Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Chuyện phong tướng ở các nước

Chuyện phong tướng ở các nước










Bà Ann Dunwoody, người phụ nữ đầu tiên trở thành tướng bốn sao trong quân đội Mỹ, tươi cười trong lễ phong hàm tháng 11-2008 - Ảnh: Defense.gov

Nhưng việc xác định vị trí người lãnh đạo trong quân đội có điểm chung là các quốc gia đều xem cấp tướng là một trong những cấp bậc cao nhất phong cho các tướng lĩnh quân đội có nhiều công trạng.


Trung Quốc bỏ cấp hàm đại tướng


Mạng quân sự Tây Lục của Trung Quốc cho biết bắt đầu từ năm 1955, tham khảo chế độ phong quân hàm cấp tướng của Liên Xô cũ và CHDCND Triều Tiên, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lần đầu tiên thực hiện chế độ phong quân hàm cấp tướng.


Mạng này cho biết lúc ban đầu, quân đội Trung Quốc có bốn cấp là đại tướng, thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng.


Đến tháng 8-1955, Trung Quốc có 10 người được phong đại tướng là Túc Dụ, Từ Hải Đông, Hoàng Khắc Thành, Trấn Khiêm, Đàm Chính, Tiêu Kinh Quang, Trương Vân Dật, La Thụy Khanh, Vương Thụ Thanh, Từ Quang Đạt.


Những người này đa số là các nhân vật có công trong các cuộc kháng chiến ở Trung Quốc.


Tuy nhiên, đến ngày 22-5-1965, đại hội đại biểu nhân dân lần thứ 3 của Trung Quốc đã thông qua “quyết định hủy bỏ quân hàm trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc”, có hiệu lực từ ngày 1-6-1965.


Hơn 23 năm sau, Chính phủ Trung Quốc mới hồi phục chế độ này từ ngày 1-7-1988 nhưng lược bỏ cấp hàm đại tướng, chỉ giữ lại ba cấp hàm còn lại là thượng tướng, trung tướng và thiếu tướng.


Đến tháng 5-1994, PLA lại một lần nữa có điều chỉnh liên quan đến quy định phong quân hàm cấp tướng, theo đó ba cấp tướng được phân theo ba binh chủng không quân, hải quân và lục quân.


Thượng tướng lục quân hay còn gọi là “chính đại quân khu” sẽ quản lý phó tổng tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm tổng cục chính trị, chủ nhiệm tổng cục hậu cần, chính ủy tổng cục hậu cần, chủ nhiệm và chính ủy tổng cục trang bị, tư lệnh và chính ủy của đại quân khu.


Thượng tướng hải quân và không quân là chức vụ cao nhất trong hai binh chủng này nhưng chỉ quản lý chỉ huy tư lệnh cũng như ủy viên chính trị thuộc phạm vi binh chủng của họ.


Tính đến năm 2013, quân số thuộc binh chủng lục quân Trung Quốc là khoảng 850.000 người biên chế trong 21 quân đoàn chính quy gồm 4 sư đoàn bộ binh, 15 sư đoàn xe tăng và pháo binh cùng hàng chục lữ đoàn độc lập và các quân khu lớn của PLA.


Trang mạng quân sự Tây Lục cho biết một thượng tướng không quân sẽ nắm trong tay khoảng 398.000 quân số cùng toàn bộ các phi đội máy bay, khoảng bốn trung đoàn tên lửa và tám trung đoàn cao xạ phòng không.


Trong khi một thượng tướng hải quân nắm quyền chỉ huy khoảng 235.000 quân nhân thuộc các đơn vị không quân của hải quân, tuần duyên, hải quân đánh bộ và hải quân hạm tàu.


Theo tạp chí nhân vật Hoàn Cầu, hiện nay Trung Quốc có 34 thượng tướng, trong đó 80% sinh sau năm 1950.


Ngày 11-7 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình vừa phong hàm thượng tướng cho bốn vị trung tướng đang công tác ở các quân khu Thẩm Dương và Quảng Châu.


