Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981

Hai “quả đấm thép” của Cảnh sát biển sẽ tiếp cận giàn khoan 981


Tàu 8001 được coi là tàu tuần tra hiện đại nhất Đông Nam Á thuộc biên chế của Cảnh sát biển vùng 3


Tàu 8001 được coi là tàu tuần tra hiện đại nhất Đông Nam Á thuộc biên chế của Cảnh sát biển vùng 3


Sau khi 2 tàu CSB số hiệu 2012, 4033 và gần đây nhất là tàu 4032 bị tàu hải giám của Trung Quốc đâm va gây hư hỏng ngày hôm qua (13-5), Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã quyết định sẽ để “quả đấm thép” của lực lượng chấp pháp trên biển là các tàu CSB 8003 và CSB 8001 đảm nhận nhiệm vụ tiếp cận giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết: “Các tàu CSB 8001, CSB 8003 được đưa ra vùng biển của Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 trái phép là một động thái bình thường. Cảnh sát biển đưa tàu lớn ra không phải là để đối đầu lại với sự ngang ngược, khiêu khích của Trung Quốc mà để củng cố sức mạnh để bảo vệ vững chắc, bảo đảm việc thực thi pháp luật trên biển”.


CSB 8003 và CSB 8001 là 2 tàu mới được lực lượng Cảnh sát biển đưa vào hoạt động một năm trở lại đây nhưng đã có kinh nghiệm bám biển dày dạn.


Với kích thước chiều dài 81,5 m, chiều rộng 9,8 m và chiều cao 5,8 m, lượng giãn nước 1.400 tấn, tốc độ thiết kế lớn nhất 20,7 hải lý/giờ, tàu CSB 8003 đủ sức cân bằng với tàu của các lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam.



Các cán bộ, chiến sĩ trên tàu CSB 8003 vận hành các thiết bị truyền tín hiệu về trung tâm chỉ huy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển


Các cán bộ, chiến sĩ trên tàu CSB 8003 vận hành các thiết bị truyền tín hiệu về trung tâm chỉ huy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển



Đặc biệt, tàu CSB 8003 được trang bị thiết bị hàng hải hiện đại, vũ khí gồm 2 pháo nòng đôi 25 mm, các súng máy 14,5 mm. Tàu CSB 8003 thuộc biên đội tàu của hải đội 1, Cảnh sát biển vùng 1. Tàu có khả năng bảo đảm việc thực thi các nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển cao.


Thượng tá Nguyễn Văn Hưng - Chủ nhiệm Kỹ thuật, Cục Cảnh sát biển Việt Nam - cho biết: “Sau khi được bàn giao, tàu CSB 8003 đã được cải tiến và thay thế một số hệ thống hiện đại như hệ thống quan sát, thông tin liên lạc, radar, cứu sinh, cứu hỏa”.


Hệ thống điều khiển hiện đại sánh ngang với các lớp tàu được trang bị tối tân của phía Trung Quốc giúp CSB 8003 liên tục truyền được tín hiệu bằng hình ảnh trên hải trình về trung tâm chỉ huy của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Theo thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, việc sử dụng các tàu hiện đại, có khả năng liên lạc tốt với Trung tâm chỉ huy giúp Bộ tư lệnh có thể xử lý những tình huống phức tạp xảy ra trong quá trình các tàu thực thi nhiệm vụ trên biển.


Thuyền trưởng tàu CSB 8003 là một trong những người giàu kinh nghiệm đi biển nhất của lực lượng Cảnh sát biển. Ngay khi tàu mới được nghiệm thu, thuỷ thủ đoàn đã vượt qua siêu bão số 7 quét vào khu vực Vịnh Bắc bộ trong năm 2013. “Khả năng chịu được sóng gió cấp 8 và thủ thủ đoàn lên đến 120 người là lợi thế giúp 8003 có thể trở thành phên giậu trên Biển Đông cho các lực lượng chấp pháp của Việt Nam” - thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm nói.


Tàu 8001 được coi là tàu tuần tra hiện đại nhất Đông Nam Á thuộc biên chế của Cảnh sát biển vùng 3. Tàu 8001 có chiều dài hơn 90 m, rộng 14 m, đặc biệt có sân đậu trực thăng, 2 vòi rồng phun nước tốc độ cao 6,6 m3/phút. Con tàu này hiện là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng sau khi được nhà máy Z189 Bộ Quốc phòng đóng mới với công suất 12.000 mã lực.


Một số hình ảnh về “quả đấm thép” của Cảnh sát biển và lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận:



CSB 8003 và 8001 mới được lực lượng Cảnh sát biển đưa vào hoạt động một năm trở lại đây nhưng đã có kinh nghiệm bám biển dày dạn. Ảnh: Tàu CSB 8001


CSB 8003 và 8001 mới được lực lượng Cảnh sát biển đưa vào hoạt động một năm trở lại đây nhưng đã có kinh nghiệm bám biển dày dạn. Ảnh: Tàu CSB 8001




Các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sẵn sàng làm nhiệm vụ


Các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sẵn sàng làm nhiệm vụ




Cảnh sát biển đưa tàu lớn ra không phải là để đối đầu lại với sự ngang ngược, khiêu khích của Trung Quốc mà để củng cố sức mạnh để bảo vệ vững chắc, bảo đảm việc thực thi pháp luật trên biển. Ảnh: Tàu CSB 8001 rẽ sóng ra khơi


Cảnh sát biển đưa tàu lớn ra không phải là để đối đầu lại với sự ngang ngược, khiêu khích của Trung Quốc mà để củng cố sức mạnh để bảo vệ vững chắc, bảo đảm việc thực thi pháp luật trên biển. Ảnh: Tàu CSB 8001 rẽ sóng ra khơi




Cười 'té ghế' với những hình ảnh 'có một không hai'

Cười 'té ghế' với những hình ảnh 'có một không hai'

Có rất nhiều cách để chống lại cái nóng nực của mùa hè.





