Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Rafael Nadal chính thức trở lại ngôi số 1 thế giới

Rafael Nadal chính thức trở lại ngôi số 1 thế giới
Rafael Nadal đã chính thức trở lại ngôi số 1 thế giới sau khi Tomas Berdych quyết định bỏ cuộc giữa chừng (khi set 1 đang có tỷ số 4-2 nghiêng về Nadal) ở trận bán kết China Open 2013 vì chấn thương lưng.

Ngôi số 1 thế giới chính là phần thưởng xứng đáng cho Nadal, sau những gì anh đã thể hiện kể từ đầu mùa giải đến giờ - 10 danh hiệu, trong đó có 2 chức vô địch Grand Slam (Roland Garros và US Open).


Tuy nhiên, ngôi số 1 này sẽ trở nên ngọt ngào hơn rất nhiều nếu như ở trận chung kết anh sẽ gặp lại Novak Djokovic và giành chiến thắng trước chính tay vợt người Serbia này.


Ở trận bán kết 2 China Open, Novak Djokovic (người đang bảo vệ 500 điểm thưởng) sẽ có cuộc đối đầu với Richard Gasquet - tay vợt đang thi đấu rất tốt tại giải đấu năm nay.


Còn ở trận bán kết chóng vánh vừa diễn ra, Nadal dù không có sự khởi đầu tốt khi để Berdych dẫn trước 2-1. Tuy nhiên, anh đã nhanh chóng giành lại thế trận và giành chiến thắng 3 game sau đó, vươn lên dẫn ngược 4-2.


Sau game đấu này, Berdych đã dính chấn thương ở lương và phải nhờ đến sự chăm sóc của nhân viên y tế. Sau khi được chăm sóc, anh đã trở lại nhưng khi tỷ số ở game thứ 7 đang là 15-40, Berdych đã xin bỏ cuộc, đồng nghĩa Nadal giành chiến thắng để trở lại ngôi số 1.


Như vậy, sau 19 lần gặp nhau, Rafael Nadal đã nâng số trận thắng của mình trước Berdych lên con số 16 nhưng có lẽ đây là chiến thắng dễ dàng nhất của anh trước tay vợt này.


Ở mùa này, Nadal gặp Berdych tổng cộng 4 lần và có tới 3 lần diễn ra trên mặt sân cứng ở Indian Wells và Cincinati và giờ là China Open - tất cả đều là những trận bán kết.


Hai lần trước, Rafa thắng trong 2 set để bước vào trận chung kết, rồi sau đó giành chức vô địch ở Masters 1000 trên sân cứng. Nếu tiếp tục phong độ như hiện tại, Rafa hoàn toàn có thể nghĩ tới danh hiệu thứ 11 trong năm 2013 này.



Chia sẻ từ người thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ từ người thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Bức ảnh Võ Thành Trung thơm ông nội là Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chụp năm 1966.



Trên trang cá nhân của mình, Võ Thành Trung - con trai của Võ Hồng Nam (là con út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) với bà Mạc Thúy Hường - đã nghèn nghẹn kể lại khoảnh khắc đẹp nhất đời mình: "Ông ơi, sao tim con nghẹn lại. Một ngày mùa đông năm 1996, vừa tiếp khách xong, ông gọi con lại khi thấy con chơi ngoài vườn, "thơm ông nào", ông kéo con lại gần hơn. Chắc con sẽ không bao giờ nhớ được khoảnh khắc này với trí nhớ không hề tốt của con sau 17 năm. May mắn vào lúc ấy, có một bác trong đoàn khách đã dùng ống kính tele ghi lại. Đôi khi những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời mỗi người lại được ghi lại bởi một người lạ. Thương ông, nhớ ông! Cảm ơn bác đã chụp tấm hình này. Ba tôi có 21 tấm tất cả, nếu có ai biết người đã chụp tập hình này, có thể giúp T có những cầm hình còn lại được không ạ? Cảm ơn mọi người".

Còn với Võ Hoài Nam - anh trai của Võ Thành Trung - "thời gian như ngừng lại", Nam viết trên trang cá nhân: "Xin cảm ơn tất cả mọi người về những lời nhắn gửi và tình cảm dành cho ông mình, những lời động viên cho gia đình và Nam!!! Đối với mình, thời gian như ngừng lại và thực sự chỉ biết là nhớ ông rất nhiều".



Trên chuyến xe về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay trong đêm

Trên chuyến xe về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay trong đêm

Ngay sau khi biết tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần vào chiều tối ngày 4/10/2014, nhóm PV chúng tôi đã ngay lập tức nhận nhiệm vụ cho chuyến đi trở về nơi sinh thành của Đại tướng - mảnh đất Lệ Thủy, Quảng Bình.


Trên chuyến xe đường dài Hà Nội - Quảng Bình, một cảm giác buồn, bâng khuâng, hẫng hụt trước "chuyến đi gặp Bác Hồ" của Đại tướng cứ hiển hiện trong tâm trí chúng tôi.


Và những cảm xúc đó trong chúng tôi đã nhanh chóng nhận được sự tương đồng, đồng cảm của các vị khách cùng đi trên chuyến xe. Bởi họ cũng sững sờ, bàng hoàng khi nhận được tin dữ này.


“Tôi vinh dự và tự hào là một người con được sinh ra ở mảnh đất Quảng Bình, quê hương của Đại tướng.


Tối qua, khi biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, thực sự, tôi đã cảm thấy buồn và hụt hẫng rất khó tả khi một vị tướng tài ba, có nhiều đóng góp to lớn cho dân tộc, tổ quốc nay không còn nữa.


Sự mất mát này là sự mất mát chung của toàn dân tộc và quê hương Quảng Bình chúng tôi… ”, anh Nguyễn Văn Hoài (sinh năm 1982, quê Quảng Trạch, Quảng Bình) chia sẻ.


