“Tôi thực sự lo lắng” Tư Hoàng
(TBKTSG) - Với những nhận định rất sâu sắc, thẳng thắn và đầy tâm huyết, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh luôn thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhân dịp năm mới, ông chia sẻ một số suy tư với TBKTSG. Khơi lại tinh thần kinh doanh TBKTSG: Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ phiếu rất cao, Bộ trưởng thấy thế nào?
- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Hiếm có luật nào mà ngay từ khi soạn thảo đã nhận được sự quan tâm của nhân dân, doanh nhân, trí thức, các nhà kinh tế trong và ngoài nước, các đối tác phát triển như những luật này. Sau khi luật được thông qua, dư luận của xã hội, của nhân dân, doanh nghiệp, đặc biệt khối nước ngoài rất tốt. Cách tiếp cận trong hai luật từ “chọn cho” sang “chọn bỏ” là tiến bộ lớn. Tư tưởng của các luật này là làm sao giúp người dân khởi nghiệp kinh doanh chịu chi phí thấp nhất khi tham gia thị trường như tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Hiện tại, chúng tôi đang tích cực soạn thảo thông tư, nghị định. Tuy nhiên, tôi lo lắng điểm rất yếu là thực hiện luật kém. Luật nào cũng thiết kế không tồi, nhưng nhận thức và tổ chức thực hiện pháp luật không nghiêm, nên người thực thi, các cơ quan công quyền lợi dụng để gây khó cho người dân, cho doanh nghiệp. TBKTSG: Thưa bộ trưởng, ông nói sao về yêu cầu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, một điểm rất phiền hà trong Luật Doanh nghiệp? - Về lý lịch tư pháp, cơ quan soạn thảo nói không cần. Vì hiện nay chúng ta có cần đâu, có yêu cầu lý lịch của ai đâu mà mọi việc vẫn tốt đẹp. Quy tắc làm luật là nếu như chỉ vì lo vài cá nhân không tốt thì phải có chế tài riêng xử lý cái đó; chứ không nên làm khó tất cả những người khác phải trình lên trình xuống lý lịch tư pháp. Hơn nữa, như doanh nghiệp FDI, hôm nay họ thuê người điều hành này, mai có thể thuê người khác; chúng ta không có quyền quyết định thay họ. Trong luật đã nêu rõ những trường hợp không được điều hành doanh nghiệp, ví dụ người còn đang có án… giờ yêu cầu tất cả phải có lý lịch tư pháp thì gây nhiều phiền toái. Đây cũng là lỗ hổng, tôi nghĩ như vậy. TBKTSG: Ông hình dung như thế nào về sự hưởng ứng của người dân với các luật này. Liệu tinh thần kinh doanh có được khơi dậy như những năm 2000 trong bối cảnh các doanh nghiệp đang rất khó khăn, hơn 200.000 doanh nghiệp đã đóng cửa trong vòng bốn năm qua? - Nhu cầu lập doanh nghiệp để tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập là rất chính đáng, và liên tục vì Việt Nam còn đang phát triển, nhu cầu còn cao. Tuy nhiên, từng thời điểm thì khác nhau. Luật Doanh nghiệp 2000 từng tạo làn sóng để doanh nghiệp phát triển vì đó là lần đầu tiên chúng ta có khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp. Vì thế có hàng trăm ngàn doanh nghiệp như hiện nay.