Nóng quá!




Mát quá!




Khi con trai vào bếp




Các em có thấy chữ S trên người thầy không?




Khi trong phòng quá nóng




Cách sinh viên chống nóng




Theo phong trào




Cười lên để em chụp ảnh cho nào




Đã ai từng cắt tóc kiểu này chưa?




Sinh viên những ngày cuối tháng




Cách bảo vệ quá bá đạo




Hút thuốc điếu thuốc lào, nâng cao sĩ diễn. Thơm mồm bổ phổi, diệt trùng lao



Phải yêu nước một cách tỉnh táo

Phải yêu nước một cách tỉnh táo

Hàng ngàn công nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan, Trung Quốc ở thị xã Thuận An (Bình Dương) đã nghỉ làm việc, tham gia tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Công nhân phản đối Trung Quốc là hoàn toàn đúng đắn, đó là cách bày tỏ lòng yêu nước, thể hiện trách nhiệm công dân đối với quốc gia, dân tộc trước việc chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Tuy nhiên, cần phải bình tĩnh để hành động đúng, không gây thiệt hại cho doanh nghiệp, cho bản thân và xã hội.



Không ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.


Nhà cầm quyền Bắc Kinh thực hiện hành động đưa giàn khoan Hải Dương – 981 vào hạ đặt trên vùng biển Việt Nam thì họ phải chịu trách nhiệm về quyết định này. Nhân dân Trung Quốc hoàn toàn không liên quan đến quyết định của nhà cầm quyền. Chúng ta phản đối hành động xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhưng không thể chống nhân dân Trung Quốc.


Các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan sang đầu tư ở Việt Nam là những doanh nhân. Họ không liên quan đến chính trị, đồng tiền họ bỏ ra để kinh doanh là đồng tiền xương máu của họ và gia đình họ. Nếu có hành vi làm thiệt hại cho DN là đã đối xử không công bằng với các nhà đầu tư. Thiệt hại của nhà đầu tư tại Việt Nam là thiệt hại chung cho nền kinh tế Việt Nam.


Các nhà máy của doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan bị mất an toàn thì sản xuất đình đốn, ảnh hưởng không chỉ đối với doanh nghiệp mà toàn xã hội. Nhà máy ngừng hoạt động, bản thân người lao động sẽ mất việc làm, thất nghiệp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khác.


Anh chị em công nhân cần bĩnh tĩnh, kiềm chế, hãy cứ tập trung làm việc để đảm bảo sản xuất, duy trì cuộc sống. Hãy chọn ngày nghỉ để tổ chức tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển của tổ quốc một cách hoà bình, có trật tự, tuyệt đối không gây mất trật tự, không cản trở giao thông, không gây nguy hiểm cho cộng đồng. Đặc biệt là không được xâm phạm tài sản của bất cứ ai.


Phải yêu nước một cách tỉnh táo. Hãy để cho thế giới nhìn vào người dân Việt Nam với con mắt tôn trọng. Hãy tìm sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế bằng hành động văn minh và thái độ thân thiện.



Xem thêm




  • Thêm bằng chứng quý về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa: Tấm bản đồ cổ 200 năm có giá trị pháp lý quốc tế cao




  • Đồng Nai: Công nhân Cty Đài Loan diễu hành phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép




  • Hàng nghìn công nhân TPHCM tuần hành yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam




  • Kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam kiên cường bám biển, xua đuổi tàu Trung Quốc khỏi lãnh hải






Báo Mỹ: Trung Quốc trả giá cho sự quyết đoán tại Biển Đông

Báo Mỹ: Trung Quốc trả giá cho sự quyết đoán tại Biển Đông
Nhật báo Wall Street Journal (Mỹ) số ra ngày 13/5 đăng tải bài viết tựa đề "Bắc Kinh trả giá cho sự quyết đoán tại Biển Đông" cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng sự chia rẽ giữa các quốc gia Đông Nam Á nhưng sẽ phải đối mặt với những rủi ro chính trị.

Theo bài báo, Philippines đã thực hiện thách thức pháp lý tại tòa án phân xử của Liên hợp quốc đối với tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông.


Bắc Kinh tới nay vẫn làm ngơ trước hành động này, song Manila tính toán rằng việc Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện sẽ khiến nước này phải trả giá về mặt uy tín trên trường quốc tế, đặc biệt là nếu Manila được hưởng một phán quyết có lợi.


Và sự tổn thất đối với vị thế quốc tế của Bắc Kinh có thể gia tăng nếu như các quốc gia châu Á khác thực hiện các bước đi pháp lý tương tự, và có vẻ vấn đề chỉ còn là thời gian. Hơn nữa, sự quyết đoán của Trung Quốc đang đẩy các nước Đông Nam Á vào vòng tay của Mỹ.


Bên cạnh đó, một loạt các quốc gia đang xây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản, đối thủ chính của Trung Quốc tại khu vực.


Các chuyên gia phân tích quân sự nhận định rằng có nhiều triển vọng về việc các nhóm trong khu vực có thể hợp nhất để đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc và hành động để kiềm chế cách hành xử của Bắc Kinh./.



Dự báo thời tiết ngày 14/5: Bắc Bộ nắng nóng phổ biến 36-39 độ C

Dự báo thời tiết ngày 14/5: Bắc Bộ nắng nóng phổ biến 36-39 độ C


Dự báo ngày 14/05, nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra trên khu vực các tỉnh ven biển Trung Bộ và mở rộng ra toàn Bắc Bộ với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36 – 39 độ, có nơi cao trên 39 độ.











