánh xe để bám đường. Rồi phải qua nhiều đoạn ngầm, suối.


Chẳng hạn từ đồn biên phòng (ở trung tâm xã) vào đến trung tâm bản Sam Lang nếu tính theo đường chim bay chỉ vài kilômet, nhưng do địa hình dốc, núi cao nên con đường vòng vèo, quanh co kéo dài đến 16km và phải qua bốn đoạn ngầm.


Đoạn ngầm nào cũng sâu, lũ cũng xiết nên đúng lúc mưa to, đỉnh lũ thì không thể qua được nếu không có cầu. Riêng đoạn ngầm vào bản Sam Lang trong clip hay đoạn ngầm vào bản Xín Chải thì mùa lũ nước lúc nào cũng sâu và chảy mạnh.


Vì không có cầu, khi có người ốm đau hay những thầy cô giáo bắt buộc phải vào để vận động học sinh đến trường, dạy học thì không còn cách nào khác phải chui vào túi nilông như vậy để qua suối...


ĐỨC BÌNH









Phải xây nhiều cây cầu


Gần 700 ý kiến phản hồi của bạn đọc trong hai ngày 17 và 18-3 về clip “chui vào túi nilông...” đã đi từ cảm giác sốc, bàng hoàng, rơi lệ... đến reo vui khi có tin sẽ có cầu treo cho người dân Sam Lang.


Bạn đọc Đàm Thị Xuân Uyên viết: “Tôi xem clip mà nghĩ sẽ ra sao khi chẳng may túi rách hay người thanh niên cầm túi bị tuột tay hoặc bị nước cuốn... Thời gian nín thở qua suối theo đồng hồ trên clip hơn 40 giây nhưng tôi tưởng chừng dài lắm. “Đến bờ rồi! Khi ấy tôi biết là mình sống rồi!”, câu tường thuật của cô giáo nghe xót xa biết dường nào! Giá mà các quan chức ngành giao thông thử một lần ngồi trên “phương tiện” giao thông này chắc sẽ hiểu cảm giác mà hàng trăm con người già trẻ, bé lớn ở vùng này khi đi lại. Đặc biệt là các cô giáo, tôi thật sự khâm phục và thương cảm cho họ - những người vì gieo chữ mà bất chấp hiểm nguy”.


Lo cho người dân qua suối quá hiểm nguy, nên bạn đọc đã reo vui với tin Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo xây cầu cho người dân. Bạn đọc Lê Hoàng bày tỏ: “Sáng 17-3 xem clip thầy trò vượt suối bằng bao nilông, vừa cảm thương vừa bất ngờ. Nhưng bất ngờ nhất là buổi tối xem Chủ tịch nước thăm Nhật Bản có Bộ trưởng Thăng tháp tùng. Sáng 18-3 đã thấy Bộ trưởng Thăng chỉ đạo xây cầu cho các em. Hoan nghênh Bộ trưởng Thăng đã phản ứng nhanh”.


Tuy nhiên, nhiều bạn đọc khác cho rằng một cây cầu được xây ngay ở nơi người dân phải “chui vào túi nilông để... qua suối” vẫn chưa đủ, mà cần phải xây nhiều cây cầu khác ở những vùng cao, vùng xa đang còn có những cây cầu tạm, cầu xuống cấp... đang đe dọa người qua sông, qua suối. Bạn đọc Trần Cao Huấn viết: “Thật đau lòng và rơi lệ trước tình cảnh này! Chính phủ phải hành động xóa bỏ tất cả trường hợp đau lòng thế này trên toàn quốc một cách ráo riết và khẩn trương. Xây một chiếc cầu treo cho một thôn xã nghèo chỉ 1,5-3 tỉ đồng. Hãy tập trung quyết liệt thu từ những nguồn lãng phí, nguồn tham nhũng để phục vụ nhu cầu đi lại chính đáng này của người dân”.


