Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Trung Quốc “đang học sai bài học Ukraine”

Trung Quốc “đang học sai bài học Ukraine”

“Chúng tôi lấy làm khó hiểu về các ý định chiến lược dài hạn của Trung Quốc” - quan chức này nói và cho biết thêm các bước đi của Trung Quốc dường như phù hợp với “đường lối đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền thông qua áp bức và đe dọa”.


Ông nói tiếp: “Các hành động của Trung Quốc đang làm căng thẳng quan hệ Trung - Mỹ vì nó đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng hợp tác giữa hai nước ở châu Á và thậm chí là hợp tác song phương”.



Tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan ngày 14-5. Ảnh: Reuters


Tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan ngày 14-5. Ảnh: Reuters



Cũng theo quan chức này, Washington đang liên lạc chặt chẽ với chính phủ Việt Nam. Vị quan chức giấu tên tiếp tục cho biết trong cuộc gặp Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy, Phó Tổng thống Joe Biden và các quan chức hàng đầu khác của Mỹ thẳng thắn nói hành vi của Trung Quốc trong tranh chấp trên biển là “nguy hiểm và khiêu khích”, đồng thời yêu cầu dừng lại.


Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoa HD-981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dẫn đến hàng loạt chỉ trích của công đồng kinh tế. Đây cũng là thách thức mới nhất cho chiến lược xoay trục sang châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama.


Tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc sau khi gặp người đồng cấp Mỹ là Tướng Martin Dempsey ngày 15-5, Tướng Phòng Phong Huy ngang nhiên nói giàn khoan đang ở trong lãnh thổ Trung Quốc. Viên tướng này còn đổ lỗi chính việc xoay trục của Mỹ đã “khuyến khích các nước như Việt Nam, Philippines và Nhật Bản gây rối với Bắc Kinh”.


Trước lập luận này, vị quan chức Mỹ nói trên bác bỏ và cảnh báo sự hung hăng của Trung Quốc chỉ khiến các nước châu Á ủng hộ Mỹ có mặt nhiều hơn ở khu vực, trên cả các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự. Washington nhấn mạnh chiến lược xoay trục không nhằm kiềm chế Trung Quốc nhưng Bắc Kinh phải tự hành xử theo luật pháp kinh tế.


“Chúng tôi e rằng Trung Quốc đã học sai bài học quanh căng thẳng giữa Nga và Ukraine hiện nay. Họ cho là đơn phương đòi hỏi quyền lợi sẽ cũng cố các lợi ích của Trung Quốc” - ông nói.



“Trung Quốc bị cô lập vì hiếu chiến”

“Trung Quốc bị cô lập vì hiếu chiến”

>> Trung Quốc phải rút giàn khoan, tàu, máy bay ra khỏi vùng...

>> Tàu Cảnh sát biển 8003 trong vòng vây tàu Trung Quốc

>> Chưa thấy có nước nào ủng hộ hành động sai trái của Trung Quốc











Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) cố tình chèn ép tàu cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Thuận Thắng

Trang web của Nhà Trắng cho biết hôm 14-5, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney khẳng định quan điểm của Mỹ là phải giải quyết tranh chấp trên biển Đông “bằng đối thoại, chứ không phải bằng hành vi đe dọa”.


Ông Carney cho biết trong chuyến công du châu Á vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn nhấn mạnh việc phải giải quyết tranh chấp trên biển Đông một cách hòa bình.


Theo báo Washington Post, cùng ngày cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice tuyên bố Trung Quốc sẽ bị cô lập ở khu vực và trên trường quốc tế vì các hành vi hiếu chiến trên biển Đông.


Bà cho biết Mỹ luôn thể hiện rõ quan điểm rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam là “khiêu khích”, “đe dọa” nhằm “thay đổi hiện trạng”.


Đối tượng bị lo ngại và phản đối









"Nếu Bắc Kinh muốn người ta coi trọng tuyên bố vươn lên hòa bình của mình, thái độ gây hấn của họ cần phải chấm dứt. Nguy cơ bùng nổ xung đột gây tổn hại giờ đang rất cao"


Bài xã luận ngày 13-5 trên Financial Times



“Chúng tôi nhận thấy ở Đông Nam Á, các nước muốn xây dựng quan hệ tốt với Trung Quốc, nhưng rất lo lắng và ngần ngại trước các hành động hiếu chiến và khiêu khích của Trung Quốc - bà Rice cho biết - Việc bị cô lập và trở thành đối tượng bị lo ngại và phản đối trong khu vực chắc chắn không phải là điều Trung Quốc mong muốn”.


Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao châu Á giấu tên cũng đánh giá các nước Đông Nam Á cùng lo ngại việc Trung Quốc thực hiện hàng loạt hành vi khiêu khích, gây bất ổn với các nước láng giềng nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.


Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đang theo dõi chặt chẽ tình hình trên biển Đông và cho biết ủng hộ việc người Việt Nam biểu tình hòa bình để phản đối sự gây hấn của Trung Quốc.


Các tuyên bố trên được đưa ra sau khi báo Washington Post đăng bài xã luận chỉ trích Chính phủ Mỹ không hành động mạnh mẽ cần thiết để phản đối hành vi “khiêu khích” và “nguy hiểm” của Trung Quốc.


Báo này cho rằng Trung Quốc đang thách thức trật tự quốc tế. “Bắc Kinh sẽ tiếp tục hành động đơn phương trong khu vực cho đến khi vấp phải sự kháng cự dù mang tính ngoại giao hay quân sự” - Washington Post cảnh báo.


Tương tự, xã luận của báo Wall Street Journal nhận định Trung Quốc sẽ tiếp tục hiếu chiến và trở thành mối đe dọa an ninh trên biển Đông. Hãng tin UPI đăng bài phân tích của tiến sĩ Jeff Moore thuộc Hãng Muir Analytics cũng dự báo Trung Quốc sẽ lại thực hiện các hành vi leo thang căng thẳng trên biển Đông.


“Trung Quốc dường như trở nên mù quáng với sự trỗi dậy, niềm tự hào dân tộc và thành công kinh tế. Con đường của nước này đang đi, với những hành động liều lĩnh, chỉ dẫn tới sự cô lập quân sự” - tiến sĩ Moore khẳng định.


Trên báo Asia Times, học giả Susan Shirk - cựu phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ - nhận định các nhóm lợi ích trong nước và làn sóng dân tộc cực đoan đang thúc đẩy chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc.


“Nhưng điều đó có thể sẽ chỉ làm hủy hoại lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc” - học giả Shirk dự báo.


Trung Quốc phải trả giá


Giới quan sát nhận định rằng Trung Quốc đang phải trả giá về mặt chính trị cho những chính sách mạnh bạo của mình ở biển Đông.


Viết trên Wall Street Journal, Andrew Browne cho rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Đông là một rủi ro về chính trị. Theo ông Browne, Trung Quốc không muốn bị thế giới nhìn như là một kẻ coi thường pháp luật quốc tế: nước này dành nhiều công sức trong những năm qua để hòa mình vào các thể chế toàn cầu - dù rằng mục đích cuối cùng của Trung Quốc là thay đổi từ bên trong các thể chế này theo hướng có lợi cho họ.


“Sự mạnh bạo của Trung Quốc đang đẩy các nước ASEAN vào vòng tay của Mỹ. Một số đang thúc đẩy quan hệ với Nhật, đối thủ truyền kiếp của Trung Quốc tại khu vực - tác giả phân tích - Các nhà phân tích quân sự cho rằng các nhóm khu vực mới có thể hình thành để đối trọng với Trung Quốc và để kiềm chế hành động của Bắc Kinh”.


Theo tác giả, việc các thành viên ASEAN, dù có khác biệt trong lập trường với Bắc Kinh, ra được tuyên bố tại hội nghị cấp cao vừa rồi ở Myanmar cho thấy Bắc Kinh đang phải trả cái giá nhất định cho hành động “gây hấn” của mình. “Và cái giá này sẽ còn tăng chừng nào đàm phán về bộ quy tắc ứng xử còn kéo dài” - tác giả viết.


Nhà phân tích quốc tế Rommel Banlaoi nói với kênh Al-Jazeera rằng việc ASEAN ra tuyên bố về Trung Quốc, dù không trực tiếp nói việc triển khai giàn khoan, là thái độ rất khác.


“ASEAN là cộng đồng các nước với quan hệ ở mức độ khác nhau với Trung Quốc. ASEAN cẩn trọng trong việc dùng từ ngữ mạnh để không gây thù với Trung Quốc. Nhưng khi ASEAN sử dụng từ “quan ngại sâu sắc”, Trung Quốc hiểu rằng vấn đề đang tệ đi, và đó là tín hiệu nói Trung Quốc phải làm lành với các nước láng giềng”.


