Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Quá trình trục vớt MH370 dưới đáy Ấn Độ Dương tiến hành ra sao?

Quá trình trục vớt MH370 dưới đáy Ấn Độ Dương tiến hành ra sao?
Khoanh vùng vị trí gặp nạn

Hiện các máy bay cùng tàu biển đang tiến hành tiếp cận hai vật thể lớn được cho là mảnh vỡ của máy bay mất tích MH370 của Malaysia do vệ tinh chụp lại ở phía nam Ấn Độ Dương.


Giả sử hai vật thể này sau đó được xác định là thuộc về máy bay Boeing 777 bị rơi thì trước hết nó sẽ được kiểm tra xem có dấu hiệu gì về một vụ nổ máy bay hay không. Điều đó có thể giúp thu hẹp vị trí chính xác xảy ra tai nạn và nhất là nơi có thể có hộp đen ghi lại thông tin chuyến bay.




Mảnh vỡ được xác định có thể thu hẹp phạm vi xác định máy bay rơi




“Một khi các mảnh vỡ được xác định, thì những vị trí và thời gian của bất kỳ mảnh vỡ nào trong số được tìm thấy sẽ là những đầu mối quan trọng để sử dụng xác định vị trí của chiếc máy bay chính xác gặp nạn”, ông David Mearns, Giám đốc Công ty Cứu hộ Blue Warter nói với hãng tin BBC.

Thế nhưng ông David Mearns cảnh báo rằng, trong trường hợp máy bay MH370 thì việc xác định đúng vị trí gặp nạn sẽ rất khó khăn. Bởi vì các mảnh vỡ nổi lên và trôi xa ở khoảng cách rất lớn do tác động của gió và dòng chảy.


>> "MH370 đâm xuống Ấn Độ Dương do phi công tự sát"


Ngay cả khi các nhà khoa học sử dụng mô hình máy tính và toán học để tính toán sức gió và tốc độ dòng chảy để tính khoảng cách tương đối vật thể trôi thì vùng tìm kiếm vẫn là một khoảng rộng khổng lồ.


Nhanh chóng tìm tín hiệu hộp đen


Trong khi vùng biển nam Ấn Độ Dương có gió, bão và sóng lớn có thể khiến các mảnh vỡ trôi dạt quá xa vị trí ban đầu thì điều hy vọng nhất trong lúc này là phải nỗ lực tập trung phát hiện các tín hiệu âm thanh đang được phát ra từ máy ghi âm hộp đen của máy bay.


Theo ông David Mearns cho biết, hộp đen này có tuổi thọ thường tới 30 ngày, đôi khi ít hơn hoặc nhiều hơn. Nhưng nếu có thể nhận biết được tín hiệu phát ra từ nó thì đó chính là cơ hội tốt nhất để tìm kiếm ra đống đổ nát của chiếc máy bay dưới lòng đại dương.




Công việc trục vớt MH370 có thể còn khó khăn hơn vụ Air France 447




Tuy nhiên, nếu sau khi các tín hiệu từ hộp đen tắt lịm thì việc tìm kiếm máy bay mất tích trên biển sẽ càng trở nên khó khăn hơn gấp bội. Thậm chí trong trường hợp máy bay MH370 còn khó hơn cả việc tìm kiếm máy bay Airbus 447 của Air France bị rơi xuống Đại Tây Dương vào năm 2009.

”Không giống như chuyến bay MH370, máy bay Airbus 447 của Air France đã xác định được vị trí rơi cho phép các cơ quan chỉ đạo các đội tìm kiếm dù các hộp đen không được nghe thấy tín hiệu. Nhưng cũng phải mất 5 ngày mới xác định được vị trí của các đống đổ nát”, chuyên gia David Gallo từ Viện Hải dương học Woods Hole ở Mỹ nói.


Việc tìm ra hộp đen không chỉ giúp xác định được vị trí của máy bay bị rơi mà những dữ liệu được ghi lại trong hộp đen này có thể đem lại các thông tin xác định được nguyên nhân của máy bay gặp nạn.


Đưa tàu quét sonar và robot trục vớt


Nếu trường hợp không ghi được tín hiệu từ hộp đen thì các nhà tìm kiếm sẽ tiến hành khoanh vùng phạm vi dựa vào tàu quét sonar để lập bản đồ đáy biển và tìm kiếm đống đổ nát.


Sau khi xác định được bán kính khu vực động đổ nát, các robot gồm cả hai loại tự động (AUV) và robot điều khiển từ xa (ROV) sẽ được thả lặn xuống nước để xác định và trục vớt các mảnh vỡ của máy bay.


