Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Video: Trung, Nga thăm nhau, dạ tiệc trên tàu chiến

Video: Trung, Nga thăm nhau, dạ tiệc trên tàu chiến

(GDVN) - Đoạn video phóng sự của kênh truyền thông quân đội Nga đề cập chuyến thăm của Hạm đội Thái Bình Dương nước này đến Trung Quốc.













Đây là hoạt động thăm viếng, giao lưu giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Nga trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin đến Trung Quốc và ngay trước khi hải quân hai nước này tiến hành một cuộc tập trận trên biển Hoa Đông.


Đoàn tàu chiến của Hải quân Nga đến thăm và tập trận với Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc có mẫu thuẫn với nhiều quốc gia láng giềng Như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines.


Hiện Trung Quốc đã đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 phi pháp vào thềm lục địa của Việt Nam và chưa có dấu hiệu rút ra khỏi khu vực mặc dù bị nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ phản đối, lên án.


Về quan điểm của Nga với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào thềm lục địa của Việt Nam, Moscow chỉ thông qua người phát ngôn của Bộ ngoại giao nước này lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại đồng thời tuyên bố sẽ theo dõi sát sự việc.


Hiện Trung Quốc vẫn đang gia tăng các biện pháp nhằm mục đích tăng áp lực lên Việt Nam , đánh lừa dư luận Trung Quốc, quốc tế, chuyển hóa sự tập trung vào các mâu thuẫn, nạn tham nhũng ở trong nước ra bên ngoài, bên cạnh đó tranh thủ tình hình thế giới đang biến động phức tạp để hành động, thực hiện tham vòng đường lưỡi bò 9 đoạn phi pháp bao trọn Biển Đông.



Putin không ký được thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc

Putin không ký được thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng Hải ngày 20/5 - Ảnh: AP.


Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không ký một thỏa thuận mua bán khí đốt trị giá 400 tỷ USD trong cuộc gặp diễn ra ngày hôm qua (20/5) tại Thượng Hải.


Cho dù, thỏa thuận này chính là mục tiêu quan trọng nhất của ông Putin trong chuyến thăm trung Quốc kéo dài hai ngày.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn khí đốt quốc doanh Nga Gazprom cho hay, các cuộc đàm phán giữa hai bên vẫn tiếp tục nhằm đạt tới sự đồng thuận. Tuyên bố này được ông Miller đưa ra sau khi ông Putin và ông Tập ký các thỏa thuận song phương trong đó không có thỏa thuận về khí đốt.


Nga và Trung Quốc đã đàm phán về thỏa thuận trên trong suốt một thập kỷ, nhưng chưa thể đi đến kết quả cuối cùng do cả hai bên còn những bất đồng về giá cả.


Trước cuộc gặp ngày hôm qua giữa ông Putin và ông Tập, giới chức Nga cho biết hai bên đã tiến rất gần đến chỗ đạt thỏa thuận, mở đường cho việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nối giữa quốc gia sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới với nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.


Người đứng đầu điện Kremlin đang có chuyến thăm chính thức Trung Quốc dự kiến kết thúc hôm nay (21/5).


Trong bối cảnh Nga chịu sự trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, giới quan sát kỳ vọng, khả năng Nga-Trung đạt thỏa thuận khí đốt trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Putin là rất cao. Tuy nhiên, kỳ vọng này đã không trở thành sự thực.


“Kết quả này cho thấy, Nga không muốn giảm giá bán khí đốt để giành điểm số chính trị trước phương Tây”, ông Chris Weafer, nhà sáng lập công ty tư vấn Macro Advisory ở Moscow, đánh giá. “Nguy hiểm nằm ở chỗ, nếu năm nay không có thỏa thuận với Nga, Trung Quốc có thể chuyển hướng sang tìm khí đốt ở các nước khác”.


Theo phát ngôn viên của Tổng thống Putin, hai nước hiện tiếp tục đàm phán về vấn đề giá cả, và có thể đạt thỏa thuận bất kỳ lúc nào.


Nếu Nga-Trung đạt thỏa thuận khí đốt, Gazprom sẽ xây dựng một đường ống dẫn khí trị giá 22 tỷ USD sang Trung Quốc. Đường ống này có khả năng vận chuyển 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Theo dự kiến mà Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Alexander Novak đưa ra hồi tháng 3, Gazprom có thể bắt đầu cung cấp khí đốt cho Trung Quốc từ năm 2019-2020. Tuy vậy, do hai bên chưa đạt thỏa thuận, thời hạn này sẽ bị lùi lại.


Theo số liệu của công ty Nomura International Hong Kong, khối lượng khí đốt trên tương đương khoảng 1/4 mức tiêu thụ khí đốt hiện nay của Trung Quốc và đáp ứng khoảng 10% nhu cầu khí đốt của nước này vào năm 2020.


Trong đàm phán thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc, Nga muốn sử dụng giá trong hợp đồng ký với các khách hàng ở châu Âu để làm giá chuẩn. Trong khi đó, Trung Quốc đề xuất mức giá thấp hơn dựa trên mức giá mà nước này mua khí đốt từ Trung Á.


Theo số liệu của công ty tư vấn CLSA, giá bán khí đốt của Gazprom ở châu Âu trong năm ngoái trung bình là 380,5 USD/1.000 mét khối. Nếu lấy giá này làm chuẩn, thì theo CLSA, giá khí đốt Nga vận chuyển tới biên giới Trung Quốc là khoảng 335-350 USD/1.000 mét khối.


Với mức giá như vậy, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung sẽ có trị giá tổng cộng 400 tỷ USD trong vòng 30 năm.



Kết luận của Thủ tướng về hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh

Kết luận của Thủ tướng về hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh


(Chinhphu.vn) - Ngày 20/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp bàn về giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương. Sau khi nghe báo cáo của các bộ, cơ quan, địa phương, Thủ tướng Chính phủ kết luận chỉ đạo về vấn đề này.