Dù đã biết thông tin Đại tướng từ trần vào tối qua, nhưng khi chúng tôi hỏi, ông Đặng Quốc Bình, sinh năm 1963, quê ở Hàng Điếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội vẫn không giấu được cảm xúc.



Ông Đặng Quốc Bình, quê Hà Nội.


Ông Đặng Quốc Bình, quê Hà Nội.



“Tôi là người quen biết với con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng khi nghe thông tin cụ từ trần vào tối qua, tôi vẫn thực sự sững sờ và một cảm giác trống trải, hụt hẫng, suy nghĩ rất nhiều về con người đã làm nên lịch sử. Tôi có việc đi vào Kon Tum nhưng sẽ cố gắng thu xếp công việc ra sớm nhất để kịp tới thăm và chia buồn với gia đình Đại tướng.


Sự ra đi của Đại tướng là nỗi mất mát vô cùng lớn lao của dân tộc, đất nước ta và kể cả trên toàn thế giới”, ông Bình sụt sùi nói.


Chưa được biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần trong tối qua nhưng ngay sau khi được những người trên chuyến xe nói chuyện, ông Đào Văn Nam (quê Lạng Giang, Bắc Giang) đã không giấu được nỗi buồn.


“Đại tướng mất thật rồi sao… Ông là một vị tướng liêm khiết, có rất nhiều cống hiến to lớn cho đất nước, sự ra đi của ông là mất mát lớn của toàn dân tộc. Xin cho tôi được gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình của Đại tướng”, ông Nam xúc động nói.


Còn chị Đào Thị Thuận, sinh năm 1974, quê Thái Bình cũng bày tỏ: “Tôi không được nghe nhiều về Đại tướng nhưng hay tin Đại tướng từ trần, tôi thực sự thấy rất buồn và xin được gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình của ông”.



Chị Đào Thị Thuận thẫn thờ khi nghe thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.


Chị Đào Thị Thuận thẫn thờ khi nghe thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.



Cũng như vậy, khi nghe tin Đại tường từ trần, anh Bùi Văn Tuấn, lái xe chở chúng tôi đã sững người lại và không thể diễn tả hết được cảm xúc của mình.



Anh Bùi Văn Tuấn, đại diện hãng xe Việt Tân chạy tuyến Hà Nội - Kon Tum.



Anh Bùi Văn Tuấn, lái xe hãng xe Việt Tân chạy tuyến Hà Nội - Kon Tum.




“Đại tướng là một vị tướng tài ba của dân tộc, ông đã cống hiến cả cuộc đời cho tổ quốc, nhân dân. Nay ông không còn nữa, đó là một sự mất mát lớn lao của cả dân tộc…”, anh Tuấn bùi ngùi.


Ai trên chuyến xe cũng có tâm trạng nghèn nghẹn nơi cổ họng khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp . Chúng tôi mới đi được nửa chặng đường nhưng cảm giác về mất mát người ruột thịt trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của ông thấy hiện hữu quanh đây.


TIN MỚI NHÂT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP :




Mỹ: Lao xe vào Nhà Trắng vì "được Obama gọi”

Mỹ: Lao xe vào Nhà Trắng vì "được Obama gọi”



Thứ bẩy, 05/10/2013, 12:00 (GMT+7)



Ngày 4/10, cảnh sát Mỹ xác định người phụ nữ đâm xe vào trạm kiểm soát an ninh trước Nhà Trắng và gây ra vụ rượt đuổi, nổ súng gay cấn ở trung tâm thủ đô Washington của Mỹ là một phụ tá nha sĩ đến từ Connecticut có tiền sử tâm thần.


Ông Michael McCaul, chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ cho biết người phụ nữ có tên Miriam Carey này có những vấn đề về thần kinh nghiêm trọng khiến cô này tin rằng Tổng thống Obama đang tìm cách liên lạc với mình thông qua sóng vô tuyến.


 - 1


Miriam Carey tin rằng Tổng thống Obama đang gọi mình bằng sóng vô tuyến


Cảnh sát cho biết hiện FBI đang điều tra xem nghi phạm này đã ở Washington được bao lâu và tại sao cô ta lại đi từ Connecticut tới thủ đô.


Cuộc truy đuổi gay cấn này diễn ra ở trước Nhà Trắng hôm thứ Năm sau khi Carey lái xe lao thẳng vào rào chắn an ninh đang được dựng tạm trước tòa nhà nơi các nghị sĩ đang thảo luận biện pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính phủ đóng cửa.


Sau khi thất bại trong việc chặn người phụ nữ này lại, Cảnh sát Đô thành và mật vụ Mỹ đã liên tiếp nổ súng vào xe của Carey, và giết chết người phụ nữ này khi chiếc xe của cô ta mắc kẹt trên dải phân cách. Vụ đuổi bắn kinh hoàng này đã gây nên tình trạng náo loạn trong thành phố, nơi đã diễn ra vụ thảm sát kinh hoàng khiến 12 người thiệt mạng tại sở chỉ huy Hải quân Mỹ cách đây 2 tuần.


 - 2


Một chiếc xe cảnh sát bị nghi phạm đâm bẹp dúm


Cảnh sát cho biết nghi phạm này không có liên hệ gì với khủng bố, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy cô ta mang theo vũ khí, và đây chỉ là một vụ việc “đơn lẻ”.


Trong suốt quá trình đuổi bắt này, cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều phải tạm ngừng làm việc, bài phát biểu của một nghị sĩ bị cắt nửa chừng, còn Cảnh sát Quốc hội phát đi một thông điệp trên hệ thống vô tuyến khẩn cấp yêu cầu mọi người ở yên trong nhà và tránh xa cửa sổ.