Việc sử dụng tàu trang bị sonar để quét đáy biển đã chứng minh hiệu quả trong việc tìm kiếm đống đổ nát của máy bay Boeing 747-237B Air India vào năm 1985 tại biển Ailen ở độ sâu 7000 feet. Nhờ có thiết bị sonar đã phát hiện ra ánh xạ bên dưới đại dương nơi có các mảnh vỡ máy bay. Sau đó vài tuần, hộp đen cũng được tìm thấy và xác định được nguyên nhân máy bay rơi do bị khủng bố.




Hộp đen sẽ giúp xác định vị trí rơi và nguyên nhân rơi máy bay MH370




Còn trong vụ tai nạn thảm khốc máy bay Airbus 447 của Air France, chính việc sử dụng robot lặn điều khiển từ xa loại Remora 6000 (một trong những loại robot giống với robot tìm kiếm tàu Titanic) đã hỗ trợ lấy các mảnh vỡ của chiếc A330 từ độ sâu gần 13.000 feet ở Đại Tây Dương ngoài khơi Brazil vào năm 2011.

Trong một số trường hợp cho phép về độ sâu và thời tiết, các nhà tìm kiếm cũng có thể cử các thợ lặn xuống tham gia vào việc trục vớt các mảnh vỡ của máy bay.


Các thi thể nạn nhân được tìm thấy trong vụ tai nạn sau đó sẽ được xác định danh tính bằng kiểm tra vết vân tay hoặc xác định ADN thông qua răng hoặc xương.


>> Vụ máy bay MH370: Nỗi đau đớn tột cùng của thân nhân


Đến nay, tuy được phía các nhà chức trách Malaysia thông báo máy bay đã được xác định rơi xuống phía nam Ấn Độ Dương nhưng kết quả xác định chính xác thì vẫn còn chờ đợi. Việc trục vớt ở đây cũng được dự đoán sẽ rất khó khăn vì vùng biển này không chỉ gập gềnh về đáy mà còn có sóng và gió dữ dội.


Công việc tìm kiếm và trục vớt có thể kéo dài không kém thời gian 2 năm giống với vụ máy bay của Air France 447 và số tiền chi phí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.











Ngày hôm nay (25.3), hải quân Mỹ đã điều một đội chuyên gia cùng thiết bị dò tìm hộp đen hiện đại Bluefin 21 tới vùng biển Nam Ấn Độ dương mà vệ tinh phát hiện nhiều mảnh vỡ ngoài khơi Australia.


Phía Mỹ tiết lộ, thiết bị dò tìm tự động Bluefin 21 có khả năng hoạt động dưới độ sâu lên tới 20.000 ft (6.060 m), trong khi khu vực dò tìm của các thiết bị hiện tại chỉ sâu khoảng 3.000-4000m.


Thiết bị này có hình dáng như một quả ngư lôi, có thể thu về hình ảnh có độ phân giải cao và hoạt động trong khoảng thời gian lên tới 25 giờ dưới đáy đại dương và di chuyển với tốc độ 4,5 hải lý/giờ.






Ukraina rút toàn bộ lực lượng vũ trang khỏi Crimea

Ukraina rút toàn bộ lực lượng vũ trang khỏi Crimea

Quân đội Ukraina được lệnh rút khỏi Crimea.


Ngày 24.3, Tổng thống tạm quyền Ukraina Olexandr Turchynov ra lệnh rút toàn bộ lực lượng vũ trang khỏi Crimea. Phát biểu tại cuộc họp với các nghị sĩ cấp cao, Tổng thống Turchynov cho biết, căn cứ theo những chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraina ra quyết định về việc rút quân nói trên tại các đơn vị quân đội đồn trú ở nước cộng hòa tự trị Crimea. Gia đình các quân nhân cũng sẽ được dời đi.



Quyết định trên được đưa ra ngay sau khi lực lượng tự vệ Crimea chiếm căn cứ hải quân Feodosia của Ukraina ở Crimea. Đây là vụ đột kích căn cứ quân sự thứ ba xảy ra trong vòng 48 giờ, kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh phê chuẩn sáp nhập Crimea vào Nga hôm 21.3. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraina - ông Vladislav Seleznyov - cho biết, lực lượng vũ trang Crimea tấn công căn cứ từ 2 hướng, sử dụng xe bọc thép và lựu đạn.


