Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Sẽ bỏ giấy khai sinh

Sẽ bỏ giấy khai sinh

>> Thẻ căn cước sẽ thay giấy khai sinh, hộ khẩu

>> Bộ Công an đề nghị giữ nguyên tên chứng minh nhân dân

>> Sẽ không còn giấy khai sinh, sổ hộ khẩu


Theo báo cáo của thường trực Ủy ban Quốc phòng - an ninh, cơ quan thẩm tra tiếp tục đề nghị lấy tên căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân sẽ được cấp cho công dân từ khi mới sinh ra và sẽ thay thế giấy khai sinh.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết: thẻ căn cước công dân cấp cho người dưới 14 tuổi sẽ có nội dung tương tự giấy khai sinh, có tên cha mẹ; còn thẻ căn cước công dân cấp cho người từ 14 tuổi trở lên mới có thêm các thông tin khác như ảnh, dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng...


Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng thẻ căn cước hay giấy khai sinh chỉ là tên gọi, vì vậy khi đã quyết định cấp thẻ căn cước từ khi mới sinh thì không cần cấp giấy khai sinh nữa.


Theo ông Thi, vấn đề quan trọng nhất của luật này không phải là tên gọi của giấy tờ, mà là việc xây dựng thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và việc kết nối giữa cơ sở dữ liệu này với các hệ thống quản lý chuyên ngành về kinh tế - xã hội, trên nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại.


“Phải đảm bảo tính kết nối của số định danh cá nhân, thẻ căn cước dựa trên hệ thống dữ liệu điện tử. Ví dụ khi cầm thẻ căn cước công dân vào bệnh viện thì người ta tra một cái là ra ngay thông tin về bảo hiểm y tế, là biết người có số định danh này đã đóng bảo hiểm từ thời gian nào...” - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu ví dụ.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Luật căn cước công dân và Luật hộ tịch phải làm cuộc cải cách trong công tác quản lý nhà nước về dân cư. Vì vậy, các cơ quan có liên quan phải ngồi lại với nhau, tiếp tục xin ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia để trao đổi, bàn bạc thật kỹ, mục tiêu cuối cùng là giảm tối đa các loại giấy tờ và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho dân.


Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, giữa hộ tịch và căn cước công dân tuy có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng có phạm vi, mục đích và cách thức thực hiện khác nhau.


Hộ tịch là những sự kiện quan trọng của công dân (khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con, xác định giới tính, dân tộc...) được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ liên quan đến quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Còn căn cước công dân là để phục vụ công tác quản lý trong lĩnh vực an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn xã hội.


Thực tế hiện nay vấn đề hộ tịch do Bộ Tư pháp quản lý, còn căn cước công dân do Bộ Công an quản lý. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ban soạn thảo hai dự luật này cần rà soát kỹ, điều chỉnh các quy định để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, tránh sự giẫm chân lên nhau giữa các cơ quan quản lý.


Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật tổ chức TAND (sửa đổi), Luật tổ chức viện KSND (sửa đổi). Dự kiến các đạo luật này sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp cuối năm 2014.


LÊ KIÊN



Ngân hàng Nhà nước chặn đà rơi tỷ giá USD/VND

Ngân hàng Nhà nước chặn đà rơi tỷ giá USD/VND

Một lần nữa Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu mua vào, tạo chốt chặn trước đà giảm nhanh và sâu của tỷ giá.


Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vừa nâng mạnh giá mua vào USD, tạo một chốt chặn trước diễn biến giảm nhanh và sâu của tỷ giá những ngày qua.

Cụ thể, mức giá mua vào USD của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã nâng từ 21.100 VND lên tới 21.200 VND, tức tăng 100 VND, trong khi giá bán ra vẫn sẵn sàng ở mức 21.400 VND.


Quyết định trên được Ngân hàng Nhà nước đưa ra sau khi tỷ giá USD/VND liên tục điều chỉnh mạnh trên thị trường. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD bán ra đã giảm rất mạnh, tính chung đã giảm tới 180 VND so với đỉnh cao sau lần điều chỉnh ngày 18/6 vừa qua. Giá USD bán ra của ngân hàng thương mại thấp nhất trong ngày 14/7 chỉ còn 21.200 VND, thấp hơn cả thời điểm chưa có điều chỉnh thêm 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng.


