Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

KakaoTalk sáp nhập với "đại gia" Internet lớn của Hàn Quốc

KakaoTalk sáp nhập với "đại gia" Internet lớn của Hàn Quốc

Kakao chính là nhà phát triển KakaoTalk, ứng dụng nhắn tin số 1 Hàn Quốc, trong khi Daum là một trong những cổng thông tin Internet lớn nhất nước này. Nếu giao dịch được thông qua, doanh nghiệp mới sẽ lên sàn vào tháng 10 năm nay.











KakaoTalk, Daum, Hàn Quốc, Internet, ứng dụng OTT

KakaoTalk là ứng dụng nhắn tin số 1 tại Hàn Quốc



Theo hãng thông tấn YonhapNews, “Daum Kakao”, công ty ra đời từ sự kết hợp của Kakao và Daum, sẽ trở thành một trong những công ty Internet hùng mạnh nhất Hàn Quốc và cạnh tranh tốt hơn với Naver, cổng thông tin Internet lớn nhất tại đây cùng đối thủ Line đến từ Nhật Bản. Thời điểm tháng 4/2014, Line đang có 400 triệu người dùng, còn KakaoTalk có 130 triệu người dùng.


Về phía Daum, thương vụ đại diện cho cơ hội mở rộng các dịch vụ trên nền tảng di động. Cũng như các “ông lớn” tại các nước khác như Yahoo, Baidu, Daum đang gặp khó khăn trong việc vạch ra chiến lược di động toàn diện khi khách hàng ngày càng dành nhiều thời gian hơn trên di động, máy tính bảng.


Mặt khác, Kakao có được nguồn thu phong phú hơn ngoài nền tảng game di động. Gần đây, công ty cố gắng đa dạng hóa bằng cách ra mắt sản phẩm mới như dịch vụ tin tức, nghe nhạc trực tuyến, chia sẻ hình ảnh và mạng xã hội tương tự Path. Theo một bài báo trên Thời báo Phố Wall, Kakao từng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu tại Hàn Quốc.



“Đại gia” Internet Hàn Quốc thâu tóm KakaoTalk

“Đại gia” Internet Hàn Quốc thâu tóm KakaoTalk

Kakao chính là nhà phát triển KakaoTalk, ứng dụng nhắn tin số 1 Hàn Quốc, trong khi Daum là một trong những cổng thông tin Internet lớn nhất nước này. Nếu giao dịch được thông qua, doanh nghiệp mới sẽ lên sàn vào tháng 10 năm nay.











KakaoTalk, Daum, Hàn Quốc, Internet, ứng dụng OTT

KakaoTalk là ứng dụng nhắn tin số 1 tại Hàn Quốc



Theo hãng thông tấn YonhapNews, “Daum Kakao”, công ty ra đời từ sự kết hợp của Kakao và Daum, sẽ trở thành một trong những công ty Internet hùng mạnh nhất Hàn Quốc và cạnh tranh tốt hơn với Naver, cổng thông tin Internet lớn nhất tại đây cùng đối thủ Line đến từ Nhật Bản. Thời điểm tháng 4/2014, Line đang có 400 triệu người dùng, còn KakaoTalk có 130 triệu người dùng.


Về phía Daum, thương vụ đại diện cho cơ hội mở rộng các dịch vụ trên nền tảng di động. Cũng như các “ông lớn” tại các nước khác như Yahoo, Baidu, Daum đang gặp khó khăn trong việc vạch ra chiến lược di động toàn diện khi khách hàng ngày càng dành nhiều thời gian hơn trên di động, máy tính bảng.


Mặt khác, Kakao có được nguồn thu phong phú hơn ngoài nền tảng game di động. Gần đây, công ty cố gắng đa dạng hóa bằng cách ra mắt sản phẩm mới như dịch vụ tin tức, nghe nhạc trực tuyến, chia sẻ hình ảnh và mạng xã hội tương tự Path. Theo một bài báo trên Thời báo Phố Wall, Kakao từng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu tại Hàn Quốc.



Khi hoa hậu nói chuyện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981

Khi hoa hậu nói chuyện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981

(PLO)- Đêm chung kết và lễ trao giải cuộc thi Hoa hậu đại dương Việt Nam 2014 diễn ra vào tối 26-5 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP.Phan Thiết (Bình Thuận) đã nóng với vấn đề biển Đông, đặc biệt trong đó là sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.




Hoa hậu đại dương Việt Nam 2014 – Đặng Thu Thảo (giữa) cùng á hậu 1 Lê Thị Hà Thu (trái) và Á hậu 2 Lê Thị Vân Quỳnh - Ảnh: Q.T


Các thí sinh, ban tổ chức có thông điệp về sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 và hơn 100 tàu thuyền kể cả quân sự xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ngoài những tác phẩm ca nhạc trong đêm chung kết gắn với biển đảo; thí sinh, ban tổ chức, Hội du lịch tỉnh Bình Thuận… đã đóng góp cho các quỹ hướng về biển Đông, cảnh sát biển, kiểm ngư… 500 triệu đồng.


Tuy nhiên, ở phần thi ứng xử của top 7 thí sinh trong đêm chung kết về biển đảo lại là điểm trừ cho cuộc thi này.


Ngoài phần ứng xử khá trôi chảy và đúng của thí sinh Hà Thu – người đăng quang ngôi vị Á hậu 1 Hoa hậu đại dương Việt Nam 2014 về sự kiện giàn khoan; còn lại không ít câu trả lời của các thí sinh khác làm khán giả bất ngờ vì sự ngô nghê.


Trong phần ứng xử của thí sinh Phan Thị Thu Phương, với câu hỏi “Trước hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc với việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bạn có suy nghĩ và thái độ như thế nào?”


Thí sinh Phan Thị Thu Phương đã trả lời “Là một công dân yêu nước khi biết việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD tại biển Việt Nam mình, em rất bức xúc vì nó xâm phạm lãnh thổ vùng kinh tế của nước Việt Nam mình em muốn là người Trung Quốc hãy gỡ giàn khoan đó ra và trả lại cho nước Việt Nam xinh đẹp hơn”.


Hay thí sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền, dù câu hỏi không đề cập đến sự kiện hạ đặt giàn khoan HD 981, thí sinh này vẫn nhanh nhảu “nhân đây là một con dân Việt Nam em xin đề nghị Trung Quốc hãy rút giàn khoan HD 981 khỏi Việt Nam”.


Không chỉ thí sinh, ngay phần giao lưu với một nhà tài trợ trong đêm chung kết, người này còn cao hứng đề nghị cuộc thi Hoa hậu đại dương Việt Nam nên có Á hậu Hoàng Sa và Á hậu Trường Sa.


Sự kiện giàn khoan HD 981 được đưa vào cuộc thi không chỉ thể hiện cuộc thi bắt kịp yếu tố thời sự mà còn thể hiện lòng yêu nước của thí sinh, ban tổ chức của cuộc thi hướng về biển đảo. Tuy nhiên với những phần ứng xử của thí sinh lại chứng tỏ sự hiểu biết của thí sinh về sự kiện giàn khoan HD 981 chỉ dừng ở mức qua loa chứ chưa thật là sự lưu tâm.


Q.TRANG




Bản tin 8H: Giàn khoan phi pháp có dấu hiệu dịch chuyển

Bản tin 8H: Giàn khoan phi pháp có dấu hiệu dịch chuyển

TPO - Tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam, các tàu Việt Nam vẫn kiên trì chấp pháp, chủ động vòng tránh để không đẩy căng thẳng lên cao, các tàu của Trung Quốc vẫn hung hăng, bám sát, chặn đầu, tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng. Tại hiện trường ngày 25/5, theo hướng nam tây nam và ở khoảng cách 10 hải lý đã ghi nhận sự dịch chuyển nhất định vị trí của giàn khoan Hải Dương 981.


Giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 của Trung Quốc ở khu vực biển cách Hong Kong 320km - Ảnh: xinhuaGiàn khoan dầu khí Hải Dương 981 của Trung Quốc ở khu vực biển cách Hong Kong 320km - Ảnh: xinhua



Trước những khó khăn về vốn trong việc giải phóng mặt bằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng bổ sung cho dự án 400 tỷ đồng và đã được chấp thuận. Theo đó, trong những ngày tới các quận huyện TP Hà Nội sẽ được chủ đầu tư giải ngân thêm 400 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng. (Xem chi tiết)





Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương chia sẻ, phải đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng - kiên quyết đánh tan “giặc nội xâm”. Làm được điều này, lực ta mạnh hơn, lòng dân đoàn kết hơn. Chúng ta mới đủ sức đấu tranh với mọi lực lượng, mọi thủ đoạn của các thế lực đang chống phá chúng ta, mới bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. (Xem chi tiết)





Tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam, các tàu Việt Nam vẫn kiên trì chấp pháp, chủ động vòng tránh để không đẩy căng thẳng lên cao. Tuy nhiên các tàu của Trung Quốc vẫn hung hăng, bám sát, chặn đầu, tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng làm hư hại tàu Việt Nam và làm bị thương các kiểm ngư viên. (Xem chi tiết)





Cục Kiểm ngư cho biết ngày 25/5, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng hơn 120 tàu, bao gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu cá và một tàu chiến nhằm bảo vệ giàn khoan, không xuất hiện máy bay Trung Quốc. Tại hiện trường ngày 25/5, theo hướng nam tây nam và ở khoảng cách 10 hải lý đã ghi nhận sự dịch chuyển nhất định vị trí của giàn khoan Hải Dương 981.




Chiều 25/5, ông Lê Khuân - Phó chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, trong lúc khai thác hải sản tại ngư trường vịnh Bắc Bộ (vùng biển giáp Trung Quốc), một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm làm 1 người tử vong, 1 người mất tích. Tàu cá gặp nạn mang số hiệu QNg 96180, đang khai thác tại ngư trường thì bất ngờ bị một tàu vỏ sắt màu xám cố tình đâm vào, vỡ nát và chìm ngay xuống biển vào ngày 24/5.




Tình hình Thái Lan tiếp tục diễn biến căng thẳng. Trong ngày 25/5, có khoảng 1.000 người tuần hành ở thủ đô Bangkok để phản đối cuộc đảo chính bất chấp tuyên bố của chính quyền quân sự kêu gọi người dân không biểu tình và cấm tụ tập quá 5 người. Những người biểu tình đã tuần hành khắp thành phố sau khi có cuộc đối đầu căng thẳng với các binh sĩ có vũ trang tại một trung tâm bán lẻ. (Xem chi tiết)





Chính phủ quân sự Thái Lan - tự xưng là Hội đồng Giữ gìn trật tự và hòa bình quốc gia - ngày 25/5 tuyên bố hơn 100 nhân vật đang bị quân đội cầm giữ sau khi ra trình diện sẽ không bị buộc tội và được trả tự do sau 1 tuần. Đại tá Werachon Sukondhapatipak, người phát ngôn của chính phủ quân sự, nhấn mạnh những người bị bắt giữ được tự do sống cuộc sống bình thường nhưng họ sẽ bị theo dõi sát trong nỗ lực ngăn họ can dự vào cuộc xung đột.




