Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Lâu đài cổ xa hoa từ thế kỷ 17 của Lady Gaga

Lâu đài cổ xa hoa từ thế kỷ 17 của Lady Gaga

1


Thông tin trên trang web chuyên về kiến trúc Urban Spalatter cho hay, tòa lâu đài được xây dựng từ thế kỷ 17 và tọa lạc tại phía Đông Lothian, Scotland.


2


Tòa lâu đài cổ có tới 60 phòng, gồm 6 phòng ngủ chính, phòng khiêu vũ rộng hơn 120 m2, 3 nhà bếp


3


Vẻ cổ kính của tòa lâu đài được thể hiện ngay từ cổng vào


4


Tòa lâu đài có tới hơn 3200 m2 không gian nội thất.


5


Phòng ngủ thiết kế theo kiểu đế vương


6


Phòng ăn có thể dùng cho những bữa tiệc nhiều người


7


8


Ngoài ra, các căn phòng khác trong tòa lâu đài đắt tiền này đều được thiết kế theo kiểu cách hoàng cung xa xỉ và sang trọng


Bích Châu



Cạnh tranh xe sang và dấu hiệu tự mãn của “sao ba cánh”

Cạnh tranh xe sang và dấu hiệu tự mãn của “sao ba cánh”

Trong cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu hạng sang, dịch vụ chính là yếu tố quan trọng nhất.


Có mặt rất sớm và cũng là hãng xe hạng sang duy nhất đặt nhà máy lắp ráp tại Việt Nam, trong nhiều năm, Mercedes-Benz luôn tự hào về vị thế và thị phần của mình. Tuy nhiên, khi thị trường xe hơi hạng sang ngày càng trở nên chật chội, thương hiệu mang logo sao ba cánh lại đang bộc lộ những “vấn đề”.

Ngay từ năm 1995, liên doanh Mercedes-Benz Việt Nam đã ra đời sau những kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp ôtô của Chính phủ. Với mục tiêu đưa công nghiệp ôtô trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế, một loạt các chính sách ưu đãi đã được ban hành, từ đó giúp MBV và các liên doanh ôtô khác nắm giữ những lợi thế không nhỏ về giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị phần.


Có thể nói, Mercedes-Benz đã gần như một mình một chợ trong suốt giai đoạn từ cuối thập niên 1990 cho đến hết tháng 7/2007, tức thời điểm thương hiệu BMW quay trở lại Việt Nam qua kênh nhập khẩu nguyên chiếc sau khi đã rút khỏi liên doanh VMC bởi những thất bại trước đó.


Rõ ràng, nếu chỉ xét trong thị trường xe sang, Mercedes-Benz lâu nay vẫn được xem như một “ông kẹ”. Song vấn đề nằm ở chỗ, vị thế đó đang bị lung lay dữ dội mà nguyên nhân một phần vì sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ gia nhập sau này, và dường như, quan trọng hơn là chính Mercedes-Benz đang tự đánh mất mình.


Câu chuyện cạnh tranh giữa các thương hiệu ôtô phổ thông và xe hạng sang có những điểm rất khác biệt. Một chuyên gia trong ngành từng chỉ ra rằng, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận xét một mẫu xe phổ thông xấu hay đẹp bởi điều đó hoàn toàn phụ thuộc gu thẩm mỹ của riêng bản thân họ. Cùng với đó, những hơn thua về trang bị công nghệ cũng rất dễ tìm ra. Các yếu tố này cùng với sự chênh lệch về giá bán luôn nhanh chóng tạo nên lợi thế cạnh tranh về doanh số.


Nhưng xe sang lại ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Khi thiết kế đã được nâng lên tầm nghệ thuật mà trong đó hàm chứa cả những triết lý thì trường hợp “xe này xấu quá” là rất hiếm gặp, quan trọng là phong cách thiết kế đó được các hãng xe nhắm vào nhóm đối tượng khách hàng nào. Chẳng hạn, sẽ ít ai nói rằng xe BMW đẹp hơn hay Mercedes-Benz, Audi hoặc Lexus đẹp hơn mà họ sẽ chỉ nói rằng loại xe đó hợp với ai hơn mà thôi.


Song song, cuộc chạy đua về công nghệ tại các hãng xe sang cũng rất khốc liệt. Nếu không phải “dân trong ngành” hoặc người tiêu dùng đủ tinh tế và am hiểu xe cộ, sẽ rất ít người chỉ được ra rằng chiếc Audi Q7 hiện đại hơn hay BMW X5 hoặc Lexus LX 470 hiện đại hơn.


Bởi vậy, trong cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu hạng sang, dịch vụ chính là yếu tố quan trọng nhất. Nhìn lại lịch sử cũng có thể thấy, khi thương hiệu Lexus được tập đoàn Toyota khai sinh vào năm 1983, chính việc cung cấp cho khách hàng đầy đủ những dịch vụ thời thượng, đưa khách hàng thành những “thượng đế” thực thụ đã giúp Lexus đạt được những bước tiến ngoạn mục, từ chỗ là thương hiệu sinh sau đẻ muộn và thậm chí, đã từng có ý kiện nhận định chỉ là xe Toyota cao cấp nâng hạng, vẫn nhanh chóng trở thành một “tiêu chuẩn xe sang” trên thị trường ôtô thế giới.


Nhưng xem ra, dấu hiệu về sự tự mãn đã và đang đẩy “ngôi sao ba cánh” vào thế yếu trong cuộc cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.


Thử lấy ví dụ. Hồi đầu năm nay, một trong những khách hàng đầu tiên mua dòng sedan cao cấp S500 lắp ráp trong nước của Mercedes-Benz Việt Nam đã tạo nên một “cơn bão” dư luận, khi cho rằng mình “hoàn toàn không được tôn trọng”.


Bỏ qua vấn đề chiếc xe mà vị nữ doanh nhân này mua có thực sự bị lỗi hay không và bản chất đúng - sai thuộc về ai, điều quan trọng nhất trong câu chuyện này chính là cách ứng xử đối với người tiêu dùng khi khách hàng gọi điện xin tư vấn và trả lời về trục trặc mình gặp phải khi đang vận hành.


Không giải quyết được với những cuộc điện thoại và cả những buổi làm việc trực tiếp với đại lý, nữ khách hàng này đã đưa vấn đề ra giới truyền thông và phải sau đó, các đại diện Mercedes-Benz mới vào cuộc. Điểm khiến vị khách hàng này bức xúc nhất chính là sự ậm ờ khi được yêu cầu cung cấp danh mục dịch vụ hậu mãi và sự “mặc cả” của việc “tặng cho tôi đôi lốp và chiếc kích sửa xe với giọng đầy kẻ cả ban ơn”.