Bà Idella Carey, mẹ của nghi phạm cho biết Carey bắt đầu mắc chứng trầm cảm sau sinh từ hồi tháng 8 năm ngoái, khi cô con gái Erica của cô này chào đời.


Bà Idella cho biết con gái của mình chưa hề có hành vi bạo lực trước đây và bà không hiểu tại sao cô tại lại tới Washington D.C, vì Carey nói với bà rằng đang đưa con gái đi khám bác sĩ ở Connecticut.


Cảnh sát Connecticut đã xin lệnh khám nhà Carey, và tại đây họ phát hiện một số bột trắng. Hiện vụ việc vẫn được cảnh sát điều tra.



Vụ chìm tàu ở Ý: Cô gái sống lại kỳ diệu

Vụ chìm tàu ở Ý: Cô gái sống lại kỳ diệu



Thứ bẩy, 05/10/2013, 11:00 (GMT+7)



Một cô gái trẻ người Eritrea đã sống sốt một cách kỳ diệu giữa một đống thi thể được các nhân viên cứu nạn vớt lên sau khi một con thuyền chở dân tị nạn bị đắm ở ngoài khơi đảo Lampedusa, Ý khiến khoảng 300 người thiệt mạng.


Sau khi được vớt lên bờ và được coi như là đã chết, cô gái trẻ 24 tuổi Kebrat đột nhiên giãy giụa và nôn ra nước biển cùng với dầu máy. Các nhân viên y tế ngay lập tức hồi sức cấp cứu cho cô và điều trực thăng đưa cô đến một bệnh viện ở Palermo.


 - 1


Cô Kebrat đang được các nhân viên y tế chăm sóc


Hiện Ý đang công bố quốc tang 1 ngày tưởng niệm các nạn nhân trong vụ chìm tàu này và các nhân viên cứu hộ đang khẩn trương tìm kiếm cứu nạn tại nơi con tàu dài 20 mét này bị lật úp trên biển cách đất liền khoảng 1 hải lý hôm thứ Năm, nơi họ mô tả là “giống như cảnh tượng trong phim Titanic”.


Ngư dân tham gia cứu hộ Domenico Colapinto kể lại: “Họ bị phủ đầy dầu nhớt và bị tuột khỏi tay chúng tôi. Tôi nắm lấy tay một phụ nữ nhưng không thể giữ nổi được cô ấy vì quá trơn. Cô ấy chìm xuống nước và tôi hét lên ‘nắm lấy tay tôi’. Cô ấy nhìn tôi nhưng không thể thốt nên lời, cô ấy đã kiệt sức. Tôi nhìn cô ấy chìm dần mà không thể kêu lên một tiếng khi cô ấy nhìn thẳng vào mắt tôi.”


Con tàu chở khoảng 500 người tị nạn này bị lật khi một ngọn lửa bùng lên trên tàu khi vừa mới rời khỏi cảng Misurat ở Libya.


Cô Kebrat kể rằng mọi người trên tàu đã rất hoảng loạn khi ngọn lửa bùng lên, và nhiều khả năng vụ cháy này là do một người tị nạn đốt một chiếc chăn để thu hút sự chú ý của nhà chức trách trên đất liền cách đó khoảng 1 km.


 - 2


Nhân viên cứu hộ vớt người tị nạn bị chìm tàu


Cô nói: “Ngọn lửa đó bùng lên phá hủy con tàu. Chúng tôi bắt đầu la hét và nhảy xuống biển. Tôi bơi với toàn bộ sức lực của mình, và tôi nhìn thấy nhiều người chết đuối ngay bên cạnh. Tôi đã nghĩ rằng mình cũng sẽ chết, nhưng thật may là tôi còn sống. Tôi đã đến được Ý sau nhiều năm tuyệt vọng, và tôi sẽ cố gắng tìm một công việc và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.”


Các nhân viên cứu hộ Ý đã tìm cách cứu được 155 người và vớt được 111 thi thể, tuy nhiên với khoảng 250 người hiện đang mất tích, nhà chức trách Ý lo ngại rằng thiệt hại về nhân mạng trong vụ chìm tàu này sẽ tăng lên hơn 300 người.


Thời tiết không thuận lợi đã ngăn cản các thợ lặn và nhân viên cứu hộ vớt các thi thể còn bị mắc kẹt bên trong con tàu đang nằm dưới đáy biển sâu gần 40 mét.


 - 3


Các thi thể được đưa lên bờ


Bác sĩ Pietro Bartolo, người tham gia vào chiến dịch cứu hộ cho biết: “Có những lúc có tới 5 tàu đánh cá chất đầy các thi thể cập bờ, trong đó có nhiều thi thể trẻ em. Chúng tôi đã phải dùng hết quan tài hiện có. Trong nhiều năm làm việc ở đây, tôi chưa từng chứng kiến thảm kịch nào như thế này.”


Nhà chức trách Ý đã phải biến một nhà để máy bay thành một nhà xác tạm thời, trong khi những người sống sót được đưa tới một trại tị nạn.



Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu

Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu
Chiều 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời ở tuổi 103. Sự ra đi của Đại tướng là mất mát to lớn đối với nhân dân Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế.

Sáng 5/10, chúng tôi có mặt tại khu vực ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) – nơi Đại tướng và gia đình sống hơn nửa thế kỉ qua. Sự yên bình, tĩnh lặng vẫn bao phủ ngôi nhà như khi Đại tướng vẫn còn sống nơi đây. Các chiến sỹ cảnh vệ, những nhân viên vẫn tận tâm canh gác, chăm sóc ngôi nhà như mọi ngày.


Nhiều người dân khi đi qua khu vực ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu đều đi chậm hoặc dừng hẳn lại, ngoái nhìn vào phía trong. Một số người ghé vào cổng trực ban để hỏi han tình hình rồi quay ra với khuôn mặt buồn rười rượi, có người đưa tay lau vội dòng nước mắt đang lăn dài trên má.


