Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Sự thật sau màn hôn đồng giới gây sốc của Hương Tràm

Sự thật sau màn hôn đồng giới gây sốc của Hương Tràm


Sau khi hết án phạt cấm diễn tại Hà Nội, Hương Tràm tiếp tục vấp phải những ồn ào gây tranh cãi.


Cụ thể, đầu tháng 2 vừa qua, hình ảnh Hương Tràm đang “khoá môi” say đắm một bạn nữ khiến dư luận xôn xao. Thời điểm đó, Hương Tràm chọn cách im lặng chứ không lên tiếng giải thích.





Trong cuộc trò chuyện với phóng viên gần đây, Quán quân “The Voice Việt” thừa nhận hôn đồng giới với một người bạn thân thiết.


Hương Tràm tâm sự: “Thực ra ai cũng biết, với những người bạn thân, đặc biệt là con gái thì chụp ảnh như vậy chẳng có vấn đề gì cả. Tôi cảm thấy bức ảnh đó rất bình thường.


Lần đó tôi đi sinh nhật của một người bạn và chơi khá là hết mình. Lúc vui vẻ chụp hình với một chị bạn thân, tôi có dặn chỉ chụp cho vui chứ đừng đăng lên mạng.


Nhưng khi chị ấy lỡ cập nhật lên trang cá nhân và xoá ngay lập tức thì vẫn bị cư dân mạng phát hiện ra. Sau sự việc, chị ấy có nhắn tin rất dài để xin lỗi tôi.


Lúc ấy tôi lại đặt ra câu hỏi, không hiểu sao mình lại bị “soi” nhiều như vậy bởi trước đây cũng có rất nhiều nghệ sĩ nữ thể hiện tình cảm thân thiết với bạn bè như kiểu đấy rồi.


Ngay cả bây giờ, khi nhìn lại hình ảnh ấy tôi suy nghĩ khá đơn giản đó cũng chỉ là một khoảnh khắc vui mà thôi!”.



Trở lại sau nhiều scandal tai tiếng, vừa qua Hương Tràm cũng ra mắt một sản phẩm âm nhạc mới đồng thời tham gia một dự án phim với vai trò diễn viên.


Hơn 2 năm đăng quang "Giọng hát Việt", hiện tại, Hương Tràm chính thức theo đuổi hình ảnh gợi cảm, quyến rũ cùng dòng nhạc dance sôi động.




Một sản phẩm âm nhạc với hình ảnh dễ thương của Hương Tràm.




Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA



Hà Nội: Hầu hết người dân đều ủng hộ chặt hạ 6.700 cây xanh!

Hà Nội: Hầu hết người dân đều ủng hộ chặt hạ 6.700 cây xanh!


"Hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ" là khẳng định của UBND TP Hà Nội trước những phản ứng từ dư luận khi chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh.











UBND TP Hà Nội cho biết, hầu hết người dân ở vu vực thay thế cây xanh đều đồng thuận ủng hộ (Ảnh: Vietnamnet)

Chỉ chặt cây sâu mục, cong và không phải cây xanh đô thị


Sau những phản ứng mạnh mẽ từ phía dư luận và người dân, chiều 18/3, UBND thành phố Hà Nội đã thông tin tới một số cơ quan báo chí, lý giải về chủ trương chặt hạ, thay thế cây xanh đang và sẽ được thực hiện trên địa bàn thủ đô trong thời gian tới.


Theo Chánh văn phòng, người phát ngôn UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành, chủ trương cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố nhằm thực hiện đề án và chương trình chỉnh trang đô thị.


Ông Nguyễn Thịnh Thành cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin báo chí nêu và kiến nghị qua thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn gửi Chủ tịch TP, sau đó ông Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý phát triển đô thị.


Cũng theo UBND TP, hiện trên địa bàn có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3.000km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ. Hiện trạng hệ thống cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài, trong đó có các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng Thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gẫy trong mùa mưa bão nhất là cây xà cừ.


Bên cạnh đó cũng có nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều như phượng, cơm nguội, quếch, bàng, xà cư, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đặc biệt, trên một số tuyến đường tồn tại nhiều cây lâm nghiệp không phải cây đô thị - như cây keo, cành giòn dễ gẫy, tuổi thọ ngắn.


Ngoài ra, còn một số cây do người dân tự trồng, không thuộc chủng loại cây đô thị như dâu da, vông, dướng, bông gòn, trứng cá cũng cần phải thay thế.


“Hầu hết đồng thuận”


Theo Chánh văn phòng Nguyễn Thịnh Thành, để triển khai quy hoạch cây xanh và thực hiện năm trật tự văn minh đô thị, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh tổng kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến phố, lập đề án rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến đường, lập đề án huy động các nguồn nhân lực để bảo tồn, cải tạo, từng bước thay thế cây xanh phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.


Qua rà soát trên địa bàn hiện có khoảng 6.700 cây (tỷ lệ 5,58%) già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng đến giao thông, cây chết và gần chết, nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị. Vì vậy, các cây này cần từng bước được thay thế bằng loài cây phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị đã được duyệt.


Từ đó Sở Xây dựng đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm, từ 2015 – 2017, dự tính kinh phí khoảng 60 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Thành khẳng định: “Trong năm 2015, Hà Nội chưa bố trí kinh phí để cải tạo, thay thế cây xanh”.


Nhằm mục tiêu xã hội hóa, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, UBND thành phố Hà Nội có chủ trương kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ thay thế cây xanh trên các tuyến phố. Đến nay, đã có một số đơn vị hưởng ứng tham gia thực hiện trên 17 tuyến phố, như Tập đoàn Vincom, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Công an Thành phố…


Trước khi thay thế cây xanh, Sở Xây dựng đã có đề án và kế hoạch cụ thể. Trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp với chính quyền địa phương, thông báo đến người dân được biết và đồng thuận. Hầu hết nhân dân tại khu vực thay thế cây đồng thuận, ủng hộ”.


Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội khẳng định, đồng thời cho biết thêm, trong quá trình thực hiện còn một số ý kiến góp ý khác nhau, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp thu và giải thích, làm rõ cũng như vận động để nhân dân hiểu.