N.N. tổng hợp




Quang Liêm và Trường Sơn sắp bị cắt tài trợ

Quang Liêm và Trường Sơn sắp bị cắt tài trợ

Lượt về vòng 1/16 Champions League



19/03 02:45 Chelsea - Galatasaray K+1 VTV3


19/03 02:45 Real Madrid - Schalke (K+PM)


20/03 02:45 Dortmund - Zenit Petersburg (K+PM)


20/03 02:45 Man Utd - Olympiakos K+1 VTV3





Lượt về vòng 1/16 Europa League



21/03 00:00 Anzhi - AZ Alkmaar


21/03 01:00 Benfica - Tottenham (K+NS)


21/03 01:00 Fiorentina - Juventus (K+PM)


21/03 01:00 Valencia - Ludogorets (K+PC)


21/03 01:00 Viktoria Plzen - Lyon


21/03 03:05 Real Betis - Sevilla (K+NS)


21/03 03:05 Napoli - Porto (K+PM)


21/03 03:05 Salzburg - Basel (K+PC)




Hôm nay, thế giới thay đổi vì bài diễn văn vĩ đại nhất của Putin

Hôm nay, thế giới thay đổi vì bài diễn văn vĩ đại nhất của Putin

Vào lúc 3h chiều nay (giờ Moscow), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài diễn văn quan trọng về vấn đề Crimea trong phiên họp bất thường của Quốc hội Nga.


Bài diễn văn, được phát đi trực tiếp trên một số trang tin lớn, đã ngay lập tức gây ra một cơn chấn động trong giới chính trị và truyền thông thế giới.


Trên Twitter, Maria Danilova, phóng viên hãng tin Mỹ AP ở Ukraine viết "Một bài diễn văn lịch sử. Thế giới sẽ không bao giờ còn như trước nữa".


Alexey Yaroshevsky, phóng viên hãng tin Nga RT thì viết "Cứ nói hay nghĩ bất cứ điều gì bạn muốn - Đồng ý hay không đồng ý cũng được - Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận đây là một bài diễn văn lịch sử. Có lẽ là bài diễn văn vĩ đại nhất của Putin".


Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng trong trái tim và tâm trí của nhân dân Nga, "Crimea luôn và vẫn là một phần không thể tách rời của Nga", số phận của vùng lãnh thổ này luôn là một vấn đề "quan trọng sống còn" với nước Nga.


Ông Putin đã bác bỏ ý kiến cho rằng Nga đang cố gắng giành lấy các khu vực khác của Ukraine và gieo rắc nỗi sợ hãi: "Chúng tôi không muốn là kẻ chia cắt Ukraine, chúng tôi không cần điều này".


Cũng trong bài diễn văn, ông Putin khẳng định quyền lợi của tất cả các dân tộc thiểu số tại Crimea sẽ được bảo vệ và rằng 3 dân tộc chính ở đây - người Ukraine, người gốc Nga và người Tatar - đều có quyền bình đẳng nhau về ngôn ngữ.


Ông cáo buộc phương Tây đã vượt quá giới hạn trong vấn đề Ukraine và đang dùng các biện pháp trừng phạt hòng đe doạ Nga. Tổng thống Nga tuyên bố Nga sẽ không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu với phương Tây, nhưng cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của chính mình.


Liên quan tới những động thái can thiệp quân sự trên thế giới, bao gồm cả tại khu vực Trung Đông, ông Putin nhận định, các đối tác phương Tây mà đứng đầu là Mỹ, đã bị dẫn đường bởi "quy tắc của súng đạn". Trong khi bác bỏ những lời cáo buộc rằng Nga đang tiến hành một cuộc xâm lược, ông Putin nhấn mạnh, tại Crimea, chưa hề có một viên đạn nào được nổ.


Tổng thống Nga thẳng thắn vạch ra rằng chính chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tân phát xít, những kẻ thù ghét Nga và chống lại người Xê-mít đứng đằng sau "cuộc đảo chính" ở Ukraine, và rằng những kẻ tiếm quyền, cực đoan đang nắm giữ chính quyền ở Kiev.


Toàn văn của bài diễn văn lịch sử này sẽ được chúng tôi chuyển tới các bạn trong một vài phút nữa.


Kính mời quý độc giả đón đọc.




