Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Rừng sò 'khủng long' dưới thủy cung

Rừng sò 'khủng long' dưới thủy cung

TP - Các ngư dân mô tả khu rừng nguyên sinh dưới đáy biển rất phong phú và chưa ai từng đặt chân tới. Nơi đây có loại sò tượng sinh sống hàng trăm năm nay và có kích thước rất lớn.



Một đứa trẻ có thể chui lọt vào con sò khổng lồ này! Sò tượng được ví như “khủng long” của cánh rừng dưới đáy biển này.


Con sò… 1 mét!


Sáng ngày 20/2/2014, ngư dân ở cửa biển Sa Kỳ (Bình Sơn, Quảng Ngãi) tròn xoe mắt, truyền nhau câu: “Sò…sò vô đó, tàu này đi được 2 phiên, bạn kiếm được 160 triệu, chủ tàu thì gần 2 tỷ!”.


Câu chuyện trúng sò nhanh chóng lan khắp nơi khiến ngư dân đứng ngồi không yên. Đó là loại hải sản thuộc nhóm ốc, sò và có tên gọi là sò tượng khổng lồ.


Một ngư dân gần như líu lưỡi chỉ 2 con tàu đang từ từ phụt khói để cập bến. Trên sàn tàu là ngổn ngang sò tượng. Thu nhập khủng khiến các ngư dân mừng như trúng xổ số độc đắc. Tiền công đi bạn một phiên sò bằng ngư dân đi đánh cá vật vã cả năm cộng lại.


Sò có trọng lượng 70 kg


Sò tượng là loại sò có kích thước dài từ 70 cm đến khoảng 1 mét. Sò đã móc ruột, cặp vỏ vẫn nặng khoảng 50 kg. Những con sò già thì phía bên ngoài bề mặt sần sùi, hóa vôi, đóng rêu mốc như một bức tường rêu phong vài trăm năm tuổi. Còn những loại sò non hơn thì vỏ sò màu trong, nổi đường vân hồng, xanh, tím, đỏ.



“Tết này là tết sò. Tiền sò là tiền tỷ, ai mà ngó nghĩ đến tết nữa hả anh”


Ông Thanh cho biết



Những ngày cận tết Giáp Ngọ, toàn bộ 70 tàu cá ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn đã tuyển bạn ra khơi đánh bắt sò. Không ai màng chuyện ở nhà vui tết, đón xuân.


Những chiếc tàu vừa cập bến trong ngày 20/2 thì đều bám biển lặn sò và quay vào bờ sau nhiều ngày hành trình ròng rã săn sò, bỏ tết ở quê. “Tết này là tết sò. Tiền sò là tiền tỷ, ai mà ngó nghĩ đến tết nữa hả anh”- ông Thanh, một ngư dân hể hả cho biết.


Con sò tượng có kích thước 1 mét, hai mảnh vỏ như 2 chiếc chậu men trắng, sáng và đẹp mắt. Một đứa trẻ có thể chui lọt vào giữa 2 mảnh vỏ ốp lại. Những con sò này nặng khoảng 60–70 kg. Để đưa sò lên xe, chủ nậu phải dùng cẩu nâng. Theo các ngư dân, sò tượng được bán cho các thương lái và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.


Không phải ngư dân nơi đâu cũng có thể chạm tay vào được sò tượng. Đây là loại sò ẩn mình dưới đáy biển sâu tại những cánh rừng nguyên thủy mà thợ lặn lành nghề mới tìm được đến nơi.

Rừng nguyên thủy


Ông An, một ngư dân địa phương kể lại câu chuyện sò tượng. Đó là 20 năm về trước, ngư dân Bình Châu ra các đảo ngầm ở quần đảo Hoàng Sa ngụp lặn và thỉnh thoảng cũng bắt được một con sò tượng có kích thước gần bằng con lợn 50 kg.


Thời đó tàu thì nhỏ, hàng hóa không thông thương nên mọi người chỉ xẻo thịt sò tượng để nấu ăn. Còn không ai có hứng thú với việc khiêng nguyên cả con sò nặng khoảng 70 kg lên tàu chở vào đất liền.


Ngư dân tại xóm Gành Cả thôn Châu Thuận Biển và thôn Phú Quý xã Bình Châu là những thợ lặn thiện chiến. Suốt cuộc đời, các ngư dân này mò mẫm ở đáy biển nơi các đảo xa bờ. Ngư dân Lý Sơn lặn cá ở những nơi có luồng nước chảy, còn thợ lặn Bình Châu thì áp vô các gành đá, thám hiểm các hang hốc giữa biển cả để tìm sản vật.


“Có những nơi cả trăm năm, ngàn năm chưa có ai đặt chân tới thì nơi đó dân Gành Cả lặn lội vô bắt tôm, lượm ốc”, ông Hiếu, một ngư dân kể lại.


Và trong những chuyến lặn lội dưới đáy sâu đại dương, các ngư dân vừa phát hiện được một cánh rừng nguyên thủy có vô vàn loại tôm cá, trong đó có sò tượng. Tọa độ bắt sò tượng ở đâu? Nghe hỏi, một ngư dân bật mí một cách mập mờ “ở đảo Trường Sa, chỗ này bí mật”.


Bình thường, những con sò này chỉ to hơn bàn tay và được ngư dân lặn về bán ruột và vỏ. Còn lần này, các ngư dân đã phát hiện ra một thế giới sò khổng lồ như khủng long dưới một vùng đáy biển. Các ngư dân kể lại, khi lạc vào vùng biển này, anh em ngỡ như đi vào mê cung của thế giới dưới nước.


Những con sò tượng có kích thước khổng lồ không bị hóa thạch mà vẫn sống và dịch chuyển. Các ngư dân kỳ cựu ước tính, loại sò có thể đã sống vài trăm năm dưới đáy biển sâu. Và sò tượng là cư dân khủng long tại cánh rừng bí ẩn đó.


Con sò tượng có kích thước cả mét


Những con tàu tiếp tục cập bến và nhét đầy sò dưới hầm tàu, chất thành đống trên boong. Chủ nậu chạy tới chạy lui điện thoại và đàm phán với ngư dân để mua sò được giá.


Hàng sò được các chủ nậu thu gom, sau đó bán lại cho mối để xuất sang Trung Quốc sản xuất đồ mỹ nghệ. Nhưng thực tế, mỗi con sò này chỉ cần chà rửa sạch sẽ và mang trang trí trong nhà thì cũng đã trở thành hàng độc.


Tiến độ đánh bắt sò trên biển luôn được cập nhật vào đất liền qua máy Icom. Ngư dân ở Gành Cả và Phú Quý vui như hội vì chưa bao giờ kiếm được nhiều tiền bằng nghề bắt sò.


Theo các ngư dân, sò tượng sẽ bị tuyệt chủng rất nhanh chóng vì ngư dân đánh bắt quá ồ ạt, trong khi sò tượng sống lộ thiên tại các vùng đáy biển có bùn. Ngư dân chỉ việc lặn xuống kéo sò lên tàu nên thế giới sò nhanh chóng bị vét cạn. Chuẩn bị bước vào phiên sò thứ 3, các ngư dân bắt đầu tính đến chuyện chạy tìm tọa độ mới.