Không lâu sau khi quân đội Thái Lan tuyên bố kiểm soát chính quyền, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên án đây là hành động “không thể biện minh được”. Với việc Washington đồng thời dừng các chương trình viện trợ quân sự cho đồng minh này, các nhà phân tích cảnh báo Washington đối diện nguy cơ quân đội Thái Lan xích lại gần Trung Quốc. Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận cuộc đảo chính ở Thái Lan năm 2006, dẫn tới quan hệ hợp tác quân sự gần gũi hơn giữa hai nước. (Xem chi tiết)





Đêm qua (25/5), ứng viên Petro Poroshenco, Chủ tịch Tập đoàn bánh kẹo Roshen, người được mệnh danh là “tỷ phú sôcôla”, đã tuyên bố chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine. Thông báo chưa chính thức từ các đơn vị bầu cử trên lãnh thổ Ukraine, ông Poroshenko giành được khoảng 55,9% trong tổng số phiếu bầu tại vòng bầu cử Tổng thống Ukraine đầu tiên; cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko - ở vị trí thứ hai với 12,9% số phiếu. (Xem chi tiết)





Cơ quan biên phòng Ukraine ngày 25/5 cho biết, lực lượng binh sĩ Nga đồn trú tại khu vực biên giới Ukraine – Nga đã rút về sâu trong vùng lãnh thổ nước này. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh binh sĩnh Nga rút khỏi khu vực tập trận gần biên giới với Ukraine nhằm “tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc bầu cử sắp tới ở Ukraine”. (Xem chi tiết)



Bi hài khách thiếu tiền trách gái mại dâm bạc

Bi hài khách thiếu tiền trách gái mại dâm bạc


Bi hài khách thiếu tiền trách gái mại dâm bạc


(Tin tức thời sự) - Cần giải tỏa nhu cầu sinh lý nhưng thiếu thốn tiền bạc, không ít những chuyện bi hài đã xảy đến với họ: những lao động xa quê, sinh viên xa nhà.



Dân chơi - chơi chịu


Vì sao mại dâm vẫn có thể tồn tại và ngày càng phát triển, bởi đó là mối quan hệ tất yếu: có cầu ắt có cung.


Cái nhu cầu ấy là nhu cầu về mặt thỏa mãn sinh lý, ở mọi đối tượng, từ người có thu nhập cao đến người có thu nhập thấp, hoặc rất thấp. Từ người có trí thức cao, được đào tạo đến nơi đến chốn hoặc đang trong quá trình đào tạo đến những người ít học.


Và để đáp ứng được cái “cầu” ấy, thì cũng xuất hiện hàng loạt đối tượng “cung” sao cho phù hợp với khả năng. Tuy nhiên, đôi khi cũng có sự quá sức đối với một sô cầu chọn sai cung và xảy ra những tình trạng bi hài, dở khóc dở cười.


Phóng viên báo Đất Việt đã thu thập tìm hiểu được một số nhân vật như sau.


Trần Tuấn B., (SN 1994), sinh viên trường Đại học GTVT Hà Nội, quê Thái Bình. Là một người được cho là khá chịu chơi và sớm biết mùi đời, như bao sinh viên khác, B. vẫn có người yêu, và họ vẫn quan hệ với nhau đều đặn. Tuy nhiên cái tính ham của lạ, chơi trội của một sinh viên mới lớn cũng khiến anh chàng này có lần ngã ngựa.











Một gái mại dâm được dân chơi khoe trên diễn đàn của web đen có giá trên 500.000 đồng/lượt
Một gái mại dâm được dân chơi khoe trên diễn đàn của web đen có giá trên 500.000 đồng/lượt

Sở thích của B. là lang thang trên mạng, vào các diễn đàn giới thiệu, chia sẻ gái gọi hạng sang, giá trung bình từ 500.000 đồng/lần đi khách trở lên. Độ tuổi của những cô gái như thế chỉ rơi vào tầm giữa 9x (1993 – 1997).


B. kể lại câu chuyện mà anh gặp cách đây 3 tháng mà cho đến giờ vẫn còn sợ không dám thử cảm giác lạ. Bữa đó sau cuộc rượu, nhu cầu tăng cao mà trong người hết tiền, chỉ còn hơn 200.000 đồng, trong khi nhà trọ của người yêu đã đóng cửa từ lâu. B. quyết định đánh liều liên hệ với một “hàng quen” tên Vân Anh (1994) với giá 500.000 đồng/lần.


Sau khi mây mưa với Vân Anh cho thỏa mãn, B. bẽn lẽn thú nhận mang không đủ tiền, hi vọng là với khách quen mà Vân Anh cho thiếu lần này, và ngày hôm sau sẽ trả đủ, còn hứa hẹn lần sau sẽ bo gấp đôi coi như đền bù. Nhưng Vân Anh cũng không phải vừa, với cô, khách quen mấy thì quen, nhưng đã bóc bánh là phải trả đủ tiền.


Trước sự bầy nhầy của B., cô đã gọi điện cho bảo kê, và chỉ sau vài cú đấm đá, B. buộc phải gán lại chiếc Iphone 4S của mình cho một người tên Hùng, độ hơn B. vài tuổi. Số tiền B. thiếu là 234.000, thêm 150.000 tiền nhà nghỉ, làm tròn thành 390.000 đồng. Ngày hôm sau, B. phải đi vay mượn ngược xuôi để đến chuộc lại chiếc điện thoại của mình.


“Em cũng không nghĩ là chúng nó bạc thế, mình mất bao nhiêu tiền, nhưng thiếu một tí thì nó gọi bảo kê ngay. Đến bây giờ cứ nhìn thấy mấy đứa như thế là em hết cảm hứng” – B. nhận xét.









Gái mại dâm HN: Làm phúc cho “trả góp” bị quỵt tiền



Lao động nghèo kể chuyện


Rời câu chuyện của B., phóng viên tìm đến khu trọ cho người lao động nằm sâu trong ngõ 1 Phạm Văn Đồng. Tại đây, không ít trường hợp phải gán nợ, siết đồ cho các quán gội đầu massage trên đường này.


Anh Trần Văn Ch. (1970, Yên Định, Thanh Hóa, làm nghề xe lam chở hàng) không hề xấu hổ mà tự tin kể: “Trong khu này cũng phải có vài thằng như anh, chưa kể mấy nhà xung quanh. Thì chú cũng hiểu, vợ thì ở quê, đàn ông thiếu vợ mấy ngày đã thấy ngứa ngáy, đằng này cứ đằng đẵng cả năm như thế, sao mà chịu được. Thiếu tiền thì chơi chịu, gán lại đồ, hôm sau ra trả rồi chuộc về cũng chẳng sao.”











Anh Trần Văn Ch. (1970, Yên Định, Thanh Hóa, làm nghề xe lam chở hàng)
Anh Trần Văn Ch. (1970, Yên Định, Thanh Hóa, làm nghề xe lam chở hàng)

Anh Ch. tự tin khoe chiến tích của mình qua chiếc điện thoại đen trắng đang cầm trên tay: “Đây là con 1280 (tên một loại điện thoại của Nokia – PV) thứ ba mà anh mua từ Tết đến giờ rồi đấy. Nợ quán ít tiền thì để lại điện thoại, mà có 200 nghìn cái điện thoại, tính ra cũng bằng tiền mình nợ người ta, quay lại lấy nó hèn người, đi mua luôn cái mới cho đỡ xấu hổ.”


Anh Ch. cũng cho biết thêm: “Gái bây giờ cũng khôn lắm, mấy cái điện thoại đểu, hàng Trung Quốc, mẫu mã xấu là nó không lấy đâu, có nhiều quán còn bắt để lại những vật quan trọng, như anh làm xe lam chẳng hạn, nó bắt tháo cái biển số để lại, không đến trả tiền cũng không được.”


Chỉ tay sang phòng trọ đối diện, anh Ch. tiếp tục kể: “Hay như thằng Hoàng Bỉm Sơn (một lao động khác người Bỉm Sơn, Thanh Hóa - PV), nó làm nghề xe ôm, có mỗi cái xe kiếm cơm, không hiểu cu cậu trốn đi chơi gái ở đâu mà bị “chặt chém”, thiếu tiền còn bị bảo kê thu mất bộ giấy tờ xe với bằng lái cả tháng nay rồi, đã lấy ra được đâu.”


Được biết, thu nhập một ngày của anh Ch. rất thất thường, ngày nào đỏ thì kiếm được cuốc chở hàng đi xa, còn ngày đen thì nằm phơi nắng cả ngày cũng không kiếm được đồng nào. Mà như anh Ch. tâm sự thì “đỏ thì hiếm chứ đen thì thường xuyên.”









Tâm tư gái mại dâm: Vay 20 triệu thì làm được gì?



Trường Sơn – Minh Tuệ



Giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển

Giàn khoan Hải Dương 981 dịch chuyển


Những ngày trước, máy bay trinh sát và trực thăng Trung Quốc thường xuyên bay ở độ cao thấp gần tàu chấp pháp Việt Nam. Tuy nhiên, ngày 25-5, lực lượng kiểm ngư không ghi nhận sự xuất hiện của máy bay Trung Quốc.


Thế nhưng, liên tục trong vài ngày gần đây, các tàu Trung Quốc đã mở rộng phạm vi ngăn cản các tàu chấp pháp Việt Nam khi tàu chúng ta cách giàn khoan 10-12 hải lý (thay vì chỉ từ 5-8 hải lý so với những ngày trước).


Khoảng 50 tàu cá vỏ sắt tải trọng lớn của Trung Quốc di chuyển thành hàng dài. Khoảng cách giữa các tàu Trung Quốc với nhau chỉ vài chục mét, tốc độ di chuyển nhanh, nối đuôi nhau tạo thành một rào cản trên phạm vi hơn 1 hải lý trên mặt biển. Khoảng cách giữa các tàu cá Trung Quốc khi di chuyển ngang các tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu kiểm ngư Việt Nam rất gần. Do đó, các tàu chấp pháp Việt Nam luôn chủ động vòng tránh để không xảy ra va chạm. Ghi nhận từ Cảnh sát biển Việt Nam cho biết trong ngày 25-5 tình hình khá yên ắng, không có sự va chạm nào đáng kể. Số lượng tàu dân sự Trung Quốc hiện diện nhiều hơn.


Theo thông tin từ phóng viên Đài truyền hình Việt Nam tại hiện trường ngày 25-5, theo hướng nam tây nam và ở khoảng cách 10 hải lý đã ghi nhận sự dịch chuyển nhất định vị trí của giàn khoan Hải Dương 981. Đây là thông tin đáng chú ý trước động thái mở rộng khu vực bảo vệ giàn khoan ở khoảng cách xa hơn của các tàu Trung Quốc trong những ngày gần đây.


