Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Hà Nội: Ôtô đâm thẳng vào dòng xe máy chờ đèn đỏ

Hà Nội: Ôtô đâm thẳng vào dòng xe máy chờ đèn đỏ

Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: CTV)

Trong lúc dòng xe máy đang đứng chờ đèn đỏ, bất ngờ từ phía sau, chiếc ôtô 7 chỗ chồm đến, húc thẳng vào. 9 xe máy đã bị hất văng, 2 người bị thương nặng.

Sự việc trên xảy ra vào khoảng 22 giờ 30 phút tối 1/3 tại ngã tư Hoàng Quốc Việt-Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội.)


Những nhân chứng có mặt tại hiện trường cho hay, vào khoảng thời gian trên, khi tín hiệu đèn đỏ tại ngã tư bật sáng, dòng phương tiện đã dừng lại để đợi.


"Lúc này, từ phía sau, chiếc Daihatsu Terios 7 chỗ mang biển kiểm soát 29V-5212 vẫn không giảm tốc độ mà tiếp tục chồm tới," một nhân chứng kể lại.


Chiếc xe đã lao thẳng vào dòng xe máy đang dừng chờ đèn đỏ. Dù 3 xe máy bị tông bắn lên vỉa hè, ôtô vẫn tiếp tục phóng đi đâm vào 6 xe máy khác và dừng lại sau cú tông cột đèn cao áp trên vỉa hè.


Tại hiện trường, hàng loạt xe máy nằm cách nhau dọc đoạn đường. Riêng chiếc ôtô gây tai nạn bị móp méo phần đầu. Có 12 người đi trên 9 xe máy, trong đó 2 người bị thương nặng.


Một số nhân chứng cho hay, lái xe ôtô là một người đàn ông đứng tuổi và có biểu hiện sử dụng rượu khi điều khiển phương tiện./.



Màn đánh ghen kiểu 'văn minh' gây xôn xao

Màn đánh ghen kiểu 'văn minh' gây xôn xao

Vừa mắng chửi, túm tóc cô gái vì tội cướp chồng nhưng đến cuối, người đánh ghen vẫn ân cần hỏi: 'Đã có tiền đi taxi về chưa?'.



Video ngắn ghi lại sự việc đánh ghen trên xe đang được cộng đồngshare nhau bình luận. Đăng tải vào tháng 9/2013 nhưng đến nay, video mới được "khai quật" và chia sẻ rầm rộ.











2014-03-01-214623-5260-1393686563.jpg

Cô gái bị đánh ghen có gương mặt khá xinh xắn van xin và hứa sẽ không tái phạm. Ảnh: Chụp từ màn hình.



Hai người phụ nữ ngồi trên xe nói chuyện. Người đánh ghen (không nhìn rõ mặt) liên tục có những lời mắng chửi, cầm tóc dí xuống ghế với cô gái trẻ vì tội cướp chồng.


Theo như lời thoại ghi lại trong video thì đây không phải là lần đầu tiên cô gái trẻ này bị cảnh cáo. Nạn nhân bị đánh ghen liên tục nói biết lỗi, mong xin tha thứ: "Em sẽ không dám nữa đâu ạ".


Cuối video người phụ nữ này bất ngờ chấp nhận tha cho cô gái trẻ "vô điều kiện" và còn hỏi lại: "Đã có tiền đi taxi về chưa?". Câu hỏi này khiến người xem ngớ người, khó hiểu về kiểu ứng xử của người này với "kẻ giật chồng" so với những vụ đánh ghen khác.











danh-ghen-6088-1393686563.jpg

Màn đánh ghen này được nhiều người nhận xét có văn minh. Ảnh: Chụp từ màn hình.



Sự việc nhanh chóng được cộng đồng mạng tranh luận. Nhiều ý kiến cho rằng đây là màn đánh ghen "văn minh" nhất từ trước đến nay.


Mao Tran bình luận: "Hơi bị giật mình trước câu nói cuối cùng của người phụ nữ kia. Cô gái kia khá may mắn khi gặp được một người phụ nữ hiền, tử tế như vậy".


"Chị này ứng xử có tình người, có văn hóa. Dù là chuyện gì cũng có cách giải quyết chứ không nên quá tàn ác theo kiểu Hoạn Thư tàn ác", Jam Pom nói.


Tuy nhiên, nhiều teen cũng cho rằng, nếu thực sự biết suy nghĩ thì người phụ nữ nọ đã không đánh ghen kiểu "dằn mặt" đối phương như trên.


Tan Tan









3-5162-1389842906-3456-1393686563.jpg

Pha đánh ghen của những 'Hoạn Thư' 9X


Giật tóc, bắt quỳ xin lỗi, xé áo... là những màn trả thù 'tình địch' ghê rợn của nhiều thiếu nữ.




Bất thường những quyết định bổ nhiệm cán bộ của ông Trần Văn Truyền

Bất thường những quyết định bổ nhiệm cán bộ của ông Trần Văn Truyền


(PetroTimes) - Lịch sử công tác tổ chức trong thời kỳ Đổi mới từ 1986 cho tới nay sẽ phải ghi việc ông Trần Văn Truyền – nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã ký bổ nhiệm hàng chục cán bộ cấp Cục, Vụ, trong có... 1 ngày. Đó là ngày 3/8/2011.



Theo tài liệu PetroTimes thu thập được, chỉ tính từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã ký bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Cục, Vụ tại cơ quan Thanh tra Chính phủ. Đặc biệt, ngày 3/8/2011, ngày mà Chính phủ khoá XIII ra mắt và ông Huỳnh Phong Tranh được bầu làm Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Truyền đã cấp tập ký tới hơn 20 quyết định bổ nhiệm cán bộ.



Ông Trần Văn Truyền và ngôi biệt thự ở TP Bến Tre


Ngày 3/8/2011, ngày đã đưa ông đi vào “lịch sử” của ngành Thanh tra ấy, ông ký bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng và hàm Phó Vụ trưởng ở Văn phòng; 3 hàm Cục phó và 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng của Cục 3 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Nam); 1 hàm Vụ trưởng và 1 hàm Vụ phó ở Cục 1 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Bắc); 1 hàm Cục phó ở Cục 2 (Cục Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo khu vực miền Trung); 1 hàm Phó Vụ trưởng Vụ 1 (Vụ Kinh tế ngành); 1 hàm Phó Vụ trưởng Vụ 2 (Vụ Kinh tế Tổng hợp, Tài chính – ngân hàng); 1 hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế; 1 hàm Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế; 1 hàm Vụ phó Vụ Đơn thư... Ngoài ra, ông còn bổ nhiệm một loạt lãnh đạo tại báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trường cán bộ Thanh tra, Trung tâm thông tin, Vụ Tổ chức cán bộ...


Trước đó, từ tháng 3/2011, ông cũng đã ký bổ nhiệm hàng chục cán bộ cấp Cục, Vụ cơ quan Thanh tra Chính phủ. Đáng chú ý, trong số những cán bộ được ông ký bổ nhiệm, có nhiều cán bộ không nằm trong diện quy hoạch, năng lực, trình độ chuyên môn kém. Và để cho đúng “quy trình bổ nhiệm cán bộ”, ngay trong ngày 3/8/2011, ông Truyền đã ký Quyết định số 2100/QĐ-TTCP về việc bổ xung quy hoạch cán bộ. Sai phạm của ông Truyền trong công tác cán bộ là rất rõ ràng bởi theo Điều 15, Nghị định 178/2007/NĐ-CP thì cấp Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Trong khi đó, nhiều Cục, Vụ của Thanh tra Chính phủ, cấp phó có tới 4 – 6 người.


Nguy hại hơn, theo thông tin mà PetroTimes thu thập được, sự yếu kém trong công tác cán bộ và cách bổ nhiệm cán bộ theo kiểu “lấy được” như trên đã tạo ra một tiền lệ tranh chức, tranh quyền, đấu đá nhau trong nội bộ Thanh tra Chính phủ rất gay gắt, thậm chí, trong quá trình hoạt động công tác, không ít cán bộ được ông bổ nhiệm đã bị kỷ luật, cách chức...


Dư luận xã hội đang rất bức xúc trước những thông tin về ngôi biệt thự “siêu khủng” của ông Trần Văn Truyền ở tỉnh Bến Tre và đặt câu hỏi, phải chăng, ngôi biệt thực trên ông có được chính từ những quyết định bổ nhiệm cán bộ bất thường trên? Không biết đáp án cho câu hỏi trên như thế nào nhưng rõ ràng, với việc bổ nhiệm cán bộ một cách ồ ạt như trên, chất lượng của một cơ quan được coi là tai, là mắt của dân, là công cụ gìn giữ và bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, là thứ vũ khí làm trong sạch bộ máy chính quyền của Chính phủ chắc hẳn khó mà “sắc”, mà “trong” được!


Với chức năng là cơ quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật, Thanh tra Chính phủ chính là một trong những công cụ quan trọng giúp Chính phủ làm trong sạch bộ máy chính quyền các cấp, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật...


Với trọng trách như trên, đúng ra những người làm công tác thanh tra, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo của ngành Thanh tra phải hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của công tác cán bộ trong việc xây dựng bộ máy cũng như quá trình hoạt động của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, qua việc ông Truyền đề bạt cán bộ theo kiểu “chợ chiều”; “ tháo khoán” thế này, rõ ràng công tác cán bộ của Thanh tra Chính phủ đã bộc lộ rất nhiều yếu kém, hạn chế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của ngành Thanh tra.