Vét cạn sò khủng


Tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành văn bản cấm đánh bắt sò tượng, loại động vật quý hiếm. Nhưng thu nhập bạc tỷ khiến ngư dân vẫn tiếp tục lao vào khai thác. 70 chiếc tàu hành nghề lặn tại xã Bình Châu đều hướng mũi hướng hành trình về tọa độ có cánh rừng sò nguyên thủy.


Những tàu công suất nhỏ thì đi kèm với tàu công suất lớn để dìu nhau đến tọa độ bắt sò. Sáng 22/2, những tàu chở sò tiếp tục cập vào cảng Sa Kỳ. Các ngư dân thống kê những chiếc tàu kiếm được tiền tỷ như, tàu của ông Ngô D., Nguyễn C., Nguyễn Đ...


Để có một đội quân đi lặn sò, các chủ nậu đã mạnh tay chi bạo, đầu tư mỗi tàu số tiền lên đến hơn 1 tỷ đồng mà không cần lời lãi để giữ mối bạn hàng. Nếu chủ nậu nào có nhiều tàu trong tay thì mới thu được nhiều sò. Vì trở thành luật bất thành văn, ngư dân vào bờ thì bán hàng cho các chủ nậu đã chi tiền mua tàu.


Ông Trần Hồng Vân, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, cho biết: “Mỗi tàu chở vô được khoảng 300 con sò, giá bình quân 10 triệu đồng/con.


Mỗi tàu bán sò kiếm được 2 đến 3 tỷ đồng. Thấy làm có tiền nên nhiều người bỏ nghề lưới để chuyển sang nghề sò. Tàu của ông Trương Quang T. mới vô bờ kiếm được gần 3 tỷ đồng, đây là mức thu nhập đạt kỷ lục từ trước đến nay”.



Sò có kích thước dài 1 mét trở lên thì được thu mua giá cao hơn. Có thời điểm, hai cặp sò loại này được mua 27 triệu đồng. Những loại kích thước nhỏ được định giá thấp hơn, nhưng xấp xỉ khoảng 10 triệu đồng/con.


Đây là chuyến biển thứ 2 của ngư dân hành nghề bắt sò. Theo các ngư dân, nếu trót lọt thì một năm chạy được 6 phiên sò.




Chuyện nhượng chồng đẫm lệ của một người phụ nữ

Chuyện nhượng chồng đẫm lệ của một người phụ nữ

Kẻ thứ ba hồi sinh từ cõi tử


Mối tình tay ba kể trên nay chỉ còn lại người được cho là tình địch vẫn còn sống. Bà tên là Trương Thị Quy, năm ngay gần 60 tuổi hiện đang sinh sống tại Nông trường Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa.


Ấn tượng đầu tiên khi gặp bà, đó là một người phụ nữ thật thà, có gương mặt lam lũ và đôi mắt buồn ngấn nước; điều này trái ngược hoàn toàn với dung nhan của người bị mang danh tình địch trong cuộc tình dậy sóng một thuở. Bà gượng cười để bắt đầu câu chuyện đời mình bằng câu nói: điều mà người đời nói về chuyện tình cảm 3 người là đúng, nhưng chưa đủ!


Bà bảo, bà là người thứ 3 bất đắc dĩ. Là một người mà có lẽ số phận sinh ra để xen vào cuộc đời ông Nguyễn Như Liên – người là ân nhân cứu sống bà, hồi sinh bà từ cõi chết trở về. Chuyện thì dài, nhưng trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông nên phận bà mới điêu đứng, nhiều khi khốn đốn vì miệng đời.


Năm ấy, bà mới ngoài 20 tuổi, bị ung thư vú. Những năm 70 của thế kỷ XX, điều kiện tiếp xúc với y học còn hạn chế nên khi cơ thể có những biểu hiện mỏi mệt, khó ở, bà mới phát hiện ra bệnh. Bên ngực trái của bà xuất hiện những cục sần nổi lên cứng nhắc, đau tức. Càng về sau, bà càng yếu, bản thân và gia đình đã chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất.


Nhưng đúng lúc nguy khốn ấy, người con gái mang trong mình bệnh trọng gặp được người lính quân y nay đã phục viên. Ông là Nguyễn Như Liên, sinh tại Lái Thiêu, Thủ Dầu Một. Ông vốn là một người lính quân y tham gia khóa học đầu tiên về đào tạo Đông y cho quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nay ông tập kết ra Bắc và nhận công tác tại Nông trường Thống Nhất (hiện là Nông trường Sao Vàng – PV).


Tình cờ đi công tác qua xã nhà bà Quy, biết bệnh tình của bà, ông tới thăm khám. Với kinh nghiệm y học của mình, ông nhận thấy khả năng bản thân có thể cứu sống cho cô gái nên đã khuyên gia đình chuyển người bệnh xuống nhà ông để tiện điều trị, bên cạnh bà Quy khi đó có một người trong gia đình đi theo chăm sóc.


Kết hợp chữa trị theo cả Đông và Tây y: uống thuốc Tây đặc trị, bấm huyệt, châm cứu, uống lá đu đủ sắc đặc, ăn kiêng một số loại thực phẩm..., đợi khi các khối u teo nhỏ lại, chính tay ông Liên mổ cắt chúng ra khỏi cơ thể bà. Sau một thời gian tiếp tục điều trị và hồi sức kéo dài, cuối cùng bà đã chiến thắng căn bệnh quái ác, dù một bên ngực gần như bị cắt bỏ.


Trong những ngày tháng ở nhà ông, bà Quy đã gặp người vợ xinh đẹp của ông. Hai vợ chồng ông Liên sinh được một người con gái đặt tên là Bạch Tuyết. Hầu như không ai biết tên thật của vợ ông Liên vì quen gọi bà là mẹ Bạch Tuyết mà thôi. Thương tình người con gái đang xuân sắc mà mắc bệnh trọng, bà lo từng miếng ăn, cái mặc và phụ chồng chăm sóc người bệnh.


Bà đâu ngờ, chính người mang ơn mình sau này đã trở thành người đối trọng với bà trong chuyện tình cảm. Nhớ lại chuyện đã qua, gương mặt bà Quy thêm phần rầu rĩ. Bà bảo thật tâm chưa bao giờ muốn xen vào hạnh phúc gia đình ông, nhưng lòng cảm mến, tâm lý mang ơn cộng thêm sự ngưỡng mộ con người y đức đã cứu sống mình, hình ảnh ông dần lớn lên trong bà.


Chuyện nhượng chồng đẫm lệ của một người phụ nữ 1

Bà Quy ngắm kỉ vật của chồng.



Bà chỉ biết một lòng một dạ suy nghĩ về ông, muốn được dùng cả cuộc đời mình để đền đáp lại ông. Bà đã trở thành một người thứ 3 bất đắc dĩ với suy nghĩ như thế.


Cuộc nhượng chồng đẫm nước mắt


Sự nhạy cảm của người vợ, của người phụ nữ giúp cho mẹ Bạch Tuyết đủ hiểu được cảm tình mà bà Quy dành cho chồng mình. Với tình cảm chị em đã có sau bao nhiêu ngày tháng chăm sóc cô gái vượt qua bạo bệnh, bà thực lòng khuyên nhủ, mong cô đi tìm hạnh phúc riêng cho chính mình.