Feodosia là một trong những căn cứ cuối cùng nằm dưới quyền kiểm soát của Ukraina. Vụ tấn công trên là một phần trong chiến dịch giành quyền kiểm soát các cơ sở quân sự Ukraina đóng tại Crimea. Trước đó, hôm 22.3, lực lượng tự vệ Crimea cũng bao vây căn cứ không quân của Ukraina tại Belbek, sau đó tiến vào một căn cứ không quân của hải quân Ukraina ở Novofedorivka.


Hôm qua, các nhà lãnh đạo thế giới đã thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraina bên lề Hội nghị An ninh hạt nhân ở The Hague (Hà Lan). Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi khối G7 thảo luận các biện pháp trừng phạt Nga. Hãng tin Bloomberg cho hay, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU có thể đẩy Nga vào một cuộc suy thoái. Các ngân hàng cho rằng, nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới có thể sụt giảm trong ít nhất 2 quý. Các biện pháp trừng phạt hiện nay tập trung vào cá nhân như cấm thị thực và phong tỏa tài sản, có thể được mở rộng nhằm vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế. Chỉ số chứng khoán Micex của Nga đã giảm 11,6% trong năm nay.


Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 24.3 đã chủ trì phiên họp đặc biệt, nhằm thảo luận các biện pháp hỗ trợ kinh tế xã hội cho Crimea và thành phố Sevastopol. Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh, Nga sẽ làm tất cả những gì có thể để phát triển kinh tế xã hội cho đất nước, cũng như cho những chủ thể mới. Bộ Lao động và Bảo vệ xã hội của Nga được yêu cầu tăng lương hưu cho người dân Crimea trong thời gian sớm nhất, bằng với mức áp dụng ở Nga. Một khi mức này được áp dụng, lương hưu của người dân Crimea sẽ tăng gần gấp đôi.


Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng cho biết, Nga có thể phân phối một phần đơn đặt hàng quốc phòng cho các nhà máy tại Crimea. Cũng trong ngày 24.3, Crimea chính thức đưa đồng rúp Nga vào lưu thông. Tuy nhiên, đồng rúp và đồng hryvnas của Crimea sẽ song song lưu hành dự kiến tới ngày 1.1.2016.




Tin bài liên quan




  • Ukraina mất quyền kiểm soát ở biểu tượng kháng cự cuối cùng tại cảng Feodosia




  • Căng thẳng Ukraina: Cúp điện 4 tiếng đồng hồ ở thủ phủ Simferopol




  • Căng thẳng Ukraina: Cuộc điện đàm chủ nhật của Putin và Merkel




  • Căng thẳng tại Ukraina: Tổng thống Obama họp đồng minh tìm phản ứng mạnh với Nga




  • Máy bay Malaysia đâm xuống nam Ấn Độ Dương, toàn bộ hành khách thiệt mạng




  • MH370 mất tích ở nam Ấn Độ Dương: Nước mắt, nỗi đau và mọi hi vọng dập tắt




  • Nguyên văn bài phát biểu của Thủ tướng Malaysia về sự mất tích của MH370




  • MH370 được công ty vệ tinh Anh tìm ra như thế nào?








Xin Bộ trưởng Thăng nhớ lời, sẽ “trảm”, “bất kể người đó là ai”

Xin Bộ trưởng Thăng nhớ lời, sẽ “trảm”, “bất kể người đó là ai”

Xin Bộ trưởng Thăng nhớ lời, sẽ “trảm”, “bất kể người đó là ai”


Mô hình phối cảnh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi, dự án bị tố đã ''lại quả'' cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam.


Cty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) trúng thầu dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), vốn vay ODA Nhật Bản. Chủ tịch của JTC tiết lộ đã hối lộ một quan chức ngành đường sắt Việt Nam 16 tỉ đồng để trúng thầu dự án.



Đó là thông tin “bom tấn” vừa nổ ra. Và để cho uy lực của nó được phát huy, thông tin tiếp theo là JTC trúng thầu tư vấn dự án với giá 900 tỉ đồng, nhưng chỉ sau 2 năm, điều chỉnh tăng lên 1.226 tỉ đồng. Lẽ dĩ nhiên là, nhà thầu đưa ra nhiều lý do để yêu cầu tăng thêm tiền và Ban quản lý dự án đã “OK” cái rụp. Tiền vay của thiên hạ, tăng thêm vài trăm tỉ đồng chẳng chết ai, nợ nần mai sau con cháu trả.