Lê Hà Thanh Ngọc



Sài Gòn Tiếp thị: Nỗi khắc khoải mang tên hơn 100 con người

Sài Gòn Tiếp thị: Nỗi khắc khoải mang tên hơn 100 con người

Từ ngày 1.3, Saigon Times Group đã tiếp quản tờ Sài Gòn Tiếp thị. Dù lãnh đạo Saigon Times Group hứa "sẽ phát huy thế mạnh của SGTT và trân trọng đón nhận sự đóng góp của các cây bút và nhà báo đã từng viết và sẽ viết cho tờ báo" nhưng đến nay, ngoài chuyện được tiếp nhận măng sét mang thương hiệu SGTT, Saigon Times Group mới chính thức tiếp nhận vỏn vẹn 01 nhân sự của SGTT trong khi hơn 100 con người còn lại vẫn đang là nỗi khắc khoải trong làng báo.



Hôm 28.2, một sự kiện chấn động làng báo Việt Nam đã xảy ra: Báo SGTT cũ đã ra số cuối cùng và thông báo đóng cửa do quyết định thu hồi giấy phép xuất bản báo của Bộ Thông tin và Truyền thông.


Cùng ngày, website http://ift.tt/OOQQWi đăng thông báo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép tiếp tục xuất bản tờ SGTT bộ mới, số đầu tiên đánh số 1 sẽ ra mắt độc giả vào ngày 3.3.


Theo thông báo trên, bà Trần Thị Ngọc Huệ, Tổng biên tập Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết SGTT bộ mới sẽ tiếp tục công việc của đội ngũ những người đã thực hiện ấn phẩm này trong 19 năm qua. Bà Huệ thừa nhận tên tuổi của tờ SGTT cũ gắn với đội ngũ những người khai sinh và gầy dựng tờ báo từ năm 1995 và tờ SGTT cũ đã luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh đó”, bà Huệ nói.


Cách nói của Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã gây ra nhiều tranh cãi trân cộng đồng mạng về sự liên hệ giữa SGTT cũ và mới. Vấn đề cần minh định ở đây là có phải tờ SGTT mới vẫn là tờ SGTT cũ được phát huy thêm hay không?


SGTT mới có giữ nét đặc sắc cũ?

Trong khối tài sản hữu hình và vô hình mà tờ SGTT cũ có được, có ba thứ tài sản đắt giá nhất: trụ sở, thương hiệu SGTT và khối chất xám của bộ máy nhân sự. Ở đây, Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã được nhận một trong ba thứ tài sản quý giá đó của tờ SGTT cũ: thương hiệu SGTT.


Trong thông báo của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, bà Huệ cho biết SGTT bộ mới “trân trọng đón nhận sự đóng góp của các cây bút và nhà báo đã từng viết và sẽ viết cho tờ báo này”. Điều này khiến không ít độc giả nhầm tưởng Thời báo Kinh tế Sài Gòn sẽ nhận hết bộ máy nhân sự cũ về sắp xếp lại.


Tuy nhiên, nhiều anh chị làm cho tờ SGTT cũ cho biết, chỉ có một người của SGTT cũ (không phải lãnh đạo báo) được Thời báo Kinh tế Sài Gòn ký hợp đồng chính thức và làm cho tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số còn lại đã rơi vào cảnh mất việc.


Trong đề án xin cấp giấy phép ấn phẩm phụ SGTT mới, có lẽ Thời báo Kinh tế Sài Gòn chỉ đề cập đến việc tiếp nhận măng sét SGTT mà quên đi phần tiếp nhận bộ máy nhân sự gồm cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên… hơn 100 con người của tờ báo cũ.


Nếu không sử dụng chất xám cũ thì e rằng bản sắc của SGTT mới sẽ khác hoàn toàn. Làm báo cũng như viết văn, mỗi cây bút có một giọng văn riêng, cách thức thể hiện riêng, cả cách thức biên tập đặt tít tựa cũng có dấu ấn riêng của từng biên tập viên. Cùng một tờ báo đó mà giao nhóm người này làm thì nó ra thế này, nhưng giao nhóm người khác làm thì nó sẽ hoàn toàn khác.


Bà Huệ nói: “Tên tuổi của SGTT gắn với đội ngũ những người khai sinh và gầy dựng tờ báo từ năm 1995 và SGTT đã luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận”. Điều đó đúng, nhưng chỉ đúng một phần.


19 năm qua, đội ngũ làm báo SGTT cũ đã có nhiều lớp người, ngay cả những bạn trẻ mới vào có thể còn không biết hết những tên tuổi cũ đã từng gắn bó với tờ SGTT cũ từ những năm 1995. Lớp độc giả hiện nay của tờ SGTT cũ lại quen thuộc hơn với những cây bút, những gương mặt hiện hữu vừa mất việc.


Như vậy, điều chắc chắn là với đội ngũ người mới, Thời báo Kinh tế Sài Gòn sẽ làm ra tờ SGTT mới có thể thành công hoặc thất bại, có thể có nét đặc sắc riêng nhưng không thể nào giữ được nét đặc sắc đã đi vào lòng độc giả như tờ SGTT cũ đã làm.


Về đâu hơn 100 con người SGTT


Hơn 100 người làm tại tờ SGTT cũ vừa bị mất việc. Có nhiều đồng nghiệp lẫn độc giả cảm thông, chia sẻ. Điều này làm giảm đi một phần nỗi buồn của các anh chị làm tại tờ SGTT cũ. Điều làm nhiều anh chị ở tờ SGTT cũ buồn nhất không phải vì họ mất việc mà vì cách hành xử.


Đành rằng tờ SGTT cũ từng trực thuộc Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đến ngày 12-2-2004 tách ra thành tờ báo độc lập trực thuộc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM, nay “châu về hợp phố” thì chẳng có gì lạ. Giống như một đứa con xưa kia tách ra ở riêng nay quay về ở chung với cha mẹ. Nhưng liệu có cha mẹ nào khi con mình quay về lại chỉ nhận cái tên, còn người thì … xem xét?


“Lẽ ra anh phải tiếp nhận nhân sự từ tờ cũ về rồi giải quyết sau, kể cả cho nghỉ việc nếu người cũ không phù hợp với công việc mới. Chứ ai lại nhận thương hiệu, còn nhân sự thì bỏ mặc?”, tiến sĩ Hoàng Mạnh Bình nhận xét.


Kim Hoa

Thế giới "run sợ" khả năng Nga đưa quân vào Ukraine

Thế giới "run sợ" khả năng Nga đưa quân vào Ukraine

Đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với người đồng cấp Nga Vladmir Putin hôm 1/3. Qua đó, ông Obama bày tỏ “quan ngại sâu sắc” tới “sự vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine” của Nga. Đồng thời, nhà lãnh đạo Mỹ cũng kêu gọi ông Putin ra lệnh rút quân. Trong trường hợp Nga không chấp thuận, Mỹ sẽ tính tới khả năng không tham dự Hội nghị thượng đỉnh G8 sắp tới ở Sochi vào tháng 6 tới này. Tệ hơn, Mỹ có thể sẽ áp dụng những lệnh trừng phạt lên Nga.

Ở Brussels, người đứng đầu Ủy ban chính sách đối ngoại của EU Catherine Ashton đã kêu gọi mở một cuộc họp bất thường của ủy ban này nhằm bàn về tình hình Ukraine.













Quang cảnh bên ngoài một khu phố ở thành phố thủ phủ Simferopol của Crimea hôm 1/3.


Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh Wiliiam Hague thông báo qua trang cá nhân Twitter rằng, ông đã triệu tập Đại sứ Nga ở London để trao đổi công hàm phản đối việc nước này đưa quân tới Ukraine.

Tổng thống Pháp Francois Hollande thúc giục các nước cần có hành động quyết đoán nhằm đưa ra giải pháp cho tình hình Ukraine. “Cần tìm ra một giải pháp nào đó để tránh sự can thiệp từ bên ngoài”, ông nói.


Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng, những diễn biến quá nhanh ở Ukraine là cưc kỳ nguy hiểm, và đề nghị Nga đưa ra lời giải trình của mình.


Thanh Nga (tổng hợp)


BÀI ĐỌC NHIỀU

Vay tiêu dùng gánh lãi suất...74%/năm

Vay tiêu dùng gánh lãi suất...74%/năm

>> Vay tiêu dùng “né” quy định chuyển khoản

>> Chưa dám mạnh tay vay tiền mua sắm












Các chuyên gia khuyến cáo người vay tiêu dùng phải thận trọng tìm hiểu kỹ các điều khoản ghi trong hợp đồng trước khi đặt bút ký. - Trong ảnh: khách hàng tìm hiểu về gói vay trả góp hàng tiêu dùng - Ảnh: Thanh Đạm












Khách hàng tìm hiểu về gói vay trả góp hàng tiêu dùng của PPF - Ảnh: Thanh Đạm

Xảy ra việc này theo các chuyên gia có lỗi ở cả hai phía. Khách hàng được chào mời vay vốn với điều kiện dễ dàng đã nhắm mắt vay mà không tìm hiểu kỹ các điều kiện. Trong khi đó nhân viên tư vấn các công ty tài chính thường “ém” đi các điều khoản bất lợi để dụ người vay.


Mập mờ điều khoản









"Trong tình hình cạnh tranh gay gắt, các công ty tài chính sẽ có những mánh khóe để dụ người vay hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người vay để trục lợi. Do vậy người vay phải thận trọng, tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi đặt bút ký hợp đồng vay vốn"


Chuyên gia Lê Đăng Doanh



Sau khi trả góp được bốn kỳ cho khoản vay mua điện thoại, chị C.K.Diễm (Q.5, TP.HCM) được nhân viên Công ty PPF gọi điện thoại mời vay thêm 12 triệu đồng. Khoản vay này chị Diễm được yêu cầu ra bưu điện nhận tiền. Tại bưu điện, chị đã ký một số giấy tờ theo yêu cầu rồi nhận tiền mà không đọc kỹ. Sau một thời gian, chị được công ty gửi bản hợp đồng chi tiết. Lúc này đọc kỹ hợp đồng chị mới giật mình vì lãi suất lên đến 6,17%/tháng, tương đương 74,04%/năm, dù trước đó chị Diễm được nhân viên tư vấn nói lãi suất chỉ hơn 4%/tháng.