Triều Tiên phong tướng cho lãnh đạo đất nước


Ngày 8-2-1948, CHDCND Triều Tiên thành lập hệ thống cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân Triều Tiên, học theo mô hình hệ thống quân hàm của Hồng quân Liên Xô và có bổ sung theo đặc thù chính trị của Bình Nhưỡng.


Hệ thống này gồm năm nhóm với 18 bậc quân hàm nhưng không đặt quân hàm cấp soái.


Đến tháng 2-1953, CHDCND Triều Tiên đặt ra thêm hai cấp quân hàm là phó nguyên soái và nguyên soái, tương đương với cấp tướng ở một số nước.


Cố chủ tịch Kim Nhật Thành từng được phong cấp bậc nguyên soái CHDCND Triều Tiên, nắm giữ quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang của nước này, tương tự như đại nguyên soái Stalin của Liên Xô cũ.


Cấp bậc thứ soái phong cho bộ trưởng quốc phòng tương đương với cấp bậc nguyên soái ở Liên Xô cũ. Hệ thống quân hàm của Quân đội nhân dân Triều Tiên không có sự phân biệt tên gọi giữa các binh chủng hải lục không quân.


Đến năm 1992, chính quyền cố lãnh đạo Kim Jong Il quyết định đặt ra chức đại nguyên soái CHDCND Triều Tiên để vinh phong cho cố chủ tịch Kim Nhật Thành và ông Kim Jong Il là nguyên soái CHDCND Triều Tiên.


Bộ trưởng quốc phòng bấy giờ là O Chin-u cũng được tôn lên làm nguyên soái, nhưng với tên gọi nguyên soái quân đội Triều Tiên.


Hiện nay một số quốc gia như Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, Pakistan đều sử dụng cấp hàm đại tướng để phong cho những tướng lĩnh có tuổi quân và có cống hiến cho quân đội.


Tại Thái Lan, đương kim Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cũng đã có quân hàm đại tướng kể từ năm 2010 sau khi ông giữ chức tổng tư lệnh lục quân Thái Lan.


Hiện tại, Philippines vẫn sử dụng cấp hàm đại tướng để phong cho những tướng lĩnh có nhiều công trạng đối với quân đội và tham gia binh nghiệp từ trẻ.


Đại tướng là cấp bậc cao thứ hai của quân đội Philippines sau cấp thống tướng và chỉ có tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines mới có khả năng được phong cấp hàm này.









Pháp: nặng gánh ngân sách để nuôi tướng


Cách đây không lâu, báo chí Pháp đã làm độc giả hết hồn khi cung cấp thông tin cho biết ở Pháp có khoảng 5.700 tướng mà trong đó không ít được phong tướng để hưởng chế độ sau khi về hưu. Với con số trên thì tướng lĩnh của Pháp nhiều hơn của Nga và Mỹ gộp lại.


Nhưng thực tế, theo trả lời của tướng Jean-Claude Thomann - cựu tư lệnh lực lượng tấn công trên bộ, trên tạp chí Valeurs Actuelles thì số tướng Pháp đang “hoạt động” là 641 (số liệu cuối năm 2012) và số nhiều được đề cập đến chính là các tướng về hưu.


Vấn đề báo chí đề cập mạnh là lương hưu và các khoản ưu đãi cho các tướng này. Chẳng hạn tính toán cho thấy riêng trong năm 2008, Công ty đường sắt Pháp đã thiệt hại đến 3,1 triệu euro tiền “miễn giảm” vé đi tàu cho các tướng.


N.QUÂN




Người nông dân chăn bò mua 7 xe SH tặng hàng xóm

Người nông dân chăn bò mua 7 xe SH tặng hàng xóm

Những đại gia “chân đất” có kiểu mua xe không giống ai.


Thách nhầm người


Có một đại gia tầm cỡ ở TP.HCM về Đồng Tháp kiếm đất mua, xây biệt thự. Ông này lái chiếc xe hơi đời mới trị giá vài tỉ ghé vào nhà người dân ven đường để hỏi đường đi, thăm dò đất. Chủ nhà đang đuổi gà vô tình ném hòn đá trúng vào xe, gây một vết xước dài bên hông xe. Xót xe mới, vị đại gia nhăn mặt trách, chủ nhà hoảng nên rối rít xin lỗi và đề nghị được bồi thường. Đang tức, vị đại gia bảo: “Anh có bán hết nhà cũng không bồi thường nổi… ”. Thấy bị khinh ra mặt, chủ nhà nóng máu thách: “Có ngon thì anh bán chiếc xe này cho tui, lấy tiền mua chiếc khác”.