Thông tin bổ sung, bản đồ nợ công toàn cầu cho thấy mỗi người dân Việt Nam đang gánh 868,36USD nợ công (gần 20 triệu đồng). Trong số nợ này, có bao nhiêu phần phải gánh cho sự giàu có của người khác do kiếm được từ những dự án đầu tư công, chưa kể những thất thoát, lãng phí khác. Ví dụ, Kiểm toán Nhà nước vừa phát hiện nhiều sai phạm tại dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và kinh phí đầu tư “đội” lên 5.240 tỉ đồng. Dự án bị bớt xén nhiều thứ, vậy thì khoản bớt xén “cất” vào đâu?


Bộ Giao thông - Vận tải chưa trả lời được câu hỏi đó thì vụ tuyến đường sắt đô thị Hà Nội nổ ra. Những thông tin từ Nhật Bản không phải là lời đồn đại vu vơ của báo chí, cho nên Bộ Giao thông - Vận tải đã tạm dừng công việc 15 ngày đối với ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt. Tiếp theo là 2 Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam bị tạm dừng công việc trong 10 ngày để làm rõ các thông tin.


Dân đang cần được biết sự thật trong những dự án đầu tư xây dựng này, đó là có hay không tham nhũng, hối lộ và ai là người tham nhũng, nhận hối lộ? Cụ thể như 16 tỉ đồng theo lời khai của Chủ tịch JTC phải được làm rõ, có hay không và nếu có thì những ai là người nhận?


Không làm rõ và không xử thật nghiêm thì dân sẽ phẫn nộ và còn nữa, sẽ làm mất lòng tin của các đối tác cho vay vốn hỗ trợ. Người ta cho vay tiền để xây dựng các công trình phục vụ cho dân và phát triển kinh tế, không phải để xây dựng cơ ngơi và quyền lực cho những quan tham.


Tín hiệu tích cực là Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có những phản ứng nhanh chóng và rất quyết liệt ngay sau khi có thông tin đưa hối lộ từ báo chí Nhật Bản. Ông Thăng tuyên bố dứt khoát sẽ xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai.


Xin Bộ trưởng Thăng nhớ lời, sẽ “trảm”, “bất kể người đó là ai”.



Tin bài liên quan




  • Từ vụ NSƯT Chánh Tín vỡ nợ: Hãy kéo chiếc phéc-mơ-tuya của sự cảm thông




  • Để những “bóng ma” không quay trở lại




  • Bột ngọt siêu rẻ Trung Quốc có thể nguy hiểm




  • Không dám mong nhất thế giới




  • Khi đạo diễn không phải Chúa trời




  • Xin mời Bộ trưởng Thăng rút kiếm




  • Ván bài trong phim và canh bạc cuộc đời




  • Bài học từ Ukraina






Tàu đổ bộ Ukraine thất thủ sau cuộc tấn công của Tự vệ Crimea

Tàu đổ bộ Ukraine thất thủ sau cuộc tấn công của Tự vệ Crimea

TPO - Tàu đổ bộ cỡ lớn Konstantin Olshansky, một trong hai tàu chiến cuối cùng của hải quân Ukraine trên vịnh Donuzlav, đã thất thủ vào chiều tối qua (24/3) sau cuộc tấn công tổng lực của lực lượng được cho là Tự vệ Crimea.



Hãng tin Unian của Ukraine dẫn các nguồn tin địa phương cho biết, lực lượng được cho là Tự vệ Crimea đã mở cuộc tấn công vào lực lượng thủy thủ cố thủ trên tàu.


Theo một nhân chứng tên Alex Tamrazov, đã có tiếng súng, tiếng lựu đạn nổ khi cuộc tấn công nổ ra.


Sau ít giờ, tàu đổ bộ Konstantin Olshansky thất thủ, cờ Ukraine trên tàu được kéo xuống.


Các nguồn tin cũng cho biết, khi xảy ra cuộc đụng độ, trên tàu Konstantin Olshansky chỉ còn lại 21 thủy thủ sau khi nhiều thủy thủ và lính hải quân Ukraine đã rời tàu từ hai ngày trước, thời điểm mà lực lượng Tự vệ Crimea đang tiến hành bao vây con tàu trên vịnh Donuzlav.


Trước đó, Kiev đã ra lệnh cho thủy thủ đoàn của tàu đổ bộ Konstantin Olshansky phải chiến đấu đến cùng, trong bối cảnh Ukraine đã mất gần như tất cả các tàu chiến họ có ở bán đảo Crimea vào tay lực lượng Tự vệ Crimea.