Gần đây, kinh tế vĩ mô chao đảo nên doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, điều đó cũng giúp sàng lọc. Ở những quốc gia phát triển ổn định như Anh cũng tới 40% doanh nghiệp đóng cửa sau năm năm. Còn với quốc gia có kinh tế vĩ mô không tốt như chúng ta, thì chuyện vài chục ngàn trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp thành lập phải đóng cửa là đương nhiên. Chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận, có nhiều doanh nghiệp làm ăn chính đáng, nhưng phải đóng cửa do khó khăn. Đây là điều hết sức xót xa. Cùng với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra các thị trường mới, và nỗ lực của Chính phủ, Quốc hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tôi kỳ vọng người dân đừng mang tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, mà hãy mang ra sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập chính đáng cho mình và xã hội. Tất cả chúng ta phải dồn sức khuyến khích điều đó. Phải đi theo kinh tế thị trường TBKTSG: Kinh tế vĩ mô đã ổn định dần sau ba năm có Nghị quyết 11, nhưng cái giá phải trả không hề nhỏ. Bộ trưởng có cảm thấy tiếc nuối điều gì không? - Nói điều này thì hơi nhạy cảm. Song, nếu chúng ta điều chỉnh trong thắt chặt tiền tệ để lạm phát không tụt quá nhanh, kèm theo đó là có giải pháp khác hỗ trợ doanh nghiệp, thì nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn. Nếu chúng ta lường trước nợ xấu, vấn đề mà chúng ta đang phải xử lý, thì hệ lụy cũng đỡ hơn. Nhưng về cơ bản, chúng ta đã ổn định được kinh tế vĩ mô trong vòng ba năm. Và bây giờ, việc ổn định kinh tế vĩ mô luôn thường trực trong đầu các nhà lãnh đạo bộ, ngành và cấp cao hơn. Đó là bài học tốt. Còn đáng tiếc ư? Cuộc sống này không có gì trọn vẹn cả, được cái này thì phải trả giá cái kia. TBKTSG: Nhưng nhu cầu tăng trưởng của Việt Nam là rất lớn, phải tạo ra công ăn việc làm mới đáp ứng được nhu cầu của người dân. Làm sao cân bằng được thực tế đó? - Nhu cầu đó là quá lớn, cực lớn. Chúng tôi đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam đã từng có cơ hội tăng trưởng 8-9%? Tại sao giờ không được như vậy? Chúng tôi đang cùng các chuyên gia quốc tế, dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, soạn thảo Báo cáo Việt Nam 2035. Báo cáo này giúp đánh giá Việt Nam đang ở đâu trong thang bậc khu vực và thế giới; Việt Nam vừa qua phát triển thế nào, tiềm năng là gì, vừa qua tăng trưởng bằng gì, động lực nào, và bây giờ động lực đó có còn tác động không; và Việt Nam muốn có tăng mạnh 8-9% như trong quá khứ, thì chúng ta phải thay đổi thế nào? Muốn có thay đổi thì cần không chỉ vài giải pháp cụ thể, mà đòi hỏi thay đổi cả nền tảng thể chế kinh tế. Tôi nhắc lại là phải thay đổi thể chế kinh tế. Chúng ta phải khẳng định là Việt Nam phải đi theo kinh tế thị trường. Có nhiều yếu tố chúng ta tưởng là thị trường rồi, nhưng không phải. Ví dụ giá dịch vụ y tế 17 năm không hề thay đổi; vừa qua mới thay đổi chút thôi, nhưng nó quá nhỏ bé, không phù hợp thực tế. Hơn nữa, giá đó được Nhà nước áp đặt thế, chứ chưa được tính đúng, tính đủ. Trong ngành y tế có hai điểm sáng là bệnh viện tim của Hà Nội và TPHCM. Họ hoàn toàn không dùng ngân sách, họ tính đúng, tính đủ giá dịch vụ theo cơ chế thị trường, họ không hề nhận phong bì. Nhưng ở đây người nghèo vẫn được mổ tim, vì họ dùng hỗ trợ nhà nước để lo cho người nghèo. Chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa nhân tố thị trường trong dịch vụ công như động lực để mở bung các cơ sở dịch vụ công, phục vụ người dân tốt hơn. Giá điện cũng phải tính theo cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước lo cho người nghèo, ví dụ miễn phí 30 kWh đầu tiên và tiến tới 60 kWh. Bàn tay nhà nước là thế. Tại sao chúng ta không sử dụng tốt hơn tài nguyên khoáng sản còn rất ít đang nằm trong tay các tập đoàn nhà nước. Dầu khí