Tuy nhiên, khi trao đổi với Tuổi Trẻ lúc 21g15 ngày 25-5, một lãnh đạo của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: “Chúng tôi có nghe một vài thông tin về sự dịch chuyển này. Nhưng những tàu gần nhất báo về không ghi nhận hiện tượng dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương 981. Chúng tôi đang xác minh, kiểm tra về thông tin này. Nếu giàn khoan có dịch chuyển trên biển khoảng 100m cũng rất khó xác định bằng mắt thường và cả máy móc. Tuy nhiên, hôm trước chúng tôi đã quay được rất rõ hình ảnh dấu hiệu mũi khoan cắm xuống biển. Nhưng hôm nay (ngày 25-5) không thấy mũi khoan nữa”.


MY LĂNG






0


Ý kiến bạn đọc (0) Gửi ý kiến của bạn


Hình dung cuộc chiến Mỹ-Trung

Hình dung cuộc chiến Mỹ-Trung


(PetroTimes) - Hãy tưởng tượng vào lúc sáng sớm, 1.000 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình của Trung Quốc ầm ầm bắn phá các mục tiêu dân sự và quân sự của Đài Loan.



Trong khi Không quân Mỹ đóng tại Okinawa chuẩn bị để nhanh chóng trợ giúp đồng minh, các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc tàn phá các hệ thống phòng không và ngắm bắn của Mỹ. Một đợt tấn công thứ hai của tên lửa đạn đạo nổ tung trong vũ trụ, phá tan các vệ tinh quân sự trọng yếu, trong khi cơn mưa tên lửa thứ ba trút xuống căn cứ, phá hủy các máy bay và làm cho đường băng không còn sử dụng được nữa.


Trong khi đó, một cụm tàu sân bay tiến công Mỹ do tàu sân bay USS George Washington dẫn đầu bắt đầu rời Nhật Bản lên đường tới eo biển Đài Loan. Không có các phương tiện cảnh báo tiên tiến và dữ liệu bổ sung từ các vệ tinh, các hệ thống phòng thủ tên lửa của cụm tàu sân bay Mỹ ở vào thế bất lợi so với các tên lửa “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc đang lao đến. Các hệ thống phòng thủ của Mỹ làm hết sức, nhưng một số ít tên lửa Trung Quốc vẫn bắn trúng được mục tiêu, làm cho boong bay của tàu sân bay USS George Washington không còn sử dụng được nữa. Sức mạnh không quân và hải quân hùng mạnh của nước Mỹ đã bị loại khỏi cuộc chơi.





Tuy còn lâu mới là một bức tranh hoàn chỉnh, kịch bản giả định này là ác mộng tồi tệ nhất của quân đội Mỹ. Tất nhiên, bây giờ, bất kể những màn diễu võ giương oai trên quần đảo Senkaku và thỉnh thoảng dậm dọa đối với Đài Loan, chiến tranh sẽ gần như chắc chắn không nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng chính tiềm năng trở thành hiện thực của kịch bản này giúp kiềm chế không để xảy ra chiến tranh.


Điều rõ ràng là quân đội Mỹ vẫn là lực lượng chiến đấu đáng sợ nhất thế giới, không thể đánh bại khi giao tranh một đối một. Tuy nhiên, Mỹ sẽ thấy một cuộc chiến tranh kéo dài có thể kết thúc bằng trận đại chiến hạt nhân là quá tốn kém. Trung Quốc hiểu rất rõ điều đó. Vì vậy, thay vì tự định hướng mình vào một cuộc chiến tranh tổng lực mà họ không thể giành chiến thắng, chiến lược quân sự của Trung Quốc nhằm vào một mục đích nhỏ hơn, nhưng thực tế hơn là đẩy Mỹ ra khỏi sân sau của Trung Quốc.


Khôi phục niềm tự hào Trung Hoa


Những hành động khiêu khích đối với Đài Loan và quần đảo Senkaku về thực chất không liên quan đến vấn đề đất đai, mà là vấn đề niềm tự hào dân tộc. Vẫn tức giận bốc khói với sự lúng túng của họ trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, khi Tổng thống Bill Clinton đã thực hiện một màn trình diễn sức mạnh áp đảo của Mỹ bằng việc triển khai hai cụm tàu tàu sân bay tiến công đến khu vực này, chính phủ Trung Quốc đã tìm cách thể hiện tầm vóc phát triển của mình bằng cách kiểm soát Thái Bình Dương, một khu vực bị Hải quân Mỹ thống trị lâu nay.


Các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là những hành động gần đây, là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến Mỹ rằng, Trung Quốc muốn giành lấy địa vị cường quốc khu vực của Mỹ, Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia nói với hãng Bloomberg. “Họ đang nói với Mỹ rằng, chúng tôi đang rất nghiêm túc về việc mà chúng tôi đang chuẩn bị để chấp nhận rủi ro của việc hành động khiêu khích để thuyết phục các vị nghiêm túc hiểu rằng, chúng tôi muốn thay đổi trật tự”.


Để yểm trợ cho các hành động của mình, các chiến lược gia Trung Quốc đã phát triển một kho vũ khí phi đối xứng thông thường lớn được thiết kế riêng để đẩy lùi sức mạnh của Mỹ, có thể tạo ra sự răn đe mạnh mẽ buộc quân đội Mỹ phải đi lại nhẹ nhàng trong một khu vực mà có thời nó từng thống trị, làm mưa làm gió.


Chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD)


Nhằm ngăn chặn lực lượng Mỹ sử dụng ưu thế công nghệ của họ để tấn công vào trung tâm Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD). Về nội dung cơ bản, A2/AD là một chiến lược phòng thủ nhiều tầng kết hợp các cuộc tấn công trên bộ, trên biển, trên không, không gian mạng và vũ trụ để đối phó với các lợi thế quân sự của Mỹ.


Thay vì đặt ra mục đích đánh bại thẳng thừng đối thủ, chiến lược của Trung Quốc sử dụng các làn sóng tấn công lặp đi lặp lại bằng cách sử dụng các cuộc tấn công không gian mạng, vũ khí chống vệ tinh, tên lửa đạn đạo, tàu ngầm tàng hình và các vũ khí khác để làm chậm các lực lượng Mỹ khi kéo đến gần hơn bờ biển Trung Quốc.


Trong kịch bản thành công, mỗi làn sóng các cuộc tấn công liên tiếp sẽ làm suy yếu ưu thế của lực lượng đối địch mạnh hơn, như vậy khi họ đạt được mục tiêu của mình, họ cũng phải chịu quá nhiều thương vong hoặc quá nhiều phí tổn để phát động một cuộc tấn công lớn.



Một yếu tố then chốt của sức mạnh quân sự Trung Quốc là kho dự trữ ngày càng tăng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có đủ tầm để với tới phần lớn châu Á. Đáng ngại nhất là tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D có tầm bắn ước 2.700 km và được thiết kế đặc biệt để tấn công phương tiện tung sức mạnh lớn nhất của quân đôi Mỹ là tàu sân bay.


Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu một số lượng ngày càng tăng của máy bay chiến đấu, và đặc biệt là họ đang phát triển các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J -20 và J -31. Đồng thời, Trung Quốc đã mua ít nhất 12 tàu ngầm điện-diesel tàng hình lớp Kilo từ Nga, trong khi quân đội Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm khỏi các kỹ năng chiến tranh lạnh như săn ngầm.


Hóa giải chiến lược A2/AD


Trong cuộc chiến lý thuyết chống Trung Quốc, cuộc chạy đua vũ trang đã đang diễn ra. Trong khi Trung Quốc phát triển vũ khí phi đối xứng để giảm thiểu lợi thế của Mỹ, Lầu Năm góc cũng đang tìm kiếm các công nghệ để vượt qua những công nghệ đối chọi họ này.


“Một phần của những gì làm cho xác suất của chiến tranh là quá thấp là Mỹ và Đài Loan đã thực hiện những bước để chắc chắn là nó sẽ đau đớn đối với Trung Quốc”, David Shlapak, một nhà phân tích chính sách quốc tế cao cấp của Tổng công ty Rand, nói với tạp chí Popular Mechanics vào năm 2010.


Trong thực tế, nhiều hệ thống vũ khí đang được phát triển sẽ không bao giờ thực sự tham chiến, nhưng cuộc chạy đua vũ trang giả thuyết là rất quan trọng khi các nhà nghiên cứu thuộc cả hai bên tìm cách làm lệch cán cân về hướng có lợi cho họ và thay đổi tính toán của các chiến lược gia quân sự.


Theo Đô đốc Patrick Walsh, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho đến năm ngoái, thì không có lý do để phải sợ sự tăng cường quân sự của Trung Quốc khi mà các khả năng của Mỹ vẫn bắt kịp.


“Khi chúng ta nhìn vào các loại phát triển này, chẳng hạn như ASBM (tên lửa đạn đạo chống hạm), chúng là những phát triển công nghệ mà chúng ta tôn trọng, nhưng không nhất thiết phải lo sợ”, Đô đốc Walsh nói với Popular Mechanics. “Yếu tố then chốt trong bất kỳ chiến lược răn đe nào là làm cho nó rõ ràng với những người sẽ sử dụng một sản phẩm công nghệ nào đó, rằng chúng ta có những phương tiện để đối phó với nó và để duy trì ưu thế công nghệ”.


Ngay cả với những lợi thế công nghệ của quân đội Mỹ, sự tăng trưởng quân sự bùng nổ của Trung Quốc cũng đã đảm bảo rằng, ngay cả một cuộc xung đột nhỏ với Mỹ sẽ gây tổn thất nhiều hơn bất cứ điều gì mà các quốc gia đã chứng kiến trong nhiều thập kỷ - đó chính là lý do tại sao nó sẽ không xảy ra.


Theo Vietnamdefence



Thật khó để tin nhau

Thật khó để tin nhau


(PetroTimes) - Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2014 (WEF Đông Á 2014) với chủ đề “Thúc đẩy sự tăng trưởng vì tiến bộ đồng đều” tại Philippines được dư luận quan tâm bởi có khoảng 450 đại biểu là chính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các tổ chức xã hội trong và ngoài khu vực tham dự.



Năng lượng Mới số 324


Và trước đó (chiều 21/5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại cuộc họp báo chung thông báo về kết quả cuộc hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino, trong đó nhấn mạnh tới việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, nhất là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ xâm phạm sâu vào trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.


Giải quyết hòa bình tranh chấp kiểu Trung Quốc


Ngày 21/5, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, sẽ cùng các nước liên quan giải quyết hòa bình những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhưng ông Tập Cận Bình cũng đưa ra cảnh báo đối với Mỹ và một số nước khác - các quốc gia không nên tăng cường liên minh quân sự để chống lại Trung Quốc, dù Bắc Kinh có mâu thuẫn với láng giềng về tranh chấp lãnh thổ.