Vừa qua, nhân dân cả nước đã cực lực phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí trong vùng biển của Việt Nam. Một số người biểu tình đã có hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của Nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội và sản xuất kinh doanh.


Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội đã được bảo đảm. Hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Chính phủ đã tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần thiết theo đúng pháp luật và các cam kết quốc tế để bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam.


Để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, phát triển sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:


1. Bộ Ngoại giao tiếp tục thông báo đầy đủ cho các quốc gia và vùng lãnh thổ về thực trạng tình hình và sự chỉ đạo của Chính phủ nêu trên. Đề nghị các nước động viên, khuyến khích các doanh nghiệp yên tâm tiếp tục đầu tư và sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.


2. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người lao động cùng chia sẻ và hợp tác chặt chẽ để sớm khắc phục hậu quả, phát triển sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích chung. Các bộ, ngành, địa phương trực tiếp làm việc cùng doanh nghiệp trên tinh thần xây dựng, thực hiện mọi giải pháp phù hợp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp. Tập trung vào những việc chủ yếu sau đây:


a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có doanh nghiệp bị thiệt hại phải cử cán bộ làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp để nắm chắc thực tế tình hình, đồng thời công bố ngay bộ phận đầu mối tiếp nhận, giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, nhất là hỗ trợ khôi phục, xác nhận, cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ phục vụ cho việc xác định giá trị tài sản bị thiệt hại và áp dụng các chính sách, chế độ liên quan. Trường hợp hồ sơ, tài liệu, chứng từ bị mất, cho phép các cơ quan thực hiện dựa trên cam kết của doanh nghiệp và hậu kiểm.


b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan:


- Hướng dẫn doanh nghiệp bảo hiểm xác định và đưa thiệt hại của các doanh nghiệp vào phạm vi được bảo hiểm; khẩn trương xác định giá trị thiệt hại để thực hiện bồi thường theo thủ tục đơn giản, rút gọn; ứng trước tiền bồi thường đối với những trường hợp đã xác định rõ thuộc phạm vi, đối tượng được bảo hiểm.


- Chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan căn cứ thiệt hại thực tế của doanh nghiệp, thực hiện việc gia hạn thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế; gia hạn thời hạn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước đối với số phát sinh trước tháng 5 năm 2014 mà chưa nộp, tương ứng với mức độ thiệt hại. Thời gian gia hạn tối đa là 02 năm, không phạt chậm nộp đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại.


- Chỉ đạo cơ quan hải quan thực hiện việc miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với những khoản thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hoá bị tổn thất; cho phép thông quan các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp bị thiệt hại đang có nợ thuế.


- Chỉ đạo cơ quan thuế khẩn trương thực hiện việc khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bị thiệt hại mà không được bồi thường, bao gồm cả trường hợp không còn chứng từ, hoá đơn.


- Chỉ đạo cơ quan thuế hướng dẫn doanh nghiệp kê khai vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần giá trị thiệt hại không được bồi thường hoặc không thuộc phạm vi bồi thường và phần trả lãi vay góp vốn điều lệ cho việc khắc phục hậu quả thiệt hại.


- Hướng dẫn giảm tối đa 30% số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp trong năm 2014 nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường.


c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc miễn, giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp bị thiệt hại. Trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại thuê hạ tầng gắn với quyền sử dụng đất thì miễn, giảm tiền thuê đất cho công ty kinh doanh hạ tầng; số tiền này được khấu trừ tương ứng vào tiền thuê hạ tầng của doanh nghiệp bị thiệt hại.


d) Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương có các biện pháp thích hợp để hỗ trợ, cung ứng lao động thay thế kịp thời cho lực lượng lao động bị thiếu hụt. Bộ Công an tạo mọi điều kiện thuận lợi để cấp thị thực nhập cảnh nhanh cho nhà đầu tư và lao động nước ngoài vào Việt Nam đối với những doanh nghiệp bị thiệt hại và có nhu cầu bổ sung lao động nước ngoài.


Để đáp ứng yêu cầu cấp bách về lao động, cho phép áp dụng ngay quy định chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam chỉ cần có trình độ đại học, cử nhân trở lên hoặc có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dự kiến làm việc; đối với việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên thì chỉ cần Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.


Đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại chưa thể hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và không có khả năng trả tiền lương cho người lao động từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2014 thì Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát danh sách, vận dụng quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp để giải quyết cho người lao động phần tiền lương còn nợ. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý và đề xuất phương án áp dụng từ sau tháng 6 năm 2014.


đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động, tích cực có các biện pháp kịp thời, cần thiết để tháo gỡ khó khăn trong quan hệ giao dịch, vay vốn nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.


e) Bộ Công an khẩn trương chỉ đạo điều tra làm rõ và xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời tích cực truy tìm, thu hồi và trả lại tài sản, các thiết bị kỹ thuật bị mất cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp./.



Trưởng phòng cầm lái, xe chở tiền của ngân hàng nát bét

Trưởng phòng cầm lái, xe chở tiền của ngân hàng nát bét

TP - Ông Nguyễn Duy Phú, Giám đốc Chi nhánh Agribank Quảng Trạch cho biết: Chiếc xe gặp tai nạn vào cuối giờ chiều ngày 19/5, khi trên đường đi giao tiền về, do một chiếc xe tải húc từ phía sau.



Điều khiến dư luận quan tâm, tại thời điểm xảy ra tai nạn đối với chiếc xe chở tiền nói trên, người cầm lái không phải là lái xe chuyên nghiệp mà là ông Trương Công Tiễn, Trưởng phòng Hành chính nhân sự của Chi nhánh Agribank Quảng Trạch.