Quá bức xúc, khách hàng đã gửi thư trực tiếp đến Tổng giám đốc Mercedes-Benz Việt Nam là ông Michael Behlrens.


Bức thư có đoạn: “Tôi cho rằng, chính sự kém cỏi trong khâu cuối cùng của các ông là chăm sóc khách hàng đã và sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp của Mercedes-Benz tại Việt Nam. Và tôi cũng cho rằng, trong sự cạnh tranh mạnh mẽ, các hãng xe cùng phân khúc đang làm hết mình để chăm sóc và lôi kéo khách hàng còn Mercedes-Benz lại “hắt hủi” thì chẳng mấy chốc những khách hàng truyền thống như chúng tôi sẽ bỏ sang thương hiệu khác. Điều này, không biết ông có muốn không nhưng tôi tin những nhà sáng lập và điều hành Mercedes-Benz chắc chắn là không muốn!”.


Đây cũng chỉ là một “sự cố” không mong muốn khiến Mercedes-Ben Việt Nam lộ ra yếu điểm về dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ đó “giúp” người tiêu dùng dễ dàng đem ra so sánh. Rõ ràng, đối với người tiêu dùng xe hơi hạng sang, họ không đơn thuần mua về một chiếc xe để đi mà quan trọng hơn, họ chi tiền để mua dịch vụ, để được chăm sóc tận tình tương xứng với sự sang trọng.


Dường như Mercedes-Benz đang sai lầm khi định vị bản thân trong thị trường xe sang Việt Nam. Ở thị trường xe phổ thông, giá cả có vai trò vô cùng quan trọng đối với quyết định mua xe của người tiêu dùng. Nhưng ở thị trường xe sang thì khác, giá cả một phần đến từ giá trị sản phẩm cộng với giá trị dịch vụ.


Theo lẽ thường, với quyết định lắp ráp trong nước dòng xe cao cấp nhất là S-Class, từ đó giúp Mercedes-Benz Việt Nam rút được giá bán xuống thấp hơn đến gần 1 tỷ đồng so vài đối thủ, đáng lẽ thương hiệu này đã tạo nên được một “cơn địa chấn” trên thị trường. Tuy nhiên, tác động lại có dấu hiệu ngược chiều. Thay vì nâng cao sức cạnh tranh về dịch vụ thì “sao ba cánh” lại vô hình trung bình dân hóa sự sang trọng của mình khi nỗ lực kéo giá bán xuống thấp, đồng thời với việc bình dân hóa dịch vụ bán hàng và hậu mãi.


Tổng giám đốc một nhà phân phối xe sang khác tại Việt Nam thì từng kể, khi mới về Việt Nam, nhiều khách hàng đã thắc mắc tại sao giá xe của hãng lại đang đắt hơn đối thủ.


“Tôi đã trả lời rằng, khác biệt không phải ở giá bán mà khác biệt ở chỗ, khách hàng sẽ chỉ việc sử dụng xe còn những việc khác chúng tôi sẽ lo. Nếu gặp trục trặc dọc đường dù ở bất cứ đâu và do nguyên nhân nào, anh chỉ cần nhấc điện thoại thông báo và chúng tôi sẽ thực hiện khắc phục, đồng thời cung cấp xe tạm hoặc sẽ có người đưa đón để anh thực hiện nốt hành trình. Khi anh không có chỗ đậu xe trong thành phố, anh chỉ cần gọi điện trước và thông báo địa điểm, chuyện đậu xe là của chúng tôi và đó hoàn toàn là miễn phí…”.


Sự chia sẻ về dịch vụ cũng là một yếu tố không nên xem nhẹ. Trước khi Lexus chính thức vào Việt Nam, từng có không ít ý kiến lo ngại về khả năng khách hàng Lexus sẽ phải sử dụng chung dịch vụ tại hệ thống đại lý Toyota hiện có, cho dù mật độ điểm cung cấp dịch vụ (đại lý Toyota) cũng là một lợi thế.


Mối lo tương tự cũng bắt đầu hiện lên với Mercedes-Benz khi sắp tới, dự kiến vào tháng 10/2014, liên doanh này sẽ chính thức ra mắt thương hiệu xe tải Mitsubishi Fuso. Sự chia sức cho hai mảng sản phẩm hoàn toàn khác nhau, xét về yếu tố năng lực sản xuất, hoàn toàn không phải chuyện gì to tát.


Nhưng vấn đề ở chỗ, hai nhóm khách hàng xe tải và xe du lịch hạng sang sẽ sử dụng dịch vụ thế nào? Lưu ý rằng, trước đây đã từng có những trường hợp khách hàng kêu ca khi đi bảo trì xe sang E-Class ở đại lý phải ngồi nghe một khách hàng sử dụng xe thương mại Sprinter văng tục hàng giờ đồng hồ.


Rõ ràng, câu chuyện cạnh tranh xe sang là rất khác biệt mà Mercedes-Benz cũng chỉ là một ví dụ. Điểm may mắn là người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng nhận thức rõ được những quyền lợi của mình để đòi hỏi những tiêu chuẩn dịch vụ bắt buộc phải được cung cấp mà thực tế hiện nay, họ đang bị vài hãng xe sang “ăn bớt”.



'Các nước nhỏ không muốn phải chọn phe'

'Các nước nhỏ không muốn phải chọn phe'

- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chiều 24/9 đã chia sẻ với cử tọa Mỹ quan điểm về chủ đề "Vị trí của Việt Nam trong trật tự thế giới".


Trong lịch trình dày đặc của chuyến làm việc tại khóa họp 69 Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ), ông Phạm Bình Minh vẫn nhận lời nói chuyện tại Hội châu Á (Asia Society), một tổ chức phi lợi nhuận có mục đích giáo dục cho thế giới về châu Á.


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh


Trả lời câu hỏi "Việt Nam ở đâu trong trật tự thế giới", Phó Thủ tướng nói: Thế kỷ 21 được dự đoán là thế kỷ của châu Á. Nhưng những thăng trầm của châu lục này có lúc khiến người ta nghi ngại: những hệ quả của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, sự quay trở lại của chính trị quyền lực, những thách thức truyền thống và phi truyền thống...