Cục Nghệ thuật biểu diễn thua kiện trong vụ Nữ hoàng biển

Cục Nghệ thuật biểu diễn thua kiện trong vụ Nữ hoàng biển

>>Nhiều hồ sơ người đẹp Nữ hoàng biển có dấu hiệu giả mạo

>> Rút phép Nữ hoàng biển: Rồng Việt kiện Cục Nghệ thuật biểu diễn

>> Vỡ mộng nữ hoàng biển, nhiều người đẹp gạt nước mắt về quê


Chiều 18-3, thẩm phán Bùi Thị Nghĩa, chủ tọa phiên tòa xét xử vụ Công ty TNHH Quảng cáo và truyền thông Rồng Việt (Công ty Rồng Việt) kiện Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch về quyết định thu hồi giấy phép tổ chức cuộc thi “Nữ hoàng biển VN 2013” của công ty này, thay mặt HĐXX sơ thẩm của tòa hành chính TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên án.


Tòa tuyên chấp nhận yêu cầu của Công ty Rồng Việt, tuyên hủy quyết định ngày 1-6-2013 thu hồi quyết định cấp phép tổ chức cuộc thi “Nữ hoàng biển VN 2013” ngày 4-4-2013 của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Các đương sự có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án.


Theo tòa, căn cứ để Cục Nghệ thuật biểu diễn ban hành quyết định thu hồi giấy phép tổ chức cuộc thi của Công ty Rồng Việt là Quyết định số 39 ngày 24-4-2008 của Bộ trưởng Văn hóa – thể thao và du lịch; Nghị định 79 của Chính phủ ngày 5-10-2012; Thông tư 03 ngày 28-1-2013 của Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch.


Tuy nhiên, tại các văn bản luật này không có điều khoản nào quy định Cục Nghệ thuật biểu diễn có thẩm quyền thu hồi quyết định cấp phép tổ chức cuộc thi dạng như nêu trên.


Sau phiên tòa, luật sư Trần Đình Triển, người bảo vệ quyền lợi cho bị đơn, cho biết sẽ kháng cáo lên tòa phúc thẩm TAND tối cao.


Trước đó, ngày 1-6, Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định số 215/QQĐ-NTBD về việc thu hồi quyết định cho phép tổ chức cuộc thi “Nữ hoàng Biển Việt Nam 2013” dự kiến tổ chức vòng chung kết vào ngày 9-6 tại thành phố Nha Trang, trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2013.


Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cử đoàn công tác vào kiểm tra tại Nha Trang ngày 31-5.


Nguyên nhân hủy cuộc thi này là do trong quá trình tổ chức vòng sơ tuyển, Ban tổ chức cuộc thi đã có nhiều sai phạm, không thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 của Chính phủ, quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu...


Cho rằng quyết định số 215/QĐ-NTBD ngày 1-6-2013 của Cục trưởng cục nghệ thuật biễu diễn chưa thấu tình, đạt lý nên Công ty TNHH QC-TT Rồng Việt khởi kiện, đề nghị Tòa hành chính TAND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định này.


DUY THANH



Trường mẫu giáo Sam Lang: Có ai rơi nước mắt?

Trường mẫu giáo Sam Lang: Có ai rơi nước mắt?

Thật không hình dung ra nổi cái cảnh những con người ngồi trong bao nilông nhờ một người khác một tay túm bao, tay kia bơi kéo “bao người” qua dòng nước chảy xiết. Và hình ảnh này sẽ cứ còn chìm trong im lặng nếu không được chính “khách qua sông” là các cô giáo quay lại bằng điện thoại di động.


Là cô giáo vùng cao nhưng sở hữu và biết sử dụng phương tiện điện tử ghi lại “con đường đau khổ” của chính thầy trò mình để trao cho nhà báo thì đó không thể nói là một vùng còn quá nghèo xa với văn minh hiện đại. Lọt vào địa thế đường bộ tới trường thì hiểm trở vách đá cheo leo, lối đi khác phải qua con suối nước chảy xiết trong 6 tháng mùa mưa, trường mẫu giáo Sam Lang, nói cho công tâm có phải “đứa con rơi” hay “con nuôi” của ngành hay chính quyền địa phương?


Trong khi giáo dục là quốc sách chiến lược hàng đầu, giáo dục là giáo dục toàn dân, mọi trẻ em đều được công bằng trong giáo dục thì thực tế mạng lưới trường học hiện có sự “phân khúc” thành trường tỉnh- trường quê; trường gần – trường vùng sâu vùng xa, ngôi trường Sam Lang này nằm trong cuối phân khúc trường vùng xa, vùng núi!