Nhìn thấy ông chủ nhà đang mặc độc chiếc quần cụt đã ngấm phèn, da đen nhẻm loang lổ vết đồi mồi do dãi nắng dầm mưa nên vị đại gia cười khẩy thách chơi: “Xe trị giá 4 tỷ, nếu trả tiền mặt, tôi bán ông giá 2 tỷ”. Ông chủ nhà chẳng nói chẳng rằng đi thẳng vào nhà. Lát sau, ông quay ra với một giỏ xách tiền mặt đủ 2 tỷ đồng.


4 lão nông quần cộc, dép lê đi mua xe


Dư luận Cà Mau đến nay vẫn xôn xao câu chuyện sắm ôtô của nhóm bốn lão nông ở miệt cuối đất này cách đây 2 năm. Hôm ấy, 4 ông tụ tập uống rượu. Khi đã ngà ngà, họ xảy ra cự cãi về chuyện xe hơi nào đắt hơn. Thách đố nhau, bốn lão nông rủ nhau kéo lên Tây Đô… mua xe!


Xem thêm


Bốn ông vẫn quần cộc, dép Lào, xách ba lô, bắt xe đò lên phố thị. Họ thuê taxi chở đến salon lớn ở trung tâm Cần Thơ. Thấy bốn lão nông ăn mặc xuề xòa, quần ống thấp ống cao vào, những nhân viên salon miễn tiếp, định mời ra. Bốn lão nông tức khí, quát nạt. Ban đầu, một lão nông chỉ đại một chiếc ôtô hỏi bao nhiêu. Ba lão nông còn lại cũng bắt chước, chỉ đại ôtô rồi đưa ba lô lên bàn chung tiền, mua xe ngay tại chỗ. Bận ấy, bốn lão nông chi thêm vài chục triệu để thuê bốn nhân viên của salon lái ô tô vừa mua đưa về tận quê; còn chuyện thuê tài xế sau này tính tiếp.









Mua 7 chiếc SH tặng hàng xóm

Người dân ven thành phố mới ở Bình Dương vẫn kể cho nhau nghe chuyện Tư Mọi bỗng dưng thành đại gia.


Vốn vợ chồng Tư Mọi không con, lang thang từ Bình Định vào Bình Dương làm nghề chăn bò thuê. Một hôm, Tư Mọi mua 3 tờ vé số, trúng độc đắc. Chỉ vài ngày sau, vợ chồng ông mua đứt luôn căn nhà của chủ.


Rồi vợ chồng Tư Mọi xách túi tiền lên Sài Gòn mua bảy chiếc SH, giá gần trăm triệu/chiếc, thuê xe tải chở nguyên kiện về tận nhà, tặng các đồng nghiệp chăn bò thuê một thời và láng giềng mỗi người một chiếc. Thời gian ngắn sau, Tư Mọi sắm ôtô tỷ rưỡi. Gần 2 năm sau khi trúng 3 tờ độc đắc, gia đình Tư Mọi tan tác, căn nhà cũng bị bán mất, rồi 2 vợ chồng đi đâu không ai biết.


Theo Yan



Bỗng dưng mang nợ tiền tỉ

Bỗng dưng mang nợ tiền tỉ

(PL)- Hàng chục hộ dân ở Bình Thạnh (TP.HCM) đột ngột nhận thông báo phải đóng từ vài trăm triệu tới cả tỉ đồng tiền “giá trị quyền sử dụng đất”.


Mua nhà và dọn về ở được bốn năm, 48 hộ dân tại dự án khu nhà ở phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM tá hỏa khi nhận được bản xác nhận công nợ tiền giá trị quyền sử dụng đất từ chủ đầu tư với số tiền hàng trăm triệu đồng/hộ. Thậm chí có trường hợp phải nộp hơn 5 tỉ đồng.