thì trong tay PVN, than thì trong tay TKV, còn apatit của tập đoàn Hóa chất. Nếu có doanh nghiệp khác có khả năng khai thác và chế biến hiệu quả hơn, chúng ta có chuyển giao cho họ không? Đó là cơ chế thị trường, song chúng ta có làm đâu? Các doanh nghiệp khác muốn làm thì phải xin mấy tập đoàn này. Đương nhiên đời nào họ cho. Đó chỉ là những ví dụ nhỏ. Còn bao nhiêu nhân tố thị trường mà chúng ta chưa làm. Phải sử dụng nguyên tắc thị trường để phân bổ lại nguồn lực. Người dân, doanh nghiệp, và bất kỳ ai sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên khoáng sản của đất nước, đem lại lợi ích nhiều nhất cho đất nước, thì họ phải được tiếp cận, chứ không phải phân biệt đó là thành phần nào. TBKTSG: Tăng giá theo nguyên tắc thị trường là cần thiết, nhưng điều mà người dân và doanh nghiệp đòi hỏi, là cơ cấu của thị trường đó cũng phải thay đổi. Ví dụ như ngành điện, cung cấp xăng dầu vẫn là Nhà nước độc quyền? - Tất nhiên cái gì chuyển đổi cũng phải có quá trình, không thể qua đêm là thay đổi ngay một loạt được. Đòi hỏi đó là hoàn toàn chính đáng. Ngay trong cuộc họp của tôi với ba bộ trưởng Tài chính, Công Thương, và Thống đốc gần đây cũng đặt ra điều đó. EVN tăng giá điện để tiếp cận giá thị trường thì chúng tôi đồng tình. Tuy nhiên, giá của anh có cơ cấu thế nào, chi phí có hợp lý không, so với các nước khác như thế nào... Bên cạnh tăng giá thì chúng ta cũng đẩy nhanh cổ phần hóa, bóc tách truyền tải và nguồn cung để đưa tới thị trường điện cạnh tranh. Tất cả những điều đó phải làm đồng thời để đảm bảo minh bạch, hợp lý. Đối mặt với thách thức chưa từng có TBKTSG: Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về năm 2015. Đâu là điều ông băn khoăn nhất? - Tôi nghĩ những gì đạt được trong năm 2014 là cố gắng lớn, nhưng thách thức và cơ hội của năm 2015 là vô cùng lớn. Năm 2015 đặt ra tăng trưởng là 6,2%, chúng ta nghĩ đơn giản vì năm nay đã tăng trưởng 5,9% rồi, năm sau 6,2% là chuyện nhỏ. Không phải vậy. Mỗi điểm phần trăm tăng trưởng ở quy mô lớn thì khác. Hơn nữa, cứ tăng trưởng theo cơ học như tăng khai thác tài nguyên thì không để lại điều gì tốt cho các năm sau. Về cơ hội, chúng ta đang có nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô. Chính phủ đang làm hết mình đổi mới thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp FDI đang coi Việt Nam là nơi dừng chân rất tốt. Một cơ hội nữa là các FTA mở ra các thị trường mới. Chúng ta hy vọng cơ hội xuất khẩu sản phẩm là hàng nông sản, may mặc, tạo nhiều việc làm hơn, đạt giá trị cao hơn, đem lại lợi ích cho người sản xuất và xã hội. Tuy nhiên, tôi cũng lo là doanh nghiệp không ai để tâm. Nhiều doanh nghiệp nói với tôi là chúng tôi chả biết gì về cái này. Họ bảo nghe bộ trưởng nói quá hay, nếu được biết rõ việc này thì tuyệt nữa. Rất nguy hiểm. Bây giờ làm sao thông tin cho họ, rằng các FTA là lợi, nhưng quan trọng là phải chuẩn bị gì, Nhà nước phải giúp họ cái gì. Tuy nhiên, chúng ta lại phải nhìn ở góc độ khác là thách thức. Thách thức là những động lực tăng trưởng càng giảm đi nếu chúng ta tiếp tục đi theo đường cũ, như dựa vào khai thác khoáng sản để xuất thô. Trữ lượng thì ngày càng cạn kiệt, mà giá lại giảm. Như dầu thô chúng ta dự toán bán được 100 đô la Mỹ/thùng, mà giờ chỉ được 55 đô la Mỹ/thùng thì khai thác là lỗ. Nếu giảm khai thác 30% sản lượng thì tăng trưởng giảm đi 0,8-1,2% GDP. Chúng ta đang phải đối mặt với chuyện đó. Vấn đề thứ hai là khi hội nhập mà chúng ta lại không chuẩn bị gì cả, là thua trên sân nhà. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cho phép tự do luân chuyển hàng hóa và nhân lực kỹ thuật tự do trong Asean vào 2015; và thuế sẽ về 0% vào năm 2018. Chẳng hạn, người Philippines với lợi thế tiếng Anh thông thạo, họ sang đây làm cho các tổ chức, thì chúng ta mất rất nhiều việc làm. Hàng hóa nước ngoài có nguy cơ tràn ngập, bóp chết sản xuất trong nước, cuối cùng chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Một nền kinh tế mà sản xuất không phát triển, chỉ có tiêu dùng thì không thể tồn tại. Lúc đó thất nghiệp sẽ gia tăng vì không có việc làm, cuối cùng ai cũng tranh nhau vào làm trong cơ quan hành chính nhà nước. Một nền kinh tế như vậy là rất nguy hiểm. Tôi rất lo lắng cho việc này. Tôi thực sự lo lắng. Thách thức này là vô cùng lớn và nguy hiểm. Thứ ba, cá nhân tôi cho rằng đến thời điểm này các động lực phát triển đã tới hạn rồi, tức là đã hết động lực phát triển rồi. Chúng ta có tiếp tục đổi mới không, sau năm 2015 có tiếp tục cải cách thể chế, khắc phục các yếu kém để tạo sung lực mới cho đất nước phát triển không. Nói thì dễ nhưng làm rất khó… Tranh chấp cái được và không được đang rất cam go. Tôi không chỉ lo cho năm 2015 đâu, tôi lo cho những năm sau đó. Nếu không làm triệt để, thì chúng ta sẽ khó khăn. TBKTSG: Những điều bộ trưởng lo lắng dường như đã xảy ra rồi. Ví dụ, nền kinh tế đã phụ thuộc nước ngoài khi khu vực FDI chiếm tới 70% giá trị xuất khẩu. - Cái chính là do chúng ta không phát triển được khối doanh nghiệp trong nước gồm Nhà nước và tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước đang được thu hẹp, chỉ giữ một số vị trí trọng yếu trong nền kinh tế thôi. Chúng ta đã thống nhất với nhau điều này, và đang tái cơ cấu. Vậy thì phải mở bung ra cho doanh nghiệp tư nhân. Điều đó là hết sức cần thiết. Nhưng vì chúng ta chưa tạo đủ động lực trong bối cảnh khó khăn này để doanh nghiệp tư nhân bùng phát. |
CÔNG TY BẢO VỆ TOÀN QUỐC LÀ MỘT TRONG NHỮNG DỊCH VỤ VÀ SẢN PHẨM CHÍNH TẠI KHẢI HOÀN. LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT
Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015
“Tôi thực sự lo lắng”
Chuyển nhượng 3/1: M.U nếm "trái đắng," tuyển thủ Đức rời Arsenal
* Manchester United: Theo giới truyền thông Anh, Manchester United đã đưa trung vệ Pepe của Real Madrid vào tầm ngắm nhằm bổ sung cho hàng thủ.
Để có thể hoàn thành thương vụ này, Quỷ đỏ còn liên tục có những động thái chèo kéo với người đại diện của Pepe là Jorge Mendes, đồng thời sẵn sàng bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để có được chữ ký của trung vệ 31 tuổi này.
Tuy nhiên, thương vụ này khó có thể xảy ra, khi đích thân chủ tịch Florentino Perez khẳng định, Pepe sẽ tiếp tục gắn bó với Real Madrid cũng như đội chủ sân Bernabeu cũng sẽ không bán Pepe với bất cứ giá nào.
* Chelsea: Sau Fernando Torres, Chelsea cũng đã quyết định để Tomas Kalas rời Stamford Bridge ngay trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Trung vệ trẻ người Séc tới đầu quân cho Middlesbrough theo hợp đồng cho mượn.
Theo báo giới Anh, đội chủ sân Stamford Bridge đã đồng ý để trung vệ 21 tuổi này tới đầu quân cho Middlesbrough theo hợp đồng cho mượn.
Tomas Kalas là cầu thủ thứ 4 của Chelsea gia nhập Middlesbrough trong mùa giải này sau Patrick Bamford, Kenneth Omeruo và Jamal Blackman.
* Inter Milan: Theo Goal, tuyển thủ Đức Lukas Podolski đã rời Arsenal để tới thành phố Milan. Anh sẽ có cuộc kiểm tra y tế vào hôm nay trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng với Inter.
Ngay khi đặt chân tới Milan, chân sút người Đức được chào đón nồng nhiệt bởi những cổ động viên Inter.
Theo dự kiến, Podolski sẽ trải qua cuộc kiểm tra y tế bắt buộc nội nhật hôm nay trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng cho mượn thời hạn 6 tháng với Inter Milan.
* Barcelona: Theo Metro, không chỉ Pepe, Manchester United cũng sẽ không thể có được sự phục vụ của Dani Alves, hậu vệ người Brazil hiện đang khoác áo Barcelona.
Trong bài phát biểu mới đây, Alves đã lên tiếng khẳng định: "Tôi không quan tâm bất cứ cuộc liên hệ nào cả. Tôi sẽ tập trung thi đấu và kết thúc hợp đồng ở đây trước khi nghĩ đến chuyện tương lai," Alves chia sẻ.