Ngay cả chồng bà, người lính thật thà tốt bụng năm xưa chẳng hề run sợ khi đối diện với kẻ thù nơi chiến trường hiểm ác, nhưng giờ đây cũng lấy làm bối rối. Ông từ chối tấm chân tình của bà Quy bởi ông rất mực thương vợ, yêu con. Bà Quy không giận vợ chồng ông, điều đó càng làm bà thêm yêu mến sự thủy chung, sắc son mà hai người họ dành cho nhau.


Bà Quy bảo, chính bản thân bà lúc đó cũng không hiểu sao như ăn phải bùa mê, trong thâm tâm của bà chỉ có tình cảm dành cho ông Liên, và mong muốn duy nhất là được ở cạnh ông, thân phận gì bà cũng can tâm.


Thấy bà Quy chẳng hề có ý định thay đổi, lòng thương, tình cảm tốt đẹp trước kia mà mẹ Bạch Tuyết dành cho bà Quy cũng phai nhạt dần. Có những lúc cơn ghen nổi lên, bà cũng tìm đến tận nhà bà Quy để ba mặt một lời. Nhưng càng như lửa đổ thêm dầu, tình địch của mẹ Bạch Tuyết chỉ nước mắt ngắn nước mắt dài xin bà cho ở bên người chồng.


Lời qua tiếng lại, những cuộc khẩu chiến và cả những giọt nước mắt của hai người phụ nữ khiến xóm làng không khỏi chú ý. Đa số ai cũng thương thì ít mà giận bà Quy thì nhiều, họ cho rằng bà nên nghe lời người vợ đi tìm hạnh phúc mới cho mình thì sẽ tốt hơn.


Còn riêng bà Quy, bà nói đã xác định tình cảm bà dành cho ông là thật, nếu không được nên duyên cùng ông thì kiếp này, bà ở vậy. Ở làng quê yên tĩnh nghèo nàn thuở đó, câu chuyện ghen tuông của bà trở thành một đề tài nóng, như tâm điểm của dư luận.


Nhưng điều chẳng thể ai ngờ tới là từ những cơn ghen của hai người phụ nữ lại có kết cục như tình chị em nhà Thúy Vân – Thúy Kiều. Mối nhân duyên với ông Liên cuối cùng được mẹ Bạch Tuyết nhượng lại cho bà Quy, nhưng đó là một cuộc nhượng chồng cho tình địch đầy cảm động, đẫm nước mắt.


Mẹ Bạch Tuyết bị ung thư di căn dạ dày. Sau mọi nỗ lực cứu chữa của người chồng, hai vợ chồng cùng đành bất lực với biến chứng của căn bệnh quái ác. Cứu được người đời nhưng không cứu được vợ mình, ông Liên vô cùng đau xót. Một lần nữa, hai người phụ nữ trước kia lại chăm nhau, chỉ có điều vị trí người bệnh nay đã đổi.


Bà Quy không nề hà về những cọ xát trước kia, chỉ mong những tháng ngày cuối đời mẹ Bạch Tuyết sống thanh thản. Thời điểm đó, bà Quy cũng đang được gia đình mai mối cho một đám, vì gia đình không thể chịu nổi những điều tai tiếng. Nhưng trước lúc lâm chung, mẹ Bạch Tuyết với những giọt nước mắt héo hon, mặn chát đưa đôi bàn tay chỉ còn da bọc xương nắm lấy tay bà nhắn nhủ:


“Dì phải thay tôi nhé, nhất định phải ở cạnh ông ấy và chăm lo cho Bạch Tuyết nên người. Dì đã yêu ông ấy như thế, có lẽ ba chúng ta là do duyên số đưa đẩy. Dì phải là mẹ của Bạch Tuyết.”


Bà Quy bảo, suốt cuộc đời này, bà không thể nào quên được khoảnh khắc đó. Mẹ Bạch Tuyết dùng chút sức lực còn lại để nắm tay bà, ánh mắt chân thành pha chút hoảng loạn. Được chính người đã từng ghét bỏ mình một thuở gọi là Dì như máu mủ, nước mắt bà vỡ òa trên khuôn mặt. Bà nức nở nhận lời.


Hơn 20 năm bà Quy chung sống cùng ông Liên, chưa bao giờ hàng xóm nghe thấy một tiếng cãi vã, Bạch Tuyết lớn lên xem bà như mẹ đẻ. Hai ông bà có chung một người con trai giờ đây đã lớn khôn. Sau trận tai biến mạch máu não thì ông Liên cũng đã theo mẹ Bạch Tuyết về nơi suối vàng.


Những khi nhớ ông, bà lấy xấp ảnh hoặc giấy khen thời kháng chiến của ông ra xem lại. Bà cười buồn: “Đến cuối đời thì ông ấy vẫn rất mực yêu thương người vợ trước của mình, vẫn đi theo bà ấy. Nhưng có lẽ vì vậy mà tôi thêm yêu quý ông, còn phần tôi cuối cùng được làm vợ ông coi như toại nguyện.”



Gặp chủ quán "ấm trà mạn giá gần nửa triệu đồng" nơi chùa Hương

Gặp chủ quán "ấm trà mạn giá gần nửa triệu đồng" nơi chùa Hương
Không hỏi giá trước sẽ bị "chặt chém"

Xuôi theo cánh chèo của chị lái đò tên Vịnh, chúng tôi ngược dòng suối Yên lên bến Trò. Cô lái đò có dáng người mảnh khảnh khuyến cáo chúng tôi, trên đường lên động không nên ăn thứ gì mà không hỏi tiền trước.


Thậm chí, không được ngồi vào chiếu hoặc ghế của bất cứ hàng quán nào ven đường nếu không muốn trả tiền. Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng gặp được người lái đò tốt bụng như chị Vịnh.




Quán Hà Thanh (nằm cách động Hương Tích chừng 50 mét) khiến du khách bức xúc vì bán hàng với giá cao.




Có mặt tại quán Hà Thanh (quán nước , theo lời tố cáo của chị Hạnh qua đường dây nóng báo Dân Việt), chúng tôi cũng ngay lập tức được dịp được chứng kiến nhân viên của quán "chặt chém" một nhóm khách du lịch đến từ Đồ Sơn, Hải Phòng.

Nhóm du khách Hải Phòng sau khi rời động Hương Tích thì vào quán Hà Thanh nghỉ chân, gọi 3 cốc nước mía nhưng không hỏi giá trước. Sau khoảng 10 phút ngồi uống nước trò chuyện khá vui vẻ, nhóm du khách từ Hải Phòng giật nảy mình vì chủ quán Hà Thanh yêu cầu trả 90 nghìn đồng cho 3 cốc nước mía.


“Bên cạnh bán giá 15 nghìn mà sao ở đây bán 30 nghìn đồng một cốc. Buôn bán nơi cửa phật mà như thế à. Đúng là ăn cướp mà…”, chị Yến (một người trong nhóm du khách từ Đồ Sơn, Hải Phòng) bức xúc. Dù rất bức xúc song nhóm du khách đến từ Hải Phòng vẫn phải "ngậm cục tức" trả cho đủ số tiền cho nhân viên quán Hà Thanh.