Tuy nhiên theo ông Phú, việc Trưởng phòng Hành chính nhân sự lái chiếc xe chở tiền này không có gì sai, vì có lệnh điều động của giám đốc chi nhánh vì do tiết kiệm nên chi nhánh chỉ tuyển một lái xe. Ông vẫn thường điều động cán bộ nhân viên, ai biết lái xe thì tham gia vào công việc này và chưa xảy ra điều gì đáng tiếc.


Dư luận cho rằng, Chi nhánh Agribank cử “tay ngang” lái xe chở tiền là hoàn toàn không ổn. Theo các nhân chứng, chiếc xe chở tiền đã vượt ẩu, và khi gặp chướng ngại vật phía trước đã phanh gấp nên bị xe tải phía sau đâm vào (xe bị nát bét đầu, 3 người bị thương phải cấp cứu). Hiện Công an thị xã Ba Đồn vẫn chưa có bình luận gì về vụ việc trên với lí do đang điều tra.



Trận cầu lịch sử của bóng đá nữ VN

Trận cầu lịch sử của bóng đá nữ VN
Thứ 4, 21/05/2014 06:00:25 (GMT+7)

TT - Muốn giành tấm vé lịch sử tham dự VCK World Cup nữ 2015 tại Canada, đội tuyển nữ VN buộc phải thắng kình địch Thái Lan trong trận play-off VCK Cúp bóng đá nữ châu Á (Asian Cup) 2014 diễn ra trên sân Thống Nhất lúc 17g15 chiều nay (21-5).




HLV Trần Vân Phát (phải) và đồng nghiệp Nuengrutai Srathongvian bắt tay sau buổi họp báo trước trận play-off - Ảnh: N.K.



Thái Lan là đội bóng đã ngăn đội tuyển nữ VN lần thứ năm vô địch SEA Games khi giành chiến thắng 2-1 trong trận chung kết tại SEA Games 27 vào cuối năm 2013. Ở lần gặp lại này, họ vẫn là đối thủ nguy hiểm nhất của thầy trò HLV Trần Vân Phát trong nỗ lực thực hiện giấc mơ dự World Cup.


So với lần gặp nhau cách đây năm tháng, lực lượng của hai đội không có gì thay đổi. Chỉ khác là Thái Lan hiện được dẫn dắt bởi HLV Nuengrutai Srathongvian chứ không còn là HLV Jatuporn Pramolbal. Tuy nhiên, lối chơi của Thái Lan vẫn không có sự khác biệt, đó là triển khai bóng tấn công linh hoạt và khả năng bó vào trong dứt điểm lợi hại từ cặp tiền vệ cánh như Sung-Ngoen (chơi bóng ở Giải chuyên nghiệp nữ Nhật Bản), Anootsara Maikarern.


Quan trọng hơn, Thái Lan đã có đầy đủ lực lượng mạnh nhất cho trận quyết đấu với VN khi cặp tiền vệ Naphat Seesraum (chơi bóng ở Giải chuyên nghiệp nữ Nhật Bản) - Ainon Phancha đã bình phục chấn thương khi phải ngồi ngoài trong hai trận đấu vừa qua. Đây là tin không vui cho HLV Trần Vân Phát lẫn đội tuyển nữ VN. Nói vậy bởi Naphat Seesraum chính là “linh hồn” trong lối chơi của Thái Lan và cũng là cầu thủ từng ghi bàn vào lưới đội tuyển nữ VN tại SEA Games 27.


Dù vui mừng với sự trở lại của hai trụ cột nhưng HLV Nuengrutai Srathongvian vẫn tỏ ra khá dè dặt khi nói về trận đấu với VN. Phát biểu trong buổi họp báo trước trận play-off, bà Srathongvian nói: “Các cầu thủ của chúng tôi khá mệt mỏi sau khi vừa trải qua trận đấu tốn nhiều sức lực với Myanmar ở vòng bảng và chỉ được nghỉ một ngày so với hai ngày của đội chủ nhà VN. Nhưng chúng tôi muốn giành vé tham dự World Cup 2015 và sẽ làm tất cả để cụ thể hóa điều đó. Chúng tôi sẽ cố gắng thể hiện phong độ tốt nhất của mình trước VN”.


Về phần mình, HLV Trần Vân Phát tỏ ra khá bình thản. Ông cho biết việc gặp Thái Lan trong trận play-off là điều đã nằm trong kế hoạch dự định của đội tuyển nữ VN và các cầu thủ đã sẵn sàng cho trận đấu.


Ông Phát nói: “Đây hứa hẹn sẽ là trận đấu kịch liệt và đẹp mắt. Thái Lan qua trận thắng Myanmar 2-1 cho thấy họ có tâm lý và chiến thuật vững vàng hơn đối thủ. VN và Thái Lan đã gặp nhau nhiều lần, có thắng có thua và rất hiểu nhau. Do đó, cơ hội của hai đội là 50-50. Tuy nhiên, với tư cách đội chủ nhà và có được thiên thời, địa lợi, chúng tôi hi vọng sẽ giành kết quả mỹ mãn cuối cùng. Chúng tôi muốn lập kỳ tích cho bóng đá VN”.


Đội tuyển nữ VN chỉ còn cách giấc mơ World Cup 2015 một trận đấu. Hiểu rõ điều đó, các cầu thủ nữ VN đang tập trung tối đa cho trận đấu được xem như trận đấu của đời mình. SEA Games 27 từng chứng kiến những Kiều Trinh, Kim Hồng, Thanh Hương,... khóc nức nở sau khi thua ngược Thái Lan 1-2 trong trận chung kết. Và lần này hi vọng các cầu thủ nữ VN sẽ đòi sòng phẳng món nợ cũ.