Ảnh minh họa













Phía Tây Bắc Bộ
Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió nhẹ.

Nhiệt độ thấp nhất từ ::24 – 27oC

Nhiệt độ cao nhất từ ::34 – 37 độ, có nơi trên 38oC


















Phía Đông Bắc Bộ
Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2 – 3.

Nhiệt độ thấp nhất từ ::26 – 29oC

Nhiệt độ cao nhất từ ::35 – 38oC



















Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế
Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió tây nam cấp 2 - 3.

Nhiệt độ thấp nhất từ ::26 – 29oC

Nhiệt độ cao nhất từ ::36 – 39 độ, có nơi trên 39oC



















Đà Nẵng đến Bình Thuận
Mây thay đổi, đêm không mưa, ngày nắng nóng. Gió nhẹ.

Nhiệt độ thấp nhất từ ::25 – 28oC

Nhiệt độ cao nhất từ ::36 – 39oC



















Tây Nguyên
Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió tây nam cấp 2 - 3. Trong cơn dông cần đề phòng tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất từ ::21 – 24oC

Nhiệt độ cao nhất từ ::31 – 34oC



















Nam Bộ
Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió tây nam cấp 2 - 3.

Nhiệt độ thấp nhất từ ::25 – 28oC

Nhiệt độ cao nhất từ ::34 – 37oC



















Hà Nội
Mây thay đổi, tối nay có mưa rào và dông vài nơi, đêm không mưa, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2 – 3.

Nhiệt độ thấp nhất từ ::27 – 29oC

Nhiệt độ cao nhất từ ::36 – 38oC


Đ.L


Tin liên quan


Mới nhất

Dự báo thời tiết 13/5: Nắng nóng gay gắt trên diện rộng


13/05/14 05:49



13/05/14 04:55


12/05/14 06:00


12/05/14 01:20




11/05/14 06:00


10/05/14 05:52


09/05/14 05:56





Báo Trung Quốc lớn tiếng hăm dọa Việt Nam, Philippines ở Biển Đông

Báo Trung Quốc lớn tiếng hăm dọa Việt Nam, Philippines ở Biển Đông


Hôm 13/5, báo chí Trung Quốc đã lớn tiếng đe dọa, những nước đang thách thức Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phải trả giá đắt, bất chấp việc nước này đã trái phép đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.


Không chỉ gây hấn với Việt Nam, Trung Quốc còn thách thức cả Philippines. Hồi tuần trước, 11 ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở ngoài khơi bãi Trăng Khuyết đã bị Philippines bắt giữ. Hôm 12/5, 9 trong số 11 ngư dân này đã bị buộc tội bất chấp sự phản đối và cảnh báo của Bắc Kinh.











Người dân tuần hành phản đối Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/5.

Bình luận về sự việc trên, hôm 13/5, tờ China Daily, một tờ báo của chính phủ Trung Quốc, đã đăng tải một bài xã luận, trong đó có đoạn: “Philippines đã tự biến mình thành một kẻ quyết thách thức các lợi ích quốc gia của Trung Quốc và vào phía những lực lượng nước ngoài chống Trung Quốc”.


“Cần phải nói rõ rằng Philippines đã lựa chọn như vậy, và nếu vẫn tiếp tục, nước này sẽ phải trả một cái giá đắt”, báo này nói thêm.


China Daily vô cớ cáo buộc Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đã làm tình hình trong khu vực trở lên tồi tệ hơn, và bị kích đội bởi “các bên thứ ba hiểm ác”.


Bất chấp việc Trung Quốc đang hung hăng, hăm dọa và tìm cách gây hấn với các nước láng giềng, China Daily còn lớn tiếng nói: “Bắc Kinh phải đảm bảo rằng mỗi nước tuyên bố chủ quyền trên hiểu được rằng hăm dọa, tống tiền sẽ không có tác dụng và Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ”.


Ngoài ra, tờ People’s Daily còn làm ra vẻ ấm ức khi đe dọa “sẽ không nuốt hận trong im lặng”, đồng thời phơi bày thiện chí giả tạo khi tuyên bố Trung Quốc “sẵn sàng củng cố hợp tác” với các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.


Nhằm vào Philippines, báo này viết: “Hiện Philippines vẫn tiếp tục hành xử phi lý, Trung Quốc cần phải kiên quyết đáp trả lại. Bắc Kinh có đủ chiến lược và chiến thuật để đối phó với Manila”.


Trong khi đó, báo Quân đội Trung Quốc cảnh báo Philippines sẽ “phải nếm thuốc đắng” vì “những hành động khiêu khích của mình”.


Trung Quốc đã phải hứng chịu nhiều sự chỉ trích từ phía Mỹ và Nhật Bản khi đặt giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam.


Hôm 12/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gọi điện cho người đồng cấp Trung Quốc, Vương Nghị, để chỉ trích việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ông Kerry cho rằng đây là một hành động khiêu khích.


Đáp lại, ông Vương Nghị vẫn không chịu thừa nhận và cố tình cho rằng ông Kerry nên "phát ngôn, hành động thận trọng và khách quan" về vấn đề Biển Đông.


PHẠM KHÁNH (lược dịch)


Mới nhất

Nổ mỏ than, 157 người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ


14/05/14 06:26



14/05/14 05:48


13/05/14 15:56


13/05/14 13:49




13/05/14 13:47


13/05/14 13:43


13/05/14 10:19





Hãy tỉnh táo vì đại cuộc!

Hãy tỉnh táo vì đại cuộc!

Trước hành vi xâm lấn, đi ngược lại luật pháp quốc tế, làm hủy hoại niềm tin của nhân dân 2 nước từ phía Trung Quốc, mỗi người Việt Nam đều có thể bày tỏ chính kiến và lòng yêu nước của mình. Đó là điều hoàn toàn chính đáng.