Trước đó, giới truyền thông đã không ít lần đăng tải về tương lại của Alves. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng, Manchester United cũng dành sự quan tâm đến hậu vệ người Brazil để tăng cường cho hàng thủ.
* Dortmund: Theo Express, Dortmund đã sẵn sàng để tiền vệ gốc Thổ Nhĩ Kỳ Ilkay Gundogan ra đi nhằm tránh mất trắng như trường hợp của Robert Lewandowski.
Ilkay Gundogan sẽ hết hạn hợp đồng với Dortmund và mùa hè 2016, nhưng anh dường như không có ý định đặt bút ký gia hạn tiếp tục với đội bóng.
Trước đó, tiền vệ này cũng không ngần ngại bày tỏ ý định đến Anh rằng: "Chơi bóng tại Đức là mục tiêu lớn nhất đời tôi nhưng nếu một ngày rời khỏi đây, tôi muốn được chơi bóng cho La Liga hoặc Premier League."
* Juventus: Theo Football Italia, “Bà đầm già” thành Turin muốn đưa chân sút 29 tuổi quay trở lại Serie A. Lavezzi hiện có giá chuyển nhượng rơi vào khoảng 17 triệu bảng và từng thừa nhận sẽ rời PSG khi có cơ hội.
Ngoài Juventus, Inter Milan cũng muốn có chữ ký của tiền đạo người Argentina.
* Milan: Theo truyền thông Italy, đội chủ sân San Siro đang rất sốt sắng tìm người thay thế Philippe Mexes ngay trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông.
Trung vệ người Pháp đã dính chấn thương ở trận giao hữu với Real Madrid và sẽ phải nghỉ thi đấu dài hạn.
Hiện tại, cái tên mà AC Milan nhắm đến chính là trung vệ Fazio của Tottenham./.
Bị dân đánh chết do nghi trộm chó ở Quảng Ninh
Thông tin trên được ông Ngô Quang Khải, phó trưởng Công an huyện Đông Triều, xác nhận với Tuổi Trẻ. Ông Khải cho biết Công an huyện đã có mặt ở hiện trường để điều tra vụ việc, hiện đám đông đã được giải tán, tình hình trật tự tại địa phương đã ổn định.
Theo thông tin ban đầu, từ chiều tối người dân thấy hai người chạy xe vòng vòng quanh xã thăm dò. Đến khoảng gần 21g người dân phát hiện hai người này có hành vi trộm chó nên đã hô hoán đuổi theo. Trong lúc chạy hai nghi phạm trộm chó bị ngã xe máy. Vì quá bức xúc nên người dân đã bao vây, bắt trói và đánh hội đồng.
Ông Khải cho biết một người bị đánh chết tại chỗ, Công an đã có mặt kịp thời đưa một người bị thương nặng đi cấp cứu. Chiếc xe máy của hai nghi phạm cũng đã bị người dân bức xúc mở bình xăng châm lửa đốt cháy. Theo thông tin ban đầu từ cơ quan Công an, danh tính của người bị đánh chết được xác định là Trần Văn Kha (35 tuổi, trú tại xã Hồng Phong, huyện Đông Triều), người bị thương là Bùi Văn Đăng (41 tuổi, trú tại xã Nguyễn Huệ). Cơ quan Công an huyện Đông Triều thu giữ tại hiện trường một khẩu súng hoa cải, một cuộn dây thép là “đồ nghề” của hai nghi phạm dùng để trộm chó. Bước đầu xác định có ít nhất gần 100 người dân tham gia vây bắt, đánh hội đồng gây nên hậu quả đau lòng trên.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã xuống hiện trường trong đêm phối hợp cùng Công an huyện Đông Triều khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi điều tra nguyên nhân vụ việc.
Trung Quốc tiết lộ về vụ đánh cắp thông tin quân sự tuyệt mật
Mạng Phát thanh Trung Quốc ngày 2/1 cho biết nhà chức trách Trung Quốc đã tiết lộ thông tin về vụ gián điệp liên quan đến ngành công nghiệp quân sự nước này.