“Thanh khoản rất dồi dào, nguồn cung ngoại tệ lớn và các ngân hàng liên tục hạ giá USD”, nguồn tin của VnEconomy trên thị trường liên ngân hàng cho biết. Trong khi đó, giá USD trên thị trường tự do cũng không ngừng lao dốc.


Trước diễn biến trên, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có quyết định nâng mạnh giá mua vào, để tạo một chốt chặn trước đà điều chỉnh khá sâu nói trên. Mức giá mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cao hơn đáng kể so với mức mua vào của các ngân hàng thương mại, hé mở khả năng cơ quan này sẽ bắt đầu nối lại hoạt động mua vào ngoại tệ, sau khi bị gián đoạn từ đợt biến động từ đầu tháng 5/2014.


Sau tín hiệu trên từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD/VND đã chững lại và tương đối ổn định quanh mốc 21.230 VND.


Như tình huống VnEconomy từng đề cập mới đây, khi tỷ giá USD/VND rơi sâu, nhà điều hành sẽ vào cuộc, nâng giá mua vào để tạo một chốt chặn gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu. Mặt khác, hoạt động mua vào ngoại tệ có thể được nối lại để tiếp tục gia tăng nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia.


Với diễn biến trên, một lần nữa Ngân hàng Nhà nước cho thấy khả năng bám sát diễn biến thị trường và sẵn sàng can thiệp. Ở đây là tín hiệu yết giá và giao dịch của vai trò người mua bán cuối cùng.


Trước đó, ngày 25/6, trước diễn biến tăng lên của giá USD sau sự kiện điều chỉnh ngày 18/6, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng đã phát tín hiệu bình ổn bằng cách áp giá USD bán ra thấp hơn nhiều so với mức trần. Sau tín hiệu này, thị trường nhanh chóng ổn định và tỷ giá liên tục giảm cho đến tín hiệu chốt chặn mua vào hiện nay.



Dàn mỹ nhân đứng trao huy chương World Cup có “giá” 100 triệu USD

Dàn mỹ nhân đứng trao huy chương World Cup có “giá” 100 triệu USD

Chiếc xe thang và tư duy quản lý


Chiếc xe thang và tư duy quản lý


Lê Thanh Phong

Chuyến bay mang số hiệu VJ 8657 của hãng Vietjet Air từ Hải Phòng đi TPHCM chuyến 18h35 ngày 12.7 bị trễ chuyến vì máy bay về muộn. Cùng lúc đó, chuyến bay của Vietnam Airlines từ Hải Phòng đi TPHCM cũng thông báo hoãn từ 18h50 đến 19h40 cũng vì máy bay về muộn.



Người dân hoảng loạn vì cơn mưa đá giống như "Ngày tận thế"

Người dân hoảng loạn vì cơn mưa đá giống như "Ngày tận thế"

Trận mưa đá lớn khiến nhiều người hoảng sợ. (Nguồn: YouTube)

Khách du lịch và người dân ở một bãi biển tại thành phố Novosibirsk (thuộc Siberia, Nga) đã cảm thấy vô cùng hoảng sợ khi gặp một trận mưa đá lớn chưa từng có.


Ở thời điểm đó, nhiệt độ ngoài trời đang lên tới 37 độ C. Trước khi mưa đá trút xuống đã xảy một cơn giông khá lớn.


Trận mưa đá bất ngờ khiến những người có mặt trên bãi biển chạy tán loạn để tìm nơi trú ẩn.


Theo Siberian Times, trong thời điểm xảy ra trận mưa đá, nhiều người còn nghĩ rằng "ngày tận thế" đã đến bởi những hạt mưa đá rơi dày và to bằng quả trứng gà, có những viên bằng trái bóng chày.


Mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí, do luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất./.