Như đã đưa tin, qua đường dây nóng của Dân Việt, chị Nguyễn Thị Hạnh (39 tuổi, Thanh Hóa) tới Dân Việt phản ánh, vừa qua chị Hạnh cùng 4 người trong gia đình về chùa Hương dự hội. Trên đường lên động Hương Tích, chị cùng gia đình có ghé vào quán Hà Thanh (cách động Hương Tích 50 mét) để nghỉ chân uống trà. Tuy nhiên, khi tính tiền, cả gia đình Hạnh chị phát hoảng vì chủ quán yêu cầu trả 320 nghìn đồng cho ấm trà vừa uống.


“Sau khi leo từ bến đò lên đến gần động Hương Tích, chúng tôi mệt quá nên ngồi ngay vào quán nước Hà Thanh bên đường. Chúng tôi ngồi uống được 2 chén trà thì gọi chủ quán tính tiền. Họ đòi chúng tôi trả 320 nghìn cho ấm trà vừa uống. Chúng tôi hỏi sao đắt thế thì chủ quán giải thích “đưa được nước lên đây rất vất vả”. Dù rất bức xúc nhưng chúng tôi vẫn phải trả đúng 320 nghìn cho họ”, chị Hạnh cho biết.




Theo ghi nhận của PV Dân Việt, quán Hà Thanh nằm trên đường lên động Hương Tích (cách đường xuống động chừng 50 mét). Diện tích quán rộng chừng 30 mét vuông, có 3 phản nằm để phục vụ du khách. Các mặt hàng tại quán Hà Thanh cũng khá đa dạng.

Một nhân viên quán Hà Thanh cho hay, họ chỉ bán giá cao hơn mức bình thường tại khu di tích khi khách vào quán chưa hỏi giá tiền trước mà đã sử dụng hàng hóa của quán.


"Nếu khách hỏi mua một quả trứng gà, bọn em sẽ bán 12 nghìn đồng/1 quả. Nhưng nếu khách vào quán chưa hỏi giá bao nhiêu đã ăn thì sau đó bọn em sẽ lấy 25 nghìn/1 quả.


Có hôm, một nhóm khách vào quán em, leo lên chiếu ngồi, gọi đủ thứ đồ. Đến khi chúng em lấy 6,3 triệu đồng, họ bức xúc gọi công an, nhưng chẳng làm được gì”, một nhân viên trong quán Hà Thanh hồn nhiên kể lại.


Một con sâu làm rầu nồi canh?


Ra khỏi quán Hà Thanh và trở lại với chị lái đò trên suối Yến, sau khi biết chúng tôi rời động Hương tích với những câu chuyện "chặt chém" trên, một đồng nghiệp với chị Vịnh tâm sự với chúng tôi, chuyện hàng quán ở chùa Hương cao hơn so với giá thị trường là chuyện thường bởi chi phí vận chuyển hàng hóa vào đây cao hơn. Tuy nhiên, chuyện "chặt chém" như quán Hà Thanh chỉ là số ít.


"Em là người chùa Hương và làm nghề chèo đò đã hơn chục năm nay nên em biết, thực tế ở đây có chuyện chủ hàng quán "chặt chém" du khách về hành hương. Tuy nhiên, số đó rất ít, chỉ như "một con sâu làm rầu nồi canh".


Du khách vẫn có thể được thỏa mãn nhu cầu của mình mà không phải bức xúc nếu như họ tỉnh táo trả giá trước và chịu khó tìm hiểu.




Đồ ăn uống ở các hàng quán cạnh bến Trò thường thấp hơn hàng quán trên đường lên động Hương Tích.




Ví như, du khách muốn ăn uống thì nên chọn các hàng quán ở cạnh bến Trò thay vì ăn uống dọc đường leo lên động Hương Tích. Giá một suất cơm ở bến Trò chỉ 50 nghìn nhưng trên đường lên động có thể cao hơn.

Sở dĩ các hàng quán ven đường lên động Hương tích cao hơn vì để đưa được thực phẩm lên trên đó họ phải thuê người gánh hoặc tự gánh bộ lên. Có cáp treo nhưng không ai cho mang hàng hóa lên", một chị lái đò giải thích cho chúng tôi hay.


Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban quản lý khu di tích và thắng cảnh chùa Hương, Phó ban chỉ đạo Lễ Hội chùa Hương 2014 cho biết, khi du khách về dự hội chùa Hương, Ban chỉ đạo Lễ Hội đã cảnh bảo du khách “khi mua hàng có sự thỏa thuận trước” ngay trên vé vào.


Trên đường vào khu di tích, chúng tôi cũng lắp hệ thống loa truyền thanh và các biển cảnh báo du khách. Về vấn đề giá các mặt hàng các hộ ở chùa Hương bán cao hơn so với giá thị trường là vì họ mất rất nhiều công vận chuyển từ bên ngoài vào bến Trò, chùa Thiên Trù và động Hương Tích.




Bản đồ khu di tích và thắng cảnh chùa Hương.




“Chúng tôi cho rằng, việc du khách bức xúc là vì họ chưa hiểu hết những khó khăn khi các hộ dân thuê buôn bán ở khu di tích chùa Hương. Ví như, để dựng một cái quán trên đường đi lên động Hương Tích, họ phải vận chuyển bàn, chiếu, phản… từ bên Yến vào bến Trò, sau đó lại phải thuê người gánh từng ít lên động khu vực Hương Tích. Các mặt hàng cũng phải vận chuyển như vậy nên giá cao hơn so với ở đồng bằng cũng là điều dễ hiểu.

Vấn đề là nhiều khi du khách bức xúc vì phải trả giá cao nhưng các chủ quán không biết cách giải thích.


Có trường hợp, một nhóm du khách vừa mang đồ, vừa lễ vào một quán trên đường, ngồi ăn trong khoảng 1 tiếng nhưng chỉ gọi 1 bát mỳ. Sau đó, khi chủ quán thu 100 nghìn thì họ bức xúc và gọi Ban tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, sau khi được Ban tổ chức giải thích, số tiền 100 nghìn đồng một bát mỳ ở đây như là phí phục vụ, phí thuê khi khách mang rượu vào quán thì du khách họ hiểu và chấp nhận”, ông Thanh cho hay.











Về việc nhân viên quán Hà Thanh cho hay họ thu 6,3 triệu đồng nhóm khách khi vào quán, ông Nguyên Chí Thanh phân vân: "Không biết quán này bán cái gì mà thu của khách tới 6,3 triệu đồng. Ở trên đó cùng lắm là con gà..., sao có thể thu cao như vậy".


Ông Thanh cho biết, sẽ cho người kiểm tra việc bán hàng của quán Hà Thanh. Nếu phát hiện quán Hà Thanh bán giá cao cho du khách, cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý.






Obama phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam

Obama phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam

ổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano và đoàn công tác đến thăm Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). tháng 1/2014 (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)



Ngày 24/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam, qua đó có thể mở đường cho việc Mỹ bán các lò phản ứng cho Việt Nam.

Trong thông báo gửi Bộ Năng lượng, Tổng thống Obama nói rằng: "Tôi xác định rằng việc thực thi thỏa thuận này sẽ được xúc tiến và không tạo ra một nguy cơ bất hợp lý nào đối với quốc phòng và an ninh chung".


Quyết định của tổng thống đã chính thức mở đường cho quá trình xem xét kéo dài 90 ngày tại Quốc hội. Nếu không có điều luật nào được thông qua mâu thuẫn với thỏa thuận này thì nó sẽ chính thức có hiệu lực.