Tàu đổ bộ cỡ lớn Konstantin Olshansky và tàu quét mìn Cherkassy là 2 tàu chiến cuối cùng của hải quân Ukraine trên vịnh Donuzlav từ chối đầu hàng.


Lực lượng được cho là Tự vệ Crimea cũng đã đánh chìm 2 con tàu cũ ngoài cử vịnh, ngăn chặn 2 chiến hạm này thoát ra ngoài.



Nga công bố lệnh trừng phạt nhằm trả đũa Canada

Nga công bố lệnh trừng phạt nhằm trả đũa Canada

Thủ tướng Canada Stephen Harper. (Nguồn: THX/TTXVN)



Ngày 24/3, Nga cho biết đã ra lệnh cấm nhập cảnh nước này đối với 13 nghị sỹ và các giới chức công quyền khác của Canada.

Theo AFP, lệnh cấm trên được đưa ra sau khi Ottawa áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại 7 quan chức Nga và 3 quan chức cấp cao của Crimea liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Crimea.


Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ trong số những người Canada hiện bị từ chối nhập cảnh vào Nga có Christine Hogan, Cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Canada, Chủ tịch Quốc hội Andrew Sheer và nhà báo-chính trị gia Chrystia Freeland.


Trước đó, ngày 22/3, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin làm tổn hại an ninh toàn cầu bằng việc điều quân tới Crimea và sáp nhập bán đảo trên Biển Đen này, đồng thời ban hành một số lệnh cấm với các quan chức Nga, cũng như đình chỉ các chương trình hợp tác quân sự./.



Từ Crimea, nhìn lại 15 năm vụ Nato oanh tạc Nam Tư

Từ Crimea, nhìn lại 15 năm vụ Nato oanh tạc Nam Tư

Hành động xâm lược của phương Tây đã giết chết gần hai nghìn thường dân.


Cuộc xâm lược của Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương chống Nam Tư trong năm trước ngưỡng cửa thế kỷ XX đã là đòn chung cục trong quá trình chiến dịch kéo dài nhiều năm của phương Tây chống lại quốc gia vùng Balkan này.


Bom và roc-ket dội xuống các thành phố Serbia hoàn thành hình dạng mới của bản đồ Đông Âu.


Một trong những mục tiêu chính của Hoa Kỳ là phô trương cho thế giới thấy rằng người Mỹ có thể áp đặt ý muốn và quyền phân định lãnh thổ tại bất cứ nơi nào ở châu Âu.


Như vậy, từ cố gắng của Washington đã xuất hiện Cộng hòa Kosovo kỳ dị, mà vai trò thực sự chỉ là vị trí một bàn đạp kế tiếp của Mỹ, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu chiến lược Nga, ông Vasily Kashyrin nhận xét.


“Đó là nước chư hầu tin cẩn và trung thành của phương Tây. Tại đó có căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất trên tòan lục địa Âu. Hoa Kỳ xây dựng cả một pháo đài-thành trì quân sự thực thụ. Họ đã bám trụ trong nhiều thập kỷ và không sửa soạn rời đi”.


Liên bang Nam Tư đã bị chia xẻ thành mấy nước Cộng hòa nhỏ và các vùng đất riêng biệt, nhưng phương Tây không dừng lại.


"Đôi cánh dân chủ” của người Mỹ còn gieo rắc sự tàn phá hủy diệt cả ở Iraq, Afghanistan và Libya.


Bây giờ, họ đã sẵn sàng chinh phạt một Syria không chịu khuất phục, nhưng cơ chế thế lực đơn cực đột nhiên bị chặn lại – trên con đường bành trướng chính sách châu Âu-Atlantic đã vấp phải sự phản đối kiên quyết của Nga, chuyên viên Vasily Kashyrin nói.


“Đã thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới. Nga không còn là nước bạc nhược yếu kém như vào năm 1999, và năm qua Nga đã chứng tỏ rõ rệt điều đó trong quá trình cuộc khủng hoảng Syria, khi Matxcơva bằng chính sách ngoại giao hợp lý và lập trường có tính nguyên tắc đầy trọng lượng đã không cho phép phương Tây khởi động chiến dịch xâm lược quân sự chống Syria”.


Sai lầm và thất bại tiếp theo của chủ nghĩa bạo lực châu Âu-Đại Tây Dương là Crimea.


Hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu dưới góc độ nhân văn, cộng đồng cư dân trên bán đảo nói tiếng Nga đã yêu cầu Moscow giúp đỡ khỏi sự lộng hành của thế lực cực đoan hiếu chiến thân phương Tây ở Ukraine.