"Nhưng tôi vẫn lạc quan về tương lai của châu lục: Trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển dịch về châu Á - Thái Bình Dương, 3 cường quốc kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản nằm ở khu vực này, 10 nước trong G20 cũng ở đây, các nền kinh tế như Philippines, Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao... Đây vẫn là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, là động cơ chính trong phục hồi kinh tế thế giới, cũng như đi đầu hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ, trong đó Việt Nam đã hoàn thành sớm 5 trong 8 mục tiêu", ông Phạm Bình Minh nhận định.


Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc ASEAN sẽ có cộng đồng kinh tế vào năm 2015, với dân số 600 triệu người và tổng GDP 2,2 nghìn tỷ USD. Cùng với Hiệp định thương mại xuyên TBD (TPP), các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., kinh tế khu vực đang ngày càng gắn kết.


"Tuy nhiên, châu Á - TBD đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có đe dọa những thành công về kinh tế: sự chuyển dịch quyền lực sau khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong khu vực gia tăng. Lịch sử đã chứng minh sự mất cân bằng quyền lực sẽ dẫn đến bất ổn, thậm chí xung đột. Châu Á - TBD không lạ gì xu hướng này. Sự thiếu lòng tin chiến lược giữa các nước lớn đang tăng lên, thế khó về an ninh ngày càng hiển hiện với sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương, hiện đại hóa quân đội, chạy đua vũ trang, tranh chấp chủ quyền trên biển...", ông Phạm Bình Minh lấy tình trạng căng thẳng trong những tháng qua trên Biển Đông và biển Hoa Đông làm ví dụ.


Phó Thủ tưởng cho rằng để duy trì một châu Á - TBD hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng thì tiên quyết là tất cả các nước, lớn hay nhỏ, đều tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử đúng nguyên tắc, thông lệ và có trách nhiệm.


"Tăng trưởng kinh tế là nhu cầu chung của các nước trong khu vực và thế giới, nếu tình hình bất ổn, các tranh chấp không được giải quyết, kinh tế sẽ bị ảnh hưởng và không ai được lợi lộc gì", ông Phạm Bình Minh nói.


Theo Phó Thủ tướng, một nền hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế, các cơ hội công bằng cho tất cả, cũng là mong muốn của phần lớn các nước trong khu vực.


Để hiện thực hóa điều này, theo ông Phạm Bình Minh, trước hết các nước phải có ý chí chính trị và quyết tâm hợp tác vì một tương lai chung, kể cả Mỹ dù nước này đang bị sao nhãng bởi những điểm nóng khác trên thế giới.


"Các nước lớn phải có trách nhiệm cao hơn đối với hòa bình, ổn định trong khu vực, xây dựng quan hệ hợp tác bền vững với nhau, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các nước nhỏ, họ không muốn buộc phải chọn phe khi các nước lớn bất đồng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


Đối với Việt Nam, để đóng góp vào mục tiêu chung, theo ông Phạm Bình Minh, trước hết phải tự mình cải cách kinh tế và phát triển thành công.


"Chúng tôi tiếp tục theo đuổi phương châm đối ngoại hòa bình, đa dạng hóa, đa phương hóa, độc lập và tự chủ. Việt Nam chủ động và có trách nhiệm hơn trên trường quốc tế, đặc biệt trong việc tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở châu Á - TBD. Việt Nam cũng sẽ là một 'công dân toàn cầu' tốt, hòa nhập vào những nhiệm vụ chung của thế giới, mà việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ gần đây là một ví dụ", Phó Thủ tướng nói.


Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục tìm cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), ông Phạm Bình Minh cho biết.


"Về lầu dài, chúng tôi phải làm việc với Trung Quốc và ASEAN để kiểm soát tốt hơn các tranh chấp, ngăn chặn các sự cố xảy ra và lặp lại", Phó Thủ tướng nói.


Ông Phạm Bình Minh kết thúc bài phát biểu: Chỉ có một trật tự khu vực với ASEAN là trung tâm mới đảm bảo được hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, cơ hội bình đẳng cho tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có tiếng nói và bảo vệ lợi ích của mình.


(còn tiếp)


Chung Hoàng ghi



Làng đá Non Nước: “Khóc” cùng sư tử đá

Làng đá Non Nước: “Khóc” cùng sư tử đá




Sư tử đá và các linh vật ngoại lai đang ế ẩm vì không có khách mua



Ông Huỳnh Chín - Trưởng ban quản lý làng đá mỹ nghệ Non Nước, TP Đà Nẵng cho biết: làng đá mỹ nghệ Non Nước hiện có khoảng 317 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 4.000 lao động tại địa phương và các tỉnh lân cận Quảng Nam, Quảng Ngãi. Giá trị sản phẩm làng nghề hàng năm đạt 150 tỷ đồng. Trong khi đó, mặt hàng sư tử, kỳ lân đá chiếm gần 80% sản lượng sản xuất và giá trị thương mại.


Theo ông Chín, từ khi Bộ VHTT&DL khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không sử dụng biểu tượng, sản phẩm linh vật ngoại lai, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của VN, các làng đá mỹ nghệ bị ảnh hưởng nặng nề. Đời sống kinh tế của người dân bị đảo lộn, các thợ chế tác đứng trước nguy cơ thất nghiệp, còn các chủ cơ sở “đứng ngồi không yên” vì sản phẩm không bán được.


Ông Chín cho rằng, “các ngành chức năng cần có nghiên cứu về linh vật, về tính tâm, nghệ thuật văn hoá và sự giao thoa văn hoá VN một cách khách quan và chính xác trước khi có quyết định không được trưng bày linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN” - ông Chín nhấn mạnh.


Là người trong cuộc, chị Đoan Trang - chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh đá Mỹ Nghệ Huy Hùng cho rằng, trước khi ban hành các quy định, khuyến cáo, các cơ quan chức năng cần phải nghĩ đến tác động của nó đối với người dân như thế nào. Đằng này, khuyến cáo quá đột ngột, khiến khách hàng hủy hợp đồng làm hàng tồn kho chất đống, làng nghế chỉ còn nước đóng cửa, phá sản.


Đại diện lãnh đạo quận Ngũ Hành Sơn cho biết: trước những khó khăn mới phát sinh tại làng đá mỹ nghệ Non Nước, chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, vận động các nghệ nhân, bà con làng nghề từng bước chuyển đổi, tìm sản phẩm phù hợp thay thế cho những mặt hàng trước của làng nghề như lân, tỳ hưu, sư tử đá… Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể thực hiện trong một sớm, một chiều. Vì thế, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho hàng ngàn người thợ làm đá mỹ nghệ là vấn đề mà chính quyền và các ngành chức năng ở TP Đà Nẵng cần quan tâm.


