Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Bi kịch mối tình chị dâu - em chồng và kết cục quyên sinh đau lòng

Bi kịch mối tình chị dâu - em chồng và kết cục quyên sinh đau lòng

Bi kịch mối tình chị dâu - em chồng và kết cục quyên sinh đau lòng


Tuy có chồng con đàng hoàng, nhưng người phụ nữ trẻ nơi huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) lại nảy sinh quan hệ với người em chồng nhiều tháng qua. Cuộc tình vụng trộm của họ bị phát hiện sáng 31.3 khi em chồng – chị dâu đang âu yếm nhau trong nhà chòi ngoài rẫy. Sáng hôm sau (1.4), người nhà phát hiện hai người nằm bất tỉnh trong chòi, trong tay cầm một chai thuốc trừ sâu.


Mối tình sai trái

Vợ chồng ông Đinh Duy (52 tuổi), bà Đinh Thị Trung (50 tuổi) ở làng Chồm, xã Canh Liên (huyện Vân Canh) có 4 mặt con, cả gái lẫn trai. Dép (ảnh, 19 tuổi) là người con thứ trong nhà và là một trong những bông hoa đẹp của núi rừng Vân Canh khiến không ít chàng trai trong bản làng mê như điểu đổ. Nhưng chỉ có chàng trai Đinh Văn Lương (30 tuổi) lọt vào mắt xanh của nàng. Đám cưới của Lương và Dép diễn ra khi cô dâu mới tròn 15 tuổi. Đến năm 18 tuổi, Dép và chồng mới làm giấy kết hôn.


Cuộc sống tuy còn khó khăn về kinh tế nhưng tình nghĩa vợ chồng đầy ắp tiếng cười con trẻ, đứa con Đinh Ngọc Kim Tuyết (2 tuổi) kháu khỉnh và lớn lên trong tình thương yêu của cha mẹ. Hàng ngày, anh Lương lên rẫy trồng trọt, Dép ở nhà thổi cơm và trông con nhỏ. Mọi chuyện chẳng có gì đáng nói nếu như Đinh Văn Lưa (27 tuổi, em trai Lương) và Dép không mù quáng yêu đương. Điều đáng nói là bản thân Lưa cũng đã có gia đình riêng, vợ Lưa là chị Đinh Thị Bơi (22 tuổi) và con gái là bé Đinh Thị Hương Linh (5 tuổi). Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra khi anh Lương được người thân “bật mí” về mối tình vụng trộm của vợ và em trai.


Sáng 31.3, sau khi nấu cơm cho chồng con ăn để đi làm, Dép lại lén lút hẹn Lưa. Đến 8h cùng ngày, anh Lương không thấy vợ đâu trong khi bé Kim Tuyết khóc đòi mẹ, nên anh gửi con cho người thân rồi đi tìm vợ. Chứng kiến sự thật là vợ quan hệ yêu đương với em trai mình, anh Lương đau lòng khôn xiết, nhưng cũng chỉ kéo vợ về nhà và ngăn cấm vợ ngoại tình với em trai.


Đến sáng hôm sau, anh Lương nói với vợ sang nhà người quen phụ giúp công việc bởi người thân của họ vừa qua đời. Đến khoảng 9h, linh tính mách điều chẳng lành nên anh đi tìm gặp ông Đinh Duy (cha vợ Lương) và chị Bơi (vợ của Lưa) để hỏi thăm có thấy vợ mình đâu không vì khi tạt qua nhà anh không thấy vợ. Khi cả ba đến căn chòi - nơi ngày hôm qua Lương bắt gặp 2 người đang “tâm sự” thì kinh hãi khi phát hiện đôi tình nhân nằm bất tỉnh, trong tay mỗi người cầm một vỏ chai thuốc trừ sâu đã cạn thuốc. Hai người nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Vân Canh cấp cứu, tuy nhiên các bác sĩ chỉ cứu sống được chị Dép, còn anh Lưa không qua khỏi.