Chưa hết, dù thực nhận 12 triệu đồng nhưng số nợ vay theo hợp đồng lên đến 12,929 triệu đồng, do công ty cộng cả số tiền bảo hiểm vào tổng số tiền vay. Theo cách tính của công ty, mỗi tháng chị phải trả 1,359 triệu đồng, thời gian vay 15 tháng, tính ra tổng số tiền chị phải trả lên đến 20,385 triệu đồng! Thấy tiền lãi quá cao, một tháng sau chị Diễm yêu cầu trả tiền lại thì nhân viên công ty làm dữ với những lời lẽ rất nặng nề, buộc chị nộp 17 triệu đồng nếu trả tiền ngay. “Chỉ trong một tháng mà phải trả thêm đến 5 triệu đồng để chấm dứt hợp đồng là quá vô lý” - chị Diễm nói và cho biết không còn cách nào khác đành phải duy trì khoản vay đến đáo hạn.


Chị Đ.T.M.Linh (Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) cho biết vay của Công ty tài chính PPF số tiền 11 triệu đồng, đã thanh toán 1 triệu đồng nhưng sau đó công ty gửi bản hợp đồng khác hẳn, số tiền vay cao hơn do cộng cả phí bảo hiểm vào và yêu cầu phải trả góp cho cả số tiền bảo hiểm này. Thấy mập mờ, chị Linh yêu cầu công ty phải cho người xuống làm rõ nhưng không được đáp ứng, chị liền ngưng thanh toán. Công ty đã gửi thông báo chấm dứt hợp đồng và yêu cầu chị phải trả số tiền gần 20 triệu đồng. Do chị Linh không đồng ý trả, nhân viên Công ty tài chính PPF đã đến nhà dùng vũ lực để đòi nợ. Bức xúc, chị Linh lên Công ty PPF khiếu nại, nhưng công ty đổ lỗi cho đơn vị đòi nợ và nói không chịu trách nhiệm.


Nhiều khách hàng khác tại TP.HCM cũng phản ảnh khi chào mời vay vốn thì nhân viên tư vấn Công ty PPF nói rất sơ sài về lãi suất cũng như các điều khoản và nhất định không cho xem trước hợp đồng. Họ cũng bức xúc vì mức phạt chậm thanh toán quá cao, chậm bốn ngày bị buộc đóng 250.000 đồng. Có trường hợp đã phải đi trốn nợ.


Ông Trương Văn Hải (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) phản ảnh trường hợp con trai ông vay 21 triệu đồng của Công ty PPF từ tháng 9-2012, sau 14 tháng đã trả được hơn 28 triệu đồng, không còn khả năng trả nợ nên đã đi khỏi địa phương. Do công ty liên tục thúc nợ, ông Hải nói muốn gặp mặt để trả trực tiếp thì công ty không chịu, yêu cầu ông phải trả thông qua bưu điện.


Không vay tiền cũng bị đòi nợ


Anh Nguyễn Duy Phương phản ảnh bị một người xưng là nhân viên Công ty tài chính PPF liên tục gọi vào số điện thoại của anh để đòi số tiền hơn 20 triệu đồng của một người tên Hùng đã vay từ tháng 9-2013. “Số điện thoại tôi đăng ký từ tháng 11-2012, không hề biết gì chuyện vay nợ, cũng không phải tên Hùng nhưng giải thích kiểu gì họ cũng không nghe. Có khi 21g đêm vẫn gọi đòi nợ, mỗi lần gọi từ một số máy khác nhau” - anh Phương bức xúc nói.


Trả lời chúng tôi bằng văn bản, Công ty PPF thừa nhận có nhầm lẫn trường hợp anh Phương, đồng thời giải thích là do một khách hàng tên Nguyễn Văn Hùng đã cung cấp số điện thoại của anh Phương với thông tin đây là số điện thoại của vợ anh Hùng. Sau khi nhận được thư khiếu nại, công ty đã xóa số điện thoại anh Phương ra khỏi thông tin liên quan đến khách hàng Nguyễn Văn Hùng.


Về phản ảnh của các khách hàng cho rằng lãi suất quá cao, đại diện Công ty PPF cho rằng đã áp dụng lãi suất thỏa thuận tùy thuộc từng khoản vay, trong đó có khả năng tài chính của người vay và các yếu tố khác. Công ty cũng khẳng định luôn thông báo rõ về lãi suất cho người vay trước khi giao kết hợp đồng. Chẳng hạn với trường hợp chị C.K.Diễm, công ty khẳng định đã tư vấn cho chị về lãi suất và các điều khoản khác. Chính khách hàng đã ký giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ, trong đó có liệt kê chi tiết về lãi suất, phí bảo hiểm, số tiền trả góp hằng tháng cũng như đã ký vào từng trang của hợp đồng vay vốn.


Dù nhiều người vay bức xúc rằng không được thông báo rõ ràng về việc phải mua bảo hiểm và cũng không muốn mua bảo hiểm vì làm tăng gánh nặng trả nợ, nhưng đại diện công ty vẫn khẳng định đó là khoản bảo hiểm... tự nguyện, công ty chỉ “thực hiện nhiệm vụ giới thiệu dịch vụ”, còn quyền quyết định thuộc về người vay.


Phải tìm hiểu kỹ


Theo các chuyên gia, lãi suất cho vay tại các công ty tài chính rất cao do đây là loại hình cho vay tín chấp, người vay không phải thế chấp tài sản, điều kiện vay cũng dễ dàng hơn ở ngân hàng. Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết từng nhận được hàng ngàn hồ sơ mà người vay giả mạo bảng lương, KT3 để vay tiền công ty tài chính rồi bỏ trốn. Rủi ro cao nên bên cho vay phải đưa lãi suất lên cao để bù đắp. Mặt khác, do món vay nhỏ, chỉ khoảng vài triệu đến vài chục triệu đồng/món nên chi phí cũng cao hơn.


Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng xảy ra tranh chấp giữa công ty tài chính và người vay có nguyên nhân từ hai phía. Phía công ty tài chính cần cho vay nên khi tư vấn chỉ nói những thông tin có lợi cho người vay và lờ đi những thông tin bất lợi. Chưa kể hợp đồng không rõ ràng, nhiều điều khoản không được ghi rõ trong hợp đồng hoặc ghi lập lờ, sau đó người vay vi phạm thì bị phạt rất nặng.


Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu phân tích các ngân hàng được quản lý bởi hệ thống pháp luật rất chặt chẽ, được thanh kiểm tra thường xuyên, còn các công ty tài chính hoạt động trong khuôn khổ thoáng hơn rất nhiều. Hơn nữa, các hợp đồng dạng này được soạn theo hướng có lợi về bên cho vay, người vay không tìm hiểu kỹ, nhắm mắt ký sẽ dễ rơi vào “bẫy tín dụng”, vay dễ trả khó. Theo ông Hiếu, rất nhiều người không đủ điều kiện vay ngân hàng đã tìm đến các công ty tài chính vì các công ty này cho vay theo dạng tín chấp, phù hợp với người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, lãi suất vay tín chấp rất cao và người vay thường không nhận biết được lãi suất thật. “Nên nhờ người có hiểu biết pháp luật tư vấn, đồng thời kiểm tra chéo thông tin, thậm chí tra cứu trên mạng trước khi quyết định vay để tránh bị sập bẫy” - ông Hiếu tư vấn.


ÁNH HỒNG









Bị khách hàng hành hung?


Đối với trường hợp chị Đ.T.M.Linh, Công ty PPF cho rằng chính nhân viên công ty bị bạo hành khi đòi nợ, chứ không phải là người dùng vũ lực đòi nợ như chị Linh phản ảnh.


Theo Công ty PPF, chị Linh ký bốn hợp đồng vay vốn với công ty, trong đó có hai hợp đồng đã hoàn tất và hai hợp đồng còn lại đang trong tình trạng trễ hạn thanh toán hơn năm tháng. Do chị Linh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng quy định nên cả hai hợp đồng tín dụng còn lại đã bị chấm dứt trước thời hạn. Công ty PPF đã gửi thông báo và yêu cầu chị trả toàn bộ số tiền còn lại nhưng đến nay chị Linh chưa thanh toán.




Rụng rời xem ảnh nóng của nàng DJ sexy nhất Việt Nam cùng sao V-League đến từ Hà Lan

Rụng rời xem ảnh nóng của nàng DJ sexy nhất Việt Nam cùng sao V-League đến từ Hà Lan
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn

Nga chính thức quyết định can thiệp quân sự vào Crimea

Nga chính thức quyết định can thiệp quân sự vào Crimea

Chủ nhật 02/03/2014 07:02


ANTĐ - Trong ngày 01-03, Hạ viện Nga yêu cầu chính phủ đưa quân vào Crimea. Đáp ứng yêu cầu đó, Tổng thống Putin đã yêu cầu và được Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện Nga) cho phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga trên lãnh thổ Crimea.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin làm đại diện chính thức của Tổng thống tại Hội đồng Liên bang và đệ trình thông điệp đề nghị Hội đồng Liên bang chấp thuận việc sử dụng lực lượng vũ trang của Liên bang Nga trên lãnh thổ Ukraine.