VFF sẽ không để đội tuyển nữ VN thiệt thòi


Trước thông tin LĐBĐ Thái Lan treo thưởng 10 triệu baht nếu đội tuyển Thái Lan giành vé tham dự VCK World Cup nữ 2015 tại Canada, chủ tịch LĐBĐ VN (VFF) Lê Hùng Dũng cho biết dù không treo thưởng nhưng VFF sẽ không để các cầu thủ nữ VN thiệt thòi nếu làm nên lịch sử.


Ông Dũng nói: “Mỗi nước có một cách làm khác nhau. Hơn nữa, chúng tôi đã rút kinh nghiệm sau những lần treo thưởng không thành công cho đội tuyển nam trước đây nên sẽ không treo thưởng trước trận đấu quan trọng này, bởi điều đó dễ làm đội tuyển nữ VN bị áp lực tâm lý. Tôi chỉ có thể nói rằng VFF sẽ không để các cầu thủ nữ VN thiệt thòi nếu giành tấm vé lịch sử tham dự VCK World Cup nữ 2015”.




Đội hình dự kiến của hai đội


* Tuyển Việt Nam (5-3-2): thủ môn Kiều Trinh. Hậu vệ trái Nguyễn Thị Xuyến, cặp trung vệ Ngọc Anh - Chương Thị Kiều, trung vệ thòng Hải Hòa, hậu vệ phải Kim Hồng. Ba tiền vệ Lê Thị Thương (đội trưởng), Nguyễn Thị Muôn, Nguyễn Thị Liễu. Cặp tiền đạo Minh Nguyệt - Thanh Hương.


* Tuyển Thái Lan (4-4-2): Thủ môn Boonsing. Bốn hậu vệ Phetwiset (phải), Changplook, Sritala, Srangthaisong (trái). Bốn tiền vệ Sung-Ngoen (phải), Seesraum (đội trưởng), Phancha, Maijarern (trái). Cặp tiền đạo Romyen - Thongsombut.


Nếu hai đội hòa trong 90 phút, sẽ thi đấu 30 phút hiệp phụ. Nếu tiếp tục hòa, hai đội sẽ phân định thắng thua trên chấm luân lưu.




VTV2 và HTV7 phát sóng trực tiếp trận Việt Nam - Thái Lan


Ngày 20-5, ông Lê Văn Phú - trưởng ban TDTT Đài truyền hình TP.HCM (HTV) - cho biết ban lãnh đạo HTV quyết định sẽ phát sóng trực tiếp trận VN gặp Thái Lan lúc 17g15 ngày 21-5 trên sân Thống Nhất (TP.HCM) ở hai kênh HTV7 và HTV Thể thao để phục vụ người hâm mộ cả nước.


Đồng thời, ông Lê Văn Phú cho biết HTV đã chấp nhận đề nghị của Đài truyền hình VN (VTV) xin được tiếp sóng trận đấu này. Ông Phan Ngọc Tiến - giám đốc Trung tâm sản xuất các chương trình thể thao của VTV - cho biết trận đấu sẽ được tiếp sóng trên kênh VTV2.


T.PHÚC



NGUYÊN KHÔI



Trung Quốc đang chơi trò nạn nhân

Trung Quốc đang chơi trò nạn nhân

TP - Trung Quốc đưa tàu đến Việt Nam đón công dân về nước. Báo South China Morning Post của Hong Kong dẫn lời chuyên gia nói rằng, Bắc Kinh đang cố gắng tạo ra hình ảnh họ mới là nạn nhân.



Theo bài báo, Trung Quốc đang chơi trò nạn nhân trong việc đưa các công nhân về nước. Động thái này Trung Quốc cố tự tạo hình ảnh họ mới là nạn nhân, trong khi dư luận quốc tế đều chống lại những bước đi hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông.


Ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam đang công tác tại Đại học Thành phố ở Hong Kong, nói rằng việc Trung Quốc đưa các tàu đến đón công dân của mình tại Việt Nam là để “phát đi khắp thế giới cảm giác rằng Trung Quốc là nạn nhân, tạo hình ảnh một Việt Nam mất ổn định, gửi tín hiệu xấu về một sự đe dọa trừng phạt”.


Ông Jonathan nói với South China Morning Post: “Động thái này có thể được hiểu là dấu hiệu cho thấy (Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình) đang muốn nhấn mạnh, chứ không phải làm giảm cảm giác về cuộc khủng hoảng, mà nếu đúng như vậy, sẽ là dự cảm xấu cho những ai hy vọng tình hình giảm nhiệt và các nỗ lực giải quyết khủng hoảng”.


Trong cuộc họp báo ngày 19/5, Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết, vấn đề căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Tổng Thư ký Ban Ki-moon thảo luận với giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhân chuyến thăm nước này.


Tổng Thư ký một lần nữa bày tỏ quan điểm rằng, tất cả các bên phải kiềm chế tối đa và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Ông Ban Ki-moon thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 18 đến 22/5 theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời tham dự Hội nghị Củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) diễn ra tại Thượng Hải từ ngày 21 đến 22/5.


Philippines bàn hợp tác với Việt Nam

Trong khi đó, báo Philstar của Philippines hôm 20/5 đưa tin, Tổng thống Benigno Aquino III sẽ thảo luận vấn đề hợp tác quân sự với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tới Manila vào hôm nay, nhân dịp đoàn Việt Nam dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại thủ đô Manila.


Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng, Tổng thống Aquino và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thảo luận các vấn đề hai bên cùng quan tâm, trong đó có hợp tác quốc phòng, du lịch, thương mại và đầu tư. Cả Việt Nam và Philippines đều đang bị đẩy vào những căng thẳng với Trung Quốc trên biển Đông.


Philippines hôm 19/5 thông báo nước này đã đạt được đồng thuận với Indonesia để giải quyết tranh chấp biên giới biển sau 20 năm đàm phán, và hy vọng sẽ sớm ký kết hiệp định. Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng, hai nước đã hoàn tất các phiên đàm phán từ cuối tuần qua tại Indonesia, với bản dự thảo hiệp ước và biểu đồ thể hiện biên giới đồng thuận đối với hai vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn ở biển Celebes và Mindanao.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói rằng, thỏa thuận này là tin vui trong bối cảnh tranh chấp biên giới trên biển Đông ngày càng nóng với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, Philstar đưa tin.