Châu Á lo ngại tranh chấp với Trung Quốc sẽ trở thành xung đột

Châu Á lo ngại tranh chấp với Trung Quốc sẽ trở thành xung đột

Tàu Hải cảnh Trung Quốc đe dọa tàu Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Nguồn: TTXVN)



Theo AFP, ngày 14/7, Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ cho biết các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đang ngày càng lo ngại rằng những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng sẽ dẫn tới một cuộc xung đột quân sự.

Dẫn kết quả nghiên cứu được tiến hành tại 44 nước, Pew cho hay: "Tại toàn bộ 11 quốc gia châu Á được thăm dò trong năm nay, khoảng một nửa (hoặc hơn) số người được hỏi lo ngại rằng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ dẫn tới một cuộc xung đột quân sự".


Người Philippines lo ngại nhiều nhất với 93%, tiếp theo là Nhật Bản với 85%, Việt Nam là 84% và Hàn Quốc là 83%. Ngay cả ở Trung Quốc, con số này cũng là 62%.


Cũng theo cuộc thăm dò của Pew, Nhật Bản, Philippines coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất. Trong khi đó, Trung Quốc, Malaysia và Pakistan coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất.


Tất cả các quốc gia châu Á còn lại được khảo sát, trong đó có Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan, lại coi Mỹ là đồng minh quan trọng nhất - mặc dù Indonesia cũng coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất.


Trong số 44 nước được thăm dò, 40% người dân cho rằng Mỹ là siêu cường vào thời điểm hiện tại, thấp hơn so với con số 49% vào năm 2008. Trong khi đó, tỷ lệ người dân coi Trung Quốc là siêu cường hàng đầu đã tăng từ 19% vào năm 2008 lên 31%. 50% số người trả lời nói rằng Trung Quốc sẽ hoặc đã thay thế vị trí siêu cường của Mỹ, trong khi 32% nói là Trung Quốc sẽ không bao giờ thực hiện được điều này.


Loại trừ Trung Quốc, trong số các nước còn lại được thăm dò thì có tới 49% thể hiện cái nhìn thiện cảm về Trung Quốc và 32% không có thiện cảm với nước này./.



Giàn mỹ nhân đứng trao huy chương World Cup có "giá" 100 triệu USD

Giàn mỹ nhân đứng trao huy chương World Cup có "giá" 100 triệu USD

Chiếc xe thang và tư duy quản lý


Chiếc xe thang và tư duy quản lý


Lê Thanh Phong

Chuyến bay mang số hiệu VJ 8657 của hãng Vietjet Air từ Hải Phòng đi TPHCM chuyến 18h35 ngày 12.7 bị trễ chuyến vì máy bay về muộn. Cùng lúc đó, chuyến bay của Vietnam Airlines từ Hải Phòng đi TPHCM cũng thông báo hoãn từ 18h50 đến 19h40 cũng vì máy bay về muộn.



Giám đốc cầu đường dùng xe hơi chặn đường “người trong mộng”

Giám đốc cầu đường dùng xe hơi chặn đường “người trong mộng”


Tuy đã có vợ và 3 con nhưng vị giám đốc cầu đường bất ngờ dừng xe hơi phía trước để ép xe máy của một thiếu nữ 26 tuổi vào lề đường để giải quyết chuyện tình cảm.


Khoảng 5 giờ chiều 14/7, trên đường ĐT749, đoạn khu phố Long Điền, phường Long Phước, thị xã Phước Long, Bình Phước, giám đốc một công ty cầu đường, đã có vợ và 3 con, bất ngờ dừng xe hơi phía trước để ép xe máy của một thiếu nữ 26 tuổi vào lề đường để giải quyết chuyện tình cảm.













Xe hơi của ông Huệ và chiếc xe máy của chị Thủy bị chặn bên lề đường



Thông tin ban đầu về vụ việc cho biết: Giám đốc công ty cầu đường Trúc Huệ ở xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, lợi dụng lúc nơi làm việc của chị Trịnh Thu Thủy (Trung tâm y tế dự phòng thị xã Phước Long) vắng người, đã vào tấn công chị Thủy và lấy đi một sợi dây chuyền bạch kim rồi bỏ đi. Sau đó, ông Huệ - Giám đốc công ty cầu đường Trúc Huệ - đợi đến khi chị Thủy hết giờ làm việc, từ cơ quan về nhà ở xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập thì đuổi theo, đến đoạn khu phố Long Điền đã ép xe máy chị Thủy vào lề đường để trả lại sợi dây chuyền...