Theo mạng trên, Vu Hồng Dương, một nhân viên đánh máy của đơn vị công nghiệp quân sự Trung Quốc, đã đánh cắp một số lượng lớn những bí mật quốc gia tuyệt mật và cơ mật về tình hình sản xuất vũ khí mũi nhọn của Trung Quốc rồi bán cho tổ chức tình báo nước ngoài, gây thiệt hại nghiêm trọng khó có thể đánh giá đối với an ninh quốc phòng của Trung Quốc và bị kết án tử hình.
Khi mới tốt nghiệp, Vu Hồng Dương đến làm nhân viên đánh máy cho văn phòng của viện nghiên cứu thuộc một tập đoàn công nghiệp quân sự Trung Quốc.
Viện nghiên cứu này có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí mũi nhọn cho ngành quốc phòng, và đây là loại vũ khí bí mật dùng để đánh bại kẻ địch trong cuộc chiến tranh tương lai.
Vì nhu cầu vật chất, Vu Hồng Dương đã đăng lên mạng thông tin tìm việc làm thêm và đã trở thành mục tiêu để tổ chức tình báo nước ngoài nhắm tới. Người của tổ chức này đã tặng tiền và quà cho Vu Hồng Dương, đổi lại Vu Hồng Dương đã cung cấp tài liệu của viện nghiên cứu này cho tổ chức trên./.
Nhiều thi thể nạn nhân QZ8501 vẫn thắt đai an toàn
TPO - Hôm qua (2/1), lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 21 thi thể nạn nhân trên chuyến bay QZ8501 gặp nạn trên biển Java, trong đó một số thi thể nạn nhân vẫn còn ngồi trên hàng ghế máy bay và đeo dây an toàn.
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức Hải quân Indonesia cho biết, lực lượng cứu hộ ngày 2/1 đã trục vớt được 21 thi thể, nâng tổng số nạn nhân chuyến bay AirAsia đã được đưa lên từ biển Java lên con số 30.
Đại tá Yayan Sofiyan, chỉ huy chiếc tàu Bung Tomo của hải quân Indonesia nói với kênh MetroTV rằng, chiếc tàu do ông kiểm soát đã vớt được 7 thi thể trong ngày 2/1, năm trong số đó khi được tìm thấy vẫn còn đang ngồi nguyên tại chỗ, thắt đai an toàn.
Ông cũng xác nhận đã tìm thấy đuôi máy bay QZ8501 ở độ sâu 29 m dưới đáy biển.
Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm - Cứu nạn Quốc gia Indonesia, ông Bambang Sulistyo cho biết, tổng cộng 30 thi thể đã được trục vớt.
Bốn nạn nhân vụ tai nạn đã được nhận dạng và đưa về cho gia đình của họ, trong đó có một tiếp viên hàng không và một cậu bé 11 tuổi.
Hiện tại, có tổng cộng 65 chiếc tàu, 14 máy bay và 19 trực thăng đang tham gia cứu hộ chiếc máy bay xấu số của AirAsia.
Mỹ áp đặt trừng phạt Triều Tiên sau vụ tấn công mạng Sony
Theo Reuters và AFP, ngày 2/1, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho phép áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.
Việc áp đặt trừng phạt là phản ứng đầu tiên của Washington với vụ tấn công mạng nhằm vào hãng Sony Pictures mà Triều Tiên bị cáo buộc là thủ phạm.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, những lệnh trừng phạt bổ sung này nhằm vào ba công ty cùng 10 quan chức chính phủ của Triều Tiên, trong đó có những cá nhân làm việc tại Iran, Syria, Trung Quốc, Nga và Namibia.
Trong thư gửi các lãnh đạo quốc hội thông báo về sắc lệnh hành pháp của mình, Tổng thống Obama nhấn mạnh ông ra lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt này vì những hành động và chính sách khiêu khích, gây bất ổn và áp chế của Chính phủ Triều Tiên, kể cả những hành động phá hoại liên quan đến không gian mạng trong các tháng 11-12/2014.
Theo ông Obama, những hoạt động đó “tiếp tục tạo ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và kinh tế của Mỹ./.
Đường phố Sài Gòn náo loạn vì người đàn bà kỳ lạ
Người phụ nữ ngoài 40 tuổi mặc đầm màu tím, búi tóc, đi chân trần liên tục lao ra đường Hòa Bình chặn đầu xe buýt, ôtô tải, xe máy... "Bả trông lạ lắm, trước giờ chưa từng xuất hiện ở đây", một tài xế xe ôm cho biết.