Người Việt tại Áo biểu tình phản đối Trung Quốc


Ngày 18/5, hơn 500 người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn tại Áo tổ chức biểu tình trước trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Vienna để lên án hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.


Đại sứ quán Việt Nam tại Áo cho biết, cuộc biểu tình đã thu hút cả sự tham dự của nhiều người bạn Áo và kết thúc trong tiếng hát đồng thanh bài quốc ca Việt Nam. Cùng ngày, nhóm người Việt tại Vienna tập hợp trong tổ chức R-Club đã tổ chức quyên góp được 1.000 euro gửi về nước ủng hộ các chiến sĩ cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam đang trực tiếp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.




Hẹn "tâm sự" với tình nhân trong khách sạn, quý bà bị siết cổ ngất xỉu

Hẹn "tâm sự" với tình nhân trong khách sạn, quý bà bị siết cổ ngất xỉu


Qua quen biết trên mạng internet, hai người hẹn nhau ở khách sạn tâm sự. Tuy nhiên người phụ nữ bị gã tình nhân mới quen siết cổ đến ngất xỉu sau đó cướp hết tài sản.


Chiều 20/5, tin từ đội cảnh sát hình sự Công an quận Thủ Đức, TP.HCM cho hay đang thụ lý điều tra vụ cướp tài sản xảy ra tại khách sạn K.L trên đường Hữu Nghị, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức.











Khách sạn nơi xảy ra vụ việc

Theo khai báo của nạn nhân là bà B.T.T.M (ngụ quận Thủ Đức), qua chát trên internet, vào ngày 16/5 bà quen với một người đàn ông khoảng 30 tuổi tên Long (chưa rõ lai lịch). Sau nhiều lần liên lạc sau đó, đến khoảng 14h chiều 17/5 Long hẹn bà M. đến khách sạn K.L trên thuê phòng nghỉ.


Khi hai người vào phòng thì thình lình Long lao tới khống chế, dùng thắt lưng siết cổ bà M. Đến khi bà này ngất xỉu, Long trói tay chân người phụ nữ mới quen lại sau đó lấy đi một số tài sản. Lúc tỉnh dậy bà M. quẫy đạp vào vật dụng trong phòng để báo động. Nhân viên khách sạn K.L nghe tiếng động lạ mở cửa phòng giải cứu cho bà M.


Theo khai báo với cơ quan điều tra, bà M. cho biết bị mất 3,5 triệu đồng, 1 xe máy hiệu Air Blade, 1 ĐTDĐ và nhiều nữ trang ước tính khoảng 9 chỉ vàng. Công an quận Thủ Đức đã lập hồ sơ điều tra, truy xét đối tượng Long nói trên.


Phương Nguyễn


Mới nhất

Màn kịch đòi nợ thuê không thành đến giả danh công an “chạy án"


21/05/14 05:50



21/05/14 05:45


21/05/14 05:15


20/05/14 14:46




20/05/14 14:17


20/05/14 11:34


20/05/14 10:14





Từ căng thẳng biển Đông: “Không loại trừ có làm giá trục lợi”

Từ căng thẳng biển Đông: “Không loại trừ có làm giá trục lợi”

Ông Nguyễn Quang Huy và bà Nguyễn Thị Hồng, hai lãnh đạo vụ chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước, cùng khẳng định đã sẵn sàng các biện pháp bình ổn thị trường.


Trước biến động của tỷ giá USD/VND những ngày gần đây, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), đưa ra những thông tin và nhận định đáng chú ý.

Theo bà Hồng, từ cuối năm 2011 đến nay, tình hình tiền tệ và hoạt động ngân hàng diễn biến tích cực. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh, thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống được đảm bảo, tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng Việt Nam được nâng cao, Ngân hàng Nhà nước mua được một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối lên mức tới mức 35 tỷ USD, là mức kỷ lục từ trước đến nay.


“Những thành tựu trên cho thấy mục tiêu và các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô nói chung của Chính phủ và chính sách tiền tệ nói riêng của Ngân hàng Nhà nước là hết sức đúng đắn”, bà Hồng nói.


Ổn định tỷ giá trong biên độ đề ra


Gần đây, trước diễn biến phức tạp trên biển Đông, bà Hồng cho biết, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng vẫn diễn ra bình thường và thông suốt.


Thứ nhất, huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục tăng (đến ngày 16/5 huy động của hệ thống tăng 0,55% so với cuối tháng 4 và tăng 3,96% so với cuối năm 2013).


Thứ hai, mặt bằng lãi suất huy động ổn định, lãi suất cho vay tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ, lãi suất liên ngân hàng trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.


Thứ ba, trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá liên ngân hàng có một số thời điểm tăng nhưng vẫn thấp xa so với mức tỷ giá trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.


Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhận định: “Tỷ giá trên thị trường tự do tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý, và không loại trừ yếu tố đầu cơ, tung tin, làm giá để trục lợi”.


Bà Hồng khẳng định cân đối cung cầu ngoại tệ vẫn đảm bảo. 4 tháng đầy năm xuất khẩu tăng 18,9% so cùng kỳ, xuất siêu đạt 2,05 tỷ USD; nguồn kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tiếp tục vào Việt Nam, cán cân thanh toán thặng dư cao, khoảng 10 tỷ USD và dự báo tiếp tục thặng dư trong cả năm 2014. Các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân đều được đáp ứng đầy đủ và kịp thời, thông suốt. Ngân hàng Nhà nước không phải can thiệp trên thị trường ngoại hối.