Tổng thống Putin tuyên bố: “Trên cơ sở mục "g" - phần 1 - Điều 102 của Hiến pháp LB Nga, tôi gửi tới Hội đồng Liên bang Nga đề nghị cho phép sử dụng Lực lượng vũ trang LB Nga trên lãnh thổ Ukraine, cho đến khi tình hình chính trị ở đất nước này ổn định trở lại”.


Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin sẽ làm đặc phái viên để truyền đạt các thông điệp của Hội đồng Liên bang cho ông Putin, đồng thời báo cáo tình hình hoạt động quân sự cho Hội đồng (trong trường hợp đề nghị này được chấp thuận).


Trong ngày 1-3, Duma quốc gia Nga, tức Hạ viện Nga đã yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin thực thi các biện pháp nhằm ổn định tình hình trên bán đảo Crimea thuộc Ukraine và sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ người dân địa phương khỏi các hành động bạo lực và vô pháp luật.


Ngay sau đó, Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko cũng tuyên bố tình thế hiện nay có thể cho phép Nga đưa một số lượng quân hạn chế để đảm bảo an toàn cho Hạm đội Biển Đen và các công dân Nga. Tuy nhiên, đây là ý kiến của riêng ông, còn quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Hội đồng Liên bang.



Xe thiết giáp của Nga được nhìn thấy gần thị trấn Bakhchisarai, Crimea

Trong khi đó, ngay từ ngày 28-02, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Igor Tenyukh ngày 28/2 cáo buộc Nga đã đưa 30 xe bọc thép và hàng chục máy bay trực thăng chở 6.000 binh sĩ đến Crimea nhằm giúp lực lượng dân quân địa phương thân Nga giành độc lập, ly khai khỏi chính quyền lâm thời thân phương Tây ở Kiev.


Trong ngày 01-03, lực lượng thân Nga và đặc nhiệm Berkut đã chiếm đóng 1 sân bay dân dụng và 1 sân bay quân dụng, đồng thời giải giáp lực lượng quân đội và biên phòng của chính quyền cũ mà không hề đổ máu. Đồng thời họ cũng đã chiếm một số căn cứ tên lửa phòng không. Trong khi đó, lực lượng của hạm độ biển Đen thì đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các trụ sở và cơ quan chính quyền mới.


Theo tin mới nhất, tối 01-03, Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) đã chấp thuận đề nghị của Tổng thống Putin đưa quân đội từ Nga sang Crimea, hợp cùng lực lượng đồn trú của hạm đội biển Đen. Như vậy là một quyết định can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine đã được thông qua, vấn đề Mỹ và phương Tây lo lắng đã trở thành hiện thực.


Cũng trong ngày 1-3, Nga đã thẳng thắn từ chối yêu cầu mở một cuộc đàm phán của chính phủ lâm thời Ukraine mà Moscow coi là “không hợp pháp” và tuyên bố “sẽ bảo vệ công dân Nga bằng mọi giá”. Với sự chấp thuận của Thượng viện (tức Hội đồng Liên bang) cùng với thỉnh cầu giúp đỡ của chính phủ mới ở Crimea, việc Nga đưa quân vào nước cộng hòa tự trị này chỉ còn là vấn đề thời gian.


Nguyễn Ngọc

Tổng hợp



Ukraine: Võ sĩ Klitschko kêu gọi tổng động viên quân đội

Ukraine: Võ sĩ Klitschko kêu gọi tổng động viên quân đội

Vitali Klitschko. (Nguồn: AP)

Theo truyền thông Nga ngày 1/3, Chủ tịch Đảng Udar (Cú đấm), nhà cựu vô địch quyền anh hạng nặng thế giới Vitali Klitschko đã hối thúc Quốc hội Ukraine tổng động viên quân đội sau khi Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga thông qua việc sử dụng quân đội trên vùng lãnh thổ tự trị Crimea của Ukraine.


Trong một thông cáo, ông Klitschko nêu rõ: "Quốc hội cần đề nghị Tổng tư lệnh quân đội tuyên bố lệnh tổng động viên toàn quốc sau khi Nga bắt đầu hành động xâm lược Ukraine."

Ông Klitschko cũng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp để thảo luận về cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraine.


Trong một động thái liên quan, Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko đã chỉ thị cho Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện đề nghị Tổng thống Vladimir Putin triệu Đại sứ Nga tại Mỹ về nước sau bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama.


Trước đó, cả Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) lẫn Thượng viện nước này đều đã yêu cầu Tổng thống Putin đưa quân vào Crimea, nước Cộng hòa tự trị thuộc Ukraine, nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga cũng như có đông người sắc tộc Nga sinh sống.


Trong ngày 1/3, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea, ông Sergiy Aksyonov đã yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin "giúp đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng lãnh thổ Crimea"./.



Ukraine: Diễn biến căng thẳng tại Crimea

Ukraine: Diễn biến căng thẳng tại Crimea

Chủ nhật 02/03/2014 05:00




(VTV Online) -


Tình hình tại bán đảo Crimea thuộc Ukraine đang trải qua những diễn biến kịch tính.



Ukraine: Diễn biến căng thẳng tại Crimea


Các tay súng vũ trang gác bên ngoài tòa nhà chính quyền ở Simferopol, Crimea hôm 1/3. (Ảnh:Reuters)



Thủ tướng nước Cộng hòa tự trị Crimea hôm 1/3 tuyên bố, các lực lượng vũ trang, cảnh sát và an ninh nước này chỉ được nghe theo mệnh lệnh duy nhất của ông. Những ai làm trái lệnh sẽ bị mất chức ngay lập tức.


Thủ tướng nước Cộng hòa tự trị Crimea cũng lên tiếng kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin "giúp đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng lãnh thổ Crimea".


Phản ứng trước lời kêu gọi này, hôm 1/3 Hội đồng liên bang (tức Thượng viện) Nga đã biểu quyết thông qua yêu cầu của Tổng thống Nga Putin về việc triển khai quân tại Ukraine.


Thời sự VTV




Federer - Berdych: Ngược dòng lên đỉnh (CK Dubai)

Federer - Berdych: Ngược dòng lên đỉnh (CK Dubai)



Chủ nhật, 02/03/2014, 00:30 (GMT+7)



Xem tường thuật chi tiết trận đấu tại đây.


Set 1 Tomas Berdych mới là tay vợt chơi tốt hơn Roger Federer, đặc biệt khi tay vợt người Czech đọc giao bóng hai của Federer rất tốt và tấn công mạnh mẽ. Mất break ở game thứ 3 nhưng Berdych ngay lập tức đòi lại break ở game thứ 4 và vượt lên ở game thứ 6, trước khi tiến tới chiến thắng 6-3.


Set 2 Berdych tiếp tục chơi tốt hơn ở những game đầu tiên và có break ở game thứ 5. Tưởng như đó là thời cơ để tay vợt số 6 thế giới hướng tới chiến thắng, nhưng ngay ở game tiếp theo, Federer đã lấy lại thế cân bằng. Bước ngoặt xảy ra từ đây khi Berdych đánh mất sự tự tin và chính xác như nửa đầu trận đấu. Federer thắng trắng trong game thứ 10 và có break quan trọng để thắng 6-4 trong set 2.


 - 1


Federer một lần nữa ngược dòng đánh bại đối thủ


Set 3 Federer nắm thế chủ động và liên tục dồn ép Berdych. Tay vợt người Thụy Sĩ càng chơi càng hay và có break ở game thứ 4. Federer còn cứu cả 2 break-point ở game thứ 7 trước khi kết thúc trận đấu với chiến thắng 6-3 trong set 3.


Federer lần thứ 6 đăng quang tại giải Dubai và đây là danh hiệu thứ 78 trong sự nghiệp FedEx.


Thông số trận đấu:

















































































Roger Federer



3-6, 6-4, 6-3



Tomas Berdych



8



Aces



5



1



Lỗi kép



1



51%



Tỷ lệ giao bóng 1



48%



36/43 (84%)



Giao bóng 1 ăn điểm



27/41 (66%)



19/41 (46%)



Giao bóng 2 ăn điểm



20/44 (45%)



7/10 (70%)



Cứu Break



6/10 (60%)



14



Số game cầm giao bóng



14



14/41 (34%)



Trả giao bóng 1 ăn điểm



7/43 (16%)



24/44 (55%)



Trả giao bóng 2 ăn điểm



22/41 (54%)



4/10 (40%)



Điểm Break



3/10 (30%)



14



Số game trả giao bóng



14



55/84 (65%)



Cầm giao bóng ăn điểm



47/85 (55%)



38/85 (45%)



Trả giao bóng ăn điểm



29/84 (35%)



93/169 (55%)



Tổng số điểm



76/169 (45%)




Thượng viện Nga đồng ý đưa quân tới Ukraine

Thượng viện Nga đồng ý đưa quân tới Ukraine

BizLIVE - Thượng viện Nga chuẩn thuận yêu cầu đưa quân vào Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin.



Thượng viện Nga đồng ý đưa quân tới Ukraine

Xe thiết giáp của Nga được nhìn thấy gần thị trấn Bakhchisarai, Crimea.



Thượng viện Nga chuẩn thuận yêu cầu đưa quân vào Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin. Trước đó cả thượng viện và hạ viện Nga đã bàn thảo việc “bình ổn” tình hình tại bán đảo Crimea của Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói Moscow đã điều khoảng thêm 6.000 lính tới Crimea.


Tổng thống Putin trình đề nghị “liên quan tới tình hình hết sức phức tạp tại Ukraine và sự đe dọa tới tính mạng của những công dân Nga", Kremlin cho biết.


Ông đề nghị dùng lực lượng vũ trang Nga “cho tới khi tình hình chính trị tại Ukraine được bình thường”.