Tuy nhiên, đấu tranh phải có biện pháp, cần sự tỉnh táo nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho Tổ quốc. Khi công nhân bỏ ngày làm để xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc đồng nghĩa với việc các hoạt động của nhà máy bị ngưng trệ, nhiều hợp đồng đã ký kết trước đó có nguy cơ hủy bỏ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và trực tiếp là người lao động.


Chưa kể, một số công nhân quá khích đã nóng nảy làm hư hại tài sản của doanh nghiệp. Đó là yêu nước theo “cái đầu quá nóng”, mà quên mất rằng phải phân biệt rạch ròi giữa hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc với tư tưởng của nhiều người dân Trung Quốc vốn yêu chuộng hòa bình và lẽ phải. Không ít trí thức và học giả Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo nhà cầm quyền về hành động gây rối trên biển Đông, trong khi các doanh nghiệp vẫn sát cánh cùng Việt Nam trong hợp tác kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.


Chúng ta không thể bắt doanh nghiệp Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cách ứng xử vô lý của nhà cầm quyền quốc gia họ. Họ cũng là công dân, đi đầu tư sản xuất, kinh doanh, cùng với sự làm giàu cho mình là góp phần đóng ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam. Nếu để họ bị phá sản, đó cũng là sự phá hoại chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam và ảnh hưởng chung đến sự phát triển kinh tế của đất nước.


Cộng đồng quốc tế, trong đó có người dân Trung Quốc, đang theo dõi và ủng hộ giải pháp đấu tranh không khoan nhượng trên cơ sở đối thoại hòa bình của Việt Nam trước hành động khiêu khích của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Vì vậy, hãy kiên trì, bình tĩnh giành lấy sự ủng hộ của bạn bè thế giới.


Yêu nước đâu chỉ có yêu mình! Đừng vì hành động nóng nảy của cá nhân mà làm tổn hại đến tình cảm của người dân 2 nước. Trong lúc này, những công nhân yêu nước hãy đồng lòng, tỉnh táo, cảnh giác trước sự kích động gây bất lợi cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Điều đó cũng nhằm tránh rơi vào cái bẫy ngoại giao của những nhà cầm quyền phương Bắc.



Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Theo TTXVNvà các nguồn tin nước ngoài, ngày 12-5, tại Oa-sinh-tơn, phát biểu ý kiến tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Xin-ga-po K.San-mu-gam đang ở thăm Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G.Ke-ri nhấn mạnh, những hành động của Trung Quốc liên quan việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hiếu chiến và đặc biệt gây quan ngại.




Ông Ke-ri nêu rõ: "Chúng tôi đặc biệt quan ngại, tất cả các quốc gia có hoạt động giao thông hàng hải ở Biển Đông và vùng biển Hoa Đông đều rất lo ngại về hành động hiếu chiến này. Chúng tôi muốn được chứng kiến việc tạo lập một bộ quy tắc ứng xử. Chúng tôi muốn chứng kiến vấn đề này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Công ước LHQ về Luật Biển, thông qua trọng tài, thông qua mọi phương tiện khác chứ không phải đối đầu trực tiếp và những hành động hiếu chiến".


* Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12-5 ra tuyên bố chỉ trích việc Trung Quốc mới đây hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 và triển khai nhiều tàu tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động khiêu khích. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ G.Pxa-ki cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G.Ke-ri trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra chỉ trích nêu trên và nhấn mạnh, Mỹ "vô cùng quan ngại" về những diễn biến gần đây trên Biển Đông.


Ông G.Ke-ri cũng hối thúc hai bên giảm căng thẳng, bảo đảm an toàn cho các tàu hoạt động trên biển và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.


* Trước đó, một nhóm các Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ gồm Chủ tịch Ủy ban R.Me-nen-đét, các Thượng nghị sĩ M.Ru-bi-ô, B.Ca-đin, G.Ri-sơ, G.Mác-kên cùng Thượng nghị sĩ P.Le-hi, Chủ tịch thường trực Thượng viện, đã ra tuyên bố chung lên án việc Trung Quốc liên tục có những hành động gây căng thẳng ở Biển Đông. Nhóm các nghị sĩ này cũng hối thúc các nghị sĩ khác thông qua nghị quyết của Thượng viện Mỹ tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Mỹ đối với tự do giao thông hàng hải trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải bằng con đường ngoại giao hòa bình, đồng thời nhằm gửi đi một thông điệp rõ ràng cho những hành động mang tính khiêu khích kể trên của Trung Quốc.


* Bình luận về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Giáo sư C.Thay-ơ từ Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a nhận định, hành động này của Trung Quốc là bất ngờ, khiêu khích và bất hợp pháp. Tờ "The Diplomat" số ra ngày 12-5 đăng bài phân tích của Giáo sư C.Thay-ơ nêu rõ, sự việc này đánh dấu lần đầu Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu trong Vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không được sự cho phép.


Giáo sư C.Thay-ơ nhấn mạnh, việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương-981 là hành động khiêu khích, vì kèm theo giàn khoan là 80 tàu, trong đó có bảy tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Khi Việt Nam cử tàu Cảnh sát biển để bảo vệ chủ quyền tài phán của mình, Trung Quốc đã ra lệnh cho đội tàu sử dụng vòi rồng và cố ý đâm tàu Việt Nam. Những hành động này không chỉ rất nguy hiểm, mà còn gây thương tích cho thủy thủ đoàn Việt Nam. Giáo sư Thay-ơ khẳng định, hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế.