Một dự án, hai lần đóng tiền đất


Năm 2001, UBND TP.HCM có quyết định giao hơn 2.700 m2 đất cho Công ty Quản lý nhà Bình Thạnh (nay là Công ty Dịch vụ Công ích quận Bình Thạnh - gọi tắt là Công ty DVCI) để xây dựng khu nhà ở phục vụ cho các hộ bị giải tỏa trên địa bàn quận và người thu nhập thấp. Năm 2004 dự án thi công xong.


Sau khi dự án hoàn thành, ông Nguyễn Văn Dũng bỏ ra 100 cây vàng để mua lại căn biệt thự hơn 200 m2 ở 21F Lê Trực. Ông Dũng đã trả hết tiền cho Công ty DVCI (chỉ giữ lại 5% để chờ giao giấy hồng) và đóng hơn 226 triệu đồng tiền sử dụng đất cũng như các loại thuế, phí khác. Tới tháng 12-2008, ông Dũng bất ngờ nhận được yêu cầu phải đóng thêm hơn 2,7 tỉ đồng tiền giá trị quyền sử dụng đất.


“Khi mua căn nhà này, tôi không hề được thông báo sau này phải nộp thêm khoản tiền gọi là “giá trị quyền sử dụng đất”. Trước đó, tôi đã nộp đầy đủ tiền sử dụng đất theo quy định” - ông Dũng cho hay.


Không chỉ ông Dũng, tất cả hộ dân trong dự án đều rụng rời khi được thông báo về khoản nợ “khủng” từ trên trời rơi xuống. “Tại sao mua một căn nhà mà phải hai lần đóng tiền đất? Tại sao Nhà nước không tính ngay từ khi bán nhà để chúng tôi cân nhắc có mua hay không mà phải đến ba năm sau mới ấn xuống? Nếu biết phải đóng thêm 2,7 tỉ đồng ngay từ đầu, tôi đã mua nhà tại Phú Mỹ Hưng chứ việc gì mua ở đây!” - ông Dũng bức xúc.



Người dân đang bày tỏ bức xúc với phóng viên. Ảnh: CTV


Đặc biệt hơn là trường hợp của ông Nguyễn Thành Phương, chủ biệt thự 19F Lê Trực. Năm 2004, ông Trực vay mượn 200 cây vàng để mua căn nhà này. Nợ chưa trả hết thì ông nhận được thêm khoản công nợ gần 5,3 tỉ đồng.


Điều đáng nói, trong dự án có một phần diện tích được dùng để xây dựng chung cư thu nhập thấp năm tầng. Dù được miễn tiền sử dụng đất nhưng các hộ dân trong chung cư vẫn phải nộp tiền giá trị quyền sử dụng đất. Ông Hoàng Đình Lạng, ngụ lầu ba, bày tỏ: “Chúng tôi là những cán bộ, công nhân viên của quận thuộc diện khó khăn về nhà ở nên mới được xét mua căn hộ tại đây. Trong hơn 1.300 đơn đăng ký, quận chỉ chọn ra 37 trường hợp đủ điều kiện. Tiền trả góp mua căn hộ đến nay còn chưa trả hết, nay nếu phải đóng thêm khoản này thì bình quân căn hộ của tôi có giá 9-10 triệu đồng/m2, đâu thể gọi là nhà thu nhập thấp nữa”.


Ông Lạng cho biết thêm trong hợp đồng mua bán có ghi khách hàng chỉ “chịu chi phí liên quan đến việc công chứng mua bán, đóng lệ phí trước bạ và đăng bộ theo quy định”, không hề nhắc đến khoản tiền giá trị quyền sử dụng đất. Ông Lạng và 36 hộ dân tại chung cư đã làm đơn kiến nghị gửi Công ty DVCI, UBND quận Bình Thạnh và UBND TP.HCM nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Cũng vì khoản tiền này mà các hộ dân trong dự án suốt 10 năm nay chưa được cấp giấy hồng.