Lạ lùng nghề tìm vàng trên bãi biển Vũng Tàu
TPO - Trong những ngày nghỉ đầu năm 2015, nhiều người dân các nơi đổ về biển Vùng Tàu để nghỉ dưỡng, vui chơi. Cùng lúc đó, những thợ tìm vàng ở khu vực bãi Sau (Tp. Vũng Tàu) lại tất bật với công việc của mình.
Khi có tín hiệu của kim loại, thợ đào vàng hớn hở dùng xẻng để tìm kiếm
Ghi nhận tại bãi Sau (TP. Vũng Tàu) vào sáng ngày 2/2, khi những du khách bắt đầu đông dần ở bãi biển, chúng tôi quan sát thấy 1 “đội quân” đông đảo là những “thợ tìm vàng” đang cần mẫn rà tìm kim loại quý trên bãi biển. Vàng được nhặt đa phần do du khách tắm biển bất cẩn đánh mất.
Với bộ công cụ gồm: máy rà tìm kim loại, một cái xẻng..., thợ tìm vàng mò mẫm, di chuyển từng chút một để tìm những vật dụng, trang sức bằng vàng, bạc, kim loại quý.
Anh Nguyễn Thế Nam (30 tuổi), một thợ “tìm vàng trên bãi biển” chia sẻ, mấy ngày lễ, chúng tôi “làm ăn” được lắm. Hôm ngày 1/1, nhặt được nhiều nhẫn, dây chuyền bị đứt rơi đem đổi ra cũng được hơn 3 triệu đồng.
"Nghề này cũng hên xui theo thời vận. Có tháng chỉ được 1 - 2 triệu, lúc lại trúng đậm, làm một ngày mà sống được cả tháng”, anh Nam nói.
Ngoài việc tìm vàng trên bãi biển, các thợ còn được du khách thuê để tìm kiếm đồ vật, trang sức vô tình bị đánh rơi. Giá cả do đôi bên thỏa thuận và khi nào tìm được đồ vật, du khách mới phải trả tiền.
Nghề tìm vàng trên bãi biển đã xuất hiện ở Vũng Tàu từ cách đây khoảng 10 năm. Qua thời gian, với sự tiến bộ của kĩ thuật, người tìm vàng dễ dàng làm việc hơn.
Trong những ngày nghỉ đầu năm 2015, các thợ tìm vàng có thể làm ăn “khá” nhờ nghề lạ lùng này.
QZ8501: Nỗ lực cứu máy bay bất thành của phi công
Các mảnh vỡ cho thấy phi công đã cố tìm cách cho máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống mặt biển, nhưng lập tức bị những con sóng lớn chôn vùi.
Ngày 2/1, trong bối cảnh lực lượng tìm kiếm Indonesia đang dốc toàn lực tìm kiếm và vớt các thi thể nạn nhân thảm họa hàng không QZ8501 trên biển Java, các chuyên gia phân tích dựa trên các mảnh vỡ của máy bay cho rằng phi công đã cố tìm cách hạ cánh khẩn cấp trên biển để cứu máy bay nhưng bất thành.
Chiếc Airbus A320 rời khỏi thành phố Surabaya của Indonesia vào sáng sớm Chủ nhật và đột ngột biến mất trên màn hình radar sau khi gặp phải một cơn bão trên biển Java, tuy nhiên thiết bị phát sóng định vị khẩn cấp ELT trên máy bay vốn được kích hoạt khi nó bị đâm hoặc chìm trong nước lại không hoạt động.
Điều này khiến các chuyên gia hàng không tin rằng viên cơ trưởng giàu kinh nghiệm Iriyanto đã nỗ lực hết mình để đưa máy bay hạ cánh khẩn cấp trên biển nên máy bay không chịu một lực va đập quá lớn, dẫn tới thiết bị ELT không kích hoạt.
Ông Dudi Sudibyo, chuyên gia tại tạp chí hàng không Angkasa nói: “Thiết bị khẩn cấp ELT sẽ tự động kích hoạt một khi máy bay bị va chạm mạnh xuống đất, xuống biển hoặc đâm vào núi. Việc nó không hoạt động chứng tỏ máy bay đã không bị va chạm mạnh trong quá trình hạ cánh khẩn cấp”.
Thật không may, sau khi chiếc máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống mặt biển bằng nỗ lực của phi công, những cơn sóng cực lớn trong thời tiết giông bão đã ngay lập tức đánh vỡ tan thân máy bay và khiến nó chìm hẳn xuống đáy, tước đi cơ hội sống của mọi người trên máy bay.