Giới chức Mỹ cho biết theo thỏa thuận trên, Việt Nam cam kết không sản xuất thành phần phóng xạ cho vũ khí hạt nhân và ký kết các tiêu chuẩn không phổ biển vũ khí hạt nhân của Mỹ.


Việt Nam đã nhất trí không làm giàu hoặc tái chế urani, các bước đi quan trọng trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân theo thỏa thuận được ký bên lề hội nghị cấp cao Đông Á tổ chức ở Brunei hồi tháng 10/2013./.



Clip: Sập cầu khi đưa tang, 8 người chết, 36 người bị thương

Clip: Sập cầu khi đưa tang, 8 người chết, 36 người bị thương

Đoàn đưa tang đang qua cầu thì bị sập.


Trước thông tin về vụ tai nạn nghiêm trong xảy ra tại huyện Tam Đường, tỉnh Lài Châu, ngay trong đêm qua 24.2, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã có mặt ở Lai Châu để nắm tình hình và chỉ đạo khắc phục hậu quả.


Dư kiến hôm nay 25.2, Chính phủ sẽ cử trực thăng đưa một số Bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức lên hỗ trợ tỉnh Lai Châu cấp cứu người bị nạn.

Cũng trong đêm qua, một đoạn video dài 54 giây đã được một người dân trong đoàn đưa tang tình cờ ghi lại sự sập cầu được đưa lên mạng:



Cuộc đời kỳ lạ của đứa bé một thời bị tra tấn: Thoát khỏi bạo hành, ngỡ mình là “sao”

Cuộc đời kỳ lạ của đứa bé một thời bị tra tấn: Thoát khỏi bạo hành, ngỡ mình là “sao”

Cuộc đời kỳ lạ của đứa bé một thời bị tra tấn: Thoát khỏi bạo hành, ngỡ mình là “sao”


Hào Anh lúc ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau.


Bị bạo hành, sống cuộc sống đọa đày như thời trung cổ, tưởng không thể nào thoát ra nổi, nhưng cậu bé 12 tuổi may mắn được giải cứu. Thoát khỏi bạo hành, em ngỡ mình là “ngôi sao”. Bây giờ, chàng trai 18 tuổi mang tên Hào Anh đã có kinh tế vững vàng, nhưng vẫn mơ ước về một mái ấm gia đình bình dị và không bị ăn hiếp.



12 tuổi, Hào Anh đã phải chập chững bước vào đời bằng đôi chân bé nhỏ của mình. Đôi chân ấy không thể đứng vững trước những đòn roi bạo lực mà đôi vợ chồng chủ trại tôm giống Giang - Thơm gây ra. Em bị hành hạ đủ kiểu, với những thủ đoạn dã man nhất, tàn độc nhất...


Sống trong địa ngục


Chị Phạm Thị Thoa gá nghĩa với anh Trần Thanh Triều từ hồi Hào Anh còn nhỏ, sau khi cha ruột của Hào Anh bỏ đi theo người đàn bà khác.


Vì gánh nặng gia đình và theo tiếng gọi của tình yêu mới, chị Thoa gửi Hào Anh làm thuê tại một trại tôm giống ở xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, còn mình bồng bế Hào Em theo anh Triều về quê sinh sống. Thế là 12 tuổi, Hào Anh rời bỏ gia đình, bước chân vào cuộc đời làm thuê với những chuỗi ngày kinh hoàng.


Thời gian giúp việc tại trại tôm giống của vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm là quãng đời Hào Anh trải qua những giờ phút kinh khủng nhất của cuộc đời bởi những hình thức tra tấn mà sau này vợ chồng Giang - Thơm khai nhận như: Dùng giẻ lau nhà nhét vào miệng, dùng búa đập vào tay, nước đang sôi hắt thẳng vào người, bỏ đói thường xuyên, treo ngược lên mái nhà, dùng đũa than đang nóng gí vào mặt, vào đầu... Đó là những “món quà” em nhận được sau những lần không hoàn thành nhiệm vụ được giao.









Hào Anh lúc mới được giải cứu, nằm tại bệnh viện và những vết đánh còn hằn trên da thịt.

Khi vụ việc được công an phát hiện, em phải đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. Mất 1 tuần, Hào Anh mới hoàn hồn tỉnh lại và biết rằng mình còn sống trên cõi đời này. Vụ bạo hành dã man đứa trẻ 12 tuổi tạo thành làn sóng phẫn nộ trong dư luận.


Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đôi vợ chồng Giang – Thơm. Những người quá khích tìm gặp cho bằng được đôi vợ chồng này để nhìn tận mặt, để chì chiết và thậm chí đánh vào mặt cho hả giận. Công an tỉnh Cà Mau buộc phải giam Giang – Thơm ở một nơi đặc biệt.


Hào Anh được chăm sóc tại Trạm xá Công an tỉnh Cà Mau dưới sự giám sát của các chiến sĩ công an. Lành bệnh, em không còn nhà để trở về, do nhà chị Thoa - mẹ em - quá chật hẹp. Chính vì vậy Sở LĐTBXH gửi em vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau với lý do đảm bảo cho em trong thời gian chờ ra tòa và có điều kiện học hành.


Ngỡ mình là “sao”


Từ một đứa trẻ bị bạo hành, Hào Anh trở thành nhân vật đặc biệt được báo chí săn đón. Có lẽ chính vì thế mà lúc ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, tính tình em rất thất thường, lúc vui, lúc buồn và đặc biệt lúc nào cũng nghĩ mình là nhân vật đặc biệt nên đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt.


Bà Nguyễn Thu Nguyệt - Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau nhớ lại: “Chúng tôi rất khổ sở vì nuôi Hào Anh. Lúc đầu, em nó không tuân theo bất cứ nguyên tắc nào vì trước đó đã được chăm sóc một cách khá đặc biệt. Khi về trung tâm, Hào Anh thường la khóc, đòi ngủ phòng máy lạnh, ăn những thức ăn ngon, có người đưa đón bằng xe mới chịu đi học”.


Tuy nhiên, bằng sự nhiệt tình và thấu hiểu tâm lý của một đứa trẻ bị hành hạ “thừa chết thiếu sống” như vừa từ cõi chết trở về, các anh chị tại trung tâm đã dùng lời lẽ nhỏ nhẹ khuyên nhủ Hào Anh hòa nhập vào cộng đồng của những bạn nhỏ cùng trang lứa tại trung tâm.











Tranh của Hào Anh.

Bà Nguyệt lý giải, có lẽ hồi ở bệnh viện và trạm xá Công an tỉnh, Hào Anh được chế độ chăm sóc đặc biệt: Ngủ phòng lạnh, có người canh gác nên em bị ảnh hưởng tâm lý khá nặng. Từ một đứa trẻ bị hành hạ bằng những thủ đoạn dã man nhất giờ được sự chú ý của dư luận và các tổ chức xã hội nên em mắc bệnh “ngôi sao”.


Điều làm cho cán bộ trung tâm lo lắng là việc học của em hết sức khó khăn. Vào lớp, em nhận được sự chú ý, tò mò của bạn bè, thầy cô và cả các vị phụ huynh. Điều này khiến em hoảng loạn vì cho rằng người khác có ý hại mình, do vậy trong thời gian đầu, Hào Anh được cán bộ trung tâm đưa đón đến trường.