* Giáo sư G.Nai-đu thuộc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học tổng hợp Gia-oa-hác-lan Nê-ru ở Niu Đê-li (Ấn Độ) nhận định rằng, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược "cắt lát xa-la-mi" chiếm dần Biển Đông. Theo Giáo sư Nai-đu, Trung Quốc bắt đầu chiến lược "cắt lát xa-la-mi" từ năm 1974 với việc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa và từ đó đến nay Trung Quốc đã tiến hành chiếm dần Biển Đông - vùng biển không những quan trọng về địa lý tại Đông - Nam Á, mà còn chứa các nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là năng lượng. Theo Giáo sư Nai-đu, trong bối cảnh hiện nay, điều cần thiết là ASEAN cần giữ lập trường kiên định, buộc Trung Quốc chấm dứt tất cả hành vi chiếm dần các đảo và đơn phương áp đặt các chính sách tại các vùng tranh chấp, cố ý trì hoãn Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), từ chối đưa vấn đề lên một Ủy ban trọng tài quốc tế.


* Giáo sư Ph.Gô-đê-măng, Giám đốc phụ trách về châu Á - Trung Quốc của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) cho rằng, Trung Quốc đang có những bước đi nguy hiểm trên Biển Đông, một mặt nhằm thực hiện chiến lược tranh giành lãnh thổ trên biển, mặt khác hù dọa Việt Nam và Phi-li-pin. Giáo sư Gô-đê-măng cho rằng, bước đi trên thể hiện sự liên tục mang tính chiến lược trong các hành động của Trung Quốc, mặc dù thời gian và địa điểm của các hành động do Trung Quốc tiến hành khác nhau, đó chính là khẳng định ý đồ tranh giành lãnh thổ trên các vùng biển.


Trước việc các tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải giám của Trung Quốc liên tục có hành động hung hăng tiến công tàu của Cảnh sát biển Việt Nam, Giáo sư Gô-đê-măng cho rằng, nguy cơ từ các hành động như vậy dẫn đến leo thang thành xung đột trong khu vực rất lớn. Trung Quốc rõ ràng đã thể hiện thái độ không tôn trọng các thỏa thuận quốc tế, sẵn sàng sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Họ đang cố gắng thực hiện một khái niệm mà hiện nay đã rất rất lỗi thời, đó là cố gắng thiết lập một "phạm vi ảnh hưởng khu vực".


* Tờ Financial Times(Anh) số ra ngày 12-5, nhận định, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 tại Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã châm ngòi cho những phản ứng rất mạnh mẽ từ phía Việt Nam. Với những hành động mà giới chức Mỹ gọi là "khiêu khích" như vậy, Trung Quốc đang đi ngược dòng chủ lưu trong quan hệ với Việt Nam.


* Việc ASEAN ra Tuyên bố về vấn đề Biển Đông tại Hội nghị cấp cao lần thứ 24 vừa diễn ra ở thủ đô Nây Pi Đô của Mi-an-ma đã được nhiều nhà lãnh đạo, các chuyên gia, học giả và báo chí quốc tế đánh giá cao. Thủ tướng Xin-ga-po Lý Hiển Long khẳng định, ASEAN cần phải có quan điểm về tình hình hiện nay ở Biển Đông vì an ninh, ổn định của khu vực phụ thuộc vào những gì xảy ra tại vùng biển này. Theo ông, ASEAN cần thể hiện quan điểm chung về tình hình Biển Đông vì các cuộc xung đột "xảy ra ngay tại cửa ngõ của chúng ta". Tại Ma-ni-la, Tổng thống Phi-li-pin B.A-ki-nô cho biết, ông hài lòng vì sự "đồng thuận" của các nhà lãnh đạo ASEAN và bản tuyên bố chung. Tổng thống In-đô-nê-xi-a B.Giu-đô-giô-nô cho biết, In-đô-nê-xi-a có thể giúp điều phối liên lạc giữa Hà Nội và Bắc Kinh để giải quyết vấn đề, không để căng thẳng leo thang.


Trong khi đó, các chuyên gia nhấn mạnh đây là lần đầu một lập trường chung cứng rắn về tình hình căng thẳng ở Biển Đông được ASEAN đưa ra. Một tuyên bố riêng về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam. Giáo sư C.Thay-ơ của Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a nêu rõ: "Tuyên bố mà các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đưa ra là văn bản độc lập và không bị khuất lấp trong tuyên bố chung dài hơn của hội nghị. Điều này rất có ý nghĩa. Nó nêu bật sự đoàn kết của ASEAN trước thực tế rằng, những diễn biến hiện nay ở Biển Đông là nguồn gốc gây quan ngại nghiêm trọng bởi nó làm gia tăng căng thẳng". Phân tích của hãng tin AFPchia sẻ quan điểm nêu trên khi cho rằng, ASEAN đã lập nên "mặt trận thống nhất" nhằm phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông.


* Ngày 13-5, Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-lai-xi-a đã tổ chức gặp gỡ, chia sẻ thông tin với cộng đồng người Việt Nam tại đây về những diễn biến mới nhất liên quan vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 và đưa số lượng lớn tàu hộ tống, gồm cả tàu chiến vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.


Đại sứ Việt Nam tại Ma-laixi-a Nguyễn Hồng Thao nêu rõ quan điểm và hướng giải quyết của Chính phủ Việt Nam; khẳng định Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành động sai trái của Trung Quốc, đồng thời đánh giá cao tinh thần đoàn kết, sự ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam tại Malai-xi-a đối với nỗ lực đấu tranh của Chính phủ và nhân dân trong nước trước sự vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc.


* Cùng ngày, Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) đã phản đối hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, khẳng định tình đoàn kết với đồng bào trong nước và bày tỏ lòng biết ơn tới lực lượng cảnh sát biển hoạt động chấp pháp trên Biển Đông. Hội cũng kêu gọi bạn bè Pháp và thế giới hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, ổn định; giải quyết hòa bình các vấn đề theo luật pháp và công ước quốc tế.