Vào hôm thứ Bảy 1/3/2014, nhà lãnh đạo mới thân Moscow của vùng tự trị Crimea đã yêu cầu Tổng tống Nga Vladimir Putin giúp gìn giữ hòa bình.


Một nguồn của Kremlin khi đó nói Moscow sẽ "không làm ngơ" yêu cầu của ông Sergiy Aksyonov. Hiện đã có hoạt động quân sự được cho là lực lượng thân Nga, các tay súng đã vào tòa nhà quốc hội Crimea, đài truyền hình và các chốt viễn thông.


Nhân chứng nói nhìn thấy thiết giáp và lính Nga trong khu vực.


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trước đó lên tiếng cảnh báo Moscow rằng bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào tại Ukraine cũng đều phải "trả giá".


Ông cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước tin về việc Nga điều động quân đội trên bán đảo Crimea.


Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã gọi việc Nga triển khai quân đội tại Crimea là hành động khiêu khích để dẫn đến một cuộc "xung đột vũ trang".


Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc nói bất kỳ sự di chuyển nào của quân đội nước này tại Crimea cũng đều nằm trong khuôn khổ thỏa thuận được ký kết với Ukraine.


Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama tán dương chính phủ tạm quyền của Ukraine vì đã "kiềm chế".


"Bất kỳ sự xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nào cũng sẽ gây ra bất ổn sâu sắc, và điều này không phục vụ lợi ích của Ukraine, Nga hay châu Âu," ông nói.


"Điều này thể hiện một sự can thiệp nghiêm trọng vào những vấn đề mà lẽ ra phải được người dân Ukraine quyết định. Đây cũng sẽ là một sự vi phạm rõ ràng của Nga đối với nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như với luật pháp quốc tế".


Ông nói thêm: "Chỉ vài ngày sau khi thế giới đến với Nga để tham dự Thế Vận hội, nước này lại khiến các quốc gia trên toàn cầu phải lên án mình."


"Hoa Kỳ sẽ đứng về phía cộng đồng quốc tế trong việc khẳng định rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào Ukraine cũng đều phải trả giá."


Ông Obama không nói rõ Hoa Kỳ sẽ đáp trả như thế nào, tuy nhiên, phóng viên BBC tại Washington, Beth McLeod, nói Hoa Kỳ đang xem xét gây áp lực kinh tế bằng cách hoãn nâng cấp quan hệ thương mại với Moscow.


Washington cũng đang xem xét việc tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G8 mà Nga sắp chủ trì vào tháng Sáu.


"Sáp nhập lãnh thổ"


Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 28/2, Tổng thống tạm quyền của Ukraine, ông Oleksander Turchynov, nói Moscow đang muốn kích động chính phủ mới của Ukraine để thừa cơ sáp nhập Crimea.

Ông cũng đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin "chấm dứt những hành động gây hấn và bắt đầu đàm phán".


Ông nói Nga đang có những biểu hiện giống như trước lúc gửi quân vào Georgia năm 2008, sau khi vùng Abkhazia và Nam Ossetia, nơi người gốc Nga chiếm đa số, đòi ly khai.


Nhiều tay súng trong đồng phục quân đội không rõ danh tính đã xuất hiện tại trụ sở Quốc hội Crimea, đài truyền hình chính phủ và các trạm viễn thông. Lực lượng này cũng đang tuần hành tại các sân bay ở Simferopol và Sevastopol, nơi đặt căn cứ của Hạm đội Hắc Hải.


Truyền thông Ukraine dẫn lời chính quyền địa phương nói 13 máy bay Nga mang theo số binh sỹ ước tính khoảng 2.000 người đã hạ cánh tại một sân bay quân sự gần Simferopol. Nguồn tin này vẫn chưa được kiểm chứng.


Vào ngày 28/2, các xe bọc thép và trực thăng của Nga cũng đã được nhìn thấy ở gần Simferopol và Sevastopol.


Các chuyến bay đến và đi từ Simferopol đều bị hủy. Các hãng hàng không nói không phận của khu vực này đã bị đóng.


Làm đúng khuôn khổ


Tuy nhiên, đại sứ của Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vitaly Churkin, nói bất kỳ sự di chuyển nào của quân đội Nga tại Crimea cũng chỉ nằm trong giới hạn được quy định trong thỏa thuận với Ukraine về việc triển khai khí tài quân sự trên bán đảo này.


"Chúng tôi chỉ đang hành động trong khuôn khổ của thỏa thuận đó," ông nói.


Ông Churkin không nhắc đến bất cứ sự triển khai quân đội nào từ phía Nga.


Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã đề cập đến "tầm quan trọng của việc đảm bảo không để cho bạo lực leo thang" trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo phương Tây.


Tối thứ Sáu, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị truất quyền một tuần trước đó.


Trả lời họp báo bằng tiếng Nga, ông đã xin lỗi vì "không đủ sức giữ vững sự ổn định" tại Ukraine và gọi những người lật đổ mình là "lũ côn đồ".


Ông Yanukovych cũng nói ông sẽ "tiếp tục đấu tranh cho tương lai của Ukraine", nhưng sẽ chỉ trở về khi sự an toàn của bản thân được đảm bảo.


Ukraine đã yêu cầu Nga dẫn độ ông Yanukovych. Ông Yanukovych bị truy nã với cáo buộc thảm sát hàng loạt, liên quan đến những vụ đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình khiến 80 người thiệt mạng.


Khủng hoảng chính trị tại Ukraine bắt đầu bùng nổ hồi tháng 11, sau khi ông Yanukovych từ chối ký kết thỏa thuận liên hiệp và tự do thương mại với EU để giữ quan hệ với Nga.


Quyết định này đã khiến hàng nghìn người ủng hộ phương Tây xuống đường biểu tình, yêu cầu tổng thống phải từ chức và việc thắt chặt quan hệ với EU.


Kể từ khi ông Yanukovych bị truất quyền, căng thẳng tại Ukraine bắt đầu chuyển hướng sang bán đảo Crimea, nơi người gốc Nga chiếm đa số.


Theo BBC




Thượng viện Nga nhất trí đưa quân sang Ukraine

Thượng viện Nga nhất trí đưa quân sang Ukraine


  • Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ họp khẩn về Ukraine

    Ngày 1.3, một nguồn tin tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York nói với hãng Itar Tass rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp về tình hình tại Ukraine vào lúc 19 giờ GMT.



  • Gần 50 công nhân bị ngộ độc thực phẩm

    Dân Việt - Sau khi ăn bữa trưa ngày 1.3, gần 50 công nhân may của Công ty TNHH Lạc Tỷ 2 (thuộc Khu Công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đã bị ngộ độc thức ăn và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viên Đa khoa Số 10.



  • Bắt được nghi phạm chém CSGT, cướp xe Air Blade

    Dân Việt - Nguồn tin Dân Việt cho biết, cơ quan Công an quận Lê Chân và Công an TP. Hải Phòng vừa phối hợp bắt được nghi phạm Vũ Thanh Sơn trú tại quận Lê Chân chém trung úy Vũ Thế Thắng (SN 1984) – Đội CSGT 1, Phòng CSGT Công an TP. Hải Phòng ngày 24.2.



  • Duma Nga yêu cầu Tổng thống Putin đưa quân vào Crimea

    Ngày 1.3, Duma quốc gia Nga (Hạ viện Nga) đã yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin thực thi các biện pháp nhằm ổn định tình hình trên bán đảo Crimea thuộc Ukraine và sử dụng "mọi khả năng" để bảo vệ người dân địa phương.



  • SỐC: Công Vinh bất ngờ dính chấn thương nặng

    Dân Việt - Trưa 1.3, Công Vinh vẫn còn rất vui vẻ cùng HLV Hoàng Văn Phúc trả lời báo chí trong buổi trao đổi thông tin trước trận tuyển Việt Nam gặp Sinh viên Hàn Quốc thì tới buổi chiều cùng ngày, vận đen đã tới với CV9...



  • NÓNG: Cha đẻ dòng chiến đấu cơ huyền thoại MiG qua đời

    Dân Việt - Hãng tin Interfax cho hay, ông Rostislav Belyakov, cha đẻ thiết kế các loại chiến đấu cơ thuộc dòng MiG của Nga, vừa qua đời hôm 28.2.2014 ở tuổi 94 sau một thời gian dài mắc bệnh nặng.



  • Từ 3.3.2014, báo Sài Gòn Tiếp Thị ra bộ mới

    Dân Việt - Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, báo Sài Gòn Tiếp Thị sẽ tiếp tục xuất bản và số đầu tiên của bộ mới sẽ ra mắt vào ngày 3.3 sau số cuối cùng của bộ cũ phát hành vào ngày 28.2.



  • Chelsea sẵn sàng “phá két” chiêu mộ Diego Costa

    Dân Việt - Báo chí Tây Ban Nha đưa tin, Chelsea sẵn sàng chi ra 31 triệu bảng (tương đương 38 triệu euro) để đổi lấy sự phục vụ của tiền đạo Diego Costa bên phía Atletico Madrid trong kỳ chuyển nhượng mùa hè tới.



  • 10 món ăn Việt được công nhận kỷ lục châu Á

    Dân Việt - Ngày 28.2. thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã có văn bản chính thức xác lập, công nhận 10 món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.



  • Việt Nam xếp thứ 5 thế giới về thời gian học thêm

    Thời gian học thêm của học sinh Việt Nam xếp thứ 5, tính kiên trì của học sinh Việt được xếp hạng 7/68 nước tham gia kỳ thi PISA.







  • Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ họp khẩn về Ukraine

    Ngày 1.3, một nguồn tin tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York nói với hãng Itar Tass rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp về tình hình tại Ukraine vào lúc 19 giờ GMT.