Đào Quyên - Nguyễn Hậu




Vũ khí Việt Nam đủ sức răn đe Trung Quốc hay không?

Vũ khí Việt Nam đủ sức răn đe Trung Quốc hay không?

Nhân một Hội nghị Quốc tế về Chính sách Hàng hải của Trung Quốc do Đại học Ma Cao tổ chức trong hai ngày 19-20/09/2014, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã thử tìm đáp án cho câu hỏi về thực lực trên biển của Việt Nam trong tương quan với Trung Quốc.


Trong tham luận mang tựa đề « Chiến lược Biển Đông của Việt Nam và Quan hệ Việt-Trung », chuyên gia Thayer đã phân tích đối sách Biển Đông hiện nay của Việt Nam, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc sau vụ giàn khoan HD-981. Tham luận gồm 5 phần chính : Chính sách đối ngoại ; Bối cảnh lịch sử ; Chiến lược quốc phòng ; Chiến lược biển cho đến năm 2000 ; Hệ quả đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.


Trong phần đề cập đến chiến lược chống xâm lăng từ ngoài biển của Việt Nam, tức là chống Trung Quốc, Giáo sư Thayer cho rằng chính tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông là động lực quan trọng nhất thúc đẩy Việt Nam hiện đại hóa quân đội, ưu tiên cho hải quân, và nhất là trang bị cho mình một hạm đội tàu ngầm.


Hợp đồng đặt mua sáu chiếc tàu ngầm Varshavyanka (còn gọi là kilo) đã được ký kết vào năm 2009, và đang lần lượt được giao, cho đến năm 2016 là chiếc cuối cùng.


Hiện đã có hai chiếc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được giao cho Hải quân Việt Nam, chiếc thứ ba là Hải Phòng dự kiến sẽ giao vào tháng 11 năm nay, chiếc thứ tư là Đà Nẵng thì đã được Nga hạ thủy tháng Ba vừa qua và đang trong quá trình chạy thử. Hai chiếc còn lại Khánh Hòa - đang được đóng - và Bà Rịa Vũng Tàu sẽ hạ thủy vào tháng 9 năm 2015 để được giao cho Việt Nam vào năm 2016.


Bộ Quốc phòng Việt Nam dự định sẽ cho triển khai hạm đội tàu ngầm của mình vào khoảng năm 2016-2017, và theo Giáo sư Thayer, một khi bắt đầu hoạt động, với hệ thống vũ khí tối tân được trang bị, các chiếc tàu ngầm Việt Nam có thể thực hiện song song hai nhiệm vụ :


(1) giúp phát hiện tàu lạ ở khu vực ngoài khơi bờ biển Việt Nam và vùng xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ;


(2) tăng cường sức răn đe của Việt Nam trong trường hợp bị Trung Quốc bất ngờ tung quân đánh chiếm các đảo, đá đang do Việt Nam chiếm đóng tại vùng Biển Đông.


Tóm lại, theo giáo sư Thayer, đội tàu ngầm kilo sẽ cung cấp cho Việt Nam một năng lực chống tiếp cận khu vực, dù hạn chế, nhưng hữu ích.


Việt Nam phải mất thêm nhiều năm mới làm chủ được vũ khí hiện đại


Đối với Giáo sư Thayer, giới nghiên cứu phương Tây hiện không nhất trí với nhau về khả năng Việt Nam đối chọi được với Trung Quốc trên biển. Chuyên gia Mỹ Zachary Abuza thuộc trường Simmons College là điển hình cho quan điểm này.


Theo ông Abuza: «Việt Nam cần phải có thêm nhiều năm nữa mới có thể hoàn tất đợt hiện đại hóa quốc phòng đang tiến hành, cũng như phát triển được các học thuyết và chiến thuật để sử dụng các công nghệ mới vừa trang bị». Đối với ông Abuza, «Vũ khí tốt nhất của Việt Nam vẫn là ngoại giao và luật pháp quốc tế».


Ông Lyle Goldstein, Giáo sư tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, đã phân tích nhận định của giới chuyên gia Trung Quốc về năng lực quân sự của Việt Nam để cho rằng Bắc Kinh không coi thường năng lực quốc phòng của Việt Nam. Theo ông, tàu ngầm kilo của Việt Nam có khả năng «đánh những cú chí mạng bằng ngư lôi hay tên lửa hành trình chống hạm».


Tuy nhiên, chuyên gia này xác định rằng giới phân tích quân sự Trung Quốc đã chú ý đến nhiều khiếm khuyết trong chiến lược quân sự của Việt Nam, nhất là sự thiếu vắng kinh nghiệm gần như là hoàn toàn trong việc sử dụng và vận hành hệ thống vũ khí cực kỳ phức tạp như tàu ngầm.


Giáo sư Goldstein đồng ý với Abuza là chiến lược tốt nhất của Việt Nam để chống Trung Quốc vẫn là «hy vọng có được một sức răn đe khả dĩ, trong lúc tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp».


Theo Giáo sư Thayer, trái với quan điểm kể trên, các chuyên gia như Gary Li, Brian Benedictus, Robert Faley, Collin Koh và Siemon Wezeman thì đánh giá cao hơn chiến lược chống xâm lấn của Việt Nam.


Việt Nam có lợi thế địa dư vì đòi chủ quyền ngay "thềm nhà"


Gary Li chẳng hạn, cho rằng Việt Nam hiện nắm giữ nhiều đảo nhất tại vùng Trường Sa, và muốn đánh chiếm vùng này, tàu Trung Quốc phải đi rất xa. Địa dư chính là lợi thế của Việt Nam. Chuyên gia này phân tích :


«Việt Nam đòi chủ quyền trên một khu vực ngay trước thềm nhà mình. Đội tàu nhẹ và tàu ngầm trang bị tên lửa của Việt Nam có thể tấn công và rút lui về căn cứ một cách dễ dàng, trong lúc hạm đội Trung Quốc bị tấn công thì ít nhiều phải lênh đênh».