Việc phản ứng của các nước tại khu vực có thể thấy khi giới ngoại giao Việt Nam và Philippines tích cực vận động ASEAN lên tiếng đòi Trung Quốc phải hạn chế gây hấn.


“Trong khi Malaysia đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao với Philippines và Việt Nam trong vài tháng gần đây thì Indonesia mới đây cũng đã công khai chất vấn về học thuyết “đường chín đoạn” của Trung Quốc và cho rằng yêu sách này không có cơ sở pháp lý khi chiếm cả phần tỉnh Riau của nước này” - Rommel Banlaoi nhận định.


HIẾU TRUNG - THANH TUẤN









Philippines sẽ biểu tình chống Trung Quốc


Daily Inquirer dẫn lời bà Janicee Buco, đại diện Hiệp hội Việt Nam - Philippines ở Manila, khẳng định các nước ASEAN cần chung tay kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành vi bắt nạt và tôn trọng luật biển. “Chúng ta là những nước nhỏ và nếu đứng một mình dễ bị Trung Quốc bắt nạt. Do đó chúng ta cần chung sức chung lòng” - bà Buco khẳng định.


Hiệp hội Việt Nam - Philippines cảnh báo sau khi đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc hoàn toàn có thể lặp lại hành động tương tự ở vùng biển Philippines và các quốc gia khác trong khu vực. Hôm nay Hiệp hội Việt Nam - Philippines sẽ tổ chức một cuộc biểu tình phản đối các hành vi hiếu chiến của Trung Quốc bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila.


AFP cho biết Bộ Ngoại giao Pháp đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng trên biển Đông. Pháp kêu gọi các bên kiềm chế và giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình. Liên minh châu Âu (EU) cũng cho biết rất lo ngại với những hành động đơn phương trên biển Đông, có thể ảnh hưởng đến an ninh khu vực. EU kêu gọi các bên tìm giải pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, để giải quyết tranh chấp và đảm bảo tự do hàng hải.


Theo TTXVN, mới đây đảng đối lập Đài Loan đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì đưa giàn khoan và tàu chiến tới vùng biển Việt Nam. Chủ tịch Đảng Dân tiến Tô Trinh Xương cho rằng Bắc Kinh đã gây xung đột nghiêm trọng trên biển.




Nga lên tiếng sau vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép

Nga lên tiếng sau vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép

Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật tại vùng biển của Việt Nam đang bị Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981). (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN)



Theo Đài Tiếng nói nước Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexandr Lukashevich cho biết Nga hy vọng rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ khắc phục được tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua con đường đàm phán.

Trả lời họp báo, ông Lukashevich nói rằng Moskva theo sát tình hình ở Biển Đông và hy vọng tất cả các bên sẽ thể hiện sự kiềm chế trước tình hình căng thẳng hiện nay.


Trong khi đó, tại cuộc họp báo ngày 15/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng cho biết, trong khi các tàu của Việt Nam hết sức kiềm chế thì Trung Quốc tiếp tục đưa tàu và nhiều máy bay hộ tống ra uy hiếp, dùng vòi rồng có công suất lớn để tấn công tàu của Việt Nam đang thực thi bảo vệ chủ quyền, làm hư hỏng trang thiết bị và làm bị thương thêm một số kiểm ngư viên của Việt Nam.




Việt Nam cực lực lên án hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.


Ông Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp phù hợp với từng tình hình cụ thể để bảo vệ chủ quyền./.



Trước Nhật Bản, Việt Nam nỗ lực tránh thảm bại như Myanmar

Trước Nhật Bản, Việt Nam nỗ lực tránh thảm bại như Myanmar

Ông Phát vẫn thận trọng dù tuyển Việt Nam đang dẫn đầu bảng A. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)



“Các bạn đã thấy Myanmar đá với Hàn Quốc rồi đấy. Bây giờ, tỷ số đã là 11 bàn rồi. Ngày mai, chúng ta cũng đá với Nhật Bản vào giờ này. Chúng ta phải cố gắng hết mình để không bị như thế.”

Đó là thông điệp đầu tiên được huấn luyện viên Trần Vân Phát đưa ra cho các học trò của mình trong buổi tập cách đây ít phút trên sân Quân khu 7. Cùng thời điểm đó, Hàn Quốc đang thực hiện một cuộc “tàn sát” trước đối thủ Myanmar tại Thống Nhất. Tỷ số cuối cùng của trận đấu này là 12-0. Viễn cảnh thảm bại ấy là điều tuyển nữ Việt Nam phải tránh vào ngày mai.