Nguyễn Dũng


Mới nhất


Ra mắt giải thưởng Bất động sản Việt Nam

Ra mắt giải thưởng Bất động sản Việt Nam

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam là một phần của Giải thưởng Bất động sản châu Á do công ty Ensign Media (đơn vị xuất bản Tạp chí Property Reports - ấn phẩm được phát hành hàng tháng về bất động sản, kiến trúc cũng như thiết kế cao cấp hàng đầu ở châu Á) tổ chức. Giải thưởng này nhằm tôn vinh những nhà phát triển xuất sắc, những dự án và dịch vụ về bất động sản chất lượng nhất từ Hà Nội đến TP HCM. Giải thưởng này cũng vinh danh những cống hiến vượt bậc trong ngành bất động sản, kiến trúc, xây dựng và thiết kế nội thất cao cấp tại các thị trường trọng điểm của Việt Nam cũng như các thị trường đang phát triển như Đà Nẵng, vịnh Hạ Long, Nha Trang và Phú Quốc.











Ra mắt giải thưởng Bất động sản Việt Nam
Ông Terry Blackburn - Giám đốc điều hành công ty Ensign Media - giới thiệu về cuộc thi.

Các dự án còn hai tuần để hoàn tất thủ tục dự thi (miễn phí lệ phí tham gia) trước khi thời hạn đăng ký kết thúc vào ngày 27/3. Trong ba tháng qua, nhiều dự án từ các doanh nghiệp tư nhân cũng như đơn vị nhà nước liên tục được gửi đến ban tổ chức. Các bài dự thi này sẽ được thẩm định và đánh giá toàn diện dưới sự giám sát của Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế BDO, một trong những mạng lưới tài chính lớn nhất thế giới.


Chương trình có tổng cộng 32 giải thưởng trao tặng cho những dự án, nhà thiết kế, nhà phát triển bất động sản độc đáo nhất Việt Nam trong các lĩnh vực: khu dân cư, dự án thương mại, cao ốc văn phòng, khách sạn, biệt thự và dự án phủ xanh các đô thị hàng đầu như Hà Nội, TP HCM cũng như các đô thị đang phát triển là Đà Nẵng, vịnh Hạ Long, Nha Trang và Phú Quốc. Các công ty có hoạt động xuất sắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong năm vừa qua cũng sẽ nhận được một chứng nhận đặc biệt. Doanh nghiệp chiến thắng sẽ tiếp tục tham gia vòng chung kết Giải thưởng Bất động sản Đông Nam Á diễn ra ngày 15/10 tại khách sạn Shangri La, Singapore.











Ra mắt giải thưởng Bất động sản Việt Nam
Các thành viên trong hội đồng ban giám khảo của giải thưởng Bất động sản Việt Nam.

Ngoài ra, giải thưởng đặc biệt Nhân vật Bất động sản của năm sẽ được trao tặng cho cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực bất động sản trong nước tính từ năm 2014. Đây là giải thưởng duy nhất không được đánh giá bởi ban giám khảo mà do chính các biên tập, cố vấn của ấn phẩm về bất động sản cao cấp hàng đầu khu vực - tạp chí Properties Report bình chọn.


Buổi lễ trao giải và tiệc tối trang trọng sẽ diễn ra tại khách sạn Intercontinental Asiana Saigon vào thứ năm, ngày 25/6. Sự kiện được tổ chức bởi công ty truyền thông bất động sản Ensign Media.



Trong khi cưa, đạn bất ngờ phát nổ khiến một phần cơ thể ông Trần Văn Sổ (47 tuổi, ngụ thôn Long Thạch, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) bị dập nát.


Abu Azrael, nhân vật được mệnh danh "thiên sứ của tử thần", là nỗi ám ảnh của lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) trong cuộc chiến giành lãnh thổ trên đất Iraq.


Một trong những nguyên nhân khiến Sergio Aguero sút hỏng penalty là do bị đồng đội ở đội tuyển Argentina, Mascherano "bán đứng" với việc ra hiệu hướng bay người cho Stegen.


[Photo] Người dân sửng sốt khi thấy gần 7 tấn cá giữa đường

[Photo] Người dân sửng sốt khi thấy gần 7 tấn cá giữa đường

Những người dân ở thành phố Kaili, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc vô cùng bất ngờ khi thấy hàng ngàn con cá tra ở giữa đường.


Huy Đồng (Vietnam+)



Người dân Singapore nín thở chờ tin ông Lý Quang Diệu

Người dân Singapore nín thở chờ tin ông Lý Quang Diệu




Liên tiếp hai ngày 17 và 18-3, văn phòng đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thông báo sức khỏe của ông Lý Quang Diệu đang trở nên tồi tệ hơn.


Các bác sĩ đặt ống thở và tiêm kháng sinh liên tục cho ông Diệu do bị nhiễm trùng. Toàn thể người dân Singapore đang nín thở dõi theo những tin tức mới nhất và cầu nguyện cho vị cựu thủ tướng sớm bình phục.



Người dân Singapore nín thở trước tình trạng sức khòe của ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Straits Times



Người dân Singapore tập trung tại bệnh viện nơi ông Lý Quang Diệu đang chữa trị.


Ảnh: Straits Times




Gia đình và người thân ông Lý hôm 18-3 đã tới Bệnh viện Đa khoa Singapore để thăm hỏi, trong đó có người con trai cả Lý Hiển Long và một người cháu trai 32 tuổi. Tại sảnh chính bệnh viện, nhiều phóng viên của các phương tiện truyền thông lớn có mặt, như kênh truyền hình NHK, báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản và đài Phượng Hoàng (Trung Quốc).


Cô giáo dạy mầm non Rose Teng, một trong những người đến bệnh viện từ sớm, trả lời phỏng vấn của tờ Straits Times: “Singapore không có được ngày hôm nay nếu không có ông Lý Quang Diệu”.


Trang Facebook cá nhân Thủ tướng Lý Hiển Long cập nhật tình trạng sức khỏe của cha mình đã thu hút hơn 2.000 bình luận chỉ trong vài giờ. Các bộ trưởng và phó thủ tướng Singapore cũng “đăng đàn” bình luận, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới ông Diệu và cầu mong ông chóng bình phục.