Kết cục buồn


Khi chúng tôi có mặt tại bệnh viện để gặp và tìm hiểu sự việc thì chị Dép đã ăn được cháo loãng, da thịt hồng hào trở lại. Đôi mắt của bông hoa núi rừng buồn bã nhìn về phía xa. Khi được hỏi chị còn nhớ thương anh Lưa không, cũng vì yêu chị mà anh ấy vong mạng, người phụ nữ trẻ này im lặng. Chúng tôi hỏi tiếp: “Thế bây giờ chị có thương anh Lương không, anh ấy vừa chịu tang em trai, nhưng vẫn tha thứ cho chị, luôn bên cạnh an ủi chăm sóc chị và mong vợ chóng lành bệnh”. Dép đáp: “Em thấy ân hận vô cùng, vì em lỡ dại. Em mong anh Lương tha thứ để hai vợ chồng làm lại từ đầu”.


Anh Lương cho biết: “Khi phát hiện sự việc, tôi chỉ lựa lời khuyên hai người không nên hẹn hò yêu thương nhau vì ai cũng có vợ có chồng rồi. Chị dâu và em chồng yêu nhau như thế là tội lỗi, dân làng khinh bỉ, gia đình mất mặt. Tất nhiên, lúc đầu do không kiềm chế cơn bực tức, tôi tát Lưa 3 cái, tát vợ tôi 4 cái rồi dẫn cô ấy về nhà… Tôi mong cô ấy suy nghĩ về việc mình làm. Nếu cô ấy tỏ ra ân hận thì chúng tôi tiếp tục sống chung”.


Thời gian qua, hiện tượng tảo hôn và kết hôn không đăng ký xảy ra phổ biến tại các huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Định. Để xảy ra hiện tượng này, lỗi không chỉ thuộc về người dân lạc hậu, xem nhẹ Luật Hôn nhân gia đình mà còn do các cán bộ chức năng địa phương bê trễ, không quan tâm đến việc người dân có đăng ký kết hôn hay không, mà trường hợp cô dâu nhí Đinh Thị Dép trên đây là một ví dụ.




Tin bài đọc nhiều




  • Những vai diễn để đời của NSND Trịnh Thịnh




  • Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường: Nỗi buồn trĩu nặng trước ngày xử án




  • Uy lực “chim ưng biển” V-22 của Mỹ khiến Trung Quốc ớn lạnh




  • Vẻ đẹp ngọt ngào của “thiên thần nội y” mê mẩn Falcao




  • Ngắm 20 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp và hiếm gặp




  • Vẫn chưa tìm ra thi thể cháu bé bị chìm cùng chiếc tàu trên sông Sài Gòn




  • Chùm ảnh: Hoàng Vespa và chiếc Vespa 98 “1-0-2” tại Sài Gòn




  • Vụ bán độ chấn động làng bóng đá: Cầu thủ V.Ninh Bình bán mình như thế nào?








Xe tăng Mỹ tan xác bởi tên lửa Nga?

Xe tăng Mỹ tan xác bởi tên lửa Nga?

Xe tăng Mỹ tan xác bởi tên lửa Nga?


(Vũ khí) - Các tay súng thuộc nhóm Hồi giáo Sunnite (Iraq) vừa dùng hệ thống tên lửa chống tăng 9K129 Kornet-E của Nga hạ gục xe tăng М1А1М Abrams do Mỹ sản xuất.



Trên các bức ảnh do nhóm Hồi giáo Sunnite “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant” (ISIS) phát tán được chụp vào cuối tháng 3/2014 ở tỉnh Anbar ghi hình ảnh 1 quả tên lửa 9М133-1 của hệ thống Kornet-E tiêu diệt thành công 1 xe tăng М1А1М Abrams của quân đội Iraq.











Các tay súng ISIS dùng 1 tên lửa 9М133-1 của Kornet-E tiêu diệt 1 xe tăng М1А1М Abrams của quân đội Iraq, tháng 3.2014 (ISIS)

Các tay súng ISIS dùng tên lửa 9М133-1 của Kornet-E tiêu diệt 1 xe tăng М1А1М Abrams của quân đội Iraq tháng 3/2014 (ISIS)



Được biết đây không phải là lần đầu tiên hệ thống Kornet-E hạ gục xe tăng М1А1М của quân đội chính phủ Iraq từ đầu năm 2014 đến nay.