Đấy cũng là lý do khiến ông Trần Vân Phát vẫn rất thận trọng dù tuyển Việt Nam đang là đội đầu bảng A. Chênh lệch lực lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản - Australia là cực lớn và chưa thể san lấp.


Sự thận trọng khiến ông Phát tiếp tục “khóa cửa” buổi tập của tuyển Việt Nam. Sau 15 phút, ông yêu cầu tất cả các phóng viên rời khỏi sân tập. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kịp ghi lại không khí buổi tập của các cầu thủ nữ.


Tuyển Việt Nam khởi động bằng các bài tập quen thuộc trước trận gặp Nhật Bản. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)



Ngược lại với ông thầy, các cầu thủ có vẻ khá thoải mái. Sự vui vẻ là ấn tượng dễ nhận thấy. Thắng lợi quan trọng trước Jordan đã mang tới niềm hứng khởi cho cả đội tuyển. Ngay đến đội trưởng Lê Thị Thương - người vốn thâm trầm, cũng không ít lần nở nụ cười. Tất cả đã sẵn sàng cho trận quyết đấu với đội bóng mạnh nhất thế giới.

Chia sẻ bên lề buổi tập, trưởng đoàn Phan Anh Tú hồ hởi: “Khi đá với một đội bóng có chu kỳ thắng quá nhiều, đối thủ sẽ gặp vấn đề tâm lý. Jordan đã thắng liên tục ở các trận gần đây nên chị em bị tâm lý. Nhưng đội tuyển Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ, giải tỏa tâm lý và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều sau khi đã giành được thắng lợi mang tính quyết định như vậy.


Chúng tôi đánh giá rất cao những bàn thắng và nỗ lực tập luyện kỹ lưỡng của đội. Đó không phải là những bàn thắng may mắn. Đó là kết quả xứng đáng với quá trình rèn luyện.


Sau khi loại bỏ tâm lý, các cầu thủ sẽ thanh thoát hơn nhiều. Khi đối đầu với các đội bóng mạnh như nhà vô địch thế giới Nhật Bản hay vô địch châu Á Australia, với tinh thần cống hiến hết mình, chúng ta sẽ tích lũy được kinh nghiệm và học hỏi. Thậm chí, họ (các cầu thủ Việt Nam) sẽ có sự tính toán nhất định (trước Nhật, Australia) để xem sự tính toán đó của mình có thể thành công tới mức độ nào.”


Điều kiện tập luyện và mặt cỏ ở sân Quân khu 7 là vượt trội so với khu liên hợp Phú Thọ. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)



Đối thủ của Lê Thị Thương và các đồng đội ngày mai là nhà vô địch thế giới Nhật Bản. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)



Nhiệm vụ đầu tiên của tuyển nữ Việt Nam là giảm thiểu số bàn thua trước Nhật Bản. (Ảnh: Minh Chiến/Vietnam+)




Minh Nguyệt sẵn sàng đối đầu với Nhật Bản


Chủ công của tuyển Việt Nam rời sân do chấn thương ở trận gặp Jordan nhưng đã ra sân tập luyện bình thường trong buổi tập chiều nay. Cô có vẻ khỏe mạnh và không gặp bất kỳ vấn đề gì về thể chất.


Sự có mặt của Minh Nguyệt là một tin vui cho ông Phát vì hàng công tuyển Việt Nam dựa rất nhiều vào tài năng của Minh Nguyệt. Chứng kiến cầu thủ trẻ Nguyễn Thị Nguyệt bỏ lỡ rất nhiều cơ hội ở hiệp hai trận đấu trước, chúng ta biết rằng Việt Nam rất cần Minh Nguyệt khỏe mạnh, nhất là trước đối thủ hùng mạnh Nhật Bản.





"Việt Nam không hề có hành động khiêu khích Trung Quốc"

"Việt Nam không hề có hành động khiêu khích Trung Quốc"

Tàu Hải cảnh Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam nhưng tàu Cảnh sát biển Việt Nam đã dừng và lùi máy kịp thời. (Nguồn: Cảnh sát biên Việt Nam)



Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Australia ngày 14/5 về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, hai chuyên gia Malcolm Cook và Elliot Brennan cho rằng động thái này của Trung Quốc là rất đáng lo ngại, thiếu thiện chí và đáng thất vọng.