Sự phân khúc ở đây căn cứ vào trang bị, hạ tầng kỹ thuật của các ngôi trường. Những thứ này ở Sam Lang cho thấy một kiểu đầu tư cục bộ, bản vị, mạnh ai nấy lo không có một cái nhìn phối hợp rằng muốn có một ngôi trường thì tối thiểu phải có những gì, và là trách nhiệm của những ngành nào?


Ở đây, ngành giáo dục huyện là người đẻ ra ngôi trường và rất tiếc một cấp phòng GD-ĐT thì các phương tiện kỹ thuật không thể có trong tay. Ngành GD huyện chỉ có một nỗ lực tạo ra “thành tích” phủ lớp học cần đạt tới! Ngành cũng lại không có cả “dũng khí” nói lên và tranh thủ chính quyền cần phải hiểu thế nào về một ngôi trường! Nói như vậy là bởi ngay khi một phóng viên đưa thực trạng lên báo, lãnh đạo ngành GTVT đã có ngay quyết định sẽ có cầu treo cho trường Sam Lang!


Chuyện về những ngôi trường, nhất là trường vùng xa và lớp mẫu giáo tư nhân ở thành phố có khá nhiều tình huống đánh động lương tâm mọi người. Nơi này cô giáo nhà trẻ hành hạ các cháu nhỏ, nơi kia phạt những học trò không thuộc bài phải nhai ớt, và có nơi cô còn bắt cả lớp 7 liếm chiếc ghế mình ngồi… là những chuyện đáng rơi nước mắt! Đáng lưu ý là nước mắt lại rơi vào con em của tầng lớp nghèo!


Chuyện người dân trong đó có cả học trò ngày ngày qua sông bằng cách đu dây ròng rọc vừa nguy hiểm vừa hết sức nghịch lý đã từng xảy ra, và cũng nhờ nhà báo mà được khắc phục.


Chắc rằng ở những ngôi trường vùng xa việc chăm sóc y tế cho các cháu nhiều khi cũng lại như chuyện “ngồi túi qua sông” nói ở trên! Liệu cán bộ các ngành ở địa phương có an tâm cho con em mình theo học tại những nơi như Sam Lang?


Tất nhiên câu hỏi đã có hồi âm dễ biết nó là gì, nhưng có ai rơi nước mắt rùng mình khi lỡ sơ sẩy một chút thì sinh mạng của cô và trò nơi ấy đã trôi theo dòng nước?


Cao Thoại Châu


(Nguồn ảnh bìa: Tuổi Trẻ)



Ukraine tuyên bố không rút quân khỏi Crimea, chuẩn bị chiến tranh

Ukraine tuyên bố không rút quân khỏi Crimea, chuẩn bị chiến tranh

Tờ Kyiv Post cho biết mặc dù kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 cho thấy đại đa số cử tri Crimea ủng hộ việc sáp nhập vào Nga nhưng các nhà lãnh đạo Ukraine vẫn kiên quyết không từ bỏ bán đảo này, đồng thời kêu gọi quân đội Ukraine sẵn sàng cho một cuộc chiến.


Trong một tuyên bố ngày 17/2, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Ihor Tenyukh tuyên bố: "Crimea đã, đang và sẽ là lãnh thổ của Ukraine".


Vitali Klitschko, lãnh đạo Đảng Liên minh Dân chủ Cải cách Ukraine tuyên bố binh sĩ Ukraine tại Crimea sẽ ở lại căn cứ của họ, thậm chí cho tới ngày 21/3, khi thỏa thuận hoãn binh trên bán đảo Crimea giữa Nga và Ukraine kết thúc.


Theo thỏa thuận hoãn binh được 2 bên thông qua ngày 16/3, Bộ Nội vụ Nga cam kết cho phép các binh sĩ Ukraine ra vào tự do căn cứ của họ, nơi mà binh lính Nga đã phong tỏa trong hơn 2 tuần qua. Tenyukh cho biết cho tới thời điểm này, quân đội Nga vẫn tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận.



Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov (phải) và Bộ trưởng quốc phòng Igor Tenyukh quan sát buổi tập trận của quân đội Ukraine gần Chernigiv (phía bắc Ukraine).


Quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov (phải) và Bộ trưởng quốc phòng Igor Tenyukh quan sát buổi tập trận của quân đội Ukraine gần Chernigiv (phía bắc Ukraine).



Mặc dù căng thẳng xung quanh các căn cứ quân sự của Ukraine ở Crimea đã dịu xuống kể từ khi thỏa thuận được ký kết nhưng không bên nào có ý định nhượng bộ. Chính phủ Nga hy vọng rằng binh sĩ Ukraine sẽ đầu hàng trước khi thời hạn của thỏa thuận chấm dứt. Trong khi đó, chính phủ Ukraine tuyên bố sẽ không rút quân khỏi Crimea mà sẽ sử dụng khoảng thời gian này như một cơ hội để bổ sung nguồn cung cấp cho lực lượng đang đóng tại các căn cứ quân sự tại đây.


Khi được hỏi liệu quân đội Ukraine có chiến đấu để bảo vệ Crimea, Tenyukh chỉ trả lời rằng: "Các lực lượng vũ trang sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình", sau đó nói thêm "Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ ở lại Crimea cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ".


Phát biểu trước Quốc hội Ukraine hôm 17/3, Quyền Tổng thống nước này, ông Oleksandr Turchynov cho biết sẽ "làm mọi thứ có thể để ngăn chặn chiến tranh". Tuy nhiên, ông Turchynov cũng lưu ý rằng: "Mối đe dọa chiến tranh là có thật... Chúng ta cần củng cố năng lực quốc phòng. Ukraine sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của mình".



Lính Ukraine hối hả đào công sự tại khu vực giáp với Crimea hôm 11/3



Hình ảnh cho thấy binh lính Ukraine đào công sự tại một khu vực giáp với Crimea hôm 11/3




Cũng trong ngày 17/3, Quốc hội Ukraine đã biểu quyết thông qua việc phân bổ khoản ngân sách hơn 600 triệu USD nhằm tăng cường tiềm lực phòng thủ quốc gia trong 3 tháng tới và huy động quân dự bị.


Quốc hội Ukraine đã thông qua việc huy động 40.000 quân dự bị. Tenyukh cho hay đợt huy động này nhằm mục đích mang lại cho quân đội Ukraine "khả năng sẵn sàng chiến đấu toàn diện".


Tờ Kyiv Post nhận định khi mà nền kinh tế của Ukraine đang ở trên bờ vực, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Ukraine đã buộc phải dồn nguồn lực cho việc củng cố lực lượng vũ trang mà rất nhiều người cho rằng cựu Tổng thống Victor Yanukovich đã cố tình làm suy yếu trong suốt thời gian nắm quyền kéo dài 3 năm rưỡi của mình.


Ông Klitschko cho hay các nghị sĩ Ukraine đã thống nhất ủng hộ 25% số tiền lương của họ cho "những người yêu nước ở Crimea".


Pavlo Petrenko, Bộ trưởng Tư pháp Ukraine cho biết: "Vấn đề quan trọng là khôi phục sức mạnh quân sự của Ukraine. Quân đội của chúng ta cần phải sẵn sàng chiến đấu".


Klitschko nhắc lại rằng cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3 vừa qua ở Crimea đã được tiến hành một cách bất hợp pháp, bán đảo này vẫn là "một phần của Ukraine". Chính vì vậy, chính phủ Ukraine sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho Crimea, bao gồm điện, gas và nước.


Klitschko cũng cho hay Volodymyr Yelchenko đại sứ Ukraine tại Moscow sẽ được triệu hồi về nước để thảo luận “các vấn đề quốc tế” liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý Crimea ngày 16/3 với chính quyền mới thành lập ở Kiev.


Trong một diễn biến khác liên quan tới tình hình căng thẳng ở Crimea, ngày 17/3, Hội đồng tối cao Crimea đã thông qua việc thay đổi thời gian theo giờ Moscow từ ngày 30/3. Cùng ngày, các nhà lãnh đạo Crimea cũng tuyên bố đồng rúp (ruble), đơn vị tiền tệ chính thức của Nga sẽ bắt đầu được lưu hành song song với đồng hryvnia và tới ngày 1/6 năm nay sẽ trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất ở Crimea.