  • Stoke 1-0 Arsenal: Pháo thủ “quỵ ngã” tại Britannia

    Dân Việt - Ở trận đấu tại vòng 28 Premier League vừa kết thúc tại sân Britannia, đội chủ nhà Stoke City đã tạo ra cú sốc khi đánh bại các vị khách Arsenal với tỷ số tối thiểu 1-0 nhờ pha làm bàn trên chấm 11m của Jonathan Walters.



  • Thượng viện Nga nhất trí sử dụng lực lượng quân sự tại Ukraine

    Ngày 1.3, theo Itar Tass, Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã phê chuẩn đề xuất của Tổng thống Vladimir Putin về việc sử dụng lực lượng quân đội Nga tại nước Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine.



  • Tổng thống tạm quyền Ukraine triệu tập cuộc họp khẩn cấp

    Theo RT, Tổng thống tạm quyền Ukraine Aleksandr Turchinov đã triệu tập cuộc họp các quan chức an ninh cấp cao ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề nghị Thượng viện Nga phê chuẩn việc sử dụng sức mạnh quân sự tại khu vực Crimea.



  • 15 ngư dân gặp nạn trên khu vực biển Hoàng Sa

    Dân Việt - Chiều tối nay (1.3), Đài Thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng phát thông đi thông báo hàng hải đề nghị các đơn vị tìm kiếm cứu nạn cũng như những phương tiện hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa ứng cứu 15 ngư dân gặp nạn.



  • Gần 50 công nhân bị ngộ độc thực phẩm

    Dân Việt - Sau khi ăn bữa trưa ngày 1.3, gần 50 công nhân may của Công ty TNHH Lạc Tỷ 2 (thuộc Khu Công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) đã bị ngộ độc thức ăn và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viên Đa khoa Số 10.



  • Bắt được nghi phạm chém CSGT, cướp xe Air Blade

    Dân Việt - Nguồn tin Dân Việt cho biết, cơ quan Công an quận Lê Chân và Công an TP. Hải Phòng vừa phối hợp bắt được nghi phạm Vũ Thanh Sơn trú tại quận Lê Chân chém trung úy Vũ Thế Thắng (SN 1984) – Đội CSGT 1, Phòng CSGT Công an TP. Hải Phòng ngày 24.2.



  • Duma Nga yêu cầu Tổng thống Putin đưa quân vào Crimea

    Ngày 1.3, Duma quốc gia Nga (Hạ viện Nga) đã yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin thực thi các biện pháp nhằm ổn định tình hình trên bán đảo Crimea thuộc Ukraine và sử dụng "mọi khả năng" để bảo vệ người dân địa phương.



  • SỐC: Công Vinh bất ngờ dính chấn thương nặng

    Dân Việt - Trưa 1.3, Công Vinh vẫn còn rất vui vẻ cùng HLV Hoàng Văn Phúc trả lời báo chí trong buổi trao đổi thông tin trước trận tuyển Việt Nam gặp Sinh viên Hàn Quốc thì tới buổi chiều cùng ngày, vận đen đã tới với CV9...



  • Đình Đồng bị cấm thi đấu hết năm, trả viện phí cho Anh Hùng

    Chiều nay, Ban kỷ luật VFF đã ra quyết định số 157/QĐ-LĐBĐVN về việc kỷ luật đối với cầu thủ Trần Đình Đồng (số 16, CLB SLNA) sau tình huống vào bóng bằng cả 2 chân đối với Anh Hùng (HV.An Giang) tại vòng 7 Eximbank V-League 2014.








TBT Kim Quốc Hoa: "Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm"

TBT Kim Quốc Hoa: "Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm"

Bài 1: Ông Trần Văn Truyền lên tiếng vụ có nhiều biệt thự "khủng"

Bài 2: Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre nói về biệt thự của ông Trần Văn Truyền

Bài 3: TBT Kim Quốc Hoa: "Đủ cơ sở đưa tin về biệt thự của ông Truyền"

Bài 4: Cận cảnh biệt thự gây choáng ngợp của ông Truyền tại Bến Tre

Bài 5: Dinh thự "khủng" của ông Trần Văn truyền qua lời kể của hàng xóm

Bài 6: Ông Truyền được "em kết nghĩa" biếu tiền xây biệt thự "khủng"

Bài 7: Biệt thự ông Truyền và ngôi nhà 51m2 của Chủ tịch Trương Tấn Sang

Bài 8: Nếu là chủ những căn biệt thự sang trọng đó... tôi sẽ xấu hổ

Bài 9: Phó Ban Nội chính TƯ: Vụ ông Truyền không phải nhiệm vụ của Ban

Bài 10: Sau hội chứng "một ông anh" sẽ đến trào lưu "một người em"?

Bài 11: Chủ nhiệm VP Chính phủ: Khó mà trả lời được vụ ông Truyền

Bài 12: TBT Kim Quốc Hoa: "Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm"


Theo thông tin trên báo Người Cao Tuổi đăng tải vào ngày 28/2/2014, ông Trần Văn Truyền trước khi về hưu đã kí ồ ạt bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.


Cụ thể: "Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người”. Tờ Người Cao Tuổi viết.



Những đồn đoán về căn nhà mới xây của ông Trần Văn Truyền còn chưa được làm rõ thì thông tin về việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt của vị này lại gây xôn xao dư luận


Những đồn đoán về căn nhà mới xây của ông Trần Văn Truyền còn chưa được làm rõ thì thông tin về việc "bổ nhiệm cán bộ ồ ạt" của vị này lại gây xôn xao dư luận


Cũng theo thông tin của tờ báo, trong ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã kí bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán bộ, công chức.


“Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ nhiệm nhiều người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết định số 2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc làm trái với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm trên của ông Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007. Tại Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người.


Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011, nhiều cục, vụ, đơn vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm cấp phó. Có một sự thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết định bổ nhiệm đã mắc sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở Cục I, Trung tâm Thông tin hay ở Vụ III”, báo Người Cao Tuổi thông tin.


Trước những thông tin được nêu trên, trao đổi với chúng tôi vào chiều ngày 1/3, ông Kim Quốc Hoa cho biết:


"Chúng tôi đã những đưa thông tin việc ông Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu ký cấp tập, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ và tương đương trong số báo cách đây 2 ngày. Việc bổ nhiệm này, trước hết là trái với Nghị định 178/2007 của Chính phủ.


Tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Và đến thời điểm năm 2010, khi ông Truyền đang làm thì các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ đã đủ các cấp phó theo quy định.


Nhưng khi không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, tức là không tiếp tục tái ứng cử vào chức Tổng thanh tra Chính phủ nữa thì do “nhu cầu” nào đó, ông Truyền đã chỉ đạo cho Vụ tổ chức cán bộ dồn dập, nhất là vào tháng 7 và đầu tháng 8/2011, ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ vào chức danh cấp phó và tương đương. Điều này dẫn đến nhiều đơn vị có tới 4 - 7 cấp phó.


Thứ hai, ông Truyền bổ nhiệm rất nhiều người hàm Vụ phó, hàm Cục phó mà theo Luật cán bộ công chức thì bên chính quyền hầu như không có từ “hàm”. Từ việc này đã để lại hậu quả hiện nay là bộ máy của Thanh tra Chính phủ phình ra, cán bộ lãnh đạo thì nhiều. Không những thế, nhiều cán bộ cấp phó còn đùn đẩy, tranh chấp nhau để đi làm các trưởng đoàn thanh tra vụ việc.


Đồng thời, việc bổ nhiệm diễn ra trong bối cảnh, những người này có nhiều người không có trong diện quy hoạch. Khi nhận ra không có trong diện quy hoạch mà vẫn bổ nhiệm thì ngày 3/8/2011 là ngày kết thúc vai trò Tổng thanh tra Chính phủ của ông Truyền tại Quốc hội và ông Huỳnh Phong Tranh đã làm Tổng thanh tra rồi nhưng ông Truyền vẫn ký bổ nhiệm và còn tự tiện kí văn bản bổ sung quy hoạch.



TBT Kim Quốc Hoa: "Chúng tôi có đủ chứng cứ ông Truyền sai phạm"



Như trong bài viết chúng tôi đã nói thì những ngày đó, Vụ tổ chức cán bộ phải bò ra làm. Bởi vì phải đi xác minh hồ sơ, về nơi cư trú tại khu dân cư của cán bộ đó để làm thủ tục, sau đó bổ nhiệm. Việc làm của ông Truyền đã tạo ra tâm lý cho nhiều cán bộ Thanh tra Chính phủ phải “chạy” để có tước vị đó, dẫn đến việc lộn xộn. Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao ông Truyền lại làm như vậy và không ít người cũng cho rằng, không loại trừ khả năng là do vụ lợi..."


Ông Hoa cũng khẳng định, tất cả những thông tin về việc bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp phó trước khi nghỉ hưu của ông Truyền mà báo Người Cao Tuổi nêu ra đều có căn cứ, thậm chí là có đủ tên và số quyết định cụ thể cho từng người được bổ nhiệm.


"Báo Người Cao Tuổi trong nhiều năm qua đưa ra bất cứ vụ việc nào đều có chứng cứ, bằng chứng chứ không bao giờ đưa thông tin không có cơ sở. Về việc ồ ạt bổ nhiệm các cán bộ của ông Truyền mà chúng tôi thông tin đều căn cứ vào chính các tài liệu mà cơ quan Thanh tra chính phủ quản lý" , ông Hoa nhấn mạnh.


Ông Hoa cũng cho hay, sau khi thông tin được báo đưa ra cho đến nay, tòa soạn vẫn chưa hề nhận được phản hồi của cơ quan Thanh tra Chính phủ cũng như ông Truyền.