Hiện chưa rõ nguồn gốc các hệ thống Kornet-E lọt vào tay ISIS, bởi trước đó Nga đã cung cấp các hệ thống này cho Syria và gần đây là cho cả chính phủ Iraq nên có thể chúng lọt vào tay ISIS từ hai nguồn trên.


Hệ thống tên lửa Kornet-E có tầm bắn 150-10.000 m, hệ điều khiển tự động, định hướng từ xa trong tia laser, có khả năng chống nhiễu cao, có thể đồng thời tấn công 2 mục tiêu.


Hiệu quả của Kornet-E trong tác chiến chống mục tiêu bay được bảo đảm bằng sự kết hợp hệ thống dẫn tự động, chính xác cao với tên lửa có điều khiển mang phần chiến đấu áp nhiệt, lắp cảm biến mục tiêu không tiếp xúc và tiếp xúc, có tầm bay đến 10 km.


Nhà sản xuất cho biết, Kornet-E rất thích hợp trong việc tác chiến trên các địa hình có bề mặt sa mạc-bình nguyên, trong các thung lũng nằm giữa các dãy núi, ở địa hình đồi núi khi ở trên các điểm cao khống chế, có thể phát hiện các mục tiêu ở cự ly trên 10-15 km.


Hệ thống Kornet-E có thể tiêu diệt xe tăng-thiết giáp, lô cốt, tàu thuyền và trực thăng ở cự ly đến 10 km.


Nếu so sánh tính năng của Kornet-E với các hệ thống tương tự khác, về hiệu quả chiến đấu, khi thực hiện các nhiệm vụ của hệ thống tên lửa chống tăng, Kornet-EM vượt trội các hệ tương tự về tổng thể các tham số từ 3-5 lần, trong khi lại đơn giản hơn trong sử dụng và bảo dưỡng và đạn tên lửa có giá rẻ hơn 3-4 lần.


Một số hình ảnh Kornet-E hạ gục xe tăng М1А1М
















Sơn Chúc



Ngượng chín mặt nhìn sao Việt 'phô' nhũ hoa, ngực khủng

Ngượng chín mặt nhìn sao Việt 'phô' nhũ hoa, ngực khủng

.


Bồi hồi nghe sao Việt ôn lại kỉ niệm thời học sinh

Bồi hồi nghe sao Việt ôn lại kỉ niệm thời học sinh
Hoàng Thùy Linh

Chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là các bạn học sinh cuối cấp lại chuẩn bị chia tay mái trường thân thương. Mỗi người một cảm xúc riêng, không biết với các bạn sao Việt khác như thế nào nhưng riêng Hoàng Thùy Linh thì những năm tháng học cấp 2 là khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Ngày đó, Linh chơi rất thân với một nhóm bạn. hầu như đi đâu cả nhóm cũng đi cùng nhau và giúp đỡ nhau trong học tập. Chính vì vậy mà lúc nào thành viên nào cũng tự hào nhóm mình là học Top học sinh giỏi của lớp.






Đồng thời, nhóm của Linh hầu như lúc nào cũng được thầy cô tin tưởng giao nhiệm vụ đi lấy đồ dụng cụ học tập chuẩn bị cho tiết học mới. Hôm đó, không hiểu vì sao cả mấy đứa đều chủ quan vì được đi lấy đồ cho lớp, rồi nghĩ chắc cô giáo sẽ không gọi lên bảng kiểm tra bài cũ nên không ôn bài cũng như làm bài tập về nhà. Cuối cùng lại bị cô giáo gọi cả nhóm lên kiểm tra và đều bị nhận điểm kém. Từ đó trở đi, Linh và các bạn tự hứa với nhau không được chủ quan, lúc nào cũng phải ôn bài thật kỹ trước khi đến lớp... Thời gian trôi qua, bây giờ Linh và các bạn mỗi người một con đường riêng, bận rộn với cuộc sống nên cũng ít gặp nhau hơn.