Sáu năm chưa có lối ra


Ông Dương Hồng Nhân, Giám đốc Công ty DVCI Bình Thạnh, cho hay ban đầu tiền giá trị quyền sử dụng đất (tiền bồi thường đất công) của dự án lên tới hơn 39,5 tỉ đồng. Năm 2008, số tiền này được TP điều chỉnh còn khoảng 26,8 tỉ đồng. Công ty DVCI và UBND quận Bình Thạnh đã nhiều lần kiến nghị Sở Tài chính và UBND TP miễn, giảm tiền giá trị quyền sử dụng đất của dự án nhưng chưa được chấp nhận.


Tại sao nhà bán cho dân vào ở từ năm 2005 nhưng mãi tới năm 2008 mới có thông báo đóng tiền giá trị quyền sử dụng đất? Tại sao chưa được phê duyệt giá bán nhưng công ty đã bán nhà cho người dân? Ông Nhân trả lời thời điểm đó nhu cầu chỗ ở của các hộ này rất bức thiết nên công ty đã ký hợp đồng bán cho các hộ. Bản thân Công ty DVCI cũng không lường trước được số tiền phải nộp quá lớn như vậy.


Tại công văn gửi UBND TP và Sở Tài chính ngày 16-7-2013, Công ty DVCI cho rằng đây là dự án thuộc diện được ưu đãi theo Nghị định 71/2001 và Chỉ thị 07/2003 của UBND TP. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, công ty không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào. “Đến nay việc đóng giá trị quyền sử dụng đất đang là một gánh nặng về tài chính, vượt quá khả năng thanh toán của người dân” - văn bản nêu. Từ đó, Công ty DVCI kiến nghị được miễn toàn bộ số tiền này.


Tháng 5-2014, Công ty DVCI tiếp tục có văn bản đề nghị miễn tiền giá trị quyền sử dụng đất của dự án. Lý do là Luật Đất đai 2003 và Nghị định 197/2004 không có quy định về việc bồi thường loại đất do Nhà nước quản lý (đất công). Các tổ chức, cá nhân được giao hoặc cho thuê loại đất do Nhà nước quản lý chỉ phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định.


Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Sở Tài chính cho biết quận Bình Thạnh cũng đã đưa ra phương án tính giá trị quyền sử dụng đất hơn 7,1 tỉ đồng (thay vì hơn 26 tỉ đồng như phê duyệt của UBND TP). Sở đang tiếp tục đề nghị quận Bình Thạnh bổ sung các cơ sở pháp lý về dự án để xem xét lại. Sau khi xem xét, Sở Tài chính sẽ gút phương án cụ thể, trình UBND TP quyết định, đồng thời trả lời cho báo Pháp Luật TP.HCM.


VIỆT HOA




Phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế

Phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế
(HNMO) – Vào lúc 1 giờ chiều, giờ San Francisco (Mỹ) ngày 6/11 (tức 4 giờ sáng ngày 7/11 giờ Việt Nam), Bộ Tài chính đã phát hành thành công trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối lượng 1 tỷ USD.

Đợt chào bán trái phiếu lần này diễn ra đồng thời với giao dịch hoán đổi hai trái phiếu Chính phủ đã phát hành ra thị trường vốn quốc tế trước đó với đến hạn thanh toán vào năm 2016 và 2020.





Theo thông cáo báo chí của Bộ Tài chính, với điều kiện thị trường vốn quốc tế diễn biến thuận lợi và nhu cầu nắm giữ trái phiếu Chính phủ Việt Nam của các nhà đầu tư quốc tế đạt mức kỷ lục so với khối lượng phát hành, trái phiếu quốc tế của Chính phủ đạt mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm, đây là mức lãi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến nay (lần lượt là 6,875%/năm và 6,755/năm đối với trái phiếu phát hành năm 2005 và 2010).

Tổng trị giá đăng ký mua trái phiếu của Chính phủ từ 437 nhà đầu tư quốc tế là trên 10,6 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với lượng chào bán ra là 1 tỷ USD, trong đó có 17% nhà đầu tư ở Châu Á, 28% nhà đầu tư ở Châu Âu và 55% nhà đầu tư ở Mỹ.


Nếu phân loại theo loại hình nhà đầu tư, có 84% nhà đầu tư là các công ty quản lý quỹ đầu tư, 12% nhà đầu tư là các ngân hàng và 4% nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí.