Tất cả dường như chưa tin vào sự thật rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi mãi mãi!


Một số hình ảnh trong buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời tại một số nơi ông từng gắn bó:


Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu 1

Ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu - nơi Đại tướng và gia đình sống gần 60 năm qua - tĩnh lặng trong buổi sáng đầu tiên sau khi ông qua đời.

Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu 2

Các chiến sĩ cảnh vệ vẫn nghiêm trang canh gác.


Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu 3

Nhiều người đi qua khu vực nhà Đại tướng đều đi chậm lại, ngoái đầu nhìn vào phía trong.


Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu 4

Có người ghé vào tận nơi để hỏi rõ thông tin. Tất cả dường như vẫn chưa tin vào sự thật rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mãi mãi ra đi.




Buổi sáng đầu tiên sau khi Đại tướng qua đời tại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu 5

Trong khi đó, khu vực bên ngoài bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - nơi Đại tướng nằm điều trị từ năm 2009 và qua đời tại đây vào chiều 4/10/2013 - vắng vẻ hơn mọi ngày.



Khoảnh khắc trên báo nước ngoài của Tướng Giáp

Khoảnh khắc trên báo nước ngoài của Tướng Giáp
(VTC News) - Cùng nhìn lại những hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đưa trên các tờ báo nước ngoài uy tín.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đó là Bộ trưởng Nội vụ chụp ảnh cùng cố chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1950. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (phải) đọc mệnh lệnh quân sự đầu tiên tại tỉnh Cao Bằng, Việt Nam ngày 22/12/1944. Đại tướng Võ Nguyên Giáp tưởng niệm các anh hùng đã ngã xuống trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại nghĩa trang Điện Biên Phủ, Việt Nam ngày 18/4/2004. Đại tướng Võ Nguyên Giáp vỗ tay trong một sự kiện ở Hà Nội ngày 28/5/2008 . Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/4/2006. Tổng thống Venezuela Hugo Chavez (trái) tặng thanh gươm cho Đại tướng Võ Nguyên giáp như một món quà gửi tới vị tướng huyền thoại của Việt Nam ngày 1/8/2006 tại Hà Nội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ôm Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tại nhà của ông ở Hà Nội, Việt Nam ngày 1/8/2006. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời chiến tranh Việt Nam McNamara trong cuộc gặp lịch sử ở Hà Nội năm 1995. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nữ nhà báo Mỹ Catherine Karnow năm 1994. Con trai cố Tổng thống Mỹ John Kennedy (Bên phải) trong một lần thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng vợ và con gái Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc gặp với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara.



'Lấp đất đến cổ con, tôi bủn rủn chân tay'

'Lấp đất đến cổ con, tôi bủn rủn chân tay'

Suốt ngày 4/10, chị Lê Thị Cẩm Trúc - người mẹ bị cho là “chôn sống” con ở khu vực 8, phường An Bình (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) khóc đến sưng cả mắt. Được người thân an ủi, sản phụ 39 tuổi nằm thiêm thiếp trên giường, kể bằng giọng đứt đoạn về cuộc sống cơ cực và đêm “định mệnh” tự vượt cạn rồi mang con gái ra lùm cây đào đất chôn.











be-gai-so-sinh-9198-1380901599.jpg

Bé gái suýt bị mẹ chôn sống khi mới chào đời. Ảnh: Trà Giang



Theo chị Trúc, gia đình rất nghèo, không có vườn ruộng. Anh Trương Văn Nhân (43 tuổi, chồng chị Trúc) làm phụ hồ, chị không nghề nghiệp nên hàng ngày mò cua bắt ốc, ai thuê gì làm nấy. Đầu năm nay con trai lớn 15 tuổi phải bỏ học đi phụ bán cà phê kiếm tiền giúp cha mẹ.


Cuộc sống thiếu trước hụt sau, chị Trúc vay mượn khắp nơi để có tiền trang trải cuộc sống. Với lãi suất nóng từ 50-60%, không có tiền trả hàng tuần nên vợ chồng chị bị chủ nợ kê thêm nhiều lần khiến tổng nợ lên đến gần 200 triệu đồng, càng làm cho người phụ nữ nghèo quẫn trí.


“Có bầu 5 tháng tôi mới biết. Sợ mẹ chồng rầy nên tôi không dám hé môi, cố giấu đến đâu hay đến đó. Vài hôm trước tôi nhẩm tính gần đến ngày sinh nhưng không có tiền mua quần áo cho con. Tối 2/10 tôi đau bụng nhưng chồng không biết vì anh ấy đi làm hồ về, nhậu say lăn ra ngủ”, chị Trúc kể.


Hơn 19h, đau bụng dữ dội, chị Trúc tắt đèn đi xuống bếp khi mọi người đã ngủ. Gần 20 phút đau quằn quại, bé gái chào đời, lọt xuống nền gạch khóc thét lên nhưng không làm người nào trong nhà thức giấc.


"Vừa sợ, vừa đau, nghĩ đến gia đình nghèo không đủ điều kiện nuôi con khôn lớn tôi đau lòng lắm. Trong lúc quẩn trí, tôi bỏ con vào bọc, lấy bao quấn thêm bên ngoài. Ôm con ra lùm cây gần nhà, dùng dao đào đất, đặt xuống rồi phủ đất lên. Phủ đến cổ con, tôi hoa cả mắt, tay chân bủn rủn nên vội bỏ vào nhà vì không nỡ chôn sống con mình", người mẹ giàn giụa nước mắt.


Hơn 21h, nghe nhiều người xôn xao bên ngoài, chị Trúc nghi hàng xóm phát hiện con mình ngoài lùm cây nhưng không dám lên tiếng. Người mẹ vừa vứt đi núm ruột cố nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Khi trời sáng, chị quấn bụng cho to như còn mang bầu, thay quần áo cho con đi học rồi cầm búa ra sân chẻ hết đống củi nhằm qua mặt láng giềng.