Đêm 18-3, một trang web giả mạo giao diện của Văn phòng Thủ tướng Singapore (PMO) đăng tin ông Lý Quang Diệu đã từ trần. PMO lập tức báo cảnh sát và nhà chức trách đang tiến hành điều tra.


Đài CNN (Mỹ) và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cùng mạng xã hội Sina Weibo cũng như đài Phượng Hoàng đều dẫn lại thông tin bịa đặt kể trên nhưng sau khi biết bị “hố” đã đính chính lại.


P.Nghĩa (Theo Straits Times)



Ô tô tông nhau tại ngã tư, 9 người nhập viện

Ô tô tông nhau tại ngã tư, 9 người nhập viện

Vào khoảng 21h ngày 18/3, tại ngã tư đường tránh Vinh - Quốc lộ 46B (đoạn qua địa bàn xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), chiếc xe ô tô bán tải hiệu Nissan mang BKS 37C-074.01 đang dừng chờ đèn đỏ thì bị xe ô tô Toyota Fortuner 7 chỗ mang BKS 37A-116.78 vượt đèn đỏ đi theo hướng ngược lại đâm trực diện.


Cú đâm mạnh khiến chiếc xe Nissan bị đẩy ngược trở lại phía sau hơn 10m, quay ngang đường. Những người dân có mặt tại hiện trường vụ tai nạn cho biết, có tất cả 9 người bị thương, phải nhập viện cấp cứu, trong đó 3 người trên xe ô tô bán tải và 6 người trên xe ô tô Toyota Fortuner.


Tại hiện trường, hai xe hư hỏng nặng, toàn bộ túi khí trên xe bung ra, nhiều mảnh vỡ nằm tung tóe trên đường. Công an huyện Hưng Nguyên đã có mặt để phân luồng và tiếp tục làm rõ vụ việc.



Chiếc xe nát bét sau vụ đâm trực diện.



Chiếc xe nát bét sau vụ đâm trực diện.




Tại Bệnh viện 115 Nghệ An, nơi các bệnh nhân trong vụ tai nạn đang được cấp cứu, các bác sĩ cho biết, trong 9 người nhập viện có 7 người bị thương nặng đang được cấp cứu, 1 người đã được chuyển sang BVĐK Nghệ An.


Ông Nguyễn Trung Đông (SN 1961, trú tại Hưng Tây, Hưng Nguyên) một trong 3 người may mắn chỉ bị thương nhẹ, cho biết: “Cả gia đình tôi đi vào Bệnh viện Nhi để thăm cháu, đến tối cả nhà cùng lên xe Nissan để về nhà. Anh Tuấn cầm lái, chú Thu ngồi ghế phụ. Khi đi đến ngã tư Hưng Tây, anh Tuấn dừng xe chờ đèn đỏ. Mọi người đang nói chuyện rôm rả thì bỗng nghe rầm, sau đó tôi ngất đi, khi tỉnh dậy thấy toàn thân đau nhức, xung quanh rất đông người. Nhìn lại thấy xe nát bươm”.


Trong số 3 người trên xe ô tô bán tải thì nạn nhân Phạm Văn Tuấn bị thương nặng nhất, đã được chuyển sang cấp cứu tại BVĐK Nghệ An. Các bác sĩ tại đây cho biết tình trạng sức khỏe nạn nhân Tuấn rất xấu với nhiều chấn thương.



Các nạn nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện.



Các nạn nhân đang được cấp cứu tại Bệnh viện.




6 người ngồi trên xe Fortuner gồm: Đào Anh Sơn (SN 1985, Hương Sơn, Hà Tĩnh), Lê Văn Thành (SN 1959, Hưng Nguyên, Nghệ An), Nguyễn Hữu Tưởng (SN 1984, TP Vinh); Đặng Thị Thuận (SN 1982, TP Vinh), Nguyễn Tất Quang (SN 1982, Yên Thành, Nghệ An); Lê Thành Vinh (SN 1959, TP Vinh). Trong đó chị Thuận bị thương phần mềm, 5 nạn nhân còn lại đều bị thương nặng.


Công an huyện Hưng Nguyên tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.



Cảnh Huệ - NguyễnDuy




Cảnh Huệ - NguyễnDuy



Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.



Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chơi trò gì?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang chơi trò gì?



Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) xuất hiện trở lại trong ngày 16/3


Trở lại chính trường sau hơn 10 ngày với câu nói bình thản: "Nếu không có ngồi lê đôi mách thì sẽ rất buồn chán", có vẻ như trong tay Putin đang có sẵn một kịch bản mà ở đó ông là nhân vật chính dẫn dắt câu chuyện. Và, nếu nhìn lại các sự kiện, kể từ khi cuộc “đối đầu” giữa Putin với Phương Tây bắt đầu đến nay, có thể thấy Putin luôn là người chủ động, nắm thế thượng phong trong mọi tình huống. Ông có cách riêng để luôn gây ra những bất ngờ và thể hiện quyền lực của mình. Chả thế mà bà Fiona Hill, sĩ quan tình báo hàng đầu của Mỹ ở Nga từ năm 2006 đến năm 2009 đã phải thốt lên: "Ông Putin đang chơi một trò chơi lâu dài. Ông ấy chơi trên nhiều mặt trận”


Còn Amanda Paul, một chuyên gia về Nga tại Trung tâm Chính sách châu Âu cho rằng,“Putin có thể qua mặt cả Mỹ và Châu Âu bởi vì ông ta biết hai đồng minh này có những hạn chế gì và sẽ khó có thể triển khai quân đội. Putin biết, ngay cả khi Mỹ gửi vũ khí cho Ukraine thì Nga vẫn đủ mạnh để đánh bại Ukraine. Ngược lại, phương Tây không hề biết những hạn chế của ông Putin là gì. Ông ấy không bao giờ cho biết mình có những quân cờ gì trong tay và chúng ta luôn phải đoán”.