Cũng trong ngày 21/5, tờ Washington Post bình luận, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam, nhưng hiện vẫn chưa có công cụ nào hữu hiệu để “đuổi họ” ra khỏi khu vực này. Cùng ngày 21/5, một số tờ báo lớn của Singapore đăng bài trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Nhật Bản Nikkei của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, theo đó ASEAN - Trung Quốc là quan hệ đa diện và Biển Đông là một mặt của mối quan hệ này. Bởi ASEAN đang thảo luận COC với Trung Quốc, sau khi ký DOC.


Chiều 19/5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tiếp tục vu cáo Việt Nam gây rối và phá hoại hoạt động bình thường của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cao giọng thách thức: Không phải ai đó muốn cản là cản được. Việt Nam đừng phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác thành đại sai lầm?!


Dư luận cũng quan tâm tới phát ngôn hiếu chiến của tướng quân đội Trung Quốc về hưu La Viện khi tờ Nhân Dân nhật báo dẫn lại lời lẽ hung hăng và ngang ngược của ông này: Bắc Kinh sẽ đưa hàng trăm giàn khoan đến Biển Đông trong tương lai; đồng thời kiến nghị Bắc Kinh phải áp dụng chính sách đối ngoại tương thích để ép buộc Việt Nam và Philippines phải tuân theo!? Ngày 21/5, tờ Huffington Post đăng bài phân tích của Nayan Chanda, biên tập viên tờ Yale Global: trong vụ giàn khoan HD-981, Trung Quốc đã lặp lại thủ đoạn muôn thuở, đục nước béo cò, ngư ông đắc lợi.



Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự


Ngày 20/5, tại cuộc điều trần trước Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ về ngân sách hoạt động và viện trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ cho khu vực trong tài khóa 2015, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel cho rằng, hành động của Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông là một thách thức lớn đối với Mỹ và các nước hữu quan. Ông Daniel Russel khẳng định, Trung Quốc muốn giành chủ quyền một cách phi pháp và việc xây dựng trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động nhằm quân sự hóa các hòn đảo tranh chấp để làm cơ sở cho các yêu sách chủ quyền.


Các nghị sĩ và ông Daniel Russel đều cho rằng, hành động đơn phương hạ đặt giàn khoan HD-981 tại Biển Đông và sử dụng nhiều tàu thuyền, trong đó có tàu hải quân hộ tống đã và đang đe dọa tới hòa bình và an ninh, cũng như sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Hạ nghị sĩ Ami Bera cho rằng, nếu Washington không hành động, Bắc Kinh sẽ lấn tới trong tương lai.


Ngày 20/5, tờ Le Monde của Pháp đăng bài “Những mưu đồ đế quốc của Bắc Kinh khiến Việt Nam nổi giận”. Theo đó, sức mạnh đang lên của Trung Quốc không đơn thuần là kinh tế khi đường lối dân tộc chủ nghĩa song hành với hiện đại hóa quân đội, nhất là hải quân. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia và Giáo sư Ronald Clarke của Đại học Sydney cho rằng, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam là bước đi nhằm củng cố tham vọng kiểm soát Biển Đông và Bắc Kinh cần ngừng những hành động tự ý như vậy.


Theo ông Carl Thayer, có nhiều động thái cho thấy Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ Biển Đông, kể cả hoạt động khai thác nguồn tài nguyên tại đây. Còn theo Giáo sư Ronald Clarke, hành động của Trung Quốc là thiếu tôn trọng láng giềng, nên chấm dứt ngay.


Ngang ngược áp đặt


Trung Quốc lại vừa ngang ngược áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đối với các tàu cá trong và ngoài nước trong vòng 2 tháng rưỡi, kể từ ngày 16/5 tại một số khu vực ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền tỉnh Hải Nam nếu muốn hoạt động nghề cá trong phạm vi 2 triệu km2 (2/3 diện tích Biển Đông) mà Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền của mình. Dư luận cho rằng, lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc sẽ càng làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng. Tại cuộc họp báo ngày 19/5, ông Stephane Dujarric, người phát ngôn Liên Hiệp Quốc cho biết, căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được Tổng Thư ký Ban Ki-moon thảo luận với giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhân chuyến thăm nước này. Ông Ban Ki-moon kêu gọi tất cả các bên phải kiềm chế tối đa và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.



Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ


Ngày 19/5, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert khẳng định, sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu mang lại hiệu quả, góp phần định hình và xoay chuyển được các sự kiện, diễn biến trong khu vực. Được biết, có 51/289 chiến hạm của hải quân Mỹ đang có mặt tại Châu Á - Thái Bình Dương và con số này sẽ tăng lên 58 chiếc trong năm tới và 67 chiếc trước năm 2020. Trước đó, Hãng BBC dẫn lời cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Dennis Blair cho rằng, quân đội Trung Quốc dành 90% thời gian để suy nghĩ làm thế nào bắn hạ máy bay và tàu chiến Mỹ.


Trong bản tin chiều 19/5, Hãng CAN (Đài Loan) cho biết, sáng 19-5, ông Lâm Úc Phương đã chất vấn về việc Trung Quốc lấp biển ở bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và được biết, Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng công trình ở bến tàu thuộc bãi Gạc Ma, làm kênh dẫn nước dài 300m có thể cung cấp bến đỗ cho tàu cỡ lớn hoặc sau khi lấp biển quy mô lớn sẽ xây dựng bãi đỗ trực thăng và hạ tầng giám sát khác.



Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa


Ngày 20/5, Hội nghị ADMM-8 ở thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar đã thông qua Chương trình công tác 3 năm (2014-2016) và ra Tuyên bố chung về “Hợp tác quốc phòng vì cộng đồng và thịnh vượng”. Tuyên bố chung của hội nghị nêu rõ, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN ủng hộ các kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 và Tuyên bố chung Nay Pyi Taw về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, trong đó kêu gọi tăng cường hợp tác bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và UNCLOS.


Tuyên bố cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, không sử dụng vũ lực, không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) như đã được thể hiện trong Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông. Việc Hội nghị ADMM-8 ra Tuyên bố chung về “Hợp tác quốc phòng vì cộng đồng và thịnh vượng”, trong đó kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Việt Nam trong việc phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trên vùng biển Việt Nam.


Lộ rõ mưu đồ độc bá Biển Đông


Ngày 19/5, tờ Wall Street Journal đặt câu hỏi, liệu Washington và Bắc Kinh có đang hành động giống như tuyên bố đã đưa ra - Mỹ khẳng định không cần phải cố gắng để kiềm chế Trung Quốc bởi quốc gia hơn 1,34 tỉ người cam kết “trỗi dậy hòa bình”, trong khi Trung Quốc đang ngày càng thể hiện quyết tâm thực hiện tham vọng phi lý ở Biển Đông, ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ tại khu vực này. Tờ China Daily Mail cho rằng, những hành động của Trung Quốc đã dấy lên mối lo ngại không những đối với 14 nước láng giềng có chung biên giới, mà nhiều quốc gia khác. Nhiều học giả Đài Loan, Hongkong cho rằng, Mỹ hy vọng can dự vào Biển Đông, trong khi Trung Quốc chờ thời cơ sinh biến.



Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI), Đại tướng Moeldoko


Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham từng cảnh báo về những hành vi nguy hiểm của Trung Quốc. Còn nhà khoa học chính trị John Mearsheimer nhận định, trong tương lai, có thể sẽ có một cuộc cạnh tranh về an ninh hết sức căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, thậm chí không loại trừ khả năng có thể dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, với việc đưa tàu đến Việt Nam đón công dân về nước, Bắc Kinh đang cố tạo ra hình ảnh họ mới là nạn nhân, trong khi dư luận quốc tế đều chống lại những bước đi hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.


Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án hành động sai trái của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh việc phải xây dựng COC để duy trì ổn định và tăng cường hiểu biết giữa các quốc gia trong khu vực.


Ngày 20/5, khi trả lời phỏng vấn tạp chí Phố Wall, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã phản bác một số quan điểm từng được Trung Quốc đưa ra để biện minh cho hành động leo thang tại Biển Đông, đồng thời cho biết, Indonesia sẽ can dự mạnh hơn nhằm giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển Việt Nam. Đồng thời khẳng định, hành động của Trung Quốc rõ ràng đã vi phạm DOC.



Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc


Cũng trong ngày 20/5, Ngoại trưởng Canada John Baird bày tỏ lo ngại trước những căng thẳng gia tăng gần đây tại Biển Đông, làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực. Ngoại trưởng Singapore Shanmugam nhấn mạnh tới sự cần thiết phải gấp rút hoàn tất COC. Theo học giả Ian Storey, chuyên gia về chính trị khu vực của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, sự chia rẽ đã tồn tại trong ASEAN và Trung Quốc rất chuyên nghiệp trong việc khai thác nó. Ngoài ra, sự thiếu thống nhất trong phản ứng của ASEAN càng kích thích Bắc Kinh theo đuổi mạnh mẽ hơn yêu sách của họ.


Theo tờ Phil Star, ngày 19/5, Tổng thống Benigno Aquino đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm DOC khi tiến hành cải tạo đất tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cùng ngày 19/5, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã kêu gọi tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông phải duy trì các kênh thông tin liên lạc mạnh mẽ và liên tục nhằm bảo đảm ổn định trong khu vực.


Khi trả lời phỏng vấn Hãng Kyodo News, Đại sứ Philipines tại Nhật Bản Manuel Lopez cho biết, Manila muốn tăng cường hợp tác với Washington và Tokyo nhằm kiềm chế sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh. Theo ông Manuel Lopez, Nhật Bản và Philippines đang có chung mâu thuẫn với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và bãi cạn Scabrough/Hoàng Nham, bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.









Ngày 20/5, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ, đã ra thông cáo về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và gửi đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, các tổ chức quốc tế cùng các cơ quan báo chí có trụ sở tại Geneva.


Sau khi liệt kê cụ thể những động thái của Trung Quốc kể từ ngày 2/5, thời điểm Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thông cáo nêu rõ hành vi của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo UNCLOS, vi phạm DOC, cũng như thỏa thuận cấp cao hai nước…


Trước những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan HD-981 cùng một loạt tàu hỗ trợ ra khỏi vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam.



Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh



Đừng kỳ vọng quá vào tôi để làm đẹp

Đừng kỳ vọng quá vào tôi để làm đẹp

Tự nhiên bạn thấy mình bị giảm phản xạ, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm với những rung động và cảm thụ bản thân hay tự nhiên bị liệt cơ mắt... Trong những trường hợp như vậy chắc chẳng ai nghĩ rằng đó lại là những dấu hiệu cho thấy trong cơ thể bạn có sự thiếu hụt vitamin E tôi.