Tổng mệnh giá đăng ký hoán đổi lại trái phiếu đã phát hành được chấp nhận mua lại là 726.626.000 USD, trong đó mua lại 436.452.000 USD trái phiếu phát hành năm 2005 và 290.174.000 Đô la Mỹ trái phiếu phát hành năm 2010.


Các ngân hàng là Deutsche Bank, HSBC, và Standard Chartered Bank đóng vai trò là Tổ hợp quản lý cho đợt phát hành trái phiếu và giao dịch hoán đổi/mua lại các trái phiếu cũ. HSBC là ngân hàng thanh toán và phân phối trái phiếu.


Bộ tài chính cho biết, thành công của đợt phát hành trái phiếu 2014 là lãi suất phát hành thấp (4,8%/năm so với mức lãi suất dự kiến ban đầu khi chào bán là 5,125%/năm), tiết kiệm được khoảng 32,5 triệu USD tiền thanh toán lãi trái phiếu Chính phủ (trong 10 năm); hoán đổi được 54,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2005 và 25,4% giá trị gốc của trái phiếu quốc tế 2010; góp phần cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài thời hạn vay và giảm áp lực về nghĩa vụ trả nợ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.


Có thể nói, cùng với việc Fitch nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên một bậc (từ B+ lên BB-) và Moody (từ B2 lên B1), thành công của đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế lần này đã giúp thiết lập mức lãi suất chuẩn thấp hơn nhiều so với trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn trên thị trường quốc tế với lãi suất hợp lý hơn so với trước đây. Đồng thời, đợt phát hành trái phiếu lần này cũng giúp giảm rủi ro tái cấp vốn và rủi ro lãi suất đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ. Đây là việc chủ động thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công, tiếp cận với thông lệ quản lý nợ công của quốc tế.



Thợ làm vườn chết do hoa độc trong dinh thự triệu đô

Thợ làm vườn chết do hoa độc trong dinh thự triệu đô

Một thợ làm vườn 33 tuổi ở Anh đã chết sau khi sờ vào một loại cây độc có hoa màu tím trong dinh thự trị giá 4 triệu bảng của một doanh nhân giàu có.



Nathan Greenaway đã ngã bệnh sau khi chăm sóc cho cây hoa tím chết người có tên Devil's Helmet và Monkshood (tiếng Việt gọi là cây Ô đầu), được trồng trên đất của tòa dinh thực Millcourt House, thuộc sở hữu của một đôi vợ chồng triệu phú.


Chất độc chết người của cây hoa phát tác nhanh đến mức gây tổn thương nặng nề cho các cơ quan nội tạng của Greenaway chỉ trong vòng có vài tiếng đồng hồ và sau 1 ngày đã không còn lưu lại trong máu của anh. Greenaway qua đời tại bệnh viện hôm 7/11 do suy đa tạng.


Nguyên nhân cái chết chỉ được làm rõ sau khi cha anh bỏ nhiều giờ tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra, và phát hiện mối liên quan với cây hoa độc này.


Cuộc điều tra chính thức cho thấy người thợ làm vườn xấu số đã chăm sóc cây hoa độc trong khi làm việc.


Ô đầu là một loại cây độc thuộc họ Mao lương. Ngộ độc cây Ô đầu có thể xảy ra nếu ăn phải hoặc đụng chạm vào cây mà không mang găng. Trong những trường hợp nặng ngộ độc có thể gây nôn, chóng mặt, tiêu chảy, sau đó là nhịp tim nhanh, liệt tim và hô hấp, và tử vong.


Loại cây có hoa khá đẹp này đã từng là thủ phạm gây ra cái chết của nhiều người, bao gồm diễn viên Canada Andre Noble, đã chết trong một chuyến cắm trại năm 2004 sau khi tình cờ ăn phải cây độc.


Năm 2009, Brit Lakhvir Singh, biệt hiệu “Sát thủ cà ri”, đã đầu độc người tình là Lakhvinder Cheema bằng món cà ri trộn Ô đầu Ấn độ, một loại cây cùng họ.