Thực ra, rất khó đoán về những “kịch bản” mà Tổng thống Putin đã và sẽ thực hiện trong cuộc đối đầu với Phương Tây. Tuy nhiên, có một điều rất dễ nhận thấy là kinh tế Nga chịu ảnh hưởng khá lớn từ cuộc đối đầu này. Các chuyên gia kinh tế dự báo GDP của Nga trong năm 2015 có thể giảm đến 4% và thâm hụt ngân sách tương đương hơn 3% GDP. Cho dù ở thời điểm này, nền kinh tế Nga đã thoát khỏi một cuộc khủng hoảng, nhưng rõ ràng kinh tế Nga vẫn đang rất khó khăn, sự hồi phục chắc chắn sẽ chỉ có thể bằng chính nội lực của nước Nga, ít nhất là tới thời điểm này. Việc mấy tháng trước, ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất lên 17% nhằm ngăn chặn lạm phát và đà mất giá của đồng Ruble được xem là một hành động hợp lý để thoát khỏi khủng hoảng, nhưng hậu quả là đã gây không ít khó khăn cho DN khi tiếp cận vốn. Theo giới phân tích, điều mà điện Kremlin cần làm lúc này là giảm áp lực lãi suất về ít nhất là gần sát mốc 10,5% mới có thể giúp kinh tế, DN Nga hồi phục.


Trong khi đó ở mặt trận quân sự, Tổng thống Putin mới đây đã lệnh cho hải quân tập trận với 56 tàu chiến và 38.000 binh lính tham gia. Đồng thời, Nga cũng đang tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật trải dài từ miền nam, phía tây cho đến tận khu vực Viễn Đông nước này. Giữa tuần trước, tất cả ba hạm đội Biển Bắc, Biển Đen và Biển Baltic cũng đồng loạt tập trận với các khoa mục đa dạng từ tấn công đối hạm, phòng không cho đến đổ bộ đánh chiếm mục tiêu trên bộ.


Theo giới phân tích, đây được xem là hành động “nắn gân” của Nga với Phương Tây khi hải quân NATO tập trận trên biển Baltic cũng như tập trận song phương giữa Mỹ và Bulgaria trong bối cảnh tình hình giữa Nga và Phương Tây vẫn tiếp tục căng thẳng.


Rõ ràng, với hàng loạt động thái cả về kinh tế, chính trị, quân sự liên tục được điều chỉnh và ngay cả sự “mất tích” để thế giới tha hồ đồn đoán, rồi lại bất ngờ xuất hiện trở lại đã cho thấy một Putin đầy quyền lực và luôn dẫn dắt trong mọi cuộc chơi trên bàn cờ chính trị. Và dường như thông qua tất cả các động thái đó, ông Putin có vẻ như chỉ muốn gửi thông điệp tới Phương Tây đừng có vượt qua lằn ranh an toàn Nga đã vạch, cũng như chớ dại gạt Nga ra rìa khi ai đó tự ý sắp đặt vận mệnh một khu vực Nga luôn coi là “sân sau”.


Giới phân tích thừa nhận, thật khó đoán Putin sẽ có những động thái gì tiếp theo và khi nào thì trò chơi sẽ “Game over”?.


Đức Anh


Bài đọc nhiều:




NATO ngăn chặn nhóm máy bay tiêm kích Nga trên Biển Baltic

NATO ngăn chặn nhóm máy bay tiêm kích Nga trên Biển Baltic

Đội bay nhào lộn" Hiệp sỹ" của Không quân Nga bay biểu diễn trên máy bay phản lực SU-27. (Nguồn: AFP/TTXVN)



Theo Reuters, ngày 18/3, nhà chức trách Litva cho biết một phi đội tuần tra NATO đã chặn các máy bay tiêm kích của Nga trên Biển Baltic, trong bối cảnh Moskva kỷ niệm 1 năm ngày sáp nhập Crimea bằng 1 trong những cuộc tập trận quân sự lớn nhất của Nga trong nhiều năm qua.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Litva Viktorija Cieminyte cho biết 1 nhóm gồm 8 máy bay tiêm kích Su-27 và Su-34 cùng 3 máy bay vận tải quân sự của Nga đã bị chặn trên vùng biển quốc tế hôm 17/3.


Đây là nhóm máy bay tiêm kích đầu tiên của Nga bị lực lượng tuần tra trên không của NATO chặn trong năm nay.


Theo người phát ngôn trên, các phi công Nga đã tắt hệ thống truyền phát tín hiệu để tránh radar thương mại và không liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu, gây nguy hiểm cho hoạt động hàng không dân dụng trên vùng Biển Baltic.


Các máy bay tiêm kích Nga đã thực hiện chuyến bay không báo trước từ đại lục Nga tới vùng Kaliningrad giáp giới với Ba Lan và Litva, 2 nước thành viên NATO.


Theo thống kê hằng tuần của Bộ Quốc phòng Litva, tính đến thời điểm này trong năm 2015, lực lượng tuần tra trên vùng trời Baltic của NATO đã chặn 16 máy bay quân sự khác của Nga, bao gồm các máy bay do thám, máy bay tiếp liệu trên không và máy bay vận tải./.



144 chiếc xe tiền tỷ của đại gia Dũng 'mặt sắt' nằm im lìm phủ bụi

144 chiếc xe tiền tỷ của đại gia Dũng 'mặt sắt' nằm im lìm phủ bụi

144 chiếc xe tiền tỷ thuộc lô hàng của ông Dũng “mặt sắt” bị lực lượng chức năng truy quét hồi vào năm 2013 nay nằm im lìm phủ bụi.



Đầu tháng 9/2014, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã công bố bản kết luận điều tra vụ án Hà Tuấn Dũng (tức Dũng “mặt sắt”) chuyển hơn 600 siêu xe qua biên giới. Vụ án gây chấn động dư luận với số tang vật khổng lồ cùng sự tham gia của nhiều cán bộ công quyền tha hóa, biến chất.


Dàn xe đắt tiền với số lượng khủng.


Ở Móng Cái, cái tên Dũng “mặt sắt” (Hà Tuấn Dũng - 40 tuổi, Giám đốc Công ty Tuấn Đông, trụ sở tại TP Móng Cái, Quảng Ninh) từ lâu đã không còn xa lạ. Dũng nổi lên từ sau khi trùm giang hồ Phương “Linh hột” bị bắt. Với đầu óc biết tính toán, Dũng bắt đầu được nhiều người biết đến và cũng được gọi là có tí số má ở Móng Cái. Đến thời điểm tháng 6/2009, trong giới giang hồ, Dũng được xếp hàng số 3, chỉ sau Phương và một ông trùm khác là C “ngô”.