Trong thực tế, các bạn thường nghĩ tới tác dụng làm đẹp, chống lão hóa của tôi nhiều hơn. Rất nhiều phụ nữ đã dùng tôi và dùng thường xuyên với hy vọng “trẻ mãi không già”. Đó là do các nhà khoa học đã phát hiện thấy tôi có tác dụng ngăn cản ôxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm ôxy hóa độc hại nên ngoài việc làm mất những triệu chứng do thiếu tôi nói trên thì vitamin E tôi còn được dùng làm thuốc chống ôxy hóa. Nhưng muốn tác dụng này có hiệu quả, các bạn phải sử dụng tôi kết hợp với các vitamin A, C và selenium. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng kỳ vọng quá vào tôi ở lĩnh vực này nhé.



Ðừng kỳ vọng quá vào tôi để làm đẹp


Dùng vitamin E liều cao có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa...


Trong lĩnh vực sản khoa, các bác sĩ còn dùng tôi trong các trường hợp sẩy thai tái diễn, vô sinh, nhiễm độc thai nghén... nhưng lợi ích của tôi trong lĩnh vực này qua các nghiên cứu lâm sàng vẫn chưa chứng minh được.


Có một điều rất thuận lợi cho các bạn là tôi có mặt trong rất nhiều thực phẩm mà hàng ngày ta ăn uống. Nơi tôi có mặt nhiều nhất là dầu thực vật, đặc biệt là dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu hạt bông, ngũ cốc và trứng. Mặt khác, tôi lại không bị phân hủy khi nấu nướng nên sẽ không bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn. Nếu bữa ăn của bạn đa dạng, giàu các thực phẩm trên sẽ không phải lo thiếu tôi đâu nhưng vì một lý do nào đó như chế độ ăn kém, trẻ em bị xơ nang tuyến tụy hoặc kém hấp thu mỡ do teo đường dẫn mật, trẻ sơ sinh thiếu tháng rất nhẹ cân khi đẻ... thì cần phải bổ sung tôi dưới dạng thuốc. Các bạn cần dùng đúng liều chỉ định của bác sĩ nhé, không nên dùng thừa vì lượng vitamin E tôi hấp thu sẽ bị giảm khi liều dùng tăng lên đấy.


Ngoài ra, người ta còn thấy có mối tương quan giữa tôi và vitamin A như tôi làm tăng sự hấp thu vitamin A qua ruột và bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do ôxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên. Tôi cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A nữa.


Bình thường, tôi dung nạp tốt. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao, tôi có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các rối loạn tiêu hóa khác. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu, thậm chí bị viêm da tiếp xúc (khi dùng thuốc để bôi).


Nguyên Cường



Thái Lan đang dần 'ngả vào tay Trung Quốc'?

Thái Lan đang dần 'ngả vào tay Trung Quốc'?

Thái Lan đang dần 'ngả vào tay Trung Quốc'?


> Tướng đảo chính tự phong thủ tướng lâm thời

> TRỰC TIẾP: Đảo chính quân sự rúng động Thái Lan


TG - Không lâu sau khi quân đội Thái Lan tuyên bố kiểm soát chính quyền, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lên án đây là hành động “không thể biện minh được”. Với việc Washington đồng thời dừng các chương trình viện trợ quân sự cho đồng minh này, các nhà phân tích cảnh báo Washington đối diện nguy cơ quân đội Thái Lan xích lại gần Trung Quốc.











Binh lính Thái Lan chặn cuộc tuần hành chống đảo chính hôm 24/5 tại Bangkok. Ngày 25/5, hàng nghìn người lại biểu tình ở thủ đô Thái Lan, Ảnh: AOL
Binh lính Thái Lan chặn cuộc tuần hành chống đảo chính hôm 24/5 tại Bangkok. Ngày 25/5, hàng nghìn người lại biểu tình ở thủ đô Thái Lan, Ảnh: AOL.

Mỹ nhanh chóng quyết định ngừng khoản viện trợ quân sự 3,5 triệu USD, tương đương 1/3 tổng số viện trợ của Washington cho Bangkok. Washington cũng hoãn các cuộc tập trận với đồng minh châu Á lâu đời nhất này, hủy chuyến thăm của các quan chức cấp cao đã được lên kế hoạch trước. Chương trình huấn luyện vũ khí được chính phủ Mỹ tài trợ cho cảnh sát hoàng gia Thái Lan (dự kiến bắt đầu hôm nay) cũng dừng lại. Theo báo chí phương Tây, Mỹ nhiều lần cảnh báo quân đội Thái Lan đứng ngoài cuộc, nhưng một số chuyên gia cho rằng, quân đội nước này đang rất chú trọng các diễn biến chính trị, nên khó có khả năng thay đổi theo ý kiến quốc tế.


Thái Lan có quan hệ tốt với Trung Quốc hơn nhiều nước láng giềng. Trung Quốc vẫn chưa chỉ trích hành động chiếm quyền của quân đội Thái Lan. Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận cuộc đảo chính ở Thái Lan năm 2006, dẫn tới quan hệ hợp tác quân sự gần gũi hơn giữa hai nước. Năm ngoái, giới chức Mỹ tránh gọi việc quân đội Ai Cập chiếm chính quyền là một cuộc đảo chính, nhằm tránh phải dừng viện trợ quân sự. Giới chức Mỹ từ chối so sánh quyết định của họ đối với Ai Cập và Thái Lan, chỉ nói rằng Washington coi hai trường hợp này không liên quan đến nhau.


Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha, tuyên bố đảo chính công khai, nên “không để chừa ra khoảng trống nào để gọi khác đi, nhưng có vẻ tuyên bố của ông Kerry tương đối khắc nghiệt”, thành viên cao cấp của Hội đồng Đối ngoại (một tổ chức phi chính phủ tại Mỹ) nhận xét.


Cấu trúc an ninh mới ở châu Á - Thái Bình Dương


Báo Philstar của Philippines vừa dẫn lời một số quan chức chính phủ nước này nói rằng, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập một “cấu trúc an ninh” mới ở châu Á - Thái Bình Dương với các đồng minh chiến lược và đồng minh theo hiệp định như Philippines, trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động ngày càng hung hăng trong các tranh chấp lãnh thổ, trong đó có vấn đề biển Đông.


Theo các quan chức Philippines, việc xây dựng các căn cứ mới đối với Mỹ là quá tốn kém nên không triển khai được. Thay vào đó, Mỹ sẽ tạo ra hệ thống “nan hoa” trong cấu trúc an ninh mới. Đây là một phần của chính sách xoay trục hay tái cân bằng lực lượng của Mỹ ở khu vực. Bài báo của Philstar nói rằng, bên cạnh Philippines, những “nan hoa” khác bao gồm Úc, Nhật Bản, khả năng sẽ có cả Singapore và Thái Lan. Washington cũng đang muốn lôi kéo Malaysia thành đối tác chiến lược. Báo chí Philippines đưa tin, Đô đốc William Locklear II, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, xác nhận bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á vừa diễn ra ở Philippines rằng, Việt Nam nằm trong danh sách một số nước mà Washington muốn tăng cường quan hệ.


Theo một thỏa thuận ký năm 1992, Singapore cho phép lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ sử dụng căn cứ quân sự Sembawang. Lực lượng Mỹ cũng thường có các đợt tập trận chung với quân Thái Lan, cho dù Mỹ vừa quyết định dừng viện trợ quân sự cho đồng minh lâu đời nhất ở châu Á này, sau cuộc đảo chính quân sự ở Bangkok.


Nhân dịp Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á, Đô đốc Locklear vạch ra kiểu cấu trúc an ninh mới tại một cuộc họp kín với quan chức Philippines và các chuyên gia an ninh ASEAN sau Diễn đàn, Philstar đưa tin. Ông Locklear nhấn mạnh rằng, Mỹ đã duy trì hiện diện an ninh rất mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương suốt 70 năm qua và “quân đội Mỹ hoan nghênh Trung Quốc như một đối tác”. “Quan điểm của Mỹ là không bao vây Trung Quốc”, ông Locklear nói, và cho biết lợi ích của Mỹ và Trung Quốc “hội tụ” trong khoảng 80% các vấn đề. Tuy nhiên, còn những vấn đề ngoài 80% đó “đang xảy ra ở đây”.


Trong chuyến thăm châu Á tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết rằng, Washington sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp lãnh thổ của nước này bị tấn công, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Nhưng ông Obama chưa đưa ra cam đoan nào như vậy đối với những bãi cát ngầm và rạn san hô trên biển Đông và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines mà Trung Quốc cũng tuyên bố là của họ. Manila và Washington vẫn đang hợp tác tốt theo Thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự, được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tháng trước. Thỏa thuận này tạo cơ sở cho quân đội Mỹ tăng cường hiện diện luân phiên ở Philippines.









Kiều bào tiếp tục phản đối Trung Quốc


Chiều 24/5, đông đảo học sinh, sinh viên, bà con Việt kiều và nhiều người Thụy Sĩ tiếp tục tuần hành dọc các tuyến đường chính ở thành phố Zurich, rồi đến tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thụy Sĩ để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trước đó, tại Auckland, thành phố lớn nhất của New Zealand, sinh viên Việt Nam đang học tập tại đây đã tổ chức biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc. Trong khi đó, tại thủ đô Bucharest, Hội người Việt Nam tại Romania tổ chức mít-tinh và ra tuyên bố phản đối Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.



Trúc Quỳnh


Các tin khác




Ông Putin “xuống nước” tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với phương Tây

Ông Putin “xuống nước” tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với phương Tây
Theo Tiếng nói nước Nga, diễn đàn kinh tế quốc tế thứ XVIII đã kết thúc tại St. Petersburg.

Hoạt động năm nay được tổ chức dưới phương châm "Củng cố lòng tin trong thời đại những biến đổi". Lòng tin là chủ đề đặc biệt kịp thời trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và châu Âu tuyên bố với Nga.


Chính bởi vậy, các thành viên tham dự diễn đàn đặc biệt quan tâm tới câu hỏi làm thế nào kích thích tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư vào Nga.


Mặc dù tập trung hàng đầu vào các chủ đề kinh tế nhưng diễn đàn St. Petersburg năm nay đã không thể bỏ qua vấn đề chính trị. Sự suy giảm quan hệ giữa Nga và phương Tây do tình hình ở Ukraine đang tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp Nga cũng như nước ngoài.


Chính các đối tác nước ngoài chịu tổn thất nhiều nhất do lệnh trừng phạt và đối với họ vấn đề được nêu rất quan trọng. Phát biểu trước các thành viên trong ngày làm việc thứ hai của diễn đàn.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói về điều này: “Tôi hiểu rõ mối quan ngại của các doanh nhân nước ngoài đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào Nga, có được uy tín lớn, đang động thành công ở đất nước chúng tôi. Đó là đại diện các công ty kỹ thuật, chế tạo máy, mà đơn đặt hàng của Nga là nguồn tăng trưởng chính. Hay ví dụ, ngành du lịch châu Âu vốn định hướng đáng kể thị phần người tiêu dùng Nga. Nhưng chẳng lẽ giờ đây, hoạt động kinh doanh thành công lại phải lệ thuộc vào chính sách không ổn định, chấp nhận nhường cho các đối thủ cạnh tranh vị trí đạt được và thị trường khổng lồ?”