Thứ tư, các tổ chức tín dụng đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng khả năng chi trả rất tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho doanh nghiệp và người dân, an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng được đảm bảo.


Trong thời gian tới, bà Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục kiên định các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, toàn hệ thống theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối để phản ứng linh hoạt, sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng.


“Để đảm bảo sự ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản kịp thời cho hệ thống, sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp ổn định tỷ giá trong biên độ đề ra từ đầu năm, sẵn sàng thực hiện các biện pháp, công cụ chính sách tiền tệ khác để hỗ trợ ổn định tỷ giá”, bà Hồng nói.


Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan phối hợp tăng cường các biện pháp quản lý ngoại hối, theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi gây rối, đầu cơ trục lợi bất chính.


“Nên bán vàng vào thời điểm này”


Về biến động giá trên thị trường vàng gần đây, cũng được nhìn nhận có liên quan nhất định đến quan ngại tình hình trên biển Đông, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cũng đưa ra những thông tin và khuyến nghị cụ thể.


Theo ông Huy, từ đầu năm 2014 đến nay, giao dịch trên thị trường vàng trong nước ổn định, đảm bảo với mục tiêu điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Trên thị trường quốc tế, mức độ biến động của giá vàng trên thị trường quốc tế từ đầu năm 2014 đến nay thấp hơn mức biến động của năm 2013.


Trước diễn biến của thị trường vàng quốc tế và các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước đã triển khai từ năm 2013 đến nay, thị trường vàng trong nước tiếp tục giữ được xu hướng ổn định. Sau khi các tổ chức tín dụng đã hoàn thành việc tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng, cung cầu vàng trên thị trường chuyển biến theo hướng tích cực. Giá vàng trong nước biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới, không có tình trạng làm giá, tạo sóng, không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế, xã hội.


Cũng theo ông Huy, nhu cầu vàng trong dân giảm mạnh, có xu hướng người dân tin tưởng vào đồng nội tệ nên chuyển dịch tích trữ vàng sang đồng nội tệ.


Tuy nhiên, từ đầu tuần trước, giao dịch vàng trên thị trường có xu hướng tăng, giá vàng trong nước diễn biến tăng nhanh hơn so với giá vàng trên thị trường quốc tế. Nhưng ông Huy cho rằng, qua theo dõi, nắm bắt thị trường trong và ngoài nước cho thấy không có những nguyên nhân tác động từ các yếu tố kinh tế, mà chủ yếu do yếu tố tâm lý đầu cơ, làm giá.


“Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân nên thận trọng khi quyết định mua, bán để tránh thiệt hại không đáng có. Theo chúng tôi, người dân nào có vàng thì nên bán vàng vào thời điểm này vì giá đang cao hơn so với trước. Người dân nào có nhu cầu mua vàng thì tránh không nên mua bây giờ vì có thể sẽ bị thiệt lớn”, ông Huy khuyến nghị.


“Thái độ bình tĩnh, tin tưởng của những người dân sẽ giúp tránh được những thiệt hại không đáng có cho chính bản thân mình và góp phần tạo sự ổn định chung của thị trường. Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát tình hình thị trường vàng, đã chuẩn bị sẵn sàng và sẽ áp dụng ngay các biện pháp bình ổn thị trường vàng trong trường hợp cần thiết”, ông Huy cho biết thêm.



Việt Nam kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển

Việt Nam kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Bảo Trung/TTXVN)

Ngày 20/5, trước sự quan tâm sâu sắc của hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ tám (ADMM-8) về tình hình Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã trao đổi thông tin về vụ việc đang có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khiến các nước ASEAN quan ngại và gây bức xúc trong quần chúng, nhân dân Việt Nam.


Theo Bộ trưởng, trước sự việc này, chủ trương của Việt Nam là đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và DOC, để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam quyết tâm giữ vững ổn định chính trị trong nước, duy trì quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện với nước bạn Trung Quốc. Việt Nam đã tích cực liên hệ, đối thoại với Trung Quốc ở nhiều cấp, kể cả kênh ngoại giao nhân dân, với mong muốn hai bên kiềm chế, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.


Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ hết sức kiềm chế để không xảy ra xung đột quân sự trên biển. Chúng tôi không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái tấn công, phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Việt Nam chỉ sử dụng các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và tàu cá của ngư dân để bảo vệ chủ quyền. Tàu Việt Nam không chủ động đâm va cũng như sử dụng vòi rồng phun vào các tàu của Trung Quốc, mà chỉ sử dụng các biện pháp tuyên truyền, vận động."


Về việc một số phần tử quá khích đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam để kích động gây ra một số vụ việc đáng tiếc như đập phá cơ sở sản xuất của một số doanh nghiệp nước ngoài gây thiệt hại về người và của, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm theo pháp luật Việt Nam, không để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước


Bộ trưởng chia sẻ: “Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công dân và doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam. Cơ bản tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã trở lại bình thường. Chúng tôi đề nghị các nước bạn bè chia sẻ khó khăn đó với Việt Nam, động viên các nhà đầu tư yên tâm làm ăn tại Việt Nam."


Trước những diễn biến đáng lo ngại tại Biển Đông, tất cả các trưởng đoàn dự Hội nghị ADMM-8 cũng đã thống nhất nêu vấn đề này tại cuộc gặp không chính thức giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc bên lề ADMM-8. Các trưởng đoàn bày tỏ mong muốn căng thẳng hiện nay ở Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS và DOC mà Trung Quốc đã ký với ASEAN.

Bên lề Hội nghị ADMM-8, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn; Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng; Bộ trưởng Bộ Năng lượng Brunei Pehin Yasmin; Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin; Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein và Bộ trưởng Quốc phòng Miammar, Trung tướng Wai Lwin./.