Siêu sang Maybach 62S.


Siêu sang Maybach 62S


Sau khi soán ngôi Phương “Linh hột”, Dũng “mặt sắt” đã lợi dụng hình thức tạm nhập, tái xuất và móc nối với một số cán bộ thoái hóa, biến chất và một số công ty ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc để buôn lậu hàng trăm chiếc ôtô đã qua sử dụng qua biên giới.


Mercedes-Benz S600 dùng động cơ V12


Mercedes-Benz S600 dùng động cơ V12

Khi bị cơ quan chức năng phát hiện và tổ chức bắt giữ đêm 5/5/2013, Dũng đã nhanh chân bỏ trốn. Trong đêm đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tạm giữ 15 đối tượng đang vận chuyển trái phép ôtô theo đường mòn qua biên giới sang Trung Quốc.


BMW phủ bụi


BMW phủ bụi

Sau khi bị thu giữ, 144 chiếc xe tiền tỷ đã được giữ trong một nhà kho khá tạm bợ. Những chiếc siêu xe và xế sang đắt tiền đều bị phủ bụi khiến ai nhìn cũng không khỏi xót xa.



Xe sang Maserati cũng


Xe sang Maserati cũng "chịu trận"


Rolls-Royce Ghost


Rolls-Royce Ghost





Ferrari F430 Scuderia


Ferrari F430 Scuderia


Qua hình ảnh mới được lan truyền trên mạng xã hội, những chiếc xế tiền tỷ bị phủ bụi trong lô xe của Dũng “mặt sắt” bao gồm Maybach 62S, Porsche Cayenne, BMW 7-Series, Range Rover Autobiography, Maserati và Ferrari F430 Scuderia. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt xe Audi như A6, A8, S8 và Q7. Những chiếc xe Mercedes-Benz cũng nhiều không kém, từ GL450, GL550, S550 đến S600.


Hồng Hạnh



Ukraine sửa luật, lực lượng ly khai đòi đánh tiếp

Ukraine sửa luật, lực lượng ly khai đòi đánh tiếp

(PL)- Ngày 18-3, lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đã ra thông cáo khẳng định các luật sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã hạn chế quyền tự quyết của miền Đông.


Lực lượng ly khai tuyên bố nếu chính phủ Ukraine không có biện pháp chấn chỉnh, lực lượng ly khai sẽ tiếp tục cầm súng.


AFP đưa tin hôm 17-3, Quốc hội Ukraine đã thông qua hai dự luật do Tổng thống Petro Poroshenko đệ trình. Dự luật sửa đổi luật về quy chế đặc biệt (luật cũ được thông qua hồi tháng 9-2014) được thông qua với 265 phiếu thuận trên số phiếu tối thiểu cần thiết 226 phiếu.


Dự luật sửa đổi quy định một số huyện ở miền Đông chỉ có thể được hưởng quy chế đặc biệt trong ba năm với điều kiện phải tổ chức bầu cử phù hợp với luật pháp Ukraine và có các quan sát viên quốc tế kiểm soát.



Dự luật về triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở miền Đông được thông qua với 341/450 phiếu thuận. Theo dự luật, Ukraine sẽ đề nghị LHQ và EU triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến hai vùng Donetsk và Luhansk để giám sát thỏa thuận ngừng bắn. Ngoài ra, Quốc hội cũng thông qua nghị quyết tuyên bố lãnh thổ tạm chiếm là một số khu vực miền Đông do lực lượng ly khai kiểm soát.


Hãng tin Sputnik (Nga) giải thích lực lượng ly khai phản đối vì thỏa thuận hòa bình Minsk không quy định về sửa đổi luật về quy chế đặc biệt (tháng 9-2014).


Quân đội nước ngoài cũng không thể triển khai ở Ukraine bởi Điều 10 thỏa thuận hòa bình Minsk quy định: Tất cả lính đánh thuê và các lực lượng nước ngoài sẽ phải rời lãnh thổ Ukraine, các nhóm vũ trang bất hợp pháp sẽ phải giải giáp và lực lượng dân quân ở Donetsk và Luhansk sẽ được thừa nhận.


Nga hoài nghi Ukraine có ý đồ mờ ám khi đề nghị triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế đến Ukraine. Nga cho rằng lực lượng này không cần thiết bởi Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã có đủ số quan sát viên để giám sát ngừng bắn (ảnh).


Ngày 17-3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích dự luật sửa đổi của Ukraine đã giải thích luật theo kiểu khác khi đặt ra điều kiện về bầu cử địa phương mà các nhà lãnh đạo ly khai ở miền Đông Ukraine không thể tham gia. Chính phủ Ukraine cũng không trao đổi gì về dự luật sửa đổi nêu trên với lực lượng ly khai.


TNL




Căng thẳng với Mỹ, Nga liệu có bán “siêu vũ khí” cho Trung Quốc?

Căng thẳng với Mỹ, Nga liệu có bán “siêu vũ khí” cho Trung Quốc?
Căng thẳng với Mỹ, Nga liệu có bán “siêu vũ khí” cho Trung Quốc?

Trung Quốc đã mua của Nga hai lô hàng, mỗi lô 24 chiếc SU-27 hồi thập niên 1990.




Theo tác giả Harry J.Kazianis của một bài viết trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest, tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc nâng cao lên vị thế nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine.

Vì sao lại là Nga?


Trong những năm tới, nếu như Trung Quốc kết hợp được các công nghệ quân sự tân tiến có sẵn của mình, như hỏa tiễn tầm xa đạt độ chính xác cao thì rất có thể đó sẽ là một cơn ác mộng cho Hoa Kỳ và các đồng minh, vốn đang làm mọi điều có thể để đảm bảo quyền có thể tiếp cận được tới các vùng then chốt ở châu Á - Thái Bình Dương, BBC dẫn nguồn nationalinterest cho hay.