Nhiều người tham gia thảo luận tại diễn đàn, các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp phương Tây đã bày tỏ thái độ không hài lòng về những biện pháp trừng phạt. Chính trị không nên can thiệp vào công việc kinh doanh - đó là nét chủ đạo trong các phát biểu của họ.


Các doanh nghiệp Nga cũng quan tâm xúc tiến xây dựng liên lạc thương mại và kinh tế. Những chủ đề khác của diễn đàn là cải thiện môi trường kinh doanh ở Nga và kích thích đầu tư.


Bắt đầu từ năm nay, các đối tác nước ngoài sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm dự án có lợi. Đó là nhờ vào hoạt động đánh giá xếp loại môi trường đầu tư quốc gia. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội chia sẻ nhận xét, đóng góp ý kiến về môi trường kinh doanh.


Tổng thống Putin cho biết: “Trên thực tế, đó là cơ chế đánh giá tiềm năng kinh doanh quốc gia và các tiêu chuẩn cho từng khu vực trong nước, thực hiện dựa vào ý kiến của các doanh nhân làm việc ở từng khu vực cụ thể. Đánh giá xếp loại quốc gia không chỉ đơn thuần là một hệ thống những đánh giá. Nó phải trở thành công cụ hoạt động hiệu quả góp phần tiến hành những thay đổi hệ thống. Ở cấp liên bang cũng như khu vực.”


Nhiệm vụ chính của đánh giá xếp loại, theo ông Putin, là nhằm mở rộng "địa lý" đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp nước ngoài đến các khu vực khác nhau trong nước.


Bộ trưởng Bộ Phát triển khu vực Igor Slyunyaev bày tỏ tin tưởng rằng đối tác đầu tư nước ngoài nhất định sẽ chú ý hơn tới các khu vực: “Ví dụ chứng minh cho điều này chính là diễn đàn kinh tế của chúng ta tại St Petersburg. Sáu ngàn rưởi đại biểu đến từ 75 quốc gia, hai phần ba trong số đó là đại diện của cộng đồng châu Âu. Hơn nữa, chúng tôi đang dẫn đầu về khối lượng thu hút đầu tư nước ngoài. Xu hướng này sẽ được tiếp tục duy trì. Một định nghĩa đúng đắn đã được Tổng thống Nga nêu - sự trừng phạt kinh tế hoạt động theo nguyên tắc boomerang. Chúng sẽ dội lại vào nền kinh tế của nhà nước đi theo phương hướng áp dụng trừng phạt.”


Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế thứ XVIII, Tổng thống Nga Putin cho biết, Nga sẵn sàng hợp tác với các nước phương Tây và đánh giá cao "quan điểm chín chắn, thực tế" của các nhà lãnh đạo châu Âu. Từ phía mình, Nga đang và sẽ tiếp tục không dựng rào cản đối với các hoạt động kinh doanh hiệu quả. Sự lựa chọn thuộc về các đối tác.





“Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nói đến tình hữu nghị thực thụ”

“Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nói đến tình hữu nghị thực thụ”

Chủ nhật 25/05/2014 16:18




(VTV Online) - Đó là nhận định của ông Trần Việt Thái – chuyên gia nghiên cứu tình hình châu Á, Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao khi nói về thông điệp gây tiếng vang lớn trong dư luận Việt Nam và thế giới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần qua.



“Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nói đến tình hữu nghị thực thụ”


Ông Trần Việt Thái - chuyên gia nghiên cứu tình hình châu Á, Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao - trao đổi tại trường quay "Toàn cảnh thế giới"



Đã 3 tuần trôi qua kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và lãnh hải Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế đều lên án mạnh mẽ về hành động gây hấn của Trung Quốc nhưng tình hình chưa hề lắng dịu.


Trước “cuộc đấu tranh” trên nhiều mặt trận mà Việt Nam đang tiến hành, ông Trần Việt Thái nhận định trong cuộc trao đổi tại chương trình Toàn cảnh thế giới rằng: “Tôi rất tin tưởng vào ý chí, lòng quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh này. Nhìn lại 3 tuần qua, chúng ta thấy, về cơ bản, toàn Đảng, toàn dân rất đồng lòng, nhân dân Việt Nam rất ủng hộ các biện pháp giải quyết tình hình của Đảng và các cơ quan chức năng trong thời gian qua.


Thứ hai, tôi nhận thấy, chúng ta đang có nhiều lợi thế trước hành vi gây hấn của Trung Quốc khi nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trên mặt trận ngoại giao (26 cuộc giao thiệp song phương và các diễn đàn đa phương) và trên mặt trận báo chí – truyền thông.


Đồng thời, Việt Nam cũng sẵn sàng đấu tranh bằng pháp lý nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hành động gây hấn. Mặc dù cuộc đấu tranh này còn phức tạp, gay go, nhưng với những ưu thế sẵn có, tôi tin Việt Nam sẽ thắng lợi. Đó là điều tất yếu”.


Điều đáng chú ý, trong những ngày qua, thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Manila – “Chúng tôi không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông” – đã gây tiếng vang lớn trong dư luận Việt Nam và thế giới. Theo ông Trần Việt Thái, có thể hiểu thông điệp này ở 3 khía cạnh.


“Một là, thông điệp đã nói rất rõ mục tiêu cũng như quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đồng sức, đồng lòng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ.


Thứ hai, thông điệp đó nói rõ chúng ta quý trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ như thế nào. Nhìn lại 4000 năm lịch sử của dân tộc Việt Nam, chúng ta đã phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đau thương và rất tàn khốc mới có được một đất nước như ngày hôm nay. Chủ quyền là điều vô cùng thiêng liêng, không thể đánh đổi với bất cứ thứ gì.


Thứ ba, thông điệp tỏ rõ chúng ta rất trân trọng tình hữu nghị. Quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới để xây dựng hòa bình, ổn định và đặc biệt là giữa các nước láng giềng, tình hữu nghị là vô cùng cần thiết nhưng phải là một tình hữu nghị chân thành, dựa trên luật pháp quốc tế, ở đó có sự tôn trọng lẫn nhau.


Tôi cho rằng, ẩn sâu trong thông điệp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nói đến tình hữu nghị thực thụ. Đó là cơ sở để các quốc gia láng giềng cũng như các dân tộc trên thế giới duy trì hòa bình, ổn định và cùng nhau phát triển”.


Cũng trong cuộc trao đổi, ông Trần Việt Thái cho rằng: “Trong trường hợp Việt Nam phải đối mặt hiện nay ở biển Đông, dù tiến hành giải pháp nào cũng phải đảm bảo được mục tiêu đề ra: bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; duy trì hòa bình, ổn định – cơ sở quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, phải phù hợp với thực lực của Việt Nam và có tính khả thi”.


Để lắng nghe chi tiết hơn những phân tích của ông Trần Việt Thái về vấn đề này, quý vị và các bạn có thể theo dõi qua video dưới đây:


VTV Online




Bản tin Hoàng Sa ngày 25/5: Trung Quốc âm mưu gì khi rút tàu tên lửa?

Bản tin Hoàng Sa ngày 25/5: Trung Quốc âm mưu gì khi rút tàu tên lửa?


Dường như Trung Quốc đã “ngửi” thấy việc hành động hung hăng của mình đã bị các phóng viên quốc tế phát hiện nên từ ngày 24/5 chúng đã rút các tàu tên lửa hộ vệ về nấp kỹ ở đảo Tri Tôn.


* Thông tin từ Cục Kiểm ngư (Tổng Cục thuỷ sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), trong ngày 24/5, lực lượng tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam có 127 tàu (tăng 5 tàu), bao gồm 44 tàu hải cảnh, 18 tàu vận tải, 14 tàu kéo, 50 tàu cá và 1 tàu chiến. Trong khi đó, lực lượng của Việt Nam không có sự thay đổi.


Ngoài ra, Trung Quốc có 4 máy bay, bay ở tầm cao 300-500 m, nhiều vòng trên khu vực lực lượng tàu Việt Nam đang hoạt động bảo vệ chủ quyền.












* 6h30 ngày 25/5 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, 6 tàu của Trung Quốc tăng tốc rượt đuổi tàu tàu Kiểm ngư 22, tàu Kiểm ngư 768 của Việt Nam cách khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép 8 hải lí.


Các tàu Kiểm ngư 768, tàu Kiểm ngư 7, tàu Kiểm ngư 22 liên tục tăng tốc vòng tránh để không đẩy tình trạng căng thẳng lên cao, nhưng các tàu hải cảnh, hải tuần, ngư chính của Trung Quốc vẫn hung hăng bám đuổi áp sát chặn đầu. Thậm chí, các tàu hải cảnh, hải tuần với các số hiệu 37101, 37102, 32101, 44001, 32102 của Trung Quốc còn đồng loạt mở bạt pháo uy hiếp các tàu chấp pháp của Việt Nam.


Tới 7h, tàu lai dắt đẩy ủi Hữu Liên 9 của Trung Quốc hú còi rượt đuổi đâm húc tàu Kiểm ngư 22 của Việt Nam. Ở cự li gần, tàu Hữu Liên 9 mở vòi rồng áp lực cao phun vào cabin, hệ thống truyền thanh của tàu Kiểm ngư 22.


Sau hơn 30 phút bị quần thảo, tàu Kiểm ngư 22 của ta bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc làm hư hại hệ thống cabin, chập điện. Nghiêm trọng hơn, 4 kiểm ngư viên trên tàu 22 bị thương, trong đó có cả Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu Kiểm ngư 22.


13h15, tại khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam 12 hải lí về hướng Tây Nam tàu Kiểm ngư HP 926 của Việt Nam đã phát hiện từng tốp 30 tàu cá vỏ sắt Trung Quốc án ngữ tại đây. Số tàu cá vỏ sắt mà Trung Quốc có mặt tại khu vực này theo quan sát của phóng viên khoảng gần 100 chiếc.


Được biết, các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc hai máy công suất tối thiểu là 600CP một chiếc, các tàu cá này mặc dù không thực hiện khai thác mà chỉ tạo thành đội hình ngăn cản các tàu cá của Việt Nam đánh bắt, khai thác thủy sản trên vùng biển chủ quyền Việt Nam. Khi có cơ hội, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc sẵn sàng đâm húc phá hoại các tàu cá Việt Nam.


* Ngày 24/5, tàu ngư chính số hiệu 31001 và hải cảnh 37101 của Trung Quốc gia tăng tốc độ dùng vòi rồng uy hiếp tàu Kiểm ngư 770 của Việt Nam. Khi phát hiện các tàu Việt Nam gặp hư hại, các tàu của Trung Quốc tổ chức thành các tốp liên tục dồn ép với tốc độ cao với chủ đích triệt hạ tàu chấp pháp của Việt Nam.