"Ngay kể cả, thông tin cách đây hơn một tuần, báo Người Cao Tuổi phản ánh về bất động sản, biệt thự khủng của ông Truyền chúng tôi cũng chưa hề nhận được phản hồi của ông ấy...", ông Hoa nói.




SLNA nổi giận vì Đình Đồng bị treo giò hết năm 2014

SLNA nổi giận vì Đình Đồng bị treo giò hết năm 2014

Vòng 28 Ngoại hạng Anh



01/03 22:00 Everton - West Ham


01/03 22:00 Fulham - Chelsea (K+1)


01/03 22:00 Hull City - Newcastle


01/03 22:00 Stoke City - Arsenal


02/03 00:30 Southampton - Liverpool


02/03 23:30 Aston Villa - Norwich City (K+PC)


02/03 23:30 Swansea City - Crystal Palace


02/03 23:30 Tottenham - Cardiff City K+PM)





CK Capital One Cup



02/03 21:00 Man City - Sunderland





Vòng 23 Bundesliga



01/03 02:30 Hertha Berlin - Freiburg


01/03 21:30 Augsburg - Hannover


01/03 21:30 Leverkusen - Mainz (K+PC)


01/03 21:30 Dortmund - Nurnberg


01/03 21:30 Braunschweig - Monchengladbach


01/03 21:30 Werder Bremen - Hamburger


02/03 00:30 Bayern Munich - Schalke (K+PM)


02/03 21:30 Hoffenheim - Wolfsburg


02/03 23:30 Frankfurt - Stuttgart





Vòng 26 La Liga



01/03 02:30 Athletic Bilbao - Granada


01/03 22:00 Malaga - Valladolid


02/03 00:00 Levante - Osasuna


02/03 02:00 Getafe - Espanyol


02/03 04:00 Elche - Celta Vigo


02/03 18:00 Villarreal - Real Betis


02/03 23:00 Atletico Madrid - Real Madrid K+1


03/03 01:00 Sevilla - Sociedad (K+NS)


03/03 03:00 Barcelona - Almeria


03/03 03:00 Vallecano - Valencia





Vòng 26 Serie A



02/03 02:45 AS Roma - Inter Milan


02/03 18:30 Cagliari - Udinese


02/03 21:00 Atalanta - Chievo


02/03 21:00 Genoa - Catania


02/03 21:00 Hellas Verona - Bologna


02/03 21:00 Sassuolo - Parma


02/03 21:00 Torino - Sampdoria


03/03 00:30 Livorno - Napoli


03/03 02:45 AC Milan - Juventus (K+1)


03/03 02:45 Fiorentina - Lazio (K+PM)




Ukraine: Biểu tình lớn ủng hộ Crimea sáp nhập vào Nga

Ukraine: Biểu tình lớn ủng hộ Crimea sáp nhập vào Nga

Những người biểu tình ở Crimea mang cờ Nga phản đối chính phủ lâm thời thân phương Tây (Nguồn: RIA) Những người biểu tình ở Crimea mang cờ Nga phản đối chính phủ lâm thời thân phương Tây (Nguồn: RIA)

Theo AFP, khoảng hơn 10.000 người đã mang cờ Nga xuống đường biểu tình ở thành phố Donetsk phía Đông Ukraine, phản đối chính quyền mới thân phương Tây ở Kiev đồng thời ủng hộ nước cộng hòa tự trị Crimea sáp nhập vào Nga.


Donetsk chính là "thành trì" của Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych, người vừa có cuộc họp báo tại Nga tuyên bố vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ukraine.


Phóng viên của AFP cho biết, những người biểu tình tại đây đã hô vang các khẩu hiệu ủng hộ "khát vọng tái nhập Nga của Crimea."


Bán đảo Crimea bên bờ Biển Đen là nơi có đa số dân là người sắc tộc Nga, được hưởng quy chế tự trị. Trước đây, vùng đất này thuộc nước Nga và đến năm 1954 thì lãnh đạo Liên Xô mới giao quyền quản lý cho Ukraine, lúc này cũng là nước Cộng hòa thuộc Liên Xô.


Căng thẳng tại Crimea đang thu hút sự chú ý của thế giới khi Ukraine cáo buộc Nga có hành động "xâm lược quân sự" trong khi phía Nga nói rằng việc di chuyển binh sĩ và khí tài quân sự tại đây là nằm trong thỏa thuận giữa hai nước.


Tổng thống Ukraine Yanukovych khi còn tại vị ở Kiev đã gia hạn cho Hạm đội Biển Đen của Nga thuê lại căn cứ ở Sevastopol đến năm 2042./.



Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Lộ kẻ thứ 3 tham gia vứt xác chị Huyền

Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Lộ kẻ thứ 3 tham gia vứt xác chị Huyền

Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Lộ kẻ thứ 3 tham gia vứt xác chị Huyền


Gia đình vẫn mải miết tìm chị Huyền.


Cáo trạng của VKSND TP.Hà Nội về vụ Cát Tường vừa công bố cho biết chính vợ của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã trực tiếp ngồi trên xe máy của nạn nhân, trực tiếp chứng kiến việc vứt xác..., nhưng cuối cùng lại được coi là không phạm tội. Đã thế, sau đó, người đàn bà này còn lớn tiếng cho rằng tài liệu của cơ quan Nhà nước là "bịa đặt" khiến công luận càng thêm căm phẫn.


Không chỉ có bác sĩ Tường và bảo vệ Mạnh đi vứt xác

Trong kết luận điều tra của cơ quan CA và cả cáo trạng của Viện kiểm sát (VKS) về vụ Cát Tường đều nhắc tới nhân vật "thứ ba" tham gia vào vụ án và có mặt trong suốt hành trình vứt xác phi tang nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền.


Người đó không ai khác chính là vợ của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Cáo trạng của VKSND TP.Hà Nội đã xác định, sau khi chị Huyền bị tử vong vào chiều 19.10.2103 tại Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, lợi dụng lúc chị Bùi Thị Hoa nhân viên quản lý tài sản của chị Huyền đi ra ngoài, Đào Quang Khánh đã lấy trộm chiếc điện thoại iPhone 5 để trong túi xách bên cạnh xác chị Huyền trị giá 12.000.000 đồng.


Sau đó khoảng 23h30 cùng ngày, Tường cùng một số nhân viên đưa thi thể chị Huyền lên xe ôtô đưa đến Bệnh viện Bưu điện. Khánh cầm túi sách của chị Huyền và đi xe máy LEAD BKS: 30K-8747 (xe của chị Huyền) theo ôtô của Tường.


Đến cổng Bệnh viện Bưu điện, thấy có nhiều người và xác chị Huyền bị cứng nên Tường sợ không đi vào trong bệnh viện mà dừng lại ngoài đường. Thấy vậy, Khánh nói với Tường không đưa xác chị Huyền vào bệnh viện nữa mà ném xác xuống sông. Tường đồng ý và lái xe ôtô chở xác chị Huyền, còn Khánh đi xe máy của chị Huyền chở Nguyễn Thị Hằng (vợ Tường) đi theo sau.


Tường đi qua các tuyến đường Trần Khát Chân – Kim Ngưu – Lạc Trung – Minh Khai – cầu Vĩnh Tuy, đến đường Cổ Linh, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội thì Khánh đi xe máy vượt lên ngang với xe ôtô của Tường và ra hiệu cho Tường dừng xe lại. Khánh bỏ xe máy và túi sách của chị Huyền ở vỉa hè rồi cùng Hằng lên xe ôtô của Tường (ngồi ghế phụ trước).


Hằng can ngăn Tường không vứt xác chị Huyền nhưng Tường không nghe mà tiếp tục lái xe đi ra quốc lộ 5 lên cầu Thanh Trì qua vị trí có nước khoảng 150m gần cột đèn số 44 thì dừng lại. Thấy không có xe và người qua lại, Tường và Khánh khiêng xác chị Huyền ra khỏi xe ôtô, đi qua giải phân cách giữa xe ôtô và xe máy, nâng xác chị Huyền qua lan can (thành cầu) rồi thả xuống sông Hồng. Sau đó, Tường, Khánh và Hằng đi về nhà.


Hành vi vứt xác chị Huyền xuống sông của Tường và Khánh đã xâm phạm thi thể, gây hậu quả nghiêm trọng, đến nay chưa tìm được thấy xác chị Huyền, ảnh hưởng xấu đến đời sống tâm linh của gia đình chị Huyền và gây phản cảm về hình ảnh, y đức của người bác sĩ khiến dư luận lên án.


Trong phần cáo trạng có nhắc tới sự tham gia tích cực của vợ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường như trực tiếp ngồi trên xe máy của nạn nhân, trực tiếp chứng kiến việc vứt xác..., nhưng cuối cùng lại được coi là không phạm tội. Sau đó, người đàn bà đó còn lớn tiếng cho rằng tài liệu của cơ quan Nhà nước là "bịa đặt" khiến công luận càng thêm căm phẫn.


Trong một diễn biến khác, anh Nguyễn Hữu Huy - chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã tỏ ra bình tĩnh khi lên tiếng không bình luận gì về phát ngôn và phản ứng của bà Nguyễn Thị Hằng trước cáo trạng mà cơ quan chức năng công bố. Anh Huy chỉ phân trần, sai phạm đến đâu đã có cơ quan chức năng xử lý đến đấy.


Anh Huy cũng cho biết, cả kết luận điều tra của cơ quan CA lẫn cáo trạng của VKSND đều có chi tiết bà Hằng tham gia tích cực vào vụ việc, nhưng không biết lý do gì bà này được tại ngoại. Cũng có lần, vợ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường liên hệ với gia đình chị Huyền để cùng tham gia khắc phục hậu quả, nhưng thái độ mang tính gượng ép và không hề có thành ý ăn năn hối cải cho tội ác mà bà ta cũng tham gia vào.