Theo chuyên gia Gary Li, «Việt Nam không cần phải so sánh số lượng tàu của mình với Trung Quốc, mà nên áp dụng chiến thuật du kích của mình trên biển khơi. Một chiến lược phi đối xứng, kèm theo với việc liên minh đúng lúc với các đối thủ của Trung Quốc, sẽ đặt Việt Nam vào một vị trí tốt trong cuộc tranh chấp tới đây».


Chuyên gia Brian Benedictus thì đã xem xét kỹ lưỡng đặc tính của các chiến hạm lớp Gepard , Molniya của Việt Nam cũng như của tàu ngầm kilo, để cho rằng các thiết bị mới này giúp Việt Nam tăng cường năng lực tung lực lượng ra Biển Đông, «giáng cho tàu Trung Quốc những tổn thất lớn, điều mà Bắc Kinh phải tính toán trước khi quyết định thách thức Hải quân Việt Nam».


Đối với ông Benedictus, tàu ngầm kilo của Việt Nam có tiềm năng phá hoại đội tàu của đối phương bằng nhiều cách khác nhau, nhất là khi năng lực chống tàu ngầm của Trung Quốc còn kém cỏi.


Việt Nam có năng lực bắt Trung Quốc trả giá đắt nếu gây hấn


Tóm lại các chuyên gia kể trên, cùng với nhiều người khác đều cho rằng dù ít, nhưng Việt Nam hiện có được những loại vũ khí có thể gọi là «đặc trị» chống Trung Quốc, cộng thêm với yếu tố «địa lợi», tất cả những yếu tố đó lăm tăng giá trị răn đe của chiến lược quốc phòng Việt Nam đối với Trung Quốc.


Kết luận của giáo sư Thayer khá lạc quan cho Việt Nam. Theo ông, nếu tính toàn bộ số vũ khí đã mua và sắp mua, hệ thống vũ khí của Việt Nam «sẽ bắt Trung Quốc phải trả giá rất đắt nếu gây chiến trong khu vực rộng từ 200 đến 300 hải lý, trải dọc theo bờ biển Việt Nam… Ngoài ra, Việt Nam còn năng lực tấn công căn cứ Hải quân chủ yếu của Trung Quốc tại Tam Á, trên đảo Hải Nam, và các cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa».





Nữ ca sĩ Beyonce công bố video khỏa thân khi mang bầu

Nữ ca sĩ Beyonce công bố video khỏa thân khi mang bầu

Hình ảnh Beyonce khỏa thân khi mang bầu bên cạnh Jay Z (Nguồn: US Weekly)



Khi mang bầu con gái Blue Ivy Carter, giờ đã 2 tuổi, nữ ca sĩ da màu Beyonce từng chụp những bức ảnh bụng bầu khỏa thân rất nóng bỏng. Ở thời điểm đó, nhiều người đặt ra giả thuyết cô mang một cái bụng giả hoặc nhờ những ứng dụng chỉnh sửa ảnh nào đó.

Tuy nhiên, trong chương trình đặc biệt “On the Run Tour HBO” của riêng mình mới đây, cô ca sĩ da màu đã khiến cho mọi tin đồn bị dập tắt khi công bố những đoạn video cá nhân.


Trong show diễn này, Jay Z đã trình bày lại ca khúc nổi tiếng của Alphaville năm 1994 “Forever Young” còn Beyonce thì làm sống động bầu không khí bởi một trong những bài hát mang lại tên tuổi cho cô “Halo”.


Khi cặp đôi này trình diễn, trên màn hình hiện lên những khoảnh khắc mà họ đã từng chia sẻ với nhau trong suốt hơn 10 năm qua. Bắt đầu từ khi mới hẹn hò năm 2002, rồi tới năm 2008 họ tổ chức đám cưới cho đến khi Beyonce mang thai và lúc đó là những khoảnh khắc đầu tiên có sự xuất hiện của Blue Ivy.


Trong video, Beyonce khỏa thân, ôm bụng đang mang thai và một tay khác thì che ngực còn Jay Z thì đứng phía sau ôm vợ mình./.





Phan Thị Hà Thanh không hài lòng với trọng tài

Phan Thị Hà Thanh không hài lòng với trọng tài

Dù giành được tấm HCĐ Asiad Incheon 2014 ở nội dung thi nhảy chống môn thể dục dụng cụ trong tối ngày 24-9 nhưng Phan Thị Hà Thanh cho rằng cô đã bị trọng tài xử ép.











Hà Thanh tại cuộc họp báo đêm 24-9 tại Incheon. Ảnh: Quang Thắng

Thành tích của Hà Thanh cũng làm nên lịch sử cho thể dục dụng cụ VN khi đây là tấm huy chương đầu tiên mà thể dục dụng cụ VN giành được ở đấu trường Asiad. Trong buổi họp báo sau trận, nữ VĐV 23 tuổi cho rằng mình xứng đáng nhận được tấm HCB.


Hà Thanh nói: "Tôi đến đây với kỳ vọng giành được một tấm HCB và tôi hài lòng với màn trình diễn của mình ngày hôm nay (24-9). Tất nhiên vẫn có một số động tác tôi không thực sự vừa ý nhưng trọng tài cũng đã xử ép tôi một chút".


Dù không hài lòng với trọng tài nhưng Hà Thanh cho biết cô vẫn rất vui và tự hào vì đã làm nên lịch sử cho môn thể dục dụng cụ VN. Cô nói: "Ngày hôm nay, tôi cảm thấy tự hào vì đã giành được tấm HCĐ đầu tiên cho thể dục dụng cụ VN ở đấu trường Asiad. Tôi hy vọng tấm huy chương này sẽ là một động lực lớn để các VĐV trẻ trong làng thể dục dụng VN phấn đấu và vượt qua. Thời gian tới, tôi tin thể dục dụng cụ VN có thể đạt đến tầm cỡ thế giới".


Trước câu hỏi của một phóng viên Nhật Bản về tương lai, Hà Thanh cho biết nếu không dính chấn thương trong thời gian sắp tới, cô sẽ tiếp tục sự nghiệp thi đấu trong một thời gian dài nữa và hy vọng sẽ có thể tham dự Olympic 2020.


Năm 2012, Hà Thanh từng dính phải một chấn thương nặng và cô cho biết chấn thương này vẫn kéo dài dai dẳng với cô cho đến nay.