* Hội Doanh nhân Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a đã ra thông cáo phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương -981 cùng các tàu vũ trang và máy bay hộ tống vào vùng biển Việt Nam; kêu gọi các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, Việt kiều cùng bạn bè quốc tế yêu chuộng công lý, hòa bình ủng hộ nhân dân Việt Nam, lên tiếng phản đối hành động hiếu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông. Thông cáo yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan, các tàu vũ trang và các phương tiện khác khỏi vùng biển của Việt Nam.


* Hội Thanh niên - sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã ra thông cáo báo chí cực lực phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Thông cáo báo chí khẳng định, các quốc gia ở Đông Á và Đông - Nam Á luôn mong muốn hòa bình và ổn định để phát triển thịnh vượng và hy vọng Trung Quốc, sẽ gánh vác trách nhiệm lớn trong quan hệ với các nước láng giềng. Thông cáo yêu cầu Bắc Kinh giảm leo thang căng thẳng, chấm dứt các yêu sách lãnh hải sai trái để ổn định tình hình khu vực.



Bị Mỹ tố “khiêu khích” ở biển Đông, Trung Quốc tỏ ý giận dữ

Bị Mỹ tố “khiêu khích” ở biển Đông, Trung Quốc tỏ ý giận dữ
Bị Mỹ tố “khiêu khích” ở biển Đông, Trung Quốc tỏ ý giận dữ

Bà Hoa Xuân Oánh nói Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thúc giục ông Kerry hãy có cái nhìn “khách quan và công bằng” trong vấn đề biển Đông, và “hành động, phát ngôn một cách thận trọng”.



Theo BBC, hôm thứ Ba, Trung Quốc đã có phản ứng sau lời quan ngại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry theo đó nói bước đi gần đây của Bắc Kinh tại biển Đông là “khiêu khích”.

Trước đó, hôm thứ Hai, “ông Kerry nói rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan và nhiều tàu thuyền vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích”, hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki.


“Ông thúc giục cả hai bên hãy tháo gỡ căng thẳng, đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền của mình và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.”


Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng rõ ràng đã có những hành động khiêu khích ở biển Đông, nhưng Trung Quốc không phải là bên có lỗi và lặp lại quan điểm chính Mỹ có lỗi trong việc khuyến khích cách hành xử đó, theo tường thuật của Reuters.


“Chúng tôi hy vọng là phía Mỹ thể hiện một cách thận trọng. Nếu nước Mỹ muốn Thái Bình Dương thực sự thái bình, thì họ cần phải nghĩ lại xem Mỹ cần phải có hành động gì cụ thể?” phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh nói trong buổi họp báo hàng ngày.


Bà Hoa nói Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thúc giục ông Kerry hãy có cái nhìn “khách quan và công bằng” trong vấn đề biển Đông, và “hành động, phát ngôn một cách thận trọng”.


Trung Quốc nói vấn đề biển Đông phải được giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên có liên quan, và tỏ ý giận dữ về điều mà Bắc Kinh coi là sự can thiệp vô cớ của Mỹ.


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ra thông cáo lặp lại quan ngại của nước ông về điều mà ông gọi là ‘thách thức của Trung Quốc’ đối với quần đảo Hoàng Sa, hãng tin Anh Reuters cho biết.


Ông Kerry đưa ra phát biểu này trước cuộc gặp với người đồng cấp Singapore K. Shanmugam ở Washington hôm thứ Hai ngày 12/5.


“Chúng tôi đăc biệt quan ngại - tất cả các nước có liên quan đến việc đi lại và thông thương trên Biển Đông, Biển Hoa Đông - đều quan ngại sâu sắc về hành động hung hăng này,” ông Kerry nói.


“Chúng tôi muốn thấy một bộ quy tắc ứng xử ra đời. Chúng tôi muốn thấy tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình thông qua Luật Biển, thông qua trọng tài và các phương tiện khác chức không phải bằng cách đối đầu trực diện và bằng hành động hung hăng", BBC dẫn lời ông Kerry cho hay.





Hàng nghìn công nhân TPHCM tuần hành yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam

Hàng nghìn công nhân TPHCM tuần hành yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam
Hàng nghìn công nhân TPHCM tuần hành yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam

Sau ca làm việc sáng, đến đầu giờ chiều, hàng nghìn công nhân trong KCN Tân Tạo (quận Bình Tân, TPHCM) đã đồng lòng tổ chức cuộc tuần hành, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Các băng rôn “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”, “Đoàn kết là sức mạnh”… được giương cao cùng với những tiếng hô vang khẩu hiệu “Việt Nam muôn năm”, “Trung quốc hãy rút khỏi biển Việt Nam”, “Chung tay cùng các chiến sĩ cảnh sát biển bảo vệ chủ quyền biển đâỏ”, “Chung tay cùng lực lượng kiểm ngư ngăn cản hành vi ngang ngược của Trung Quốc”…



Bản tin VTV tối 13/5: Tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan TQ

Bản tin VTV tối 13/5: Tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan TQ


Dù bị nhiều tàu của Trung Quốc ngăn cản nhưng tàu CSB 4032 của Việt Nam vẫn vượt qua vòng vây, tới gần giàn khoan yêu cầu phía Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam.