Còn kết quả hoạt động thể hiện ý chí tự do của nhân dân Creamea về việc gia nhập vào thành phần Nga thì ở châu Âu lại coi như vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước Ukraine.


Chuyên viên Vasily Kashyrin kết luận, thái độ như thế của Tây Âu và Hoa Kỳ rõ ràng là hiệu ứng của chính sách tiêu chuẩn kép.




Lại hạn chế báo chí?

Lại hạn chế báo chí?


(PetroTimes) - Dự thảo Thông tư về nội quy phiên tòa của Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND Tối cao) đang gây chú ý của công chúng và đặc biệt là sự quan tâm của báo giới.



Năng lượng Mới số 306


Người ta quan tâm đến Khoản 5 Điều 2 (Nội quy phòng xử án) của dự thảo thông tư mà TAND Tối cao như sau: Các nhà báo, phóng viên được tham dự phiên tòa để đưa tin, đưa hình khi được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhưng phải xuất trình thẻ nhà báo, thẻ phóng viên cho thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa. Quy định này có một chi tiết nhầm lẫn.


Trong Luật Báo chí hiện hành, chỉ có thẻ nhà báo chứ không hề có thẻ phóng viên. Loại thẻ phóng viên nếu có chỉ là “thẻ tự chế” của mấy văn phòng đại diện cơ quan báo chí đã bị nhắc nhở và chỉ có giá trị nội bộ. Nhưng điều đáng nói nhất là, dự thảo thông tư của TAND Tối cao có quy định nhà báo chỉ được tác nghiệp nếu được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa là “vênh” rất nhiều so với Luật Báo chí liên quan đến quyền tác nghiệp của nhà báo. Điều 7 Luật Báo chí quy định: “Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.


Vụ án khi đã được đưa ra xét xử (trừ những vụ án có nội dung cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục, bí mật của đương sự…) không nằm trong quy định này. Quy định này cản trở quyền tác nghiệp của nhà báo. Ngoài ra, trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định nào ngăn cản báo chí tác nghiệp tại các phiên tòa xét xử công khai nên quy định trong dự thảo của TAND Tối cao là rất khó chấp nhận.


Về vấn đề này, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ cho rằng: Cần phải tuân thủ Luật Báo chí, đảm bảo quyền của nhà báo, quyền được thông tin của nhân dân. Nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí cũng đã được Hiến pháp mới quy định, do vậy, bất kỳ luật nào và nhất là văn bản dưới luật càng phải tuân thủ, dựa vào đạo luật gốc ấy. Tất nhiên, khi thông tin, báo chí cũng phải tuân thủ pháp luật, quy tắc nghề nghiệp, quy chuẩn về đạo đức người làm báo, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân…


Các nhà báo lão thành cũng nhận xét rằng, nếu báo chí sai ở đâu, cơ quan báo chí trực tiếp, tổng biên tập phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và công luận. Do đó, các cơ quan chức năng như TAND Tối cao cần tuân thủ những quy định pháp luật đã có. Đừng vì thuận lợi cho mình mà làm khó báo chí. Nội quy của tòa cũng phải đảm bảo đúng pháp luật. Báo giới mong muốn ban soạn thảo thông tư này nhìn nhận báo chí như lực lượng tham gia tích cực vào công tác quản lý xã hội như đã và đang thực hiện.


Thọ Vinh



Duma Quốc gia Nga đề nghị “chia cắt Ukraine”?

Duma Quốc gia Nga đề nghị “chia cắt Ukraine”?

Thư có chữ ký của Phó Chủ tịch Duma, ông Vladimir Zhirinovsky gửi đến Ba Lan, Hungary và Romania đề nghị họ cùng Nga xóa biên giới hiện nay của Ukraine để chia nhau các vùng Đông và Tây của nước này.


Đài truyền hình quốc gia Ba Lan TVP1 tối 23/1 đã chạy tin nói rằng lá thư của ông Vladimir Zhirinovsky đề nghị “cho Ba Lan” năm tỉnh phía Đông của Ukraine gồm Volyn, Lviv, Ternopil, Ivano-Frankivsk và Rivne.


Còn Hungary và Romania thì được đề nghị “nhận luôn” hai tỉnh Zakarpattya và Chernivtsi của Ukraine.


Lá thư nói chỉ nên để vùng miền Trung Ukraine là một quốc gia, còn phía Đông sẽ “được Nga nhận về”.


Bộ Ngoại giao Ba Lan hôm nay 24/3 xác nhận nội dung thư là “bất bình thường”.