Trung Quốc trong mấy năm qua đã phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, mẫu hệ thống hỏa tiễn đạn đạo đối hải phức tạp và các căn cứ tấn công trên biển bằng hỏa tiễn tuần du. Các hệ thống đó không phải là thứ dễ làm đối với bất kỳ quốc gia nào.


Nếu như Bắc Kinh tìm được một bên sẵn sàng hợp tác, một quốc gia đã có sẵn các công nghệ đó thì sự hợp tác sẽ đem lại cho Bắc Kinh cú nhảy vọt cần thiết để có được những hệ thống vũ khí tân tiến.


Về phần mình, Nga đang muốn trả đũa về cuộc khủng hoảng Ukraine, rất có thể sẽ muốn đứng vào vai trò hỗ trợ đó.


Tác giả Harry J. Kazianis đưa ra một bối cảnh giả định: Phương Tây quyết định đã đến lúc trang bị vũ khí cho Ukraine. Nga quyết định cần phải phản công, và không chỉ phản công ở châu Âu. Khi đó, ông Putin sẽ muốn tìm kiếm trên toàn cầu xem đâu là nơi mà Nga có thể sử dụng một cách tốt nhất để phản công, và không nơi nào tốt hơn là tăng cường quan hệ đối tác với Trung Quốc, một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở châu Á.


Nga có thể giúp gì cho Trung Quốc nếu hai bên hợp tác?


Trung Quốc đang muốn tăng cường khả năng tạo vùng không tiếp cận trên không, và có những đồn đoán là Bắc Kinh sẽ mua phi cơ SU-35 của Nga, mà việc mua bán sẽ được chính thức hóa một khi phương Tây cấp vũ khí cho Ukraine.


Với khả năng hoạt động rộng hơn so với loại phi cơ PLAAF-SU-27/J-11 hiện nay, SU-35 sẽ khiến Trung Quốc có khả năng triển khai các chiến đấu cơ phản lực tân tiến trong thời gian dài hơn ở biển Hoa Đông, cải thiện được mức độ hiệu quả của việc tuần tra trên biển ở nơi gần đây được tuyên bố là Vùng Định dạng Phòng không ở biển Hoa Đông (ADIZ).


Loại phi cơ này sẽ áp đảo được hầu hết các chiến đấu cơ khác ở Á châu (chỉ thua F-22 và F-35), và lấp được chỗ trống cho tới khi Bắc Kinh có thể cho ra được chiến đấu cơ theo thiết kế thế hệ năm của mình.


Trên biển, vẫn nhờ vào sự hợp tác với Nga, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường được năng lực hoạt động ngầm dưới mặt nước nhờ vào việc mua các tàu ngầm mới. Vấn đề này đã được gắn liền với các tường thuật trên truyền thông về khả năng mua SU-35 từ mấy năm qua.


Công nghệ tàu ngầm mới sẽ đóng vai trò then chốt cho sức mạnh Trung Quốc, không chỉ về khả năng triển khai tàu nhiều chức năng dưới biển mà còn bởi Bắc Kinh rất có thể sẽ cóp nhặt, sao chép công nghệ mới từ những con tàu này. Chưa kể Trung Quốc cũng có vẻ quan tâm tới việc cải thiện công nghệ chống tàu ngầm (ASW), vốn là điểm yếu của Bắc Kinh.


Tuy hiện chưa có lời nhắc cụ thể nào về thỏa thuận tàu ngầm giữa Nga và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là Moscow có thừa kinh nghiệm để giúp đỡ cho Trung Quốc trong lĩnh vực này.





Liệu có điều gì khiến Nga lưỡng lự?

Cuộc khủng hoảng Ukraine rõ ràng là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự hợp tác công nghệ quốc phòng giữa Trung Quốc và Nga, tuy nhiên, sự hợp tác đó đã từng xảy ra trong quá khứ với việc Moscow đã trả một cái giá đắt.


Nga rõ ràng sẽ cân nhắc một cách khôn ngoan về những gì đã xảy ra trước đây để thấy liệu việc bán vũ khí cho Trung Quốc có gây ra những thách thức gì về mặt dài hạn hay không.


Vụ mua bán phi cơ lớn giữa Moscow và Bắc Kinh hồi thập niên 1990 liên quan tới SU-27 Flanker thế hệ bốn, là loại phi cơ hiện vẫn đang rất được chuộng. Khi đó, Moscow đã không bán các thiết bị quân sự dùng công nghệ tân tiến cho Bắc Kinh kể từ sau khi hai bên căng thẳng với nhau do các vụ đụng độ đường biên.


Khi Liên Xô sụp đổ vào cuối 1991, ngành công nghiệp vũ khí của Nga đã rơi vào cảnh khó khăn. Nga có rất nhiều vũ khí có thể giúp Trung Quốc vượt qua được nhiều bước phát triển công nghệ quân sự, cho nên việc hợp tác có vẻ là điều hợp lý.


Về phần mình, có được công nghệ quân sự tân tiến nhất là điều vô cùng quan trọng và tới 1991, Bắc Kinh đã coi đây như điều quan trọng hàng đầu. Các chiến lược gia Trung Quốc đã kinh ngạc về tốc độ áp đảo các lực lượng Iraq mà phía Hoa Kỳ thể hiện trong Cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc nhận thức được rằng hầu hết những vũ khí mà họ có được đã là đồ cổ lỗ, và công nghệ Nga tuy chưa tân tiến bằng của Mỹ vẫn sẽ giúp họ tiến tới hiện đại hóa tốt hơn.


Hồi 1991, Moscow bán cho Bắc Kinh lô hàng gồm 24 phi cơ SU-27 trị giá khoảng 1 tỷ đô la. Năm 1995, Trung Quốc mua 24 chiếc SU-27 nữa từ Nga và lô hàng được giao vào 1996. Cùng năm, Trung Quốc và Nga tăng cường quan hệ đối tác khi Bắc Kinh trả khoảng 2,5 tỷ USD để được cấp phép sản xuất thêm khoảng 200 chiếc SU-27 tại Công ty Máy bay Thẩm Dương.