Trong khi đó, bà Nguyễn Kim Lan, lãnh đội thể dục dụng cụ của đoàn VN cũng tỏ ra bức xúc với trọng tài. Bà Lan cho rằng các trọng tài đã ưu ái cho nữ VĐV Oskana Chusovitina người Uzbekistan vì đây là một VĐV danh tiếng và cao tuổi nhất của giải. VĐV Oskana năm nay đã 39 tuổi và từng giành 1 HCV cùng 1 HCB ở Olympic




Phát hiện mẹ cùng con trai 2 tuổi treo cổ giữa rừng

Phát hiện mẹ cùng con trai 2 tuổi treo cổ giữa rừng

Sáng 24/9, tại bản Cóc (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa), người dân phát hiện thi thể hai mẹ con trong tư thế treo cổ lên cành cây giữa rừng luồng (đoạn cách trung tâm bản khoảng 300 m). Sự việc nhanh chóng được báo cho cán bộ địa phương.


Ông Lữ Hồng Hắng, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy xác nhận sự việc và cho biết thêm, danh tính nạn nhân là chị Vi Thị Tiếp (19 tuổi, người địa phương) và cháu Vi Xuân Tình (2 tuổi, con trai chị Tiếp).


Theo ông Hắng, qua khám nghiệm tử thi và hiện trường, chị Tiếp tử vong do tự tử.


“Căn cứ kết quả khám nghiệm ban đầu cho thấy, Tiếp đã treo cổ con trai mình lên cây trước khi làm điều tương tự với bản thân”, ông Hắng cho hay.


Mẹ con Tiếp bỏ nhà đi từ tối cách đây ba ngày. Chính quyền địa phương và người thân đã đi tìm nhưng không thấy. Chồng và bố mẹ chồng Tiếp đều mắc bệnh tâm thần, không có khả năng lao động. Cháu Tình là con riêng của Tiếp. “Rất có thể do chán nản cuộc sống, nạn nhân đã đưa con nhỏ tìm đến cái chết”, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy nhận định.



Người nhà nạn nhân khẳng định không có chuyện chị Mai bị thần kinh mà ôm con tử tự, chắc chắn phải có điều gì khuất tất khiến người mẹ vốn yêu thương con hết mức mới làm như vậy.




Gần 800 lính nghĩa vụ Hàn Quốc thiệt mạng trong vòng 10 năm qua và rất nhiều người trong số đó chết bởi tình trạng bắt nạt và bạo lực nội bộ.


Ví làm từ da, in hình bản đồ Việt Nam đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa xuất phát từ ý tưởng bán cho du học sinh Việt tại các nước không ngờ được khách nội địa yêu thích.


Bị yêu cầu tẩm quất, nữ chủ quán đã miễn cưỡng phục vụ vì sợ vị khách tiếp tục gây sự.


Đổ xô đi xem lợn đẻ ra "voi"

Đổ xô đi xem lợn đẻ ra "voi"


Chú lợn có một chiếc vòi giống vòi con voi, mắt nằm ngay dưới vòi



Chú lợn có một chiếc vòi giống vòi con voi, mắt nằm ngay dưới vòi




Sáng 24-9, hàng trăm người dân huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, đã kéo tới nhà bà Hoàng Thanh Xuân (SN 1957, ngụ buôn B, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk) để được xem một con lợn con giống con voi. Nhiều người còn vây quanh, chen chúc nhau để được sờ mó, chụp hình, quay phim mặc dù lợn con đã chết.



Đổ xô đi xem lợn đẻ ra "voi"



Bốn chân của con lợn này cũng có nhiều nét giống chân voi




Theo bà Xuân, khoảng 4 giờ, ngày 24-9, lợn mẹ bắt đầu chuyển dạ và sinh được 10 con. Trong đó, con lợn thứ 6 rất giống con voi vì có 1 cái vòi, có mắt dưới vòi và có bàn chân khá giống với bàn chân voi. Khi sinh ra, chú lợn lạ này nặng khoảng 2 kg và chết sau đó 2 giờ, riêng 9 con khác có hình dạng bình thường, khỏe mạnh.



Nhiều người dân tới xem và chụp ảnh con lợn con mới sinh giống voi



Nhiều người dân tới xem và chụp ảnh con lợn con mới sinh giống voi





Tin - ảnh: C. Nguyên


53 triệu USD và câu nói “không thể thắng cuộc chiến bằng chăn mền”

53 triệu USD và câu nói “không thể thắng cuộc chiến bằng chăn mền”
53 triệu USD và câu nói “không thể thắng cuộc chiến bằng chăn mền”

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.



Theo VOA, phát biểu trước một cuộc họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ tuần trước, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã yêu cầu viện trợ quân sự và tình trạng đặc biệt về an ninh cho nước ông.

Ông Poroshenko nói quân đội của ông cần thêm thiết bị quân sự - cả sát thương lẫn phi sát thương. Theo ông, “Chăn mền và kính nhìn ban đêm là quan trọng, nhưng ta không thể thắng một cuộc chiến tranh bằng chăn mền.”


Sau bài phát biểu của Tổng thống Poroshenko với các nhà lập pháp Hoa Kỳ, Nhà Trắng cho hay Hoa Kỳ vẫn cam kết giúp Ukraine thiết lập an ninh và ổn đnh, đáp lại các nhu cần nhân đạo và tái thiết, thực hiện các cải cách hiến pháp, phục hồi kinh tế và chống tham nhũng.


Tổng thống Poroshenko trở về Ukraine với một kế hoạch viện trợ 53 triệu đôla, nhưng không bao gồm thiết bị quân sự sát thương mà ông yêu cầu. Khoản viện trợ đó là thêm vào với chừng 291 triệu đôla viện trợ Hoa Kỳ và 1 tỷ đôla bảo đảm cho Ukraine vay trong năm nay.


Các chuyên gia phân tích nói tổng thống Ukraine đã nhận được ít hơn con số ông hy vọng xin được của Hoa Kỳ.


Ông Steven Pifer, giảng viên kỳ cựu tại Viện Brookings ở Washington và là cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraine, nói rằng Washington lẽ ra có thể cung cấp cho Kiev nhiều viện trợ quân sự hơn.


Ông nói, “Cá nhân tôi cho rằng Hoa Kỳ phải làm hơn nữa, nhưng tôi đoán đó là một vấn đề thứ yếu đối với thông điệp toàn diện về hậu thuẫn chính trị dành cho Ukraine.”


Tượng trưng đứng trên thực chất


Ông Eric Shiraev là giáo sư về bang giao quốc tế và tâm lý chính trị tại tường Đại học George Mason ở thành phố Fairfax của tiểu bang Virgina, và là tác giả nhiều sách báo nói về bang giao Nga - Mỹ. Ông nói số lượng viện trợ mà ông Poroshenko nhận được là không đáng kể.