Phía Ba Lan cho hay họ sẽ vẫn đáp lời quan chức Duma Nga một cách lịch sự qua thư tín nhưng không đề cập đến nội dung thư của ông Vladimir Zhirinovskiy.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marcin Wojciechowski nói “không ai có thể xem xét một cách nghiêm túc nội dung lá thư”, theo báo Ba Lan.


‘Gây nhiều điều tiếng’


Đây không phải là lần đầu tiên ông Vladimir Zhirinovsky, nhân vật có tiếng là hay gây điều tiếng ở Nga, nêu ra những chuyện như vậy và lá thư gửi Ba Lan chỉ nêu lại những gì ông Zhirinovsky nói ngay ở Viện Duma.


Tuần trước, ông nói rằng “ Kiev không còn nắm quyền kiểm soát gì cả và cũng sẽ không chấp nhận biến Ukraine thành liên bang”.


Theo ông, chính giới Ukraine quá yếu kém để giữ trọn một quốc gia nên họ cần “trao trả” các vùng đất lịch sử cho láng giềng.


Báo Gazeta Wyborcza của Ba Lan hôm 18/3 đã tường thuật phát biểu 'chia cắt Ukraine' của ông Zhirinovsky tại Viện Duma.


Theo báo Ba Lan, điều đáng ngạc nhiên là Chủ tịch Hạ viện, Sergey Narishkin, một nhân vật thân cận với Tổng thống Vladimir Putin đã không phản ứng gì và để cho ông Zhirinovsky thoải mái phát ngôn.


Vốn là một nhân vật mang quan điểm dân tộc chủ nghĩa cực đoan, ông Vladimir Zhirinovsky, nguyên ứng cử viên tổng thống, nói các vùng “Lutsk, Lviv vả Ternopil là vùng đất lịch sử thuộc Ba Lan”.


Dù chính giới Ba Lan không muốn bình luận về lá thư của quan chức Viện Duma, chủ đề này đã gây ra nhiều tranh luận trên các diễn đàn mạng tại Ba Lan về lịch sử nước họ, quan hệ với Nga và Ukraine.


Từ sau khi Liên Xô sụt đổ, các thế hệ lãnh đạo dân chủ ở Ba Lan và Ukraine thường cùng tưởng niệm các sự kiện gây mâu thuẫn trong quá khứ nhằm hàn gắn các vết thương lịch sử giữa hai nước.


Vì thế, có ý kiến tại Ba Lan bác bỏ cách nhìn chia rẽ Ukraine và Nga của ông Zhirinovsky.


Sinh năm 1946 tại Kazachstan trong gia đình người Nga, ông Vladimir Zhirinovsky lập ra đảng Tự do Dân chủ Nga và tranh cử tổng thống năm 1991, đấu lại với ông Boris Yeltsin nhưng không thành công.


Bị cáo buộc là bài ngoại và chống Do Thái vì từng đề nghị nghệ sỹ hài Gennady Khazanov "sang Israel sinh sống bởi không được phép cười người Nga", ông Zhirinovsky ưa nhắc đến lịch sử của đế quốc Nga với cách diễn giải gây tranh cãi.


Hồi 2013, ông bị Cộng hòa Kyrgyzstan cấm cửa vì nêu ra đề nghị bảo nước này 'trao nộp khu nghỉ mát Issyk Kul cho Nga' nếu không trả được nợ cho Moscow.


Kazachstan cũng lên án một phát biểu của ông cho rằng nước cộng hòa Trung Á nên trở thành một phần của Liên bang Nga, theo Bấm Itar-Tass.


Ông Zhirinovsky luôn cổ vũ cho các giải pháp chính trị cực đoan nhưng bác bỏ mình là một 'Hitler của Nga', theo báo Anh, tờ The Independent.




Trung Quốc muốn bằng chứng mất tích của máy bay MH370

Trung Quốc muốn bằng chứng mất tích của máy bay MH370

Nỗi đau của người thân hành khách trên máy bay MH370 sau khi nghe thông báo từ quan chức Malaysia, tại Bắc Kinh ngày 24/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)



Ngày 25/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã yêu cầu Malaysia cung cấp tất cả thông tin và bằng chứng về chiếc máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines sau khi Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak tuyên bố máy bay này đã rơi xuống Nam Ấn Độ Dương.