Người thân chị Thủy đã kịp thời có mặt cùng chị Thủy không đồng ý nhận lại sợi dây chuyền mà điện thoại gọi công an tới giải quyết.


Bà Du - mẹ của chị Thủy cho biết: Ông Huệ khoảng 40 tuổi, đã có vợ và 3 con, nhưng gần chục năm nay vẫn theo đuổi con gái bà. Mặc dù chị Thủy không đồng ý, nhưng ông Huệ không buông tha, liên tục làm phiền, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chị Thủy và gia đình. Gia đình bà Du đã dùng nhiều cách để chị Thủy thoát khỏi sự quấy rối của ông Huệ nhưng không được, khiến cuộc sống chị Thủy luôn nơm nớp lo sợ, thậm chí không dám có người yêu.

Khi vụ việc xảy ra, rất đông người đi đường hiếu kỳ và người dân hai bên đường đã xúm lại xem.


Sau khi nhận được tin báo, Công an phường Long Phước đã đến hiện trường và yêu cầu cả ông Huệ và chị Thủy về trụ sở làm việc.


Theo Bình Phước online


Mới nhất

Bắt giữ máy phá sóng súng bắn tốc độ của CSGT


15/07/14 05:48



15/07/14 05:45


14/07/14 19:36


14/07/14 19:01




14/07/14 17:03


14/07/14 13:15


14/07/14 10:49





Nga có phải can dự vào nội chiến Ukraine?

Nga có phải can dự vào nội chiến Ukraine?


Nga có phải can dự vào nội chiến Ukraine?


(Quan hệ quốc tế) - Phe ly khai mất một số điểm ngoại ô Luhansk, Donetsk vẫn trụ vững, Nga tuyên bố sẽ đáp trả pháo kích của Ukraine. Đã đến lúc Nga can thiệp quân sự?



Sau Slavyansk, Luhansk lâm nguy


Chiến sự của cuộc nội chiến Ukraine có những diễn biến mới. Quân đội Ukraine bước đầu đã chiếm được một số cứ điểm của phe đối lập ở ngoại ô Luhansk, một trong hai thành trì lớn của những người đòi ly khai.


Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine, lực lượng an ninh tham gia chiến dịch chống khủng bố đã tiến hành các hoạt động quân sự tích cực, giải phóng các điểm dân cư Metalist, Oleksandrovsk, Beloe, Roskosnoe tại tỉnh Luhansk và phá vây tại sân bay Lugansk.


Tuy nhiên chiến sự tại điểm dân cư Metalist vẫn đang diễn ra rất ác liệt. Thông tin trên các trang mạng của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng cũng cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra tại khu vực này. Cho tới sáng 14/7, tình hình trong khu vực tiến hành chiến dịch chống khủng bố ở miền Đông Ukraine vẫn diễn ra căng thẳng.











Quân đội Ukraine gác tại một địa điểm vừa giành được từ người ly khai
Quân đội Ukraine gác tại một địa điểm vừa giành được từ người ly khai

Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, tình hình diễn ra tồi tệ nhất tại các thành phố Donetsk, Lugansk, Lisichansk, Severodonetsk, Anthracite, nơi phiến quân sử dụng các tòa nhà công quyền bị chiếm làm bàn đạp.


Trong khi đó, quân đội Ukraine tiếp tục mất thêm một máy bay vận tải quân sự An-26 gần Luhansk, nơi đang có các cuộc giao tranh ác liệt giữa lực lượng của Kiev và các phần tử ly khai.