Xem thêm nội dung bài


;

Bản tin VTV tối 13/5: Tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan TQ


PV Thanh Niên Online tường thuật từ Hoàng Sa: 'Giáp mặt' tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc

PV Thanh Niên Online tường thuật từ Hoàng Sa: 'Giáp mặt' tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc

Hôm nay, Trung Quốc dùng 86 tàu các loại gây hấn với Cảnh sát biển Việt Nam

Hôm nay, Trung Quốc dùng 86 tàu các loại gây hấn với Cảnh sát biển Việt Nam

Cảnh sát biển Việt Nam thông tin, trong này hôm nay (13/5), Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, gồm có các loại tàu: Quân sự, Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần, Ngư chính, kéo cứu hộ, vận tải, tàu dầu và tàu cá vỏ sắt. Trong đó tàu quân sự ta đã phát hiện như tàu Hộ vệ tên lửa số hiệu 534, tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 và mới đây nhất là ngày 12/5 có sự tham gia của tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786.


Trong ngày, Trung Quốc đã sử dụng 86 tàu làm lực lượng hộ tống, bảo vệ cho hoạt động trái phép, xâm phạm của giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó 2 tàu quân sự gồm 1 tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534, 1 tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786, 32 tàu Hải cảnh, 4 tàu Hải giám, 4 tàu Hải tuần, 2 tàu Ngư chính, 7 tàu kéo cứu hộ, 19 tàu vận tải, 1 tàu dầu, 15 tàu cá vỏ sắt.


Vào lúc 8h30, Trung Quốc đã sử dụng 3 tàu gồm tàu Hải giám 7028, tàu Hải cảnh 46001 và 1 tàu không rõ số hiệu bao vây tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam. 1 tàu Trung Quốc phun nước, tàu Hải cảnh Trung Quốc số hiệu 46001 đã lao vào ngăn cản, đâm vào mạn trái tàu Cảnh sát biển 4032 làm gãy 10m lan can mạn trái, hỏng 3 thông gió tàu 4032 của Cảnh sát biển Việt Nam.


Đồng thời, tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã ngăn cản, dùng súng bắn nước vào tàu Kiểm ngư 628 của ta khi tiếp cận cách giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc 5,3 hải lý.


Tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam đã cơ động tiếp cận vào phía Tây giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền khẳng định chủ quyền và phản đối hành động sai trái của Trung Quốc, yêu cầu giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.


Cán bộ, chiến sĩ trên các tàu đã quán triệt và chấp hành nghiêm tư tưởng chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là chủ động, bình tĩnh, không khiêu khích, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, dũng cảm, mưu trí để vừa giữ vững được chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, vừa giữ được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực./.


Ngọc Thành/VOV online



Nợ xấu ngân hàng: 5 lý do quay lại

Nợ xấu ngân hàng: 5 lý do quay lại

Tháng 12/2013, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam có bước giảm mạnh nhất trong năm: từ 4,55% tháng liền trước xuống chỉ còn 3,61%.


Tuần này, các ngân hàng thương mại lần lượt công bố báo cáo tài chính quý 1/2014. Điểm chung, nợ xấu tại nhiều thành viên đã tăng lên.

Diễn biến trên dội ngược lại những nỗ lực xử lý tập trung trong hai năm qua. Nợ xấu vẫn diễn biến rất phức tạp.


Chưa thể giảm bền vững


Tháng 12/2013, nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam có bước giảm mạnh nhất trong năm: từ 4,55% tháng liền trước xuống chỉ còn 3,61%.


Lần đầu tiên trong năm 2013 tỷ lệ nợ xấu mới giảm được xuống dưới 4%. Dù đây là tỷ lệ tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, mức độ sát thực có hạn chế nhất định, nhưng là kết quả của loạt giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước triển khai quyết liệt trong hai năm qua.


Có hai hướng xử lý cụ thể và trực tiếp nhất tạo nên kết quả trên: một là các tổ chức tín dụng tự xử lý; hai là bán lại nợ xấu cho VAMC (dù nợ xấu vẫn còn đó nhưng không còn thể hiện ở con số báo cáo).


Thế nhưng, đà giảm mạnh trong tháng 12/2013 không thể nối tiếp. Sau đợt cao điểm mua lại gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu, VAMC cũng tạm thời chững lại. Nợ xấu lại có xu hướng tăng lên.


Báo cáo tài chính quý 1/2014 mà các ngân hàng thương mại tập trung công bố từ tuần này cho thấy nhiều trường hợp khó khăn hơn ở nợ quá hạn. Như ACB đã chính thức vượt mốc 3% với 3,27%; DongA Bank đã lên mức khá cao với suýt soát 4%; PG Bank sau khi giảm được trong năm qua (một phần lớn nhờ bán lại cho VAMC) cũng đã trở lại trên 4%; hay tại Sacombank, một trong số ít thành viên có tỷ lệ thấp năm ngoái (1,45%), đã tăng lên 1,86%...


Ở diễn biến chung, theo cơ quan chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước đưa ra gần đây, đến hết tháng 2/2014, nợ xấu của toàn hệ thống vào khoảng 122.000 tỷ đồng, ứng với tỷ lệ 3,86%. Nếu tính cả các khoản nợ được cơ cấu theo Quyết định 780, nợ xấu của toàn hệ thống lên tới gần 308.000 tỷ đồng (chiếm 9,71% dư nợ).


Ở dữ liệu của một tổ chức nghiên cứu khác mà VnEconomy tham khảo, nợ xấu từ đầu năm đến nay, theo họ tập hợp độc lập, đã tăng thêm ước khoảng 10.000 tỷ đồng, đưa tổng quy mô lên khoảng 126.000 tỷ, chiếm khoảng 4% tổng dư nợ toàn hệ thống.


Xu hướng trở lại đó là đáng chú ý, dù VAMC đã tiếp tục mua thêm khoảng 6.000 tỷ đồng nợ xấu.