Nhờ sự cảm hóa của các cán bộ trung tâm, dần dần tâm lý của Hào Anh trở lại ổn định. Em đã biết ra đồng cắt rau muống, biết chăm sóc cây cảnh và tỏ ra rất khéo tay. Những bức tranh em vẽ rất có hồn, nhưng trong sâu thẳm nói lên sự thù hằn, bắt bớ và còng tay.


Trong nhiều bức tranh của Hào Anh có bức em vẽ đôi vợ chồng Giang – Thơm chủ trại tôm giống, người hành hạ em đến thân tàn ma dại bị công an còng tay dẫn đi với lời chú giải “Hành hạ trẻ em, bị bắt”. Biết là khó có thể xóa đi những rạn nứt trong tâm hồn đứa trẻ, nên mọi người hết sức thông cảm, sẻ chia với Hào Anh.


Hào Anh được đưa đi học tại Trường tiểu học Kim Đồng gần trung tâm và hưởng những chích sách khá ưu ái. Đó là một phần bù đắp cho quãng thời gian em bị hành hạ dã man dưới những đòn roi thừa chết thiếu sống của đôi vợ chồng Giang – Thơm.


Do bị đánh đập và hành dạ đủ kiểu nên trí nhớ của Hào Anh lúc quên lúc nhớ, vả lại em đã 14 tuổi mà nay mới học lớp 3 nên việc học của Hào Anh cũng không đi đến đâu. Bù lại, em rất thích vẽ và được nhà trường chọn làm học sinh năng khiếu môn vẽ dự thi cấp thành phố. Ý thức rằng mình không thể vào lớp để… vẽ, nên Hào Anh tỏ ra chán nản việc học và bỏ trốn khỏi trung tâm.


Về với gia đình


Việc bỏ trốn của Hào Anh khiến mọi người hoảng hốt. Bữa đó, trong lần đi nhận giải thưởng hội họa, em bỏ dở chạy thẳng xuống nhà ngoại ở Đầm Dơi và trốn biệt dưới đó. Báo hại cả nhà trường, trung tâm và gia đình lo lắng không biết em đi đâu. Sau bao nhiêu sóng gió cuộc đời, Hào Anh quay về với gia đình chị Phạm Thị Thoa.


Thời gian mới về, Hào Anh theo anh Triều – cha dượng đi làm cửa nhôm, cửa sắt và nghề mộc. Do tháo vát, lanh lợi nên em tiếp thu khá nhanh công việc. Lúc này, Hào Em – em của Hào Anh cũng từ Trung tâm giáo dục cộng đồng trở về với gia đình vì tội trộm cắp, lý do em đi ăn trộm vì gia đình nghèo quá.


Trước Tết Nguyên đán năm 2013, một số nhà báo giới thiệu Hào Anh vào làm việc tại Cty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau. Hào Anh đã khoe: “Năm nay con mua được


hai bộ đồ mới ăn tết. Mùng 2 Tết rồi, con mặc đồ mới cùng với anh em ở trung tâm bảo trợ xã hội đi chơi tết vui lắm”.Do trình độ không có (em mới học xong lớp 5), nên công việc tại Cty Cổ phần thương nghiệp Cà Mau của Hào Anh là bốc vác. Ngày đi làm, ai cũng biết Hào Anh vì những vết sẹo trên khuôn mặt vẫn còn. Anh em ai cũng thương và nhường cho em những phần việc nhẹ nhàng hơn, thu nhập cao hơn.


Chị Thoa cười thật tươi: “Nó bây giờ biết lo cho gia đình rồi. Đi làm ăn lương theo sản phẩm nên có ngày cũng được gần 200 ngàn. Em nó chỉ xin vài chục ngàn còn lại đưa hết cho mẹ. Có nó về tui cũng đỡ khổ. Anh biết rồi đó, nghề chèo đò bây giờ thu nhập ngày càng giảm mà tụi nhỏ đang trong tuổi lớn. Hôm nay chèo cả ngày chỉ có 75.000 đồng nè. Còn thằng Hào Em thì theo cha nó làm thợ phụ. Cả hai anh em nó đều lo làm ăn, tui rất mừng”.


Chị Thoa giãi bày tiếp: “Nói thật, khi nó về nhà tui rất sợ nó ăn chơi lêu lỏng rồi đâm hư. Vì nó biết rất rõ số tiền các “Mạnh Thường Quân” ủng hộ và đi đến đâu cũng được người khác nuông chiều”. Nỗi lo của chị Thoa xem ra là hơi quá, bởi Hào Anh bây giờ đã là một chàng thanh niên 17 tuổi, cao 1,76m, nặng 58 kg, chững chạc trong cách nói, cách suy nghĩ cả cách làm. Thậm chí, Hào Anh còn có bạn gái và ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp.


Tháng 5.2010, Công an xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi giải cứu Hào Anh từ trại tôm giống do vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm làm chủ sau một thời gian dài em bị đôi vợ chồng này cùng với hai người làm công khác hành hạ dã man. Các hình thức hành hạ như: Ép uống nước tiểu, dùng búa đập vào đầu, dùng kìm kẹp môi, dùng đũa than nóng chích vào người. Sau khi giải cứu, Hào Anh phải nhập viện điều trị nhiều ngày liền.l Ngày 29.6.2010, TAND tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm tuyên phạt Giang – Thơm mỗi người 23 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích.l Ngày 25.11.2010, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM tuyên phạt y án sơ thẩm đối với Giang – Thơm. Hiện Giang – Thơm đang thụ án tại Trại giam Cái Tàu (Bộ Công an) và cả hai đều chấp hành tốt quy định của trại giam, đồng thời tỏ ra hết sức ăn năn hối cải.



Tin bài đọc nhiều




  • Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường: Chồng nạn nhân lên tiếng




  • Đà Nẵng: Chồng đi biển mất tích, để lại vợ cùng 5 người con




  • Bộ trưởng Đinh La Thăng: Không có chuyện thi xong lại họp để quyết ai trúng




  • Một cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sa Thầy thắt cổ tự tử






"Giới chức lâm thời Ukraine đàn áp ở khu vực nói tiếng Nga"

"Giới chức lâm thời Ukraine đàn áp ở khu vực nói tiếng Nga"

Ngày 23/2, khoảng 10.000 người Ukraine ủng hộ chính sách thân Nga đã tuần hành tại thành phố cảng miền nam Sevastopol, phản đối "tiếm quyền". Ngày 23/2, khoảng 10.000 người Ukraine ủng hộ chính sách thân Nga đã tuần hành tại thành phố cảng miền nam Sevastopol, phản đối "tiếm quyền".

Ngày 24/2, Nga tuyên bố thỏa thuận hòa bình do Phương Tây hậu thuẫn tại Ukraine đang bị lợi dụng để tiếm quyền và giới chức lâm thời ở Ukraine đang áp dụng "các biện pháp khủng bố" để đàn áp những người bất đồng chính kiến tại các khu vực nói tiếng Nga.


Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Thỏa thuận hôm 21/2, với sự cho phép ngầm của những nhà bảo trợ nước ngoài, đang bị lợi dụng như một vỏ bọc để thúc đẩy viễn cảnh cưỡng ép thay đổi quyền lực tại Ukraine. Một lộ trình đã được vạch ra để sử dụng các biện pháp độc tài và đôi khi là khủng bố nhằm đàn áp người bất đồng chính kiến tại nhiều khu vực".