Theo Cẩm Tú



Vụ Huỳnh Văn Nén: Đại gia đình “tan nát” vì vướng vào hai án oan

Vụ Huỳnh Văn Nén: Đại gia đình “tan nát” vì vướng vào hai án oan

Người dân thị trấn đâu đâu cũng loan tin Nén sắp được minh oan. Và câu chuyện hai mạng người bị giết gần hai chục năm trước không ai muốn nhắc lại, nhưng oan khiên mà gia đình bà Nguyễn Thị Lâm (mẹ vợ Nén) có tới 8 người vào tù (không kể Nén là con rể), trong đó có cả hai cháu nhỏ chưa đến tuổi thành niên cũng bị khởi tố, thì quả là có một không hai ở đất nước này. Người dân thị trấn tin những người dân lành không phạm tội tày đình "giết người", nhưng án đã tuyên thì biết tin ai?


Ngay cả những nhân chứng cùng làm với Nén ở tận Đồng Nai cũng lặn lội ra tận Bình Thuận để làm nhân chứng, chứng minh Nén ngoại phạm, nhưng án vẫn cứ tuyên. Đau đớn hơn là bà Nguyễn Thị Nhung đã chết trong tù, không chờ nổi đến ngày để nhận được lời xin lỗi của các cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận.



Về Tân Minh, ngôi nhà đầu tiên chúng tôi tìm đến là nhà anh Huỳnh Trung Nghĩa - anh rể Nén - địa chỉ mà ông Huỳnh Văn Truyện viết trong đơn thư để liên hệ. Anh Nghĩa là người bỏ cả công việc đưa cha vợ ra Hà Nội kêu oan cho em vợ. Anh Nghĩa kể, chiều thứ bảy, ngày 1.11 vừa rồi, tôi đang rửa xe thì được kêu nhận thư chuyển phát nhanh. Đọc dòng chữ nơi gửi trên phong bì là "Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao" mà tôi phải lặng đi mất một lúc, lấy lại bình tĩnh mới bóc nhẹ phong bì vì sợ rách, nửa mừng, nửa lo. Khi đọc đến phần "xét thấy", từng dòng chữ phân tích về những mâu thuẫn trong việc thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường..., tôi rùng mình "em mình oan rồi".


Đọc hết 6 dòng phần "quyết định", tôi mới hết lo, thấy mừng. Tôi vội điện thoại báo cho cha vợ đang ở Cà Mau, rồi anh Thận - nguyên Chủ tịch xã Tân Minh- người giúp gia đình tôi đi kêu oan gần 15 năm qua, rồi anh Thành - người đã viết đơn tố giác tội phạm giết bà Bông. Những người hàng xóm cũng đến chia vui với gia đình, dù hành trình đến với công lý của Nén vẫn còn ở tương lai.


Chờ qua ngày chủ nhật, tôi cùng con của Nén cầm quyết định kháng nghị của Viện KSND Tối cao vào trại giam, thông báo cho Nén biết. Cán bộ trại giam hỏi vừa thăm xong sao lại đến. Chúng tôi trình quyết định kháng nghị. Ngay sau đó, anh cán bộ lấy xe vào trại đón Nén ra gặp chúng tôi. Mắt phải Nén đã mờ không đọc được, Con trai Nén đọc cho cha nghe, mà gương mặt Nén vẫn thẫn thờ - dù cho biết là rất vui.


Người thứ hai chúng tôi tìm đến là anh Nguyễn Phúc Thành- người đã viết đơn tố giác tội phạm giết bà Bông- cho biết: Bữa nay, tôi thấy rất thoải mái, trút đi gánh nặng, minh oan cho người không phạm tội. Nghe thông tin đó rất mừng.


Sau khi gây án, Nguyễn Thọ (bạn của Thành - PV) kể lại hành trình giết bà Năm “tép” (Lê Thị Bông). Thọ có ý đồ sẵn từ trước, chuẩn bị sẵn dao, dây dù cắt ở dây cột gàu múc nước giếng, rủ Việt đi theo sau bà Năm choàng dây qua cổ và giật bà ngã ngược ra sau cho tới khi bà Năm chết. Lúc đó tôi cũng không tin, nhưng Thọ lấy chiếc nhẫn cướp được sau khi giết bà Năm tép, cùng nhìn vết máu chạy dài ở lai quần Thọ thì tôi tin. Tôi còn biết Thọ bán chiếc nhẫn đó ở tiệm vàng nào.