Máy bay QZ8501 chở theo 162 người đang bay ở độ cao 9.700 mét khi phi công xin phép đổi hướng bay và tăng độ cao để tránh một cơn bão ở phía trước.
Tuy nhiên, phải vài phút sau, đài kiểm soát không lưu mới trả lời rằng họ được phép đổi hướng sang bên trái nhưng không được bay lên quá cao vì xung quanh còn nhiều máy bay khác hoạt động. Thế nhưng họ không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía phi công, và máy bay biến mất ngay sau đó.
Một số chuyên gia hàng không khác thì cho rằng trong quá trình vọt lên quá nhanh, máy bay đã bị mất lực đẩy và bị khựng lại, sau đó rơi thẳng xuống biển như một khối kim loại, và có thể phi công đã cố gắng tìm cách hạ cánh khẩn cấp trong tình huống này.
Hiện nhà chức trách Indonesia vẫn chưa hiểu được tại sao phi công không hề phát đi tín hiệu cầu cứu nào khi máy bay gặp nạn. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng trong tình huống khẩn cấp, ưu tiên hàng đầu của phi công là đưa máy bay về trạng thái ổn định, sau đó mới báo cáo với đài kiểm soát không lưu.
Hiện lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã vớt được tổng cộng 16 thi thể hành khách tại vùng biển cách nơi máy bay biến mất khoảng 10 km, trong đó có 6 thi thể được một tàu chiến Mỹ phát hiện và trục vớt.
Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn Quốc gia Indonesia đã vạch ra một khu vực tìm kiếm khả quan nhất rộng khoảng 5.200 km vuông. Ba tàu tìm kiếm của họ mang theo lực lượng người nhái và các thiết bị tìm kiếm chuyên dụng đã bắt đầu dò tìm dưới nước trong khu vực này.
Một đội chuyên gia đa quốc gia mang theo thiết bị thủy âm chuyên dụng cũng đã tới khu vực này để dò theo tín hiệu của hộp đen máy bay, trong đó có các chuyên gia điều tra tai nạn của Pháp, Singapore và Indonesia.
Mặc dù trước đây lực lượng tìm kiếm đã thu được hình ảnh của xác chiếc máy bay bằng sóng thủy âm, tuy nhiên điều kiện thời tiết xấu cùng những đợt sóng lớn nhiều khả năng đã đẩy xác chiếc máy bay ra xa so với địa điểm ban đầu.
Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại giao TQ mất chức vì tham nhũng
Ngày 2/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Trương Côn Sinh, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao nước này, đã bị cách chức và điều tra với cáo buộc “vi phạm kỷ luật”, một thuật ngữ thường được Bắc Kinh sử dụng để chỉ tội danh tham nhũng.
Báo chí Trung Quốc cho hay ông Trương Côn Sinh là quan chức ngoại giao cấp cao nhất bị điều tra trong chiến dịch bài trừ tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
Cho đến nay, chiến dịch chống tham nhũng này đã hạ bệ hàng ngàn quan chức từ trung ương tới địa phương, trong đó nhân vật quyền lực nhất bị “ngã ngựa” chính là Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh của nước này.
Tuyên bố ngắn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ông Trương bị cách chức vì “bị nghi ngờ vi phạm kỷ luật” nhưng không giải thích gì thêm. Trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao, vị trí Cục trưởng Cục Lễ tân của ông Trương Côn Sinh đã bị thay thế bằng Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Tần Cương.
Cục trưởng Cục Lễ tân được coi là vị trí cấp cao nhất trong số 4 trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao và chỉ dưới quyền Thứ trưởng ngoại giao. Hiện trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Lưu Kiến Siêu sẽ được điều động trở lại vị trí quyền Trưởng Phát ngôn viên của bộ này.
Hồi năm ngoái, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bị dư luận quốc tế chú ý sau khi đại sứ của nước này tại Iceland biến mất một cách bí ẩn sau khi có thông tin ông này đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc bán bí mật quốc gia cho Nhật Bản.
Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống
DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ I. ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm: Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển. 2. Đặc điểm: Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy. II. YÊUCẦU 1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát 2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng. 3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ 4.Yêu cầu về nghiệp vụ: Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng. Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận. III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA 1. Công tác chuẩn bị: Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho. Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ. Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe. Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ. 2. Bằng xe ôtô. Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng. Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau. 3. Bằng xe lửa. Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối. Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy. 4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ. Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch. Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản. Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể. Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe) Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không. Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên. Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục. |