Theo Reuters, thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ rõ: "Trung Quốc đã được phía Malaysia thông tin về thông báo này và chúng tôi đang hết sức quan tâm. Trung Quốc cũng đã đề nghị Malaysia cung cấp thêm mọi thông tin và bằng chứng về cách thức mà nước này đưa ra được kết luận trên.”


Trước đó, Thủ tướng Najib cho biết phân tích dữ liệu của công ty vệ tinh Inmarsat của Anh cho thấy máy bay MH370 đã bay dọc theo hành lang phía Nam và vị trí cuối cùng của nó là ở giữa Ấn Độ Dương, phía Tây Perth, Australia. Đây là một vị trí xa, và không gần bất cứ một địa điểm có thể hạ cánh nào.


Chuyến bay MH370 từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh chở theo 239 người, trong đó có 153 người Trung Quốc.


Kể từ khi máy bay mất tích, người thân của các nạn nhân đã được bố trí nghỉ tại khách sạn Lido ở Bắc Kinh để chờ tin về chiếc máy bay. Sau khi nghe thông báo từ Thủ tướng Malaysia, nhiều người đã bật khóc, tạo ra một khủng cảnh đầy thương cảm tại đây./.




BS Tường bất ngờ vì vẫn chưa thấy xác chị Huyền

BS Tường bất ngờ vì vẫn chưa thấy xác chị Huyền

- Gương mặt xanh xao, tâm lý hoang mang lo lắng, BS Nguyễn Mạnh Tường cho biết đã phải chịu ám ảnh, ân hận. Lần đầu được gặp luật sư của mình, ông ta không khỏi run rẩy.


Ngày 24/3, bà Chu Thị Trang Vân, người được mời bào chữa cho BS Tường cho biết, bà đã 3 lần vào trại tạm giam để tiếp xúc với thân chủ của mình.


Lần đầu gặp luật sư của mình, ông bác sỹ không giấu được vẻ lo lắng, bất ngờ và cả run rẩy.


“Cảm nhận của tôi khi gặp bác sỹ là ông ấy điềm đạm, dễ chịu, đôi tay run rẩy khi tiếp xúc với luật sư. Khi nhắc đến vợ con, ông ta đã không thể cầm được nước mắt”, lời bà Vân.











BS Tường; ném xác; phi tang

Luật sư Chu Thị Trang Vân



Luật sư Vân cho hay, sau khi gây tội, bác sỹ Tường đã phải chịu ám ảnh nặng nề. Ông ta không thể tìm được giấc ngủ ngon, tinh thần bất ổn, sắc mặt xanh xao.


Khi được luật sư hỏi có bị ám ảnh về việc này không, ông Tường im lặng gật đầu.


Bị can Nguyễn Mạnh Tường cho biết, trong trại tạm giam, vì là bác sỹ nên ông ta được mọi người tôn trọng. Và khi mọi người trong buồng giam hoặc cán bộ cần, với kiến thức vốn có của một bác sỹ, ông ta luôn sẵn lòng giúp đỡ.


Trong lần tiếp xúc thứ hai với luật sư của mình, ông Tường cho biết, ông giữ nguyên những lời khai mà ông ta đã khai trước đây với cơ quan điều tra. Chính bản thân ông ta cũng bất ngờ và không thể lý giải được vì sao cho đến nay vẫn chưa thể tìm thấy xác nạn nhân.


Giải thích cho hành động của mình, bác sỹ Tường trình bày với luật sư Vân: Sau khi nạn nhân tử vong, ông ta lên tầng 3 thắp hương rồi ngồi lặng lẽ một mình ở trên đó.


Sau đó, ông ta không có thời gian để suy tính, bởi mọi việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ.


Bác sỹ Tường nói với luật sư của mình: “Khi đó tôi cảm thấy như mình bị mất hết rồi, không còn cách xử lý nào khác”.


Còn theo luật sư Vân: “Do hoảng loạn, ông bác sỹ đã liên tiếp có những hành động sai lầm, giống như đã phi lao thì phải đâm theo lao, không có động cơ, tính toán ngay từ đầu”.


Theo bà Vân, tâm lý tội phạm của bác sỹ Tường là dễ hiểu, bởi tâm lý của người bình thường khác với tâm lý của người đang hoảng loạn. Khi hoảng loạn thì người ta khó có thể minh mẫn được.









Dự kiến phiên tòa xét xử bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh sẽ diễn ra vào ngày 14/4 tại TAND TP Hà Nội.


Luật sư Vân cho hay, hiện gia đình bác sỹ Tường đã khắc phục một phần hậu quả gây ra cho gia đình nạn nhân.



T.Nhung









Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.