Thu Thủy:


Mới ngày nào còn cắp sách đến trường, giờ đã 12 năm Thu Thủy ra trường rồi. Còn nhớ những ngày cuối lớp 12 dù bận rộn ôn thi nhưng Thủy cùng 1 nhóm các cô bạn thân thường tụ tập đi ăn trái cây, đi ăn chè mỗi khi tan trường. Chưa kể những lần cả nhóm quậy tưng bưng như con trai, khiến thầy ngô phải lắc đầu.





Chơi thân với nhau nên các bạn trong nhóm ai ai cũng rất quan tâm tới Thủy. Vì vào lúc đó Thủy cùng nhóm Mây Trắng vừa phải đi diễn vừa phải hoàn thành bài vở ở trường lớp thật tốt, nên các bạn thường xuyên giúp Thủy rất nhiều để không ảnh hưởng việc học với công việc ca hát của mình. 12 năm trôi qua, hiện tại Thủy và nhóm bạn ít khi gặp nhau vì ai cũng có công việc và cuộc sống riêng nên thỉnh thoảng có dịp gặp nhau là "tám lấy tám để" ôn lại những kỉ niệm thời mặc áo dài của mình.

Đông Nhi


Đông Nhi rất chú trọng việc học tập nên dường như đến lớp học hành rất nghiêm túc. Suốt 12 năm đi học, năm nào Nhi cũng là cán bộ lớp rồi còn là người đi đầu trong các hoạt động tình nguyện cho đến ca hát.






Tuy nhiên, đến giờ có lẽ vẫn nhớ nhất có lần để chuẩn bị cho cuộc thi văn nghệ chào mừng 20/11, Đông Nhi đã tập luyện đến khàn cả giọng trong khi ngày thi đang cận kề... Nhi sợ quá khóc nức nở như đứa trẻ con vì sợ không thi nổi. Thế mà, lần đó Nhi đã ẵm trọn giải nhất đơn ca! (cười lớn).

Bên cạnh đó, không thể không kể đến những trò nghịch ngợm, tinh quái tuổi học trò của Nhi trong những năm cấp 3 như: Một hôm đi học mang nhầm dép đi nên phải lấy dây giầy của các bạn nam thắt vào chân mình để giả làm quai giầy, rồi ăn vụng trong lớp bị phát hiện...


Tóc Tiên


Gần 7 năm kể từ ngày chia xa mái trường THPT Lê Hồng Phong Tp.HCM, Tóc Tiên ít có dịp trở về thăm trường cũ, thầy cô giáo. Nhưng dù có đi xa đến đâu thì trường Lê Hồng Phong luôn là nơi tôi trải dài biết bao kỉ niệm đẹp nhất của tuổi học trò. Ở đó có tất cả những cung bậc cảm xúc ngây ngô, nhẹ nhàng, hồn nhiên, nghịch ngợm.






Ngôi trường mà tôi rất tự hào được là 1 phần tử nhỏ bé trong đó, là nơi mỗi sáng sớm đi học cho tôi cảm giác hưng phấn, náo nức, cho tôi 1 chút "kênh kiệu" khi ai đó hỏi tên trường tôi học. Và trong 3 năm học, mỗi ngày đến trường là niềm hạnh phúc, là ngôi trường đẹp nhất của Tp.HCM với tôi.

Nhớ lắm thương lắm cái thời áo dài trắng vô tư hồn nhiên đến trường mỗi ngày... Bây giờ các bạn thân ai cũng theo đuổi sự nghiệp thầy thuốc trở thành bác sĩ, nha sĩ. Chỉ mình có mình Tóc Tiên lại rẽ sang một con đường khác, đam mê ca hát hết mình.