Bộ trên nói rằng các quan ngại của những nghị sĩ tại Crimea, miền Đông và miền Nam Ukraine cần phải được xem xét, ý nói những khu vực nói tiếng Nga có truyền thống thân Moskva.


Theo bộ này, lập trường của "một số đối tác Phương Tây" là quan tâm tới "những tính toán địa chính trị đơn phương" chứ không phải "quan ngại cho số phận của Ukraine".


Moskva đã chỉ trích việc Phương Tây ủng hộ cuộc bầu cử sớm ở Ukraine, đồng thời cho rằng những cải cách hiến pháp của Ukraine nên được đưa ra trưng cầu dân ý./.



Giá ôtô giảm… trên giấy

Giá ôtô giảm… trên giấy

Ông Trương Kim Phong, Giám đốc Marketing Công ty Ford Việt Nam cho hay, hiện nay các dòng xe phổ biến và bình dân đang bán chạy tại thị trường Việt Nam đều được lắp ráp trong nước. Thuế nhập khẩu bộ linh kiện chỉ khoảng từ 15-25%, vẫn thấp hơn đáng kể so với thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc. Bởi vậy, con đường mà các hãng xe lựa chọn vẫn không có gì thay đổi.


Vì sao giá vẫn không giảm?


Chia sẻ nhận xét này, ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hyundai Thành Công cũng thừa nhận, sẽ chưa có sự thay đổi đáng kể gì về giá xe ôtô trong năm 2014 này. Được biết mẫu xe đang gây đình đám về giá của Hyundai là Grand i10 (từ 359 triệu đồng) chỉ sau chưa đầy 1 tháng công bố bán tại Việt Nam đã nhận được đơn hàng lên tới gần 1.000 chiếc. Tuy nhiên, do hiện đang nhập khẩu nguyên chiếc từ Ấn Độ, không thuộc khu vực ASEAN, nên không thể có cơ hội giảm giá nào, bởi mức thuế ngoại khối không có thay đổi nhiều so với hiện nay.


Thực ra cũng không có gì khó hiểu khi người tiêu dùng chưa thể mua được xe giá rẻ dù thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm xuống còn 50%. Trên thực tế, các loại xe du lịch đang bán chạy trên thị trường đều được cung cấp bởi các doanh nghiệp là Toyota Việt Nam, Kia Trường Hải, Hyundai Thành Công, Ford Việt Nam, GM Việt Nam, Honda Việt Nam, VinaMazda… Còn các loại xe có doanh số bán chạy tại Việt Nam thì đều đang được lắp ráp nên có thuế nhập khẩu linh kiện hấp dẫn hơn thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc như đã nói trên. Nhập khẩu xe nguyên chiếc từ khu vực ASEAN ở phân khúc xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi cũng chỉ có vài mẫu xe gồm: Toyota Yaris và các mẫu xe bán tải như Toyota Hilux, Ford Ranger, Nissan Navara hay Chevrolet Colorado. Như vậy, dù có Yaris nhập khẩu nguyên chiếc thì Toyota Việt Nam cũng sẽ không tạo thuận lợi để mẫu xe cùng phân khúc của chính mình là Toyota Vios lắp ráp trong nước bị gặp khó khăn về tiêu thụ.


Với các mẫu xe bán tải còn lại, tuy thuế giảm, nhưng cũng không phải là lựa chọn được yêu thích với khách hàng Việt Nam vốn rất thích “thể hiện’’ qua việc đi xe nào.


Ở phân khúc trên một chút gồm các gương mặt như: Toyota Altis, Ford Focus, Mazda 3, Kia K3 hay Honda Civic, hiện được lắp ráp ở Việt Nam nên cũng sẽ chưa thể có chuyện dừng lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc từ các cơ sở sản xuất tại Thái Lan hay Indonesia. Vậy nên, mong muốn hưởng lợi về thuế của người mua thật sự khó khả thi.


Nếu nhìn sang phân khúc cao cấp hơn nữa với sự góp mặt của các thương hiệu xe sang như: BMW, Audi, Mercedes hay Lexus và Infinity mới đây thì đều có nguồn gốc nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản hay các nước châu Âu (trừ Mercedes có một số sản phẩm được lắp ráp ở Việt Nam). Với những xe xuất xứ không từ ASEAN này, cơ hội hưởng thuế nhập khẩu 50% dĩ nhiên là không có nên giá cả cũng không thay đổi nhiều so với hiện nay.


Vẫn rối chuyện thuế


Một điểm nữa khiến thị trường ôtô Việt Nam không có cơ hội giảm giá xe là bởi các doanh nghiệp thương mại không được quyền nhập khẩu xe mới như trước đây. Điều này là do quy định của Thông tư 20/2011/TT-BCT yêu cầu nhập khẩu xe mới phải có ủy quyền chính hãng từ nhà sản xuất hay sở hữu thương hiệu.


Tuy vậy, ông Trương Kim Phong cũng thừa nhận, nếu thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm xuống mức dưới 30%, chắc chắn các doanh nghiệp ôtô đang hoạt động tại Việt Nam sẽ có những tính toán khác, bởi chêch lệch thuế linh kiện và xe nhập khẩu không còn nhiều, nhất là nếu tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam không tăng mạnh so với hiện nay.


Nói là vậy nhưng lộ trình giảm thuế nhập khẩu ôtô giai đoạn 2015 – 2018 hiện vẫn trên giấy. Dự thảo về lộ trình này đang được thảo luận quanh 2 phương án. Hoặc là giữ nguyên mức 50% đến năm 2017 và giảm về 0% năm 2018, hoặc là giữ nguyên mức 50% và tới 2017 sẽ hạ xuống 30% và sau đó hạ tiếp về 0% vào năm 2018 như cam kết.


Phương án đầu không được các doanh nghiệp ôtô chia sẻ, bởi lo ngại không ai mua xe trong năm 2017 mà chờ tới năm 2018 để được hưởng mức thuế thấp hơn nhiều. Đáng nói, trong khi rối ren về thuế thì đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi, có dung tích động cơ trên 3.000 cm3 từ 60% hiện nay lên 75% mới được Tổng cục Hải quan đề xuất, lại khiến cho các doanh nghiệp ôtô có các dòng xe này như ngồi trên lửa.


Nhưng như nhận xét của ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công Thương, nếu tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với xe có dung tích động cơ lớn thuộc dòng xe cao cấp, nhắm tới các khách hàng giàu có thì cũng là hợp lý!


Kiến Giang





Ca sĩ Hiền Thục công bố những bức ảnh “độc”

Ca sĩ Hiền Thục công bố những bức ảnh “độc”


(PetroTimes) – Nhân dịp liveshow đầu tiên kỷ niệm 25 năm ca hát của mình, ca sĩ Hiền Thục đã chia sẻ hàng loạt những bức ảnh “độc” đánh dấu những chặng đường thăng trầm trong sự nghiệp ca hát của cô.