Vào ban đêm các tàu Trung Quốc tổ chức thành nhóm gồm 3-4 tàu liên tục dùng đèn pha công suất lớn, pha mặt biển hú còi ép đuổi một tàu chấp pháp của Việt Nam.


Không chỉ tấn công các tàu Việt Nam, tàu Trung Quốc còn ra sức kích động, cố tình gây hấn để bẫy lực lượng của Việt Nam tấn công.


Đáng chú ý, tàu hộ vệ tên lửa đã được Trung Quốc đưa ra cách xa giàn khoan Hải Dương 981, neo ở phía Đông Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và được ẩn giấu kỹ hơn trước. Đây là một hành động đánh dấu thêm một bước đi mới, một chiêu trò mới của Trung Quốc mà trước hết có thể nhằm che giấu sự hung hăng trước quốc tế.












* Chiều 24/5, đông đảo học sinh, sinh viên, bà con Việt kiều và nhiều người Thụy Sĩ đã tuần hành dọc các tuyến đường chính ở thành phố Zurich đến tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thụy Sĩ để phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Những người tham gia tuần hành đã giương cao các khẩu hiệu yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, lên án hành động hạ đặt giàn khoan nước sâu của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển ký năm 1982 với 155 nước tham gia, trong đó có Trung Quốc.


Phát biểu với các phóng viên, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam, bà Anjuska Weil khẳng định hành động cũng như tuyên bố chủ quyền biển đảo của Chính phủ Trung Quốc đi ngược với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.


* Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), cho rằng Trung Quốc sẽ mất rất nhiều nếu từ chối tham gia vụ kiện: “Bằng cách khởi kiện, Philippines đã cho thế giới thấy họ muốn giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình và con đường pháp lý. Bắc Kinh luôn ra rả nói về điều này, nhưng hành động của họ luôn chứng tỏ điều ngược lại. Nếu Việt Nam theo đuổi một vụ kiện tương tự - bằng cách tự mình khởi kiện hay đồng khởi kiện với Philippines - và Trung Quốc lại tiếp tục từ chối tham gia, họ sẽ càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế. Dư luận sẽ tiếp tục nhìn Trung Quốc như một quốc gia bắt nạt và thiếu trách nhiệm trong cam kết dùng các phương thức hòa bình để giải quyết bất đồng. Điều đó sẽ gây phương hại cho hình ảnh của Bắc Kinh; và dù gì thì họ cũng rất lo ngại hình ảnh của mình bị tổn hại”.


* Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) cho rằng nếu Việt Nam đồng khởi kiện với Philippines, điều đầu tiên hai nước này sẽ đạt được chính là sự hậu thuẫn về mặt tinh thần của cộng đồng quốc tế, “và điều đó có thể sẽ tác động đến các thẩm phán trực tiếp tham gia phiên xử, để họ đưa ra phán quyết cuối cùng có lợi cho Việt Nam và Philippines. Nhưng cũng nên nhớ là, Trung Quốc luôn nhìn nhận những phiên xử như thế này như một sự “can thiệp” của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ trong khu vực”. Tiến sĩ Valencia thông tin thêm, trước đây Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) vào năm 1984 cũng từng xử vắng mặt chính quyền Mỹ vụ Washington hậu thuẫn phiến quân chống lại chính phủ Nicaragua và khai thác mỏ ở nước này. ICJ phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế mặc dù Washington không tham dự phiên tòa.


Lê Trí (Tổng hợp)


Mới nhất

Cuộc tiếp tế trong đêm giữa Hoàng Sa


25/05/14 13:04



25/05/14 08:22


24/05/14 16:33


24/05/14 14:30




23/05/14 18:49


22/05/14 19:10


22/05/14 11:30





Vụ án "bầu Kiên": Mất tiền do lỗi của khách hàng?

Vụ án "bầu Kiên": Mất tiền do lỗi của khách hàng?


Vụ án bầu Kiên: Mất tiền do lỗi của khách hàng?


(Pháp đình) - Những ngày qua, tranh cãi về trách nhiệm của Vietinbank trong phần xét hỏi vụ án bầu Kiên làm nhiều người gửi tiền băn khoăn.


Vietinbank liên quan gì đến Huyền Như?


Là Quyền Trưởng Phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, Huyền Như đã chiếm đoạt gần 5.000 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân, trong đó có 718 tỷ của Ngân hàng ACB.


Hơn 4.400 tỷ đồng trong số này bị Huyền Như rút ra từ Ngân hàng Công thương bằng các thủ đoạn dùng chứng từ giả, ký chữ ký giả, sử dụng dấu giả để chuyển tiền, rút tiền trên tài khoản của khách hàng tại Vietinbank, thế chấp vay tiền Vietinbank.

Trong 718 tỷ tiền gửi của Ngân hàng ACB, hơn 533 tỷ đã bị Huyền Như cùng nhiều cá nhân giả chữ ký của các nhân viên Ngân hàng ACB thế chấp, lập hồ sơ giả vay tiền Vietinbank. Theo các luật sư, Huyền Như chiếm đoạt tiền của Vietinbank, Vietinbank trích tiền trái phép của Ngân hàng ACB để khắc phục hậu quả của mình. Huyền Như không hề chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB.









Các luật sư cho rằng, tiền của khách hàng đã chuyển vào Vietinbank, Vietinbank quản lý sơ hở, các cán bộ của ngân hàng này vi phạm quy định về cho vay, thiếu trách nhiệm, không kiểm soát các chứng từ mở tài khoản, chuyển tiền, rút tiền đúng quy định, để Huyền Như dùng chứng từ giả vay tiền, rút tiền của Vietinbank.



Các cá nhân cho vay tại Vietinbank bị kết luận phạm tội vi phạm quy định về cho vay, nhưng hậu quả của hành vi này lại do Ngân hàng ACB chịu. Khi xử Huyền Như, Tòa TP.HCM căn cứ hợp đồng thế chấp giả, không được thừa nhận để kết luận các cá nhân tại Vietinbank phạm tội vi phạm quy định cho vay, nhưng khi xác định trách nhiệm của Vietinank, Tòa lại thừa nhận hợp đồng giả này, thừa nhận việc thu nợ của Vietinbank.


Các luật sư cho rằng, tiền của khách hàng đã chuyển vào Vietinbank, Vietinbank quản lý sơ hở, các cán bộ của ngân hàng này vi phạm quy định về cho vay, thiếu trách nhiệm, không kiểm soát các chứng từ mở tài khoản, chuyển tiền, rút tiền đúng quy định, để Huyền Như dùng chứng từ giả vay tiền, rút tiền của Vietinbank.


Một bằng chứng chứng minh số tiền mà 19 nhân viên ACB đem gửi đã vào tài khoản của Ngân hàng Công thương đó là bản Thông báo số dư tài khoản khách hàng do chính Ngân hàng Công thương chi nhánh TP Hồ Chí Minh gửi khách hàng Phạm Công Hoàng (nhân viên nhận ủy thác của ACB để gửi tiền vào Ngân hàng Công thương) có nội dung: “Chúng tôi xin thông báo số dư tài khoản của quý vị đến hết ngày 31-12-2013 là 950.170.840 (Chín trăm năm mươi triệu, một trăm bảy mươi nghìn, tám trăm bốn mươi đồng chẵn”.











Bản Thông báo số dư tài khoản khách hàng do chính Ngân hàng Công thương chi nhánh TP Hồ Chí Minh gửi khách hàng Phạm Công Hoàng.
Bản Thông báo số dư tài khoản khách hàng do chính Ngân hàng Công thương chi nhánh TP Hồ Chí Minh gửi khách hàng Phạm Công Hoàng.

Lỗi tại khách hàng gửi tiền?


Trong phiên xử bầu Kiên, khi trả lời thẩm vấn tại Tòa về nguyên nhân Huyền Như lấy được tiền, Vietinbank cho rằng nguyên nhân Huyền Như lấy được tiền là do khách hàng gửi tiền không quản lý tài khoản của mình, để Huyền Như muốn làm gì thì làm. Huyền Như có ý định chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB từ trước nên Huyền Như phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng ACB.


Trước rất nhiều các câu hỏi của luật sư về trách nhiệm của mình, về việc quản lý tiền gửi của khách hàng, đại diện Vietinbank đều không trả lời mà khẳng định việc quản lý tài khoản là trách nhiệm của khách hàng.


Luật sư Hoàng Đôn Hùng (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho rằng: Việc Ngân hàng Công thương chối bỏ trách nhiệm với các khách hàng trong khi tiền cả họ đã vào tài khoản của Ngân hàng Công thương chẳng khác nào việc chủ xe máy mang xe đến gửi tại bãi xe, chủ bãi xe không cẩn thận để nhân viên của mình lấy mất xe của khách, rồi sau đó chủ bãi xe bảo chủ xe: Ông đi tìm nhân viên trông xe của tôi mà đòi. Điều này có chấp nhận được không? Rõ ràng là phi lý, không chấp nhận được.


Nguyên nhân mất tiền?


Trong bản kiến nghị đề nghị Quốc Hội giám sát về vụ án bầu Kiên và Huyền Như, các luật sư nêu nguyên nhân để Huyền Như chiếm đoạt được tiền là lỗi của Vietinbank trong việc quản lý tiền của chính mình. Với thủ đoạn như của Huyền Như, với cách thức quản lý như của Vietinbank, Huyền Như có thể chiếm đoạt tiền của bất cứ ai gửi tiền tại Vietinbank, dù cho lãi suất thế nào, ký hợp đồng ở đâu, nguồn gốc ra sao … Các sai phạm của Vietinbank là nguyên nhân trực tiếp giúp Huyền Như chiếm đoạt tiền.


Đơn vị có lỗi thì không chịu trách nhiệm, nhiều cá nhân có lỗi tại Vietinbank không bị xử lý. Các cá nhân quyết định việc gửi tiền vào Vietinbank (ông Nguyễn Đức Kiên và nguyên Thường trực HĐQT Ngân hàng Á Châu) thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả mất tiền.


Ngân hàng Nhà nước không trả lời


Trong vụ án bầu Kiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn trả lời việc Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền khi chưa có hướng dẫn là vi phạm quy định của Luật các TCTD.


Khi được hỏi về các quy định của ngành Ngân hàng trong việc ủy thác gửi tiền quản lý tài khoản… thì đại diện Ngân hàng Nhà nước đều trả lời không nhớ, không có thẩm quyền, sẽ trả lời sau.


Trong vụ án Huyền Như, trong suốt một thời gian dài, và ngay cả khi vụ án đã xảy ra, cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý gì với Vietinbank. Tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ án Huyền Như, đại diện Vietinbank và luật sư của Ngân hàng này nêu các đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước thanh tra Vietinbank (tại nơi xảy ra vụ án), trong và sau khi xảy ra vụ án cũng không phát hiện ra sai phạm gì, kết luận đơn vị này hoạt động đúng pháp luật.