"Trưa hôm đó biết con mình được vợ chồng cạnh nhà chăm sóc, tôi tạm an tâm nhưng nghe mẹ chồng chạy sang nói mọi người nghi bé gái là con tôi. Lúc đó tôi run bắn người nhưng cố giữ bình tĩnh. Chiều cùng ngày khi không nghe ai nhắc chuyện đứa bé bị bỏ rơi, tôi tạm an tâm lên giường nằm", chị Trúc kể.











ba-Cong-2815-1380901599.jpg

Bà Công tiếp tục nuôi dưỡng bé Trúc Mai. Ảnh: Trà Giang



Lúc này vợ chồng bà Đỗ Thị Công đặt tên cho bé gái là Trúc Mai vì "phát hiện gần nhà chị Trúc, bé nằm dưới gốc mai". Tối 3/10, cán bộ phụ nữ ấp đến chở chị Trúc lên công an phường An Bình. Tại đây, sản phụ bị tình nghi sinh con rồi vứt bỏ núm ruột nhưng chị Trúc gạt ngang, tìm cách “đánh trống lảng”. Khi nghe đoàn thể địa phương phân tích sai trái, công an phường đề nghị đưa vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe thai nhi thì sản phụ bật khóc và khai sự thật.


Theo chị Trúc, đêm qua tiếp tục thức trắng. "Đến 4h sáng nay tôi gọi chồng thức giấc rồi kể lại toàn bộ vụ việc vì nhận ra hành vi sai trái của mình. Chồng mắng tôi là ‘loài cầm thú’ rồi bỏ ra ngoài gọi điện cho cha mẹ".


Trung tá Phan Thanh Hồng, Trưởng công an phường An Bình cho biết đang bàn với Công an quận Ninh Kiều hướng xử lý vụ việc sao cho hợp tình, hợp lý, không trái quy định của pháp luật. Hiện vợ chồng bà Công tiếp tục chăm sóc bé Trúc Mai và chị Trúc có dấu hiệu suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng.


Lin Ca - Thạch Thảo



Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh của các tư lệnh!

Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh của các tư lệnh!

Ngày 25.8.2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 103 tuổi tính theo Âm lịch. Đây là một kỷ lục chưa từng có về tuổi thọ của Danh nhân Danh tướng ở nước ta cũng như trên thế giới từ thời xưa cho đến ngày nay! Đây không chỉ là niềm hạnh phúc lớn của Đại tướng và gia đình, mà còn là niềm vui lớn của quân đội, những người từng chiến đấu và chiến thắng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ huy tài năng của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp!


Cách đây hơn 20 năm, tôi đã được Đại tướng kể cho nghe về thời niên thiếu của mình. Đại tướng nói:



“Tôi sinh ngày 25.8.1911 trong một gia đình trung nông lớp dưới ở xã An Xá, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), nay gọi là thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Cha là Võ Quang Nghiêm, vừa dạy học vừa làm ruộng, cấy cày trên 2,5 mẫu công điền, cứ 3 năm xã chia lại một lần. Là một nhà nho yêu nước, đêm đêm, dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu, cha thường đọc bài vè “Thất thủ kinh đô”, tỏ lòng cảm phục Tôn Thất Thuyết, căm ghét Nguyễn Văn Tường. Mẹ tôi là Nguyễn Thị Kiên - cháu của một Lãnh binh Cần Vương yêu nước. Bà thường kể cho tôi nghe cảnh chạy loạn vào sâu trong dãy Ngàn Sơn mỗi khi có giặc Tây ruồng bố. Lời của mẹ cha đã reo rắc trong tôi lòng yêu nước và ghét Tây từ nhỏ.


Cha tôi là người khí tiết, đòi hỏi con cái phải nghiêm giữ gia phong. Cụ đặt tên tôi là Võ Nguyên Giáp, em trai là Võ Thuần Nho. Khi vào Huế học, tôi bỏ chữ Nguyên cho gọn, chỉ ghi tên là Võ Giáp. Khi tôi bị bắt vào tù, mật thám Pháp cũng ghi tên phạm nhân là Võ Giáp. Sau này cha biết được, bèn gọi về la mắng, yêu cầu tôi phải giữ chữ lót là Nguyên. Mãi đến năm 1935 tôi mới được ghi lại trong hồ sơ học bạ: Võ Giáp tức Võ Nguyên Giáp. Và tôi giữ tên này cho đến bây giờ.


Thuở nhỏ tôi học trường Tổng (bao gồm nhiều xã) từ lớp Đồng ấu, Dự bị, đến lớp Yếu lược, tương đương lớp 1, 2, 3 ngày nay. Những ngày không học, thường theo cha đi thăm ruộng, kết hợp mò cua bắt cá. Sau lên học tiếp ở trường Huyện 3 năm (lớp nhì đệ nhất niên, lớp nhì đệ nhị niên và lớp nhất). Ở trường Tổng cũng như trường Huyện đều đứng đầu lớp. Năm 13 tuổi (1924) thi đỗ Thủ khoa trường Huyện.


Quê tôi thời ấy đến ngày mùa thường có thuê phường gặt, ngày gặt ngoài đồng, tối về giã gạo, luôn miệng hát: “Khoan khoan hò khoan”. Do vậy mà tôi rất thuộc Hò giã gạo. Những năm mất mùa đói kém, nhà tôi phải đi vay thóc về giã mới có ăn. Sau mùa gặt hái, tôi cùng mẹ đi trả nợ, bị địa chủ Bá Hai ở Mỹ Lộc buộc phải đem thóc ra quạt mạnh cho bay hết hạt lép, cuối cùng chỉ còn lại hai phần ba. Mẹ tôi đành chịu, nhà nghèo lại càng nghèo, khiến lòng tôi vô cùng căm uất.