Ca sĩ Hiền Thục của hiện tại


Hành trình của Hiền Thục từ một ca sĩ nhí nổi tiếng đến một ngôi sao ca nhạc - qua nhiều thăng trầm của cuộc sống riêng và cả những khó khăn bất lợi trong nghề. Nhưng cuối cùng cô cũng đạt tới một đời sống viên mãn, một sự nghiệp đẹp đẽ với hàng loạt những bài hát được yêu thích và là một trong những giọng hát ăn khách, đắt sô nhất hiện thời.


Liveshow Dấu Ấn Hiền Thục diễn ra ngày 01/03 sắp tới sẽ đưa khán giả, và chính Hiền Thục, đi lại những dấu mốc đáng nhớ nhất, từ khi còn là một giọng hát thiếu nhi được cả thiếu nhi là người lớn yêu thích tới khi nổi lên vào cuối giai đoạn “vàng” của nhạc Việt như một trong những giọng hát trẻ có triển vọng thành ngôi sao nhất qua hàng loạt các bài hit trẻ trung, sôi động như Email Love, Chiếc lá đầu tiên, Câu chuyện tình tôi, Tóc nâu môi trầm… Sau đó là giai đoạn cô vắng bóng trên thị trường ca nhạc vì những lý do cá nhân và trở lại với loại album “Ngũ hành”.


Sự trở lại ấy cho thấy một Hiền Thục mặn mà với giọng hát đầy cảm xúc, vừa có thể tiếp tục nối dài thành công với nhạc trẻ trước đây, vừa đủ trải nghiệm để đem lại một tinh thần mới mẻ với dòng nhạc Trịnh Công Sơn.


Qua từng giai đoạn sự nghiệp, qua mỗi cột mốc thành công của Hiền Thục, lại có dấu ấn của những nghệ sĩ đã đồng hành cùng cô, từ cô giáo ngày xưa Quỳnh Như (tức nữ ca sĩ Như Quỳnh nổi tiếng) ảnh hưởng tới Hiền Thục từ lúc còn nhỏ; rồi nhạc sĩ Thanh Phương, người giúp sức tạo nên hình ảnh Hiền Thục trưởng thành và đầy ngọt ngào với nhạc Trịnh Công Sơn và trước đó là album “Mộc” gây ấn tượng rất đẹp cho khán giả; tới những nhạc sĩ trẻ ăn khách hiện nay như Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Hoàng Duy…


Hai khách mời đặc biệt sẽ xuất hiện và hát cùng Hiền Thục trong liveshow của cô là hai nữ ca sĩ ở hai thế hệ hoàn toàn khác nhau: nữ danh ca Bạch Yến và ca sĩ Mỹ Tâm.


Cùng nhìn lại chặng đường của Hiền Thục qua những ảnh độc chưa từng công bố:



Hiền Thục và mẹ



Hiền Thục nổi tiếng từ khi còn là thiếu nhi




Hiền Thục chụp hình cùng NSƯT Thành Lộc và diễn viên Lê Công Tuấn Anh





Hiền Thục và cha







Hiền Thục cùng đạo diễn Huỳnh Phúc Điền và ca sĩ Lâm Chí Khanh



Hiền Thục và Hồng Ngọc



Lê Vân



Rúng động về y đức: Y tá tự ý rút máy thở, bé sơ sinh tử vong

Rúng động về y đức: Y tá tự ý rút máy thở, bé sơ sinh tử vong

Rúng động về y đức: Y tá tự ý rút máy thở, bé sơ sinh tử vong


Vụ scandal về y đức này hiện đang gây chấn động nước Anh.


Một bé trai sinh non đã tử vong sau khi y tá tự ý rút máy thở mà không được sự cho phép của bố mẹ em bé cũng như không có sự chỉ định của bác sĩ.



Bé Rohan Rhodes sinh non 14 tuần tại bệnh viện Singleton ở Swansea, xứ Wales, Anh hồi tháng 8.2012 - Daily Mail hôm 23.2 cho hay. Mặc dù sinh non nhưng bé Rhodes đã vượt qua được những tuần nguy kịch đầu tiên và sức khỏe tốt hơn khi được chăm sóc đặc biệt.


Tuy nhiên, một bên ống tim của bé vẫn hở kể từ khi sinh. Các bác sĩ cho hay bé cần được đưa đến Bristol để chuyên gia phẫu thuật tim cho bệnh nhi ở đây tiến hành mổ, đóng phần tim hở này vào.


5 tuần sau khi sinh, bé Rhodes được chuyển đến bệnh viện St Michael - một địa chỉ uy tín như bệnh viện Nhi Bristol. Vì sinh non, bé Rhodes phải thở máy. Tuy nhiên, một y tá đã tự ý rút máy thở khiến bé bị hoại tử ruột.


Biến chứng này thường gây tử vong cho trẻ sinh non, đặc biệt đối với trẻ có vấn đề về tim. Một loạt các biến chứng tiếp theo dẫn đến tính mạng của bé Rhodes trở nên nguy kịch và rồi tử vong vào hôm sau.











Rohan Rhodes sinh non 14 tuần nên phải được hỗ trợ thở máy. Tuy nhiên, một y tá đã tự ý rút ống thở khiến bé tử vong.

Điều đáng nói là y tá tự ý hành xử đó không những không hề bị kỷ luật gì sau vụ việc, thậm chí hiện vẫn làm việc tại bệnh viện St Michael và tiếp tục được đào tạo nâng cao. Bệnh viện này còn bưng bít vụ việc cho đến nay.


Tuy nhiên, hôm qua (24.2), một phiên điều trần đã được mở để có thể có kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé Rhodes.


"Chúng tôi không hiểu tại sao y tá đó lại tự ý làm vậy và con trai chúng tôi phải trả giá bằng mạng sống của mình", bố mẹ của bé Rhodes là Alex Rhodes và Bronwyn Vincent cho biết.


"Y tá chỉ có thể rút máy thở của bệnh nhân khi có y lệnh của bác sĩ, trong khi chúng tôi được biết là bác sĩ không hề đưa ra quyết định nào".


"Hậu quả thật khủng khiếp! Con trai bé bỏng của chúng tôi phải ra đi trong đau đớn: Vỡ ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu và trái tim nhỏ bé không thể chịu đựng nổi", Bronwyn Vincent (34 tuổi, là bác sĩ thú y) khóc nấc khi cho Daily Mail hay.


"Một cuộc điều tra kỹ lưỡng và độc lập về nguyên nhân cái chết của bé Rhodes sẽ được tiến hành", một nhân viên điều tra cho biết.Cuộc điều tra cấp cao sẽ do bệnh viện Nhi Bristol Royal thực hiện.












Alex Rhodes và Bronwyn Vincent đang chờ đợi kết luận điều tra về nguyên nhân cái chết của con trai mình.



Tin bài liên quan




  • Ông Kim Jong-un sắp có thêm con?




  • Chưa rõ tung tích của Tổng thống Ukraina




  • Bên trong tư dinh siêu xa xỉ của Tổng thống Ukraina




  • Ukraina: Ngày biến động lịch sử




  • Triều Tiên: Báo cáo của LHQ về nhân quyền tại Triều Tiên là dối trá và bịa đặt




  • Những phác họa kinh hoàng của LHQ về tù nhân Triều Tiên




  • Trung Quốc điều tra tiếp trợ lý của ông Chu Vĩnh Khang




  • Ukraina: Tang thương sau cuộc đụng độ đẫm máu






Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.