Hợp đồng này có một điều khoản quan trọng là phiên bản SU-27 của Trung Quốc, trong đó có dùng các thiết bị nhập khẩu từ Nga gồm thiết bị hàng không, radar và máy, sẽ không được phép xuất khẩu đi nước khác. Nga khi đó lo rằng Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ hoặc học lỏm đủ về SU-27 để đến một ngày sẽ đem bán cho bên thứ ba và do đó sẽ khiến Nga thiệt hại nhiều tỷ đô la bán chiến đấu cơ phản lực.


Đáng tiếc cho Nga là thỏa thuận này đã kết thúc trong tai họa. Sau khi lắp được khoảng 100 chiếc phi cơ gì đó, Trung Quốc đã hủy hợp đồng vào năm 2004. Bắc Kinh nói các phi cơ loại này không còn đáp ứng tiêu chuẩn của mình. Ba năm sau, Trung Quốc hoàn toàn vứt bỏ hợp đồng sang một bên và phát triển một loại chiến đấu cơ mới, J-11.


Chiếc phi cơ này trông hoàn toàn là bản sao của SU-27. Trung Quốc bác bỏ việc mình sao chép và nói chiếc máy bay hầu như toàn dùng các thành phần tự chế tạo và Trung Quốc đã tự phát triển được thiết bị hàng không, thiết bị radar của mình.



CÔNG MINH




Tổng thống Nga Putin ký thỏa thuận liên minh với Nam Ossetia

Tổng thống Nga Putin ký thỏa thuận liên minh với Nam Ossetia

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp lãnh đạo Nam Ossetia Leonid Tibilov tại Điện Kremlin (Nguồn: AP)



Theo AFP, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/3 đã ký kết thỏa thuận liên minh với vùng lãnh thổ Nam Ossetia. Theo đó, Kremlin chính thức chịu trách nhiệm bảo vệ cho nước cộng hòa tự xưng này, nơi mà quân đội Nga từng đưa quân vào trong cuộc chiến ngắn ngày với Gruzia năm 2008.

Lễ ký kết được diễn ra tại Moskva, vào thời điểm tròn một năm sau khi Nga tiến hành sáp nhập Crimea từ Ukraine.


Tổng thống Nga Putin đã ca ngợi thỏa thuận mang tính dấu mốc này sẽ giúp tăng cường quan hệ gần gũi hơn nữa giữa Nga và Nam Ossetia.


“Một thỏa thuận an ninh và phòng thủ chung đã được thiết lập giữa hai nước chúng ta, bộ phận hải quan hai nước sẽ được tích hợp và đường biên giới sẽ trở nên rộng mở,” ông Putin nói.


Theo AFP, quyết định mới này của Nga nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía phương Tây, trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên đang trở nên lạnh nhạt từ sau những gì xảy ra tại Ukraine./.



5 sự kiện quân sự thế giới nổi bật trong ngày

5 sự kiện quân sự thế giới nổi bật trong ngày

Rất thích và khâm phục


Rất thích và khâm phục


Linh Trần

Hiệu trưởng trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) - ngôi trường xảy ra học sinh đánh nhau đang gây xôn xao dư luận - đã xin từ chức. “Rất thích và khâm phục”, “Việc làm của những con người có trách nhiệm và tự trọng”, “Có lòng tự trong cao cả của nghề nghiệp”, “Tôi ngưỡng mộ ông”… Đó là những dòng chia sẻ của cộng đồng với thầy giáo Phan Thanh Nguyên - người vừa tự nhận hình thức kỷ luật là xin được cách chức hiệu trưởng.



Căng thẳng với Mỹ, Nga liệu có bán các “siêu vũ khí” cho Trung Quốc?

Căng thẳng với Mỹ, Nga liệu có bán các “siêu vũ khí” cho Trung Quốc?
Căng thẳng với Mỹ, Nga liệu có bán các “siêu vũ khí” cho Trung Quốc?

Trung Quốc đã mua của Nga hai lô hàng, mỗi lô 24 chiếc SU-27 hồi thập niên 1990.




Theo tác giả Harry J.Kazianis của một bài viết trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest, tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc nâng cao lên vị thế nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine.

Vì sao lại là Nga?


Trong những năm tới, nếu như Trung Quốc kết hợp được các công nghệ quân sự tân tiến có sẵn của mình, như hỏa tiễn tầm xa đạt độ chính xác cao thì rất có thể đó sẽ là một cơn ác mộng cho Hoa Kỳ và các đồng minh, vốn đang làm mọi điều có thể để đảm bảo quyền có thể tiếp cận được tới các vùng then chốt ở châu Á - Thái Bình Dương, BBC dẫn nguồn nationalinterest cho hay.


Trung Quốc trong mấy năm qua đã phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, mẫu hệ thống hỏa tiễn đạn đạo đối hải phức tạp và các căn cứ tấn công trên biển bằng hỏa tiễn tuần du. Các hệ thống đó không phải là thứ dễ làm đối với bất kỳ quốc gia nào.


Nếu như Bắc Kinh tìm được một bên sẵn sàng hợp tác, một quốc gia đã có sẵn các công nghệ đó thì sự hợp tác sẽ đem lại cho Bắc Kinh cú nhảy vọt cần thiết để có được những hệ thống vũ khí tân tiến.


Về phần mình, Nga đang muốn trả đũa về cuộc khủng hoảng Ukraine, rất có thể sẽ muốn đứng vào vai trò hỗ trợ đó.


Tác giả Harry J. Kazianis đưa ra một bối cảnh giả định: Phương Tây quyết định đã đến lúc trang bị vũ khí cho Ukraine. Nga quyết định cần phải phản công, và không chỉ phản công ở châu Âu. Khi đó, ông Putin sẽ muốn tìm kiếm trên toàn cầu xem đâu là nơi mà Nga có thể sử dụng một cách tốt nhất để phản công, và không nơi nào tốt hơn là tăng cường quan hệ đối tác với Trung Quốc, một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở châu Á.


Nga có thể giúp gì cho Trung Quốc nếu hai bên hợp tác?


Trung Quốc đang muốn tăng cường khả năng tạo vùng không tiếp cận trên không, và có những đồn đoán là Bắc Kinh sẽ mua phi cơ SU-35 của Nga, mà việc mua bán sẽ được chính thức hóa một khi phương Tây cấp vũ khí cho Ukraine.