5 lý do chính


Như trên, nợ xấu vẫn diễn biến phức tạp. Nỗ lực xử lý của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng với nhiều giải pháp trong hai năm qua dường như mới chỉ khống chế tốc độ và những ảnh hưởng của nó.


Xu hướng trở lại hiện nay, theo lãnh đạo của tổ chức nghiên cứu mà VnEconomy tham vấn nói trên, là tổng hòa của nhiều tác động.


Thứ nhất, nợ xấu tiềm ẩn trong nhóm 1 và 2 đến nay đã không cầm cự được thêm, buộc phải chuyển sang nhóm 3. Đây cũng là kết quả của thực tế khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung.


Thứ hai, sau một thời gian khá dài thực hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780 mà không phải chuyển nhóm, đến nay là lúc phải thừa nhận những khoản nợ xấu đã từng được gửi cho tương lai. Nhưng khoản trước đây đáng ra là nợ xấu, qua cơ hội được cơ cấu lại đến nay vẫn không “qua khỏi”.


Thứ ba, nợ xấu tăng trở lại so với thời điểm cuối 2013 không loại trừ có khả năng “điều chỉnh kỹ thuật” của một số tổ chức tín dụng.


“Thời điểm cuối năm là nhạy cảm nhất, thời điểm nảy sinh ý đồ cần làm đẹp báo cáo tài chính. Nay thời điểm đó đã qua đi, nợ xấu được điều chỉnh lại. Yếu tố này cũng cần tính đến”, vị lãnh đạo tổ chức nghiên cứu trên lưu ý.


Thứ tư, tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm rất thấp, không giúp pha loãng tỷ lệ nợ xấu.


Thứ năm, diễn biến của nợ xấu và hoạt động của các ngân hàng thương mại phản ánh thực trạng của nền kinh tế. Đây là vấn đề chung, nên việc xử lý nợ xấu nếu chỉ riêng ngạch ngân hàng thì càng giải vẫn càng nan.


* Kỳ tới: Nợ xấu ngân hàng: Nhiều thứ để mất


Như trên, nợ xấu là vấn đề chung, nhưng vẫn còn những quan điểm khác nhau về nơ, về trách nhiệm xử lý. Các giải pháp triển khai thời gian qua cũng đã đạt được những kết quả nhất định, có điểm tích cực khi đặt trong cả quá trình. Quan trọng hơn là câu hỏi: nợ xấu đã lộ diện hết chưa và còn tăng tiếp hay không?



Trung Quốc lại yêu cầu Việt Nam “dừng quấy rối”

Trung Quốc lại yêu cầu Việt Nam “dừng quấy rối”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh - Ảnh: Reuters.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/5 đưa ra tuyên bố rằng, những nỗ lực của Việt Nam nhằm thu hút sự ủng hộ trong vấn đề biển Đông “sẽ thất bại”.

“Việt Nam đang tìm cách lôi kéo các bên và gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt mục đích”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong cuộc họp báo hàng ngày. “Chúng tôi hy vọng Việt Nam có thể thấy rõ tình hình, bình tĩnh đối diện với thực tế, và dừng quấy rối hoạt động của giàn khoan Trung Quốc”.


Trước đó, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, từ đầu tháng Năm này.


Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm Chủ Nhật vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, Việt Nam đã kiềm chế tối đa và sử dụng mọi công cụ đối thoại để yêu cầu Trung Quốc di chuyển giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.


Thủ tướng nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới - đang bị đe dọa nghiêm trọng.


Thông cáo chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh của ASEAN nhấn mạnh sự quan ngại sâu sắc về tình hình biển Đông, song không chỉ trích đích danh hành động của Trung Quốc. Theo Reuters, có thể đây chính là cái cớ để Trung Quốc cho rằng, Việt Nam sẽ “không đạt mục đích” về “lôi kéo các bên”.


Trong cuộc gặp với người đồng cấp Singapore K. K. Shanmugam tại Washington hôm 12/5, Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry nhắc lại những lo ngại của Mỹ về “sự thách thức của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa”. “Chúng tôi đặc biệt quan ngại. Tất cả các nước tham gia vào hoạt động hàng hải trên biển Đông, biển Hoa Đông đang đặc biệt quan ngại về hành động gây hấn này”, ông Kerry nói.


Về phần mình, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam nói: “Chúng tôi không muốn có căng thẳng. Chúng tôi muốn các bên giải quyết tranh chấp và khác biệt theo các mà tất cả cùng chấp nhận được”.


Vào cuối tuần vừa rồi, người dân khắp ba miền Bắc-Trung-Nam của Việt Nam đã xuống đường tuần hành phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hoa Xuân Oánh cho biết, Trung Quốc “rất quan tâm” tới các cuộc tuần hành này, và đã đề nghị Việt Nam áp dụng tất cả các biện pháp có thể để bảo đảm sự an toàn của các công dân và tổ chức Trung Quốc tại Việt Nam.


Quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines cũng đang căng thẳng sau khi Philippines bắt giữ một tàu cá của Trung Quốc với 11 ngư dân trên đó tại khu vực gần quần đảo Trường Sa. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng, con tàu các cùng các ngư dân đã bị bắt “trong vùng biển của Trung Quốc”.


Tuy nhiên, cảnh sát Philippines cho biết, trên tàu cá này có hàng trăm con rùa biển được bảo vệ theo luật của Philippines, và tàu cá này bị bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.


Hôm qua, nhà chức trách Philippines đã khởi tố 9 trong số 11 ngư dân Trung Quốc bị bắt trên con tàu cá, bất chấp đề nghị của phía Trung Quốc về thả tự do các ngư dân này. Hai ngư dân còn lại được phóng thích vì còn chưa đủ tuổi để đem ra xét xử và được chuyển giao cho cơ quan phúc lợi xã hội của Philippines.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.