Còn một tòa án lương tâm


Trên những diễn đàn có uy tín do các nhà báo, giới luật sư, dân kinh doanh… lập ra đều đăng tải rất nhiều phản ứng khá gay gắt trước thông tin vợ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, một bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai có biết về âm mưu ném xác phi tang bệnh nhân của chồng nhưng không hề tố giác. Tất cả những ý kiến đều công tâm khi so sánh hai vụ án Cát Tường và thảm án giết 4 người cướp tiệm vàng tại Bắc Giang do sát thủ Lê Văn Luyện thực hiện.


Trong vụ án Lê Văn Luyện, những người thân của Luyện gồm bố đẻ và 5 người khác, dù biết Luyện phạm tội ác tày trời nhưng vẫn bao che, đều đã phải ra trước vành móng ngựa, bị xử lý vì các tội danh “Che giấu tội phạm” hoặc “Không tố giác tội phạm”.


Cáo trạng của VKSND Hà Nội về vụ Cát Tường không chỉ khiến người nhà chị Huyền suy sụp hoàn toàn về mặt tinh thần mà còn làm dư luận thêm hoài nghi về tính công minh và răn đe của pháp luật và càng làm tăng thêm nghi ngờ về một thế lực ngầm chống lưng cho Cát Tường.


Trong hàng trăm nghìn ý kiến đăng tải, chúng tôi xin trích một nhận xét khách quan của một độc giả để cùng suy ngẫm: “Theo tôi, Bác sĩ Tường không được cấp phép để phẫu thuật thẩm mỹ thì khi gây chết người BS Tường vẫn bị quy cái tội giết người. Giả sử bây giờ có một bác sĩ khác, vì thù ghét một ai đó mà gọi họ đến cơ sở của mình để giết và phi tang như vụ BS Tường, rồi cãi là chẳng may gây chết người vì tiêm thuốc và bệnh nhân phản ứng với thuốc…


Nếu không xử lý nghiêm minh sẽ gây ra một tiền lệ xấu về sau này”.



Tin bài liên quan




  • Quảng Bình: Đột nhập nhà thờ trộm... két sắt




  • Tổ chức bán dâm rồi trộm tiền của khách




  • Truy bắt hai đối tượng đánh thầy giáo đến bất tỉnh




  • Bắt 2 nghi phạm sát hại dã man cháu bé 10 tuổi




  • Giằng co với cảnh sát 113, một người bị khởi tố




  • Hải Phòng: Triệu tập các nhân chứng và đối tượng liên quan trong vụ chém trung úy CSGT Vũ Thế Thắng




  • Lời khai chấn động vụ “cảnh sát trấn tiền gái mại dâm”




  • Lào Cai: Đang điều tra thảm án 3 người chết thương tâm






Facebook sẽ mua được gì nếu không sở hữu Whatsapp?

Facebook sẽ mua được gì nếu không sở hữu Whatsapp?

Năm năm trước, một thương vụ hoàn hảo đã diễn ra giữa Facebook và Whatsapp khi ông lớn Facebook bỏ ra 19 tỷ USD (4 tỷ USD tiền mặt và phần còn lại bằng cổ phiếu) mua lại Whatsapp.


Chúng ta đều thừa nhận rằng Whatsapp lúc đó đang rất phát triển mặc dù ra sức cạnh tranh với các ứng dụng khác như Viber, Wechat hay KaKao Talk. Tuy nhiên, 19 tỷ USD không phải là một số tiền nhỏ, hãy cùng xem, Facebook có thể làm gì với số tiền này nếu như không mua lại Whatsapp.


5. Đất nước Nepal, GDP danh nghĩa: 19 tỷ USD



Thay vì mua lại Whatsapp, với 19 tỷ USD Facebook đã có thể sở hữu một đất nước thú vị về văn hóa ở Nam Á. Họ cũng sẽ sở hữu đỉnh núi cao nhất thế giới, đỉnh Everest. Bên cạnh Everest, Nepal thực sự còn có 7 trong 10 đỉnh núi cao nhất trên thế giới.


Do đó, không có gì bất ngờ khi du lịch là ngành có đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế Nepal. Những nhà leo núi đầy tham vọng đổ về các nước nhỏ này mong thêm tên của họ vào danh sách những người chinh phục Everest và ngắm nhìn thế giới từ đỉnh núi này.


Du khách nước ngoài ở lại, trung bình ở Nepal khoảng 12 ngày, theo số liệu thống kê năm 2008, những chi phí về thức ăn, đi lại, chỗ ở cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kinh tế của Nepal.


Thủy điện cũng là một vấn đề khá lớn ở Nepal. Địa hình Nepal rất nguy hiểm đặc biệt là ở miền núi, khiến cho rất nhiều nơi chưa hề có sự khai phá của con người, là nơi lý tưởng để thu hoạch thủy điện.


4. Đất nước Jamaica: GDP 14,8 tỷ USD



Bỏ ra 4,2 tỷ USD để có những giây phút thư giãn trên hòn đảo riêng của mình tại Jamaica đáng giá hơn là dùng nó để đầu tư vào Whatsapp. Những hòn đảo khác như Bob Marley, Usain Bolt và Sean Kingston thậm chí còn có GDP thấp hơn cả giá của Whatsapp.


Jamaica là một hòn đảo thuộc vùng Caribbean nổi tiếng với nền văn hóa đẹp của âm nhạc, những bãi biển và những giây phút thư giãn. Hòn đảo này là một kết hợp giữa nền kinh tế của khu vực tư nhân và nhà nước, nhưng ngành du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Jamaica, mang lại khoảng 50% tổng thu ngoại tệ cho hòn đảo này.


Với vị trí tuyệt đẹp, được biển bao bọc xung uanh và quanh năm có ánh mặt trời. Từ tháng Giêng đến tháng 8/2103, Jamaica đã đón một số lượng du khách khổng lồ: 2.090.000 người - gần bằng với dân số của hòn đảo


3. Iceland, GDP (danh nghĩa) : 13,7 tỷ USD



Nếu Facebook quyết định mua lại các doanh nghiệp ở nước này thay vì mua một ứng dụng trên smartphone, ông lớn này đã có thể đạt được số tiền GDP của Iceland chỉ với 5,8 tỷ USD.


Giống như Nepal, Iceland được ban tặng những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Iceland là một quốc gia thú vị. Thủ đô của đất nước này, Reykjavik, là thủ đô nằm gần cực bắc nhất trên thế giới!


Mặc dù hòn đảo này là khá cô lập khi bạn nhìn vào từ bản đồ thế giới , Iceland là một điểm nóng du lịch. Nó là nơi duy nhất trên thế giới, nơi bạn có thể lặn biển giữa hai mảng kiến ​​tạo. Iceland nhận được khoảng 1,1 triệu du khách mỗi năm – con số gấp ba lần dân số của đất nước này.


2. Bahamas, GDP (danh nghĩa): 8,2 tỷ USD



Bahamas bao gồm hơn 700 hòn đảo riêng biệt. Giống như Jamaica, Bahamas là một quốc gia thuộc vùng Caribbean và một phần của Khối thịnh vượng chung, dưới sự cai trị của Nữ hoàng Elizabeth II. Nền kinh tế Bahamas chủ yếu gồm du lịch và sự đầu tư của các ngân hàng nước ngoài, một giấc mơ đối với một công ty quy mô như Facebook .


Chỉ tính riêng du lịch đã cung cấp khoảng 60% tổng GDP của nước này và cung cấp việc làm cho khoảng một nửa tổng dân số. Phần lớn du khách đến đất nước tuyệt đẹp này đến từ Bắc Mỹ .


Dịch vụ tài chính là ngành công nghiệp thứ cấp tại Bahamas bị tụt hậu so với du lịch, nhưng vẫn là nhân tố quan trọng để duy trì sự tăng trưởng. Từ năm 1990, Bahamas đã nổi tiếng là một nơi trú ẩn ngân hàng cho các tập đoàn nước ngoài. Dù cho đất nước này trở thành một khu vực tài chính được thành lập trên quy mô. Nhưng nó vẫn có giá trị ít hơn Whatsapp tính theo GDP danh nghĩa.


1. San Marino, GDP (danh nghĩa): 1,8 tỷ USD



Đứng đầu danh sách này là San Marino. Với GDP 1,8 tỷ USD, Facebook đã có thể mua đất nước này và vẫn có 17,2 tỷ USD bỏ túi. Với diện tích chỉ 61,2 km, San Marino là nước cộng hòa nhỏ nhất thế giới, quốc gia nhỏ thứ ba ở châu Âu và xếp thứ 22 trên thế giới.


San Marino nằm gần bờ biển phía đông của Ý và có ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Ý. Mặc dù một nước cộng hòa độc lập, San Marino có phần chịu sự chi phối của Ý.


Kinh tế của San Marino cực kỳ thịnh vượng, mặc dù diện tích rất nhỏ. Du lịch chiếm 2,2 % GDP của nước này - và từng đón nhận được hơn 2 triệu du khách trong năm 2009 (gấp 62,5 lần dân số của nước này). Ngân hàng, may mặc, điện tử và đồ gốm là ngành xuất khẩu lớn nhất và đóng góp lớn cho GDP của đất nước.


May mắn thay, do có quy mô nhỏ, San Marino là một trong những nước giàu nhất thế giới. Thực tế thú vị là: San Marino được xem như một thiên đường cho người sưu tập tem! Tem đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước này ngay từ những năm 1800.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.