Với khả năng hoạt động rộng hơn so với loại phi cơ PLAAF-SU-27/J-11 hiện nay, SU-35 sẽ khiến Trung Quốc có khả năng triển khai các chiến đấu cơ phản lực tân tiến trong thời gian dài hơn ở biển Hoa Đông, cải thiện được mức độ hiệu quả của việc tuần tra trên biển ở nơi gần đây được tuyên bố là Vùng Định dạng Phòng không ở biển Hoa Đông (ADIZ).


Loại phi cơ này sẽ áp đảo được hầu hết các chiến đấu cơ khác ở Á châu (chỉ thua F-22 và F-35), và lấp được chỗ trống cho tới khi Bắc Kinh có thể cho ra được chiến đấu cơ theo thiết kế thế hệ năm của mình.


Trên biển, vẫn nhờ vào sự hợp tác với Nga, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường được năng lực hoạt động ngầm dưới mặt nước nhờ vào việc mua các tàu ngầm mới. Vấn đề này đã được gắn liền với các tường thuật trên truyền thông về khả năng mua SU-35 từ mấy năm qua.


Công nghệ tàu ngầm mới sẽ đóng vai trò then chốt cho sức mạnh Trung Quốc, không chỉ về khả năng triển khai tàu nhiều chức năng dưới biển mà còn bởi Bắc Kinh rất có thể sẽ cóp nhặt, sao chép công nghệ mới từ những con tàu này. Chưa kể Trung Quốc cũng có vẻ quan tâm tới việc cải thiện công nghệ chống tàu ngầm (ASW), vốn là điểm yếu của Bắc Kinh.


Tuy hiện chưa có lời nhắc cụ thể nào về thỏa thuận tàu ngầm giữa Nga và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là Moscow có thừa kinh nghiệm để giúp đỡ cho Trung Quốc trong lĩnh vực này.





Liệu có điều gì khiến Nga lưỡng lự?

Cuộc khủng hoảng Ukraine rõ ràng là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự hợp tác công nghệ quốc phòng giữa Trung Quốc và Nga, tuy nhiên, sự hợp tác đó đã từng xảy ra trong quá khứ với việc Moscow đã trả một cái giá đắt.


Nga rõ ràng sẽ cân nhắc một cách khôn ngoan về những gì đã xảy ra trước đây để thấy liệu việc bán vũ khí cho Trung Quốc có gây ra những thách thức gì về mặt dài hạn hay không.


Vụ mua bán phi cơ lớn giữa Moscow và Bắc Kinh hồi thập niên 1990 liên quan tới SU-27 Flanker thế hệ bốn, là loại phi cơ hiện vẫn đang rất được chuộng. Khi đó, Moscow đã không bán các thiết bị quân sự dùng công nghệ tân tiến cho Bắc Kinh kể từ sau khi hai bên căng thẳng với nhau do các vụ đụng độ đường biên.


Khi Liên Xô sụp đổ vào cuối 1991, ngành công nghiệp vũ khí của Nga đã rơi vào cảnh khó khăn. Nga có rất nhiều vũ khí có thể giúp Trung Quốc vượt qua được nhiều bước phát triển công nghệ quân sự, cho nên việc hợp tác có vẻ là điều hợp lý.


Về phần mình, có được công nghệ quân sự tân tiến nhất là điều vô cùng quan trọng và tới 1991, Bắc Kinh đã coi đây như điều quan trọng hàng đầu. Các chiến lược gia Trung Quốc đã kinh ngạc về tốc độ áp đảo các lực lượng Iraq mà phía Hoa Kỳ thể hiện trong Cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc nhận thức được rằng hầu hết những vũ khí mà họ có được đã là đồ cổ lỗ, và công nghệ Nga tuy chưa tân tiến bằng của Mỹ vẫn sẽ giúp họ tiến tới hiện đại hóa tốt hơn.


Hồi 1991, Moscow bán cho Bắc Kinh lô hàng gồm 24 phi cơ SU-27 trị giá khoảng 1 tỷ đô la. Năm 1995, Trung Quốc mua 24 chiếc SU-27 nữa từ Nga và lô hàng được giao vào 1996. Cùng năm, Trung Quốc và Nga tăng cường quan hệ đối tác khi Bắc Kinh trả khoảng 2,5 tỷ USD để được cấp phép sản xuất thêm khoảng 200 chiếc SU-27 tại Công ty Máy bay Thẩm Dương.


Hợp đồng này có một điều khoản quan trọng là phiên bản SU-27 của Trung Quốc, trong đó có dùng các thiết bị nhập khẩu từ Nga gồm thiết bị hàng không, radar và máy, sẽ không được phép xuất khẩu đi nước khác. Nga khi đó lo rằng Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ hoặc học lỏm đủ về SU-27 để đến một ngày sẽ đem bán cho bên thứ ba và do đó sẽ khiến Nga thiệt hại nhiều tỷ đô la bán chiến đấu cơ phản lực.


Đáng tiếc cho Nga là thỏa thuận này đã kết thúc trong tai họa. Sau khi lắp được khoảng 100 chiếc phi cơ gì đó, Trung Quốc đã hủy hợp đồng vào năm 2004. Bắc Kinh nói các phi cơ loại này không còn đáp ứng tiêu chuẩn của mình. Ba năm sau, Trung Quốc hoàn toàn vứt bỏ hợp đồng sang một bên và phát triển một loại chiến đấu cơ mới, J-11.


Chiếc phi cơ này trông hoàn toàn là bản sao của SU-27. Trung Quốc bác bỏ việc mình sao chép và nói chiếc máy bay hầu như toàn dùng các thành phần tự chế tạo và Trung Quốc đã tự phát triển được thiết bị hàng không, thiết bị radar của mình.



CÔNG MINH




[Photo] Arsenal buồn bã chia tay giấc mơ Champions League

[Photo] Arsenal buồn bã chia tay giấc mơ Champions League

Arsenal đã có chiến thắng 2-0 trên sân Monaco ở lượt về vòng 1/8, nhưng vẫn phải ngậm ngùi nói lời chia tay Champions League bởi luật bàn thắng sân khách (hòa 3-3 sau hai lượt trận).


Lâm Anh (Vietnam+)



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.