Noo Phước Thịnh


Ngày xưa đi học Noo nhút nhát và rụt rè lắm. Nhưng chính những năm tháng học ở trường Hoàng Hoa Thám đã giúp Noo cởi mở hơn, thích nói chuyện, giao lưu với các bạn hơn. Năm học 12, trong trường có tổ chức một cuộc thi văn nghệ, chỉ đơn thuần là ca hát và trình diễn thời trang thôi. Không biết thế nào mà mình được một cô bạn trong đội văn nghệ của trường “chấm”. Đó là lần đầu Noo biết đến khả năng ca hát của mình”.






Ngoài ra, cũng phải thú thật với mọi người là ngày còn đi học, Noo học không giỏi mấy nên rất sợ đi học. Càng gần cuối cấp, việc học càng trở nên căng thẳng khi bài vở ngày một nhiều, rồi phải đi học thêm, luyện thi… nên Noo sợ vô cùng. Thậm chí, có lúc bản thân còn thấy ngán ngẩm, sợ không dám đến trường. Hầu như mỗi ngày thức dậy, việc đầu tiên Noo nghĩ đến là: “Không biết hôm nay mình có bị trả bài không?”. Tinh thần tất nhiên là vô cùng lo lắng. Với Noo, lúc nào, giờ trả bài cũng là lúc hồi hộp, căng thẳng nhất. Ngay cả khi học thuộc bài rồi, Noo cũng mong tiết trả bài qua đi thật nhanh.

Lương Mạnh Hải






Thời đi học về học lực, Lương Mạnh Hải có thể nói là học khá tốt nhưng trừ 2 môn Thể dục và Toán là có điểm phẩy thấp nhất. Chắc do trời phú mà mỗi khi học thuộc lòng môn gì thì Hải đều nhớ rất nhanh và nhớ dai, mà phải học vẹt như nhiều bạn. (cười) Có lẽ vì tự tin vào khả năng thuộc lòng siêu đẳng của mình mà trong giờ học Hải nói chuyện riêng nên bị cô giáo bắt gặp. Thậm chí, nhiều lần nhận được lời thầy cô phê trong học bạ: "Ngoan ngoãn, chăm chỉ tuy nhiên vẫn còn hay nói chuyện riêng trong lớp!".

Đăng Khôi


Còn nhớ ngày thi vào cấp 3, Đăng Khôi đã trúng tuyển vào lớp chọn chuyên văn của trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Trong lớp toàn các bạn gái, chỉ có 4 bạn là con trai trong đó có Khôi nên lúc nào cũng được các bạn gái “săn đón”.






Trong thời gian học cấp 3, Đăng Khôi đã thành lập boyband Newstars và tham gia vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Thời gian đi diễn cũng khá nhiều nên có đôi chút ảnh hưởng tới thời gian dành cho học tập ở trường. Tuy nhiên Khôi đã nỗ lực rất nhiều để vừa có thể hoàn thành tốt việc học văn hóa, cùng học song song trường Nhạc viện Hà Nội cũng như đảm bảo thời gian tham gia ca hát.

NSND Trịnh Thịnh: Lặng một dòng sông!

NSND Trịnh Thịnh: Lặng một dòng sông!



Chủ nhật, 13/04/2014, 00:10 (GMT+7)



Tin NSND Trịnh Thịnh qua đời có nhiều người sẽ bất ngờ, nhiều người xót xa và kèm theo đó là cả sự nuối tiếc vì sự ra đi bình lặng của một người nghệ sĩ đã có gần 60 năm cống hiến cho nghệ thuật. Trịnh Thịnh của thời vàng son với những: Chung một dòng sông, Chị Dậu, Vợ chồng A Phủ, Lời nguyền một dòng sông, Thị trấn yên tĩnh, Vợ chồng anh Lực… nhưng những năm cuối đời ông gần như “mai danh ẩn tích”. Bỏ lại sau lưng ánh hào quang của quá khứ, ông về với cuộc sống đời thường, chống chọi với bệnh tật và rồi ra đi thật nhẹ nhàng ở cái tuổi 88. Sự lặng lẽ đó sẽ khiến nhiều người giật mình nhớ đến hình ảnh của một ông lão thuyền