Từ 1/7 sẽ phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ 3 lớp

Từ 1/7 sẽ phạt người đội mũ bảo hiểm không đủ 3 lớp

Mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận sẽ bị phạt


Sắp tới toàn quốc sẽ thực hiện chiến dịch kiểm tra xử lý người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Theo đó, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội MBH, đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt.


Theo ông Nguyễn Trọng Thái (Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia) cho biết, từ 1/7 lực lượng chức năng chỉ xử phạt người đi xe máy đội mũ không đủ 3 bộ phận (gọi là 3 lớp).


Ba bộ phận gồm: vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ. Loại mũ này thường là bằng nhựa dạng mũ lưỡi trai, mũ cối,... Bằng mắt thường, chúng ta có thể nhận biết được đó là mũ không đủ 3 lớp, không phải là mũ bảo hiểm cho người đi xe máy. Không cần thiết bị đo đếm đối với những chiếc mũ này.


Trong đợt này, Ủy ban phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai chiến dịch ngăn ngừa người đi xe máy đội loại mũ không phải mũ bảo hiểm. Mục đích là loại trừ, không cho bày bán, lưu hành loại mũ này nữa.


“Đây là chiến dịch đồng loạt ở tất cả tỉnh thành. Người đi xe mô tô, xe máy khắp cả nước đội mũ không phải mũ bảo hiểm đều sẽ bị CSGT kiểm tra xử lý”, ông Thái nói.


Cũng theo ông Thái cho hay, trong chiến dịch kiểm tra xử lý người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng lần này, cơ quan chức năng chỉ xử phạt trường hợp mũ không đủ 3 lớp. Mũ không có tem và nhãn ghi "MBH cho người đi mô tô, xe máy" nhưng vẫn đủ 3 bộ phận, sẽ không bị xử phạt.


Trong qua trình sử dụng, tem và nhãn có thể bị mờ hoặc mất đi hoặc trước đây, nhiều người mua mũ mà không biết quy định cụ thể này. Vì vậy, trước mắt, Ủy ban không đặt vấn đề xử lý với những trường hợp không tem nhãn.


MBH không đủ 3 lớp sẽ bị CSGT phạt bao nhiều tiền?


Đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt như hành vi không đội MBH; đội mũ không phải mũ bảo hiểm bị phạt từ 100.000 - 200.000 nghìn đồng.


Hành vi sản xuất, kinh doanh buôn bán và sử dụng MBH giả, mũ không phải MBH dành cho cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy cũng đã có các quy định chế tài và mức xử phạt cụ thể.


Theo ông Thái, thời gian xử phạt được thực hiện từ 1/7. Trước đó, từ 20/5 đến hết tháng 6, các cơ quan ban ngành tuyên truyền, nhắc nhở người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội MBH, đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.


Cũng trong thời gian từ 20/5 đến 19/6, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh buôn bán MBH giả, mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe máy.


Đó là các cơ sở sản xuất, bày bán mũ có kiểu dáng bên ngoài giống MBH cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; Các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu MBH xe máy đúng quy chuẩn chất lượng; Các loại MBH xe máy không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.



Lính Hải quân Trung Quốc hôm qua tham quan tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Varyag của Nga tại Thượng Hải trước khi cuộc tập trận chung diễn ra.


Tại vùng Bảy Núi (An Giang), bắt bọ rầy bán cho quán nhậu là công việc thời vụ giúp nhiều gia đình kiếm trung bình hơn nửa triệu mỗi ngày vào mùa mưa.


Không quản khó khăn, nhọc nhằn, vợ chồng bà Huệ đã nuôi dưỡng đứa trẻ 1 tháng tuổi bị bỏ rơi khôn lớn. Nhưng đến khi cháu gần 9 tuổi thì bị mẹ đẻ kiện đòi lại con.


Tin tặc Philippines tấn công 200 trang web của Trung Quốc

Tin tặc Philippines tấn công 200 trang web của Trung Quốc

Tin tặc Philippines tấn công 200 trang web của Trung Quốc


QĐND - Thứ ba, 20/05/2014 | 11:21 GMT+7



Mạng tin Philstar.com ngày 20-5 cho biết một nhóm các nhà hoạt động mạng của Philippines đã xóa 200 trang web thương mại của Chính phủ Trung Quốc để phản đối hành động gây hấn ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực có tranh chấp trên Biển Đông.

Các tin tặc đã đăng tải thông điệp trên các trang web bị xóa rằng tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải và nạn săn bắt trộm của ngư dân nước này không thể được dung thứ. Thông điệp có đoạn viết: "Hãy đứng lên chống lại áp bức! Đây là thời điểm chống lại Trung Quốc! Nói không với sự đe dọa của Trung Quốc!"


Nhóm tin tặc Anonymous của Philippines tuyên bố hoạt động của họ vào ngày 19-5 đã thành công. Một số trang web bị xóa đã không thể cung cấp thông tin đúng thời gian.


TTXVN




Putin muốn gì trong chuyến thăm Trung Quốc?

Putin muốn gì trong chuyến thăm Trung Quốc?

Trong chuyến thăm này, ông Putin và ông Tập Cận Bình sẽ cùng tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại phía bắc biển Hoa Đông.


Theo kế hoạch, ngày hôm nay (20/5), Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đặt chân tới Thượng Hải, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, người đứng đầu điện Kremlin có thể sẽ ký được một thỏa thuận cung cấp khí đốt trị giá nhiều tỷ USD, đồng thời nhận được sự chào đón nồng hậu của Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông.

Hãng tin Reuters cho biết, chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Putin sẽ kéo dài trong hai ngày 20-21/5. Thỏa thuận khí đốt Nga-Trung đã bị trì hoãn cả thập kỷ dự kiến sẽ được ký trong chuyến thăm này. Ngoài ra, trong lúc quan hệ Nga-châu Âu trở nên lạnh giá vì cuộc khủng hoảng Ukraine, thì việc Moscow thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh cũng là điều mà ông Putin mong mỏi.


Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine đang thúc đẩy các nước châu Âu tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Cùng với đó, Trung Quốc đang nỗ lực giảm sử dụng than và chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Vì thế, sự trùng khớp lợi ích Nga-Trung xuất hiện.


Ngay sau khi tới Thượng Hải, ông Putin sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Putin hôm 19/5 nói rằng, việc chuẩn bị cho thỏa thuận khí đốt giữa hai bên đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Trước đây, Nga-Trung đã nhiều lần thất bại trong đàm phán thỏa thuận này vì bất đồng về giá cả.


Đây là thỏa thuận có thời hạn 30 năm, trong đó tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Nếu thỏa thuận được ký trong chuyến thăm này, một đường ống dẫn khí đốt Nga-Trung mới sẽ được khởi công vào cuối năm nay và khí đốt từ Nga bắt đầu chảy sang Trung Quốc vào năm 2014.


Trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin, truyền thông Nga đã đăng một loạt bài viết đánh giá cao về quan hệ kinh tế Nga-Trung. Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Alexander Lukin, chuyên gia cao cấp thuộc Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga nói rằng, Trung Quốc có thể vượt châu Âu thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga.


“Kim ngạch thương mại của Nga với Trung Quốc đang tăng và được đánh giá rất quan trọng. Châu Âu càng trừng phạt Nga nhiều, thì Nga càng xích lại gần châu Á, nhất là Trung Quốc”, ông Lukin nói. Năm 2011, kim ngạch thương mại Nga-Trung đạt mức cao kỷ lục 80 tỷ USD.


Tuy nhiên, trong nhiều vấn đề ngoại giao quốc tế, Nga-Trung đang có nhiều điểm không tương đông, trong đó có cuộc khủng hoảng ở Syria. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tỏ ra không sẵn sàng ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine.


Đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, Bắc Kinh thể hiện sự thận trọng, một mặt vì không muốn làm phương hại mối quan hệ với Moscow, mặt khác không muốn ủng hộ việc Crimea gia nhập Nga vì điều đó có thể một tiền đề cho các khu vực muốn ly khai của chính Trung Quốc bao gồm Tây Tạng.


Mặc dù vậy, theo đánh giá của tờ Wall Street Journal, lúc này là thời điểm mà cả Nga và Trung Quốc cùng muốn thắt chặt quan hệ để tạo đối trọng với Mỹ. Việc đối phó với sức mạnh của Mỹ nằm trong lợi ích chung của Nga và Trung Quốc, bởi Moscow đang bị Washington gây sức ép trong vấn đề Ukraine, còn Bắc Kinh bị Washington không ít lần cảnh báo về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông.


Trong chuyến thăm này, ông Putin và ông Tập Cận Bình sẽ cùng tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận chung tại phía bắc biển Hoa Đông. "Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc tuyên bố tập trận chung với Nga tại gần biển Hoa Đông ngay sau chuyến thăm châu Á Tổng thống Barack Obama. Đây là động thái nhằm cảnh cáo Mỹ”, ông Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Quân sự Hải quân Trung Quốc, nhận định.


Chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin trùng với thời điểm diễn ra hội thảo về các biện pháp xây dựng lòng tin và tương tác ở châu Á (CICA). Theo dự kiến, ông Putin sẽ có các cuộc tiếp xúc với Tổng thống Mông Cổ, Thủ tướng Iraq và Tổng thống Iran trong sự kiện này.



Vụ án bầu Kiên: Không có người bị thiệt hại?

Vụ án bầu Kiên: Không có người bị thiệt hại?


Vụ án bầu Kiên: Không có người bị thiệt hại?


(Pháp đình) - Có 3 trong số 4 tội danh có liên quan đến việc xác định thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên, theo luật sư, chưa có bên nào yêu cầu bồi thường.



Vụ án bầu Kiên đã được mở lại vào sáng 20/5/2014, có 4 tội danh mà các bị cáo đã bị truy tố trước tòa: Kinh doanh trái phép, trốn thuế (với ông Kiên), lừa đảo chiếm đoạt tài sản (với ông Kiên cùng 2 cá nhân khác), cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng (ông Kiên cùng các cá nhân nguyên thành viên TT HĐQT ACB).


Có 3 trong số 4 tội danh trên có liên quan đến việc xác định thiệt hại về tài sản là trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Theo quy định pháp luật, bên bị thiệt hại bởi hành vi phạm tội được xác định là người bị hại, nguyên đơn dân sự.


Trong phần thủ tục phiên tòa ngày 16/5/2014 và ngày 20/5/2014, việc xác định đơn vị bị thiệt hại, nguyên đơn dân sự trong vụ án này đã được các luật sư nêu ra với nhiều nội dung đáng lưu ý.


Ngân hàng ACB được TAND TP. Hà Nội xác định tham gia phiên tòa này với tư cách nguyên đơn dân sự. Kết luận điều tra, Cáo trạng nêu hành vi cố ý làm trái của bầu Kiên cùng các cá nhân gây thiệt hại cho ACB.











Bầu Kiên tại phiên tòa sáng 20/5
Bầu Kiên tại phiên tòa sáng 20/5

Tuy nhiên, theo các luật sư, ACB khẳng định không hề bị thiệt hại trong vụ án này, chưa hề có một văn bản nào yêu cầu các bị cáo bồi thường, theo quy định pháp luật ACB không phải là nguyên đơn dân sự.


Đối với khoản tiền 718 tỷ gửi tại Ngân hàng Công thương, ACB yêu cầu Ngân hàng Công thương chịu trách nhiệm hoàn trả, hiện vụ việc chưa được phán quyết bởi một bản án có hiệu lực pháp luật.


Các luật sư đề nghị đưa Ngân hàng Công thương tham gia tố tụng để xác định trách nhiệm hoàn trả tiền của Ngân hàng Công thương với ACB.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.