Trong khi tôi đang thụ án tại trại giam Sông Cái (tỉnh Ninh Thuận), nghe ông Nén có thể bị xử tử hình, nên tôi tâm sự với lãnh đạo trại giam về vụ việc và được khuyên nên nói hết ra sự thật, thế là tôi viết đơn tố cáo từ căn cứ việc Thọ thú nhận với tôi. Khi đó, tôi chỉ còn khoảng 2 tháng là mãn hạn tù.


Sau khi tôi viết đơn tố cáo, thì Cao Văn Hùng (điều tra viên của CA tỉnh Bình Thuận) đã tiếp xúc với tôi 2 lần, để yêu cầu tôi rút đơn. Điều đó làm tôi sợ, tôi đã làm thêm một cái đơn nữa, chờ gia đình lên thăm nuôi gửi về Chủ tịch UBND xã Tân Minh trình bày rõ sự việc. Đơn của tôi (viết ngày 26.8.2000) được lãnh đạo trại giam cho biết đã fax ngay ra Bộ Công an, nhưng đến ngày 31.8.2000 vụ ông Huỳnh Văn Nén mới được đưa ra xử, nhưng bản tố cáo của tôi cũng không được cơ quan chức năng xem xét.


Ông Nguyễn Thận - khi đó là Chủ tịch UBND xã Tân Minh là người đồng hành với gia đình tù nhân Huỳnh Văn Nén suốt mười mấy năm qua. Ông nhớ lại, khi tiếp nhận đơn thư tố cáo của Nguyễn Phúc Thành, ông trình và được xã (Ban thường vụ xã - BTV) giao viết văn bản gửi các cấp có trách nhiệm, làm rõ nội dung đơn thư tố cáo của Nguyễn Phúc Thành, để nhanh chóng không bỏ lọt tội phạm và minh oan cho Huỳnh Văn Nén. “Cảm xúc hiện tại của tôi là rất phấn khởi, vì đã tìm được sự thật, chính kháng nghị giám đốc thẩm của Viện KSNDTC khiến tôi phấn khởi, thêm niềm tin vào cơ quan pháp luật. Tôi sẽ đi đến cùng, đến khi Huỳnh Văn Nén chính thức được minh oan. Đó là nguyện vọng thiết tha của tôi” - ông Thận chia sẻ.


Rời Tân Minh, câu chuyện buồn về những đứa trẻ là cháu nội, ngoại của bà Lâm, khi cha, mẹ vướng vào vòng lao lý. Cha đi tù, mẹ bỏ đi. Không thể để những đứa trẻ lăn lóc ngoài đời, ông Nguyễn Thận- Chủ tịch xã Tân Minh ngày ấy đã đưa cả 7 đứa trẻ vào làng SOS (Gò Vấp, TPHCM), những đứa trẻ lớn hơn thì phải bươn trải để mà sống. Chúng tôi tới nhà Huỳnh Văn Nén - căn nhà trống hoác, cửa không khóa.


Huỳnh Thành Lượng vừa đến thăm ba về cho hay, cuộc sống ba anh em và mẹ ở nhà rất khó khăn. Anh Công - anh trai Lượng - làm thuê làm mướn ở gần nhà, đã có gia đình nhưng bữa đói bữa no, con cũng làm thuê, ai kêu gì làm đó. Còn đứa em tên Phát cũng làm thuê, mẹ thì đi bán bánh canh ở chợ”. Bà Lâm khi ra tù, thấy gia đình con cái tan nát, thấy các cháu nội, ngoại lang bạt vì án oan mà chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng.



Tin bài liên quan




  • Trưởng phòng Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thanh Hóa bị giết tại nhà riêng




  • Quảng Ninh: Bắt đối tượng buôn lậu hơn 2 nghìn bao thuốc lá từ Trung Quốc vào Việt Nam




  • Kỳ án vườn mít: Không xác định bà Hảo là người làm chứng




  • Bắt khẩn cấp kẻ tàn nhẫn đánh gãy tay, chân con riêng của vợ






Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.