Khi đề nghị Quốc Hội giám sát hai vụ án bầu Kiên và Huyền Như, các luật sư nêu vụ bầu Kiên được xác định là án tham nhũng là không đúng bản chất, đồng thời đề nghị Quốc Hội xem xét để đảm bảo việc xét xử vụ án được nghiêm minh, xác định được khắc phục được các nguyên nhân và điều kiện tham nhũng đúng địa chỉ.


Để khách quan rộng đường dư luận, độc giả có thể đọc toàn văn 18 trang kiến nghị của các luật sư đến độc giả qua các file ảnh tại đây.









Luật sư Hoàng Đôn Hùng (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho rằng: Việc Ngân hàng Công thương chối bỏ trách nhiệm với các khách hàng trong khi tiền cả họ đã vào tài khoản của Ngân hàng Công thương chẳng khác nào việc chủ xe máy mang xe đến gửi tại bãi xe, chủ bãi xe không cẩn thận để nhân viên của mình lấy mất xe của khách, rồi sau đó chủ bãi xe bảo chủ xe: Ông đi tìm nhân viên trông xe của tôi mà đòi. Điều này có chấp nhận được không? Rõ ràng là phi lý, không chấp nhận được.





Công Minh



NHNN sẵn sàng “bơm” lượng vàng lớn ra thị trường để can thiệp

NHNN sẵn sàng “bơm” lượng vàng lớn ra thị trường để can thiệp

Trong 2 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước tăng mạnh, có lúc lên tới 37,7 triệu đồng/lượng (ngày 20/5) – cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 11 năm ngoái. Có những phiên, giá vàng tăng với biên độ lên tới cả triệu đồng. Chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới cũng nới rộng, từ mức quanh 2,5 triệu đồng lên tới 3,8 triệu đồng mỗi lượng ở thời điểm hiện tại.


Các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho biết nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu mua gia tăng. Một số đơn vị kinh doanh vàng ở phía Bắc tuy nhiên khẳng định, “sốt vàng” không có ở Hà Nội, mà việc điều chỉnh giá là theo các doanh nghiệp phía Nam.


Ngân hàng Nhà nước sau đó đã có thông báo về diễn biến giá vàng và khuyến cáo người dân cẩn trọng với các quyết định mua bán để tránh những thiệt hại không đáng có.


Đại diện NHNN là Phó thống đốc Đào Minh Tú ngày hôm nay 25/5 cũng đã có những thông tin về nguyên nhân giá vàng biến động mạnh và các biện pháp can thiệp của NHNN vào thị trường trong thời gian tới.


Theo Phó thống đốc, nhìn chung, trong những tháng đầu năm 2014, thị trường vàng trong nước khá ổn định, giá vàng trong nước có những dao động phù hợp với giá vàng quốc tế và phù hợp cung cầu vàng trên thị trường. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp khá nhiều có lúc xuống khoảng 1 triệu. Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, giá vàng trên thị trường trong nước có biến động tăng.


Qua theo dõi, phân tích các thông tin thị trường, NHNN không thấy có các nguyên nhân về biến động giá vàng trên thế giới, về cung cầu vàng trên thị trường,… Do đó, NHNN khẳng định những biến động của giá vàng trên thị trường trong nước thời gian qua chủ yếu do yếu tố tâm lý và lợi dụng yếu tố tâm lý bị tác động bởi sự kiện bất ổn trên biển Đông, có thể đã có các yếu tố đầu cơ làm giá hoặc kích động tâm lý đẩy giá vàng lên cao.


Về các biện pháp can thiệp thị trường, theo Phó Thống đốc, vấn đề quan trọng nhất là phải có thông điệp kịp thời và đầy đủ đến người dân. Do đó, NHNN đã áp dụng nhiều kênh thông tin để giải thích và khuyến cáo người dân nên thận trọng khi quyết định mua, bán để tránh các thiệt hại không đáng có vì những yếu tố tâm lý hoặc bị kích động bởi một số đối tượng kinh doanh cơ hội.


Diễn biến thị trường trong những ngày gần đây cho thấy nhận định và phân tích thị trường của NHNN là đúng đắn, trên cơ sở đó, các biện pháp đưa ra là vừa đủ, kịp thời và đã phát huy hiệu quả. Thị trường đã tự điều chỉnh và dần trở lại trạng thái cân bằng hơn. Khối lượng giao dịch trên thị trường đang giảm dần và giá vàng trên thị trường trong nước trong mấy ngày gần đây đã điều chỉnh giảm từ 800-900 nghìn đồng/lượng so với đầu tuần trong bối cảnh giá vàng trên thị trường quốc tế vẫn ổn định trong biên độ hẹp.


Hiện nay, NHNN vẫn theo dõi sát thị trường, nếu thị trường giá vàng vẫn có những dao động, NHNN luôn sẵn sàng và có đủ lượng vàng bán can thiệp mạnh, trên quy mô lớn khi cần thiết để đảm bảo ổn định thị trường vàng trong nước.








Giá vàng trong nước tăng 100 nghìn đồng/lượng trong 2 ngày cuối tuần so với ngày thứ Sáu.

Chốt tuần, vàng SJC tại công ty VBĐQ Sài Gòn SJC là 36,6 - 36,85 triệu đồng/lượng; giá vàng SJC của Tập đoàn DOJI ở mức 36,7 - 36,85 triệu đồng/lượng.

So với cuối tuần trước, giá vàng cuối tuần này đắt hơn 300 nghìn đồng/lượng. Trong tuần có lúc giá đạt đỉnh 37,7 triệu đồng/lượng hôm 20/5.


So với thế giới, vàng trong nước cuối tuần đắt hơn 3,85 triệu đồng mỗi lượng.



Tùng Lâm



Cá mập lại xuất hiện gần bãi tắm Quy Nhơn

Cá mập lại xuất hiện gần bãi tắm Quy Nhơn

Con cá mập được ướp đá, chờ bán cho thương lái



Con cá mập được ướp đá, chờ bán cho thương lái



Sáng 25-5, trong lúc kiểm tra lưới lồng tại khu vực gần bãi tắm biển Quy Nhơn, ông Nguyễn Văn Vui (48 tuổi, ngụ phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) phát hiện một con cá mập bị mắc lưới, đã chết. Sau khoảng 3 giờ, con cá mập mới được ông Vui và một số ngư dân đưa vào bờ ướp đá, chờ bán cho thương lái.


Con cá mập dài hơn 1,8 m, nặng khoảng 80 kg, vòng bụng đo được khoảng 120 cm, mỗi vi dài 35 cm, kỳ trên dài 25cm, lưng màu xám, răng 2 hàm sắc nhọn dài 10 - 15 mm.



Con cá mập dài hơn 1,8 m, nặng khoảng 80 kg, vừa dính vào lưới lồng của ngư dân Bình Định, sáng 25-5



Con cá mập dài hơn 1,8 m, nặng khoảng 80 kg, vừa dính vào lưới lồng của ngư dân Bình Định, sáng 25-5




Theo các ngư dân địa phương, con cá mập này cùng loài như các con cá mập mà ngư dân bắt được trước đó, từ năm 2011 - 2013. Con cá này đang mang thai vì vòng bụng to hơn so với những con bình thường khác. Đây là con cá mập thứ 6 mà ngư dân bắt được trên vùng biển Quy Nhơn kể từ năm 2011 đến nay.



Tin-ảnh: A. Tú


'Bom tấn' ngoảnh mặt với M.U, vì sao?

'Bom tấn' ngoảnh mặt với M.U, vì sao?

TPO - Cho tới thời điểm này, 'bom tấn' của M.U ở kỳ chuyển nhượng chỉ là bản hợp đồng với HLV Louis van Gaal. Trong khi đó, hàng loạt những cái tên đứng đầu danh sách 'săn đầu người' của Quỷ đỏ đều lần lượt từ chối lời mời gia nhập Old Trafford.



Cho đến thời điểm này, M.U vẫn chưa thể chạm tay vào bất cứ mục tiêu nhân sự nào. Thậm chí một số trường hợp còn không ngần ngại từ chối cơ hội gia nhập Old Trafford trong tương lai gần.


Ba ngày trước, báo chí Anh đồng loạt đưa tin, M.U đã tiệm cận Toni Kroos khi đồng ý trả cho Bayern Munich 20 triệu bảng. Nhưng gần như ngay lập tức, Kroos đã bác bỏ khả năng đi theo ông thầy cũ tới nước Anh, đồng thời muốn tiếp tục ở lại với “Hùm xám”.


Để chữa thẹn, Van Gaal buộc phải lên tiếng, ông không xem tiền vệ 24 tuổi người Đức như một phần trong kế hoạch của mình.


Khi mà lời từ chối của Kroos vẫn còn khiến CĐV M.U tiếc nuối thì đến một loạt ngôi sao khác cũng có hành động tương tự. Trong một chia sẻ với De Telegraaf, Arjen Robben khẳng định, anh rất ngưỡng mộ tài năng của HLV Van Gaal, nhưng như thế không có nghĩa anh sẽ gia nhập M.U.


“Không có khả năng nào cho thấy tôi sẽ gia nhập M.U. Tôi sẽ ở lại với Bayern Munich. Chắc chắn là như vậy. Tôi không hiểu tại sao người ta lại nghĩ rằng Bayern Munich sẽ để tôi ra đi”, Robben khẳng khái.


Theo bước Robben và Kroos, một ngôi sao khác của Bayern Munich là Thomas Muller cũng bác bỏ khả năng gia nhập M.U trong tương lai gần. Tiền đạo người Đức tiết lộ, anh vừa nhận được lời đề nghị gia hạn từ Ban lãnh đạo và sẽ nhanh chóng đặt bút ký. Trong đầu anh chưa từng nghĩ tới chuyện gia nhập làng bóng đá Anh.


“Tôi chuẩn bị gia hạn với Bayern Munich. Tôi đã nghe về chuyện M.U muốn có tôi. Nhưng tôi không quan tâm tới điều đó. Tôi hạnh phúc tại đây và sẽ gắn bó lâu dài”, Muller chia sẻ.


Ngoài 3 ngôi sao của Bayern Munich, thì Kevin Strootman, một người được cho là rất thân cận với Van Gaal, cũng bày tỏ sự không hứng thú với M.U, thay vào đó anh sẽ tiếp tục gắn bó với AS Roma...


'Bom tấn' ngoảnh mặt với M.U, vì sao? Rõ ràng, sau một mùa giải thất bát, M.U đã mất giá rất nhiều trong mắt các ngôi sao hàng đầu thế giới. Chỉ sự xuất hiện của Van Gaal thôi thì chưa đủ để họ lấy lại danh tiếng của mình.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.