150 triệu USD "đủ tổ chức ASIAD 18"?

150 triệu USD "đủ tổ chức ASIAD 18"?



Bộ trưởng VH - TT & DL Hoàng Tuấn Anh tại phiên điều trần. Ảnh: Lê Kiên



Sự hoài nghi của đại biểu Quốc hội được củng cố bởi ý kiến của thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khi ông cho biết các dự án xây dựng sân đua xe đạp lòng chảo tại khu Liên hiệp thể thao Mỹ Đình và ý định xây làng VĐV phục vụ ASIAD 18 đang "chứa nhiều rủi ro".


Theo đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - việc Bộ VH - TT & DL khẳng định nguồn kinh phí tổ chức ASIAD 18 là 150 triệu USD khiến ông không yên tâm.


"Từ nay đến năm 2019 thì số tiền sẽ trượt giá là bao nhiêu? 150 triệu USD có đủ không ? Hơn nữa, theo đề án của bộ thì nguồn kinh phí từ xã hội hóa lên đến 72%. Tôi rất băn khoăn về tính khả thi".


Dẫn con số dự kiến 1,62 tỷ USD mà Hàn Quốc phải chi cho ASIAD Incheon 2014, đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến hỏi thẳng: "liệu có chuyện chia nhỏ tổng kinh phí dự kiến chi cho ASIAD 2019 ra làm nhiều gói để dư luận không giật mình về số tiền khủng hay không? Nếu tới đây tổ chức ASIAD mà số tiền đội lên gấp nhiều lần thì lấy nguồn đâu ra, ai chịu trách nhiệm ?".


"Về kinh phí 150 triệu USD thì chúng tôi đã có tính toán" - Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đáp.


Ông giải thích thêm: ASIAD 14 thì Incheon bỏ ra khoảng 1,1 tỷ, Chính phủ Hàn Quốc bỏ ra khoảng 500 triệu USD. Nhưng Hàn Quốc họ tính cả phần đầu tư hạ tầng, còn ở ta thì cái này gắn vào chiến lược đầu tư hạ tầng của Hà Nội. Ví dụ đầu tư cái nhà ga T2 Nội Bài thì đang làm…". Ông Hoàng Tuấn Anh quên trả lời câu hỏi về tính khả thi của hơn 70% kinh phí dự kiến từ nguồn xã hội hóa.


Được mời tham gia giải trình, thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết: "Nói là chúng ta đã có sẵn 80% số lượng công trình phục vụ thi đấu ASIAD, nhưng để phục vụ thi đấu được thì cần nâng cấp, sửa chữa và số kinh phí dự kiến cho việc này khoảng 2.600 tỷ đồng. Còn dự kiến các công trình xây mới thì cần nguồn kinh phí 3.200 tỷ nữa. Với hai phần này thì tính cả đầu tư của địa phương thì tính khả thi là cao".


Phần "tuy nhiên" trong trình bày của ông Tuấn mới là đáng ngại: "Bộ Tài chính đề nghị được làm rõ: làng VĐV có xây dựng hay không? Đề án của Bộ VH - TT & DL nói rằng đầu tư xây dựng rồi sau đó bán. Chúng tôi cho rằng tình hình thị trường bất động sản hiện nay như vậy thì với một dự án 2.000 tỷ thì tính rủi ro rất cao.


Thứ hai là số 10.000 tỷ dự án sân đua xe đạp lòng chảo, chúng tôi làm việc với nhà đầu tư (KSPO của Hàn Quốc), họ rất nhiệt tình cam kết. Nhưng về mặt kỹ thuật thì có khả thi không? Chúng tôi thấy khó. Bởi vì họ đầu tư để thu lợi, đó là kinh doanh cá cược.


Họ đòi hỏi ưu đãi thuế cao nhất. Nhưng pháp luật của chúng ta không cho phép ưu đãi như vậy. Điều này có nghĩa nếu chúng ta không cho phép ưu đãi về thuế thì họ sẽ không làm".



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.