Đỗ xong tiểu học, nhờ có hai chị ruột buôn thúng bán bưng, tôi có tiền đi Huế thi vào trường Quốc học, nhưng thi hỏng phải về. Năm sau vào Huế tạm học trường tư, ở cùng nhà với anh Nguyễn Chí Điểu - người bạn thân nhất rồi trở thành người đồng chí chí cốt của tôi. Lên năm thứ ba, tôi được vào trường Quốc học, được ăn ở trong trường. Tôi bí mật đem sách báo vào đọc trộm. Nội trú thời ấy có tên giám thị rất độc ác, luôn rình mò học sinh như cú vọ. Tôi viết bài đả kích bằng tiếng Pháp: “À bas le tyran du Lycée! Đả đảo tên độc tài trường Quốc học!”.


Trong những năm học ở Huế, tôi luôn đứng đầu lớp, cùng hai anh Nguyễn Chí Điểu và Nguyễn Khoa Văn (sau này lấy bút danh là Hải Triều) tham gia phong trào đấu tranh bảo vệ cụ Phan Bội Châu bị giặc Pháp đem về quản thúc tại đây. Thứ năm nào, ba người cũng lên thăm cụ Phan. Trên tường nhà, cụ treo cả ảnh Lê-nin, Tôn Dật Tiên, Thích ca Mâu ni. Cụ Phan rất thương chúng tôi, có lần cụ nói: “Sau này tủ sách của cụ sẽ để lại cho cậu Giáp”. Qua tủ sách cụ Phan, nhóm “Bến Ngự” chúng tôi được đọc báo “Người cùng khổ” và “Việt Nam hồn”. Có cuốn tập nào đẹp, chúng tôi đều dành để chép những bài ca yêu nước.


Năm 1926, chúng tôi tham gia biểu tình đòi để tang cụ Phan Châu Trinh, tham gia bãi khóa chống việc đuổi học anh Nguyễn Chí Điểu. Bãi khóa xong, đến nhà thầy Võ Liêm Sơn; vào Sơn Trà, Mỹ Sơn quê đồng chí Phan Thanh. Thầy Võ Liêm Sơn là người đầu tiên dạy chúng tôi học chủ nghĩa Mác theo cuốn ABC du Marxisme do nhà xuất bản Quốc tế ấn hành, dạy tại nhà riêng. Thầy Sơn khuyên tôi đi làm cách mạng.


Năm 1927, anh Nguyễn Chí Điểu tổ chức tôi vào đảng Tân Việt. Tôi được xem báo cáo của Nguyễn Ái Quốc đọc tại Hội nghị quốc tế các dân tộc bị áp bức tại Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Tôi bắt đầu viết bài cho báo “Tiếng dân” của cụ Huỳnh Thúc Kháng dưới bút danh Vân Đình và làm việc ở Quan hải Tùng thư. Lần đầu tiên tôi gặp anh Phan Đăng Lưu ở đấy.


Năm 1928, tôi được chỉ định là Ủy viên Trung ương “dự bị” của đảng Tân Việt, phụ trách công tác tuyên huấn và giao thông.


Năm 1929, cùng các anh Nguyễn Chí Điểu và Nguyễn Khoa Văn thành lập “Việt Nam cộng sản liên minh”, rồi lần lượt đổi tên thành “Việt Nam cộng sản liên đoàn”, “Đông Dương cộng sản đảng”. Cũng năm ấy tôi đi Vinh để bàn việc chuyển Kỳ bộ đảng Tân Việt Trung kỳ thành đảng bộ Trung kỳ của Đông Dương cộng sản đảng; sau đó ra Hà Nội để triển khai việc thành lập Đông Dương cộng sản đảng trên phạm vi cả nước. Năm 1929 tôi cũng vào Sài Gòn vận động. Không may gặp vụ Barbier bị ám sát, các đồng chí Hà Huy Tập, Đào Xuân Mai bị bắt, tôi phải tìm cách lẩn tránh.


Sau khi Đào Duy Anh bị bắt, tháng 10.1930 tôi bị bắt ở Huế vì tham gia chi bộ Đảng ở toà báo “Tiếng Dân”. Lúc đầu bị kết án 2 năm tù treo, sau chuyển thành 2 năm tù ngồi. Ngồi tù 13 tháng thì được giảm án và đưa về quản thúc ở quê nhà.


Tôi tự thấy muốn tiếp tục làm cách mạng thì phải có trình độ học vấn ngày càng cao nên quyết tâm học cho hết bậc Tú tài, tức Trung học phổ thông ngày nay, đi sâu vào các môn Triết, Luật và Sử học. Tôi ra Vinh gặp anh Đặng Thai Mai vốn là giáo viên trường Quốc học Huế, đảng viên đảng Tân Việt. Thời gian này, tôi quen biết chị Quang Thái - nữ sinh trường nữ học Đồng Khánh Huế, gia đình ở Vinh và là em ruột chị Minh Khai. Tiếp đó anh Mai thu xếp cho tôi ra Hà nội ở nhờ nhà anh để tự học và luyện thi để năm 1933, lấy bằng tú tài Triết học phần thứ nhất (Bac Philo 1 - ère partie)…


Gặp lúc trường trung học An-be Xa-rô (Albert Sarraut) của Pháp mở lớp cho thí sinh tự do (candidat libre), tôi được vào học, đứng đầu lớp rồi thi đỗ Tú tài toàn phần (Bac complet) năm 1934. Đỗ xong tôi xin vào dạy ở trường Thăng Long để vừa hoạt động cách mạng, vừa có tiền học tiếp lên bậc đại học, nhằm lấy cho được bằng Cử nhân.