Ông nói, “Chuyến đi rất phong phú về hình thức, nhưng điều không may cho Urkaine, là tương đối thấp về mặt thực chất. Và đó có lẽ là tất cả những gì Hoa Kỳ có thể cho vào lúc này - những con số tốt đẹp cho những người cần thấy một hành động tượng trưng, và là những con số thê thảm cho những người tin rằng việc này sẽ thay đổi toàn bộ bầu không khí và tầm vóc viện trợ Mỹ dành cho Ukraine.


Ông Shiraev tin rằng Kiev có thể nhận được thêm viện trợ của Hoa Kỳ trong tương lai, nhưng rằng ngay lúc này thì Ukraine không phải là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.


Ông nói: “Bối cảnh toàn cầu ngày nay không diễn biến có lợi cho Ukraine, bởi vì có nhiều thứ khác đang chiếm lĩnh tâm trí của các chính trị gia và người dân ở phương Tây, nhất là ở Hoa Kỳ. Hãy nhìn vào các hàng tít trên báo chí tuần này. Tất cả đều nói về ISIS và các cuộc không kích của Hoa Kỳ nhắm vào các mục tiêu ở Iraq và Syria. Ukraine đối với Tổng thống Obama thì quả thực là quan trọng, nhưng là một đề tài không thuận lợi hiện này. Phải, đó là một cam kết, nhưng là một cam kết thứ yếu vì các diễn biến ở Syria và Iraq.


Một dự luật mới mang tính lưỡng đảng của Thượng viện Hoa Kỳ, nếu được thông qua và ký thành luật, sẽ dành 350 triệu đôla để cung cấp cho Ukraine thiết bị quân sự vừa sát thương vừa không sát thương.





Rùng mình 'công nghệ' tạo màu xanh mướt cho cốm

Rùng mình 'công nghệ' tạo màu xanh mướt cho cốm

(VTC News) - Để tạo màu xanh bắt mắt cho cốm, một vài nơi sản xuất cốm ở Mễ Trì Hạ (Hà Nội) đã dùng một loại 'chất lạ' vẩy vào cốm.










» Bể bơi xanh hóa trong vắt sau khi rắc hóa chất

» Trái cây độc Trung Quốc: Sự thật khủng khiếp kiểm nghiệm ở biên giới

» Kinh hoàng dòng kênh nhiễm 500 tấn hóa chất, không sinh vật nào sống nổi ở TP.HCM



Theo ghi nhận của phóng viên, thậm chí, để thuận tiện cho việc tạo màu cốm, những cơ sở này còn đầu tư cả máy phun dùng để phun "chất lạ" lên cốm.




VTV1




Bộ GTVT yêu cầu xử lý vụ nứt đường cao tốc do Báo Xây dựng phản ánh

Bộ GTVT yêu cầu xử lý vụ nứt đường cao tốc do Báo Xây dựng phản ánh

(Xây dựng) - Bộ GTVT vừa có Công điện số 85 yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) khẩn trương xử lý nứt mặt đường tại Km83 Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.





Hiện trường vết nứt gãy tại km 83 đoạn từ Yên Bái đi Phú Thọ.


Công điện do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký nêu rõ: Báo điện tử của Bộ xây dựng ngày 23/9/2014 có phản ánh: "Sau 2 ngày tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, tại Km83 từ Yên Bái về Phú Thọ đã có một vết nứt dài gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.


Đây là đoạn đường có chiều dài khoảng 500m đi qua ao hồ, đầm lầy. Chiều cao đất đắp nền đường 9m, đang cắm biển theo dõi đất yếu.


Để đảm bảo quy định về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương xử lý bù phụ mặt đường trong quá trình theo dõi chờ lún tại vị trí Báo chí phản ánh để đảm bảo giao thông được an toàn. Tổ chức thông cáo báo chí cung cấp đầy đủ thông tin đoạn đường đang chờ xử lý kỹ thuật để các cơ quan báo chí biết, phối hợp công bố cho các phương tiện lưu thông biết nhằm đảm bảo ATGT tuyệt đối.


Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương thực hiện và báo cáo Bộ GTVT trước ngày 25/9/2014.


Như Báo Điện tử Xây dựng (baoxaydung.com.vn) đã đưa tin, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến đường cao tốc dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam. Được đầu tư với tổng số vốn gần 1,5 tỷ USD, dài 245km đi qua năm tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Với chiều dài kỷ lục, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai có 120 cây cầu lớn nhỏ, một hầm chui, đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá và hoàn thành sau 5 năm triển khai. Ngày 21/9 vừa qua con đường đã được làm lễ thông xe, thông đường. Việc nứt đường khiến dư luận không khỏi nghi ngờ chất lượng công trình của toàn tuyến đường này, liệu có đảm bảo như mong muốn?


Sáng ngày 24/9/2014, trao đổi với lãnh đạo Báo Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng hiện tượng này đã được Bộ cảnh báo từ trước: “Khi thông xe Nội Bài – Lào Cai, VEC có tổ chức họp báo, có nói rõ, một số vị trí chờ lún sẽ bị hư hỏng trong quá trình khai thác…”.


Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với PV Báo Điện tử Xây dựng (baoxaydung.com.vn), thạc sỹ Nguyễn Văn Phụng, nguyên Phó TGĐ Ban QLDA Thăng Long Bộ GTVT cho hay:


Bộ trưởng Thăng trả lời như vậy là chưa đúng cho trường điểm lún này, bởi vì những đoạn đường chờ lún là đường đi qua vùng đất yếu có thực hiện các biện pháp xử làm tăng nhanh độ lún của nền đất yếu như bấc thấm, giếng cát... Nhưng thời gian để kết thúc độ lún cố kết phải mất hàng chục năm nên khi độ lún đạt khoảng 95% độ lún cố kết là người ta đã cho tiến hành làm lớp kết cấu mặt đường, phần độ lún còn lại sẽ tiếp tục diễn ra và theo dõi tiếp trong thời gian khai thác. đặc điểm của hiện tượng lún có xử lý nền đất yếu là lún cả một đoạn đường và tạo ra độ dốc dọc ở hai đầu của đoạn đường lún với phần đường còn lại không có xử lý lún cố kết.