Trước đó, quân ly khai đã có ba thành trì lớn là Slavyansk, Luhansk, và Donetsk. Tuy nhiên, Slavyansk đã được quân đội Ukraine giải phóng, các tòa nhà công quyền đã được treo trở lại cờ Ukraine chứ không phải cờ Nga. Luhansk đang bị đe dọa, còn Donetsk vẫn đang trụ vững trước những cuộc tấn công. Tuy nhiên, có thể thấy rằng phe ly khai đang dần rơi vào thế bất lợi.









Tình hình Ukraine: Nga có để NATO vào cuộc?



Đã đến lúc Nga can thiệp quân sự?


Song song với những bất lợi của lực lượng ly khai ở miền Đông nước này, Nga bắt đầu có những động thái mà chính quyền Kiev không thể không lo ngại. Theo thông tin từ Bộ quốc phòng Ukraine và cả quan chức của NATO, tại biên giới giữa hai nước, Nga đang tập trung khoảng 12.000 quân cùng nhiều khí tài quân sự hiện đại.


NATO cho rằng họ còn trinh sát được những sự vận chuyển quân lớn hơn từ phía Nga. Động thái này là rất đáng chú ý bởi từ tháng 6, Nga đã rút toàn bộ 40.000 quân đồn trú do những căng thẳng trước đó gây ra và chỉ duy trì 1.000 quân. Nhưng đến thời điểm này, con số quân sỹ tăng lên hơn 10 lần như vậy không phải là một dấu hiệu đáng mừng cho Kiev.











Quân Nga ở biên giới với Ukraine
Quân Nga ở biên giới với Ukraine

Ngoài những động thái tăng quân ở biên giới, phía Nga cũng phát đi những thông điệp cho thấy họ đã sẵn sàng can thiệp quân sự vào Ukraine, dù ở mức độ thấp. Cụ thể, các phương tiện truyền thông Nga vừa tuyên bố, Moscow không loại trừ khả năng “giáng đòn tấn công chính xác” vào lãnh thổ Ukraine, để đáp trả hành động Kiev bắn pháo sang lãnh thổ Nga.


Tấn công chính xác là như thế nào? Theo lời người cung cấp tin cho tờ "Kommersant" – thân cận với điện Kremlin, phía Nga "biết chính xác đạn pháo bắn từ chỗ nào” nên hoàn toàn có thể đáp trả thích đáng. Ông giải thích rằng, ở đây không nói về một chiến dịch tấn công quy mô lớn, mà về đòn đánh chính xác nhắm vào những mục tiêu cụ thể đã bắn pháo vào lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, quân đội chính phủ Ukraine phủ nhận việc bắn pháo vào lãnh thổ Nga.


Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Ukraine cũng khẳng định việc máy bay An-26 vừa bị bắn hạ là do tên lửa phòng không của Nga, không phải của lực lượng ly khai tại Luhansk. Lãnh đạo Bộ này, ông Valery Geletey, vừa có báo cáo nhanh cho Tổng thống Poroshenko, nhấn mạnh, chiếc máy bay này đang bay ở độ cao 6.500 mét thì bị trúng tên lửa và rơi.











Máy bay vận tải quân sự An-26 của không quân Ukraine
Máy bay vận tải quân sự An-26 của không quân Ukraine

Ở độ cao này các tên lửa phòng không vác vai đang có trong lực lượng dân quân Lugansk không thể nào vươn tới được. “Có nghĩa là máy bay bị bắn hạ bởi một đối tượng khác, đó có thể là loại tên lửa mạnh hơn, mà có khả năng được phóng từ lãnh thổ Nga,” – thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.


Bộ này khẳng định chiếc máy bay An-26 bị bắn hạ bởi tên lửa của hệ thống phòng không chưa rõ chủng loại. Dân quân Lugansk chưa thể có loại tên lửa này trong trang bị.


Dường như, Nga bắt đầu sốt ruột về việc quân ly khai đang bị áp đảo bởi hỏa lực mạnh và họ đang tìm cách để triệt tiêu giúp cho ly khai những vũ khí này, từ việc phòng không giúp, cho đến pháo kích đáp trả để tiêu diệt những khẩu đội pháo của Ukraine.









Tình hình Ukraine: Sự im lặng của các ông lớn



Đỗ Phong



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.