Trong quá trình tự học, tôi tham gia kỳ thi tổng hợp (Concours général) và đỗ Thủ khoa môn Kinh tế - Chính trị học với luận án “Tình hình thương mại và cán cân thanh toán ở Đông Dương”. Tiếp đó, lại đỗ đầu môn này trong kỳ thi học sinh giỏi toàn Đông Dương, rồi đỗ đầu trong kỳ thi lấy bằng Cử nhân Luật năm 1937.


Trong phong trào Mặt trận Dân chủ (1936 - 1939), tôi tham gia Ủy ban hành động nửa hợp pháp của Đảng, đấu tranh trên mặt trận báo chí, giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh sinh viên, cùng anh Trường Chinh viết cuốn “Vấn đề dân cày”. Năm 1936, tôi có dịp vào Sài gòn lần thứ hai để phổ biến tài liệu của Đông Dương Đại hội.


Tháng 9.1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Bọn phản động thuộc địa quay sang đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Tôi chuyển vào hoạt động bí mật. Sang năm 1940, anh Hoàng Văn Thụ, lúc bấy giờ là Bí thư Ban Chấp hành trung ương lâm thời, bảo tôi sửa soạn cùng anh Phạm Văn Đồng sang Vân Nam (Trung Quốc) gặp “Đại diện của Thượng cấp” do giao liên của Đảng dẫn đường…


Từ đó, tôi thoát ly gia đình và chuyển sang một thời kỳ hoạt động mới…”


Từ câu chuyện thời niên thiếu của Đại tướng cho chúng ta thấy ở Đại tướng: Lòng yêu nước được mẹ cha hun đúc từ thuở ấu thơ, là tinh thần khắc phục khó khăn, đam mê học tập của con nhà nghèo cộng với trí thông minh đặc biệt để không ngừng vuơn lên, có học vấn ngày càng cao, phục vụ cách mạng ngày càng hiệu quả!


Về thời kỳ được Bác Hồ giao nhiệm vụ và hoạt động ở Trung Quốc rồi về nước gây dựng cơ sở cách mạng ở Cao Bằng, tiến tới thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, chuẩn bị và tham gia cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ lịch sử và sách báo đã nói nhiều, tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm, trong thời kỳ chống Mỹ, bản lĩnh Võ Nguyên Giáp thể hiện trước hết ở chỗ không hề có ảo tưởng hòa bình sau Hiệp nghị Genève, sớm tiếp thu tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ là “Thắng lợi tuy lớn, nhưng mới chỉ là bước đầu, chúng ta còn phải đánh Mỹ!”.


Để có thể đánh thắng đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn, có quân đội hiện đại hơn thực dân Pháp nhiều lần, theo đề nghị của đồng chí và Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã sớm ra nghị quyết về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng ở miền Bắc. Sau 2 kế hoạch 5 năm, đến năm 1965, từ đơn thuần bộ binh, quân đội ta đã trở thành một quân đội có nhiều binh chủng và quân chủng.


Nhiều cán bộ đã được đi học tập ở các nước anh em; bản thân Đại tướng cũng đã sang Liên Xô học tập kinh nghiệm chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Nhờ vậy mà quân và dân ta không chỉ đánh bại được quân ngụy mà còn đánh bại được quân đội hiện đại của Mỹ và các nước chư hầu ở miền Nam, đánh bại được 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân Mỹ trên miền Bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược bằng siêu pháo đài bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng.











Peter Macdonald - nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh - nhận định: “Với 30 năm làm Tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy ở trình độ cao...

Cuộc đời của ông gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời đại”. Còn Nhà sử học Mỹ Cecil Curry thì cho rằng: “Ông không chỉ trở thành huyền thoại, mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất cả các thời đại”. Đại tướng Tổng tư lệnh duyệt binh trên quảng trường Ba Đình. Ảnh: Thế Trung - TTXVN.



Về chỉ đạo chiến lược, đó là chủ trương sớm mở đường chi viện cho miền Nam cả trên đất liền và trên biển, chỉ đạo phá Ấp chiến lược, kiên quyết và khôn khéo đấu tranh chống khuynh hướng không muốn tiến lên tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn ở miền Nam, không kịp thời xây dựng các Quân đoàn chủ lực gồm nhiều binh chủng hợp thành, hoặc coi chiến tranh cách mạng chỉ có tiến công và tiến công, không có phòng ngự…


Đó là chủ trương mở Mặt trận đường 9 để thu hút và kiềm chế địch; dự kiến sớm và đánh thắng Chiến dịch đường 9 Nam Lào, chọn hướng tiến công chủ yếu trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đó là việc phát huy trí tuệ tập thể để chọn hướng Tây Nguyên, đột phá vào nơi sơ hở và hiểm yếu của địch là Buôn Ma Thuột; tiếp đó là khẩn trương mở Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, không cho địch co cụm về Sài Gòn, khẩn trương phái lực lượng giải phóng quần đảo Trường Sa cùng lúc với vịệc nhanh chóng tiến về Sài Gòn với bản Mệnh lệnh lịch sử ngày 7.4.1975:


“Thần tốc! Thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và Toàn thắng!”


Không thể nào kể hết được tài chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một Tổng tư lệnh “văn võ song toàn” mà còn là một người chỉ huy “đức tài trọn vẹn”, xứng đáng là học trò gần gũi và xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Đại tướng luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Người là “Dĩ công vi thượng”, không đề cao cá nhân mà luôn đề cao vai trò của Hồ Chủ tịch, của tập thể Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương và Ban chấp hành trung ương; giữ vững nguyên tắc của Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh phục tùng sự phân công của lãnh đạo, kể cả trong trường hợp sự phân công ấy không phù hợp với cương vị và sở trường của mình; có ý thức tự kiềm chế và chờ đợi để giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo, nhất là khi có ý kiến khác nhau.