Nhìn qua hiện tượng đường lún nứt đứt rời mặt đường ở đây với đường nứt chạy dọc chéo so với tim đường đó ta có thể có các nhận định như sau:


Một là một nửa của phần nền đường đắp qua vùng đất yếu cục bộ chưa phát hiện ra trong quá trình khảo sát và thi công và như vậy nền đường đã không được xử lý trước, dẫn đến khi mặt đường nứt rồi mới đưa máy khoan đến để khoan khiểm tra tìm nguyên nhân.


Hai là nền đường đắp cao, thi công không đồng đều và không đảm bảo chất lượng dẫn đến nền lún không đều gây ra vết nứt dọc theo tim đường xé nền đường thành hai khối riêng biệt.


Ba là hiện tượng lún xé nứt mặt đường như vậy nếu xảy ra sau hai ngày thông xe quá lớn có thể gọi là "sập đường", nhưng ở đây có nhiều khả năng hiện tượng này lún ở đây đã xảy ra trong một thời gian dài, tức là hiện tượng lún này đã xuất hiện và xảy ra từ lâu tức là trước khi tổ chức lễ thông qua đường cao tốc.


Báo Điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.


Hải Đăng – Bảo Tường



Giật mình với tỷ giá USD/VND

Giật mình với tỷ giá USD/VND

Về tỷ lệ phần trăm, bước tăng 30 VND là nhỏ, nhưng là sự sóng sánh đáng chú ý nhất kể từ cuối tháng 7/2014.


Đầu tuần này, giá USD trên thị trường tự do và chính thức đều có bước tăng đáng kể. Một diễn biến mới không riêng lẻ.

Hỏi chuyện một lãnh đạo tổ chức tư vấn đầu tư, ông khá bất ngờ: “Thời gian rồi không mấy để ý đến tỷ giá, nó cứ bình bình vậy. Báo cáo vĩ mô thì có vẻ như cứ tươi sáng lên. Tình hình chung thì có vẻ chán và cứ nhợt nhạt vậy…”.


Nhưng khi đề cập đến bước tăng 30 VND của giá USD trên biểu niêm yết, cùng lãi suất VND xuống đáy trên liên ngân hàng, nhập siêu nửa đầu tháng 9 đội lên khá lớn, chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới doãng rộng…, ông không khỏi giật mình.


Theo biểu niêm yết của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giá USD bán ra đầu tuần này có một bước tăng bất ngờ, từ 21.220 VND lên 21.250 VND. Bất ngờ vì thời gian rồi tỷ giá USD/VND gần như không mấy thay đổi, chỉ quanh 21.220 VND.


Hiện các ngân hàng thương mại cũng đều niêm yết phổ biến quanh mức 21.250 VND; trên thị trường tự do đã lên 21.280 VND.


Về tỷ lệ phần trăm, bước tăng 30 VND là nhỏ, nhưng là sự sóng sánh đáng chú ý nhất kể từ cuối tháng 7/2014 - thời điểm thị trường có đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nâng giá mua vào USD. Là sóng sánh, vì các mức niêm yết hiện nay vẫn còn một khoảng khá rộng để có thể tràn khỏi “ly” biên độ +/-1% với tỷ giá bình quân liên ngân hàng theo quy định.


Trao đổi với VnEconomy, vị chuyên gia và là giám đốc của tổ chức tư vấn đầu tư trên đồng ý rằng, dù là một bước nhỏ, nhưng đó là một diễn biến đáng chú ý, bởi nó không đơn lẻ.


Tỷ giá USD/VND sóng sánh là kết quả của những tác động xoay quanh, hay là những tín hiệu gợn lên về tình hình thị trường hiện nay, dù một xu hướng mạnh và rõ hơn là cón sớm để nói trước.


Đó là gắn với thực tế hệ thống ngân hàng đang dư thừa tiền, tín dụng vẫn bế tắc. Lãi suất VND trên liên ngân hàng trong gần hai tháng qua đã liên tục giảm nhanh và mạnh. Lãi suất qua đêm từ khoảng 3,5%/năm gần đây đã rơi sâu xuống chỉ còn quanh 1,5%/năm. Lãi suất tín phiếu hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục giảm (dù không mạnh), khi mà các ngân hàng thương mại dư tiền mà khó đẩy mạnh cho vay nên vẫn phải nhồi vào kênh này.


Những ngày gần đây, giá vàng thế giới biến động mạnh, dẫn đến chênh lệch với giá trong nước doãng rộng, tới gần 5 triệu đồng/lượng. Nếu như trước đây, khoảng trống vênh giá này sẽ lập tức phản ánh rõ và sâu sắc tới tỷ giá USD/VND, nhất là trên thị trường chợ đen. Nay, mối liên hệ này là có tác động nhưng đã yếu ớt đi, sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết tâm cắt bỏ những hệ lụy và lôi kéo của vàng hai năm về trước.


Mới hơn cả là cân đối xuất nhập khẩu gần đây. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9/2014 Việt Nam đã trở lại nhập siêu khá lớn với 955 triệu USD. Dù cân đối chung từ đầu năm vẫn thặng dư, nhưng mức nhập siêu này là diễn biến mới, có thể xem là phản ánh sức cầu nhập khẩu - ngoại tệ đang tăng lên.


Bước tăng của tỷ giá đầu tuần này cũng được một số tổ chức trong cuộc đoán định ở cầu ngoại tệ cục bộ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên ở đâu đó. Cùng lúc là nhu cầu đóng bớt trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng, khi mà lãi suất VND ngày càng trở nên “bèo bọt”.


Liên quan, trong các dòng chảy thông tin gần đây, khá nhiều ý kiến cùng đang chờ đợi về một khả năng Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục hạ thêm khoảng 0,5%/năm lãi suất điều hành. Có những cơ sơ để chờ đợi, song tác động đến tỷ giá nếu tiếp tục giảm lãi suất cũng là điều nhà điều hành hẳn đang căn ke.


Đến nay, dù VND vẫn được cho là hấp dẫn, nhưng khi mà lãi suất đã xuống thấp hẳn người gửi tiền sẽ bớt băn khoăn hơn khi lựa chọn nắm giữ. Thực tế, số dư tiền gửi ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng từ đầu năm đến nay vẫn tăng, đến cuối tháng 8/2014 đã tăng trên 4% so với cuối 2013, bất chấp lãi suất USD chỉ ở 0,25 - 1%/năm (còn nếu có vượt trần lãi suất thì quyết định lựa chọn nắm giữ sẽ càng khác).



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.