Chuyên gia Malcolm Cook - Hiệu trưởng trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Flinders ở Adelaide, chuyên gia cao cấp Viện Đông Nam Á đặt trụ sở tại Singapore, nhấn mạnh việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông rõ ràng là đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc đã ký với 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).


Hành động này là bằng chứng mới nhất của cách tiếp cận thiếu thiện chí của Trung Quốc trong việc tuân thủ các thỏa thuận đã ký hoặc tham gia đối thoại có tính xây dựng để giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, Việt Nam không hề có hành động nào để Trung Quốc có thể coi là “khiêu khích” trong thời gian qua.


Ông Cook nhận định việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào Biển Đông một tuần trước khi Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra cho thấy nước này thiếu tôn trọng ASEAN cũng như phản ứng của khối này trước những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Ông Cook cũng bày tỏ quan ngại về động cơ của Trung Quốc khi đưa giàn khoan khổng lồ vào Biển Đông.


Trong khi đó, ông Elliot Brennan, chuyên gia về an ninh Đông Nam Á, thuộc Viện Chính sách phát triển và an ninh, khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào Biển Đông là động thái cực kỳ đáng lo ngại và thất vọng, khi nó diễn ra trong bối cảnh các cuộc đối thoại và đàm phán song phương đã và đang diễn ra thuận lợi.


Theo ông Brennan, Việt Nam và Trung Quốc nên kiềm chế và thương lượng để tránh xung đột, đồng thời đề ra các cơ chế kiểm soát xung đột./.



Tường thuật “nóng” tại Hoàng Sa sáng 15.5: Biết có nhà báo quốc tế, tàu Trung Quốc giảm mức độ hung hãn

Tường thuật “nóng” tại Hoàng Sa sáng 15.5: Biết có nhà báo quốc tế, tàu Trung Quốc giảm mức độ hung hãn

Tường thuật “nóng” tại Hoàng Sa sáng 15.5: Biết có nhà báo quốc tế, tàu Trung Quốc giảm mức độ hung hãn


Lúc 7h sáng nay 15.5, biên đội tàu Cảnh sát biển (CSB) lại tiếp tục hành trình tiến sâu giàn khoan Hải Dương 981 để thực hiện quyền chấp pháp trên biển.



Tại hiện vùng biển của tổ quốc, Phóng viên Thanh Hải cho biết: “Khi chúng tôi cách giàn khoan khoảng 5,6 hải lý, các tàu hải cảnh của Trung Quốc bắt đầu áp sát, kèm theo tàu CSB Việt Nam tạo thành thế gọng kìm, tăng tốc độ và hung hăng đe dọa.


Để vừa thực hiện quyền chấp pháp, vừa đảm bảo an toàn cho đội hình tàu nên tàu CSB Việt Nam bắt đầu rời vị trí.


Hiện nay, trong tầm mắt cũng có rất nhiều tàu hàng đi lại trên vùng biển quốc tế, thỉnh thoảng cũng có tàu cá Việt Nam buông lưới khai thác hải sản.


Tuy nhiên, việc tàu Trung Quốc quần đảo, rượt đảo với tốc độ lớn như thế này chắc chắc sẽ ảnh hưởng nghiêm trong việc đi lại của các tàu dân sự khác và các tàu hàng hải thế giới.


Có lẽ Trung Quốc biết các đoàn nhà báo trong nước và quốc tế trên các tàu sáng nay nên có giảm mức độ hung hãn, truy đuổi tàu của chúng ta khoảng 10 hải lý thì dừng lại”.


Nghe audio PV Thanh Hải tường thuật từ Hoàng Sa:



Tin bài liên quan




  • Giàn khoan Hải Dương 981 gây mất an ninh luồng hàng hải quốc tế




  • Clip nóng: Tổng hợp tình hình cản phá Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981




  • Vụ giàn khoan HD-981 là một sự xâm lấn ngang ngược




  • Vụ giàn khoan Hải Dương 981: Công nhân Khu kinh tế Vũng Áng xuống đường phản đối Trung Quốc




  • Vụ giàn khoan Hải Dương 981: Đập phá, gây rối là đi ngược với phẩm chất của giai cấp CN




  • Vụ giàn khoan Hải Dương 981: Giả thuyết về 3 động cơ và mục tiêu của Trung Quốc




  • Vụ giàn khoan Hải Dương 981: Trung Quốc tăng cường tàu quân sự và tàu cá vỏ sắt trá hình




  • Trung Quốc điều tàu tuần tiễu săn ngầm điên cuồng bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981







Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.