Trong quân đội, Đại tướng thường xuyên chăm lo bồi dưỡng cán bộ, thương yêu quý trọng những ngưòi có đức có tài, mở rộng dân chủ, lắng nghe ý kiến và phát huy trí tuệ của cấp dưới, khi gặp khó khăn thì cùng nhau bàn bạc để tìm cách vượt qua. Trong những ngày chiến đấu gay go ác liệt ở Điện Biên Phủ, Đại tướng đã nhiều lần viết thư tâm tình với chiến sĩ, nêu rõ thuận lợi, khó khăn của hai bên ta, địch, phương hướng phấn đấu của ta và triển vọng thắng lợi của chiến dịch để mọi người thông suốt, quyết tâm xông lên tiêu diệt địch.


Có mặt ở Điện Biên Phủ trong những tháng ngày gian khổ đó, nhà văn Nguyễn Đình Thi từng nhận xét: “Một vị Tổng tư lệnh đồng thời là người chỉ huy chiến dịch mà viết thư gửi chiến sĩ với những lời thân mật như anh em, quả là điều hiếm thấy trong chiến tranh các nước!”. Cố Thượng tướng Trần Văn Trà - nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam - nói: “Võ Nguyên Giáp là Tư lệnh của các Tư lệnh, Chính ủy của các Chính ủy”, “là một Tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh”.


Xúc động trước tình cảm của người chỉ huy cao nhất của quân đội đối với các liệt sĩ hy sinh trên đỉnh đèo Phu lê Nhích, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn - viết trong hồi ký: “Những giọt nước mắt dành cho những chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại trên trọng điểm này của vị Tổng tư lệnh giữa chiều Trường Sơn thật sự thấm đậm tình người, lắng sâu trong tâm khảm chúng tôi, không thể nào quên được!”.



Quang Lê - Phương Thanh 'khóc nấc' khi đóng 'Lan và Điệp'

Quang Lê - Phương Thanh 'khóc nấc' khi đóng 'Lan và Điệp'






Tối 4/10, trích đoạn ca kịch 'Lan và Điệp' với thời lượng hơn 30 phút là điểm nhấn khá ấn tượng trong liveshow 'Hát trên quê hương 2' của ca sĩ hải ngoại Quang Lê. Trong trích đoạn, Quang Lê vào vai Điệp, còn Phương Thanh vào vai Lan. Cả hai diễn xuất vui vẻ, hồn nhiên ở phần đầu, khi Lan và Điệp còn ở tuổi đôi mươi.




Mất xe máy, nam sinh viên nhảy lầu tự tử

Mất xe máy, nam sinh viên nhảy lầu tự tử



Thứ bẩy, 05/10/2013, 08:06 (GMT+7)



Vụ việc xảy ra vào khoảng 22h40 ngày 4/10 tại lô B chung cư Bàu Cát 2 (đường Vườn Lan, phường 10, quận Tân Bình, TP.HCM).


Nạn nhân được xác định là anh Trần Văn Nhựt (24 tuổi, quê Bình Thuận, sinh viên năm cuối một trường đại học trên đia bàn TP.HCM).


Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên, nhiều người sống dưới tầng trệt của chung cư bỗng nghe một tiếng rơi mạnh nên chạy ra kiểm tra thì thấy anh Nhựt đã nằm bất động trên vũng máu, tử vong ngay sau đó.


 - 1


Hiện trường nơi phát hiện anh Nhựt nhảy lầu tự tử


Nhận được tin báo, công an quận Tân Bình nhanh chóng có mặt phong tỏa hiện trường điều tra nguyên nhân vụ việc.


Đến 23h50 cùng ngày, thi thể anh Nhựt được chuyển đi nơi khác.


Theo một số người dân sống tại chung cư, chiều cùng ngày, anh Nhựt điều khiển xe máy hiệu Wave RS đi uống cà phê gần nhà, sau khi uống xong anh ra về thì đã không thấy xe máy đâu nên buồn và khóc. Nhiều người nhận định, anh Nhựt đang sinh viên năm cuối, sắp đi thực tập, mất phương tiện xe máy nên có khi quá lo lắng, nghĩ quẩn gieo mình từ tầng 12 xuống đất tự tử.



Hoa và nến lúc 0h trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hoa và nến lúc 0h trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sau khi biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi ra đi, một số bạn trẻ tại Hà Nội đã có mặt trên phố Hoàng Diệu trước nhà của ông để bày tỏ sự tiếc thương vô bờ với người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị tướng huyền thoại mà cả nhân loại đều kính nể.


Giới trẻ nửa đêm đốt nến tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Các bạn trẻ xuất hiện tại khu vực trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đa phần là sinh viên của trường Học viện Báo chí Tuyên truyền.




Giới trẻ nửa đêm đốt nến tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Tại đây, vào đúng lúc 0h ngày 5/10/2013, một nhóm phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam không quản ngại thời gian đã về khuya, làm một phóng sự liên quan đến Đại tướng và phỏng vấn các bạn trẻ, cũng như quay những thước phim tư liệu về nơi ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.



Giới trẻ nửa đêm đốt nến tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp






Giới trẻ nửa đêm đốt nến tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Giới trẻ nửa đêm đốt nến tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Sau đó, khoảng 1h, một nhóm bạn trẻ khác đã cùng nhau có mặt tại khu vực tượng đài Lê-nin trên phố Điện Biên Phủ cùng đốt nến và dâng hoa tưởng niệm hương hồn người Đại tướng vĩ đại.



Giới trẻ nửa đêm đốt nến tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp



Nhiều bạn trẻ thắp nến và để hoa trắng tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.





Giới trẻ nửa đêm đốt nến tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp




Giới trẻ nửa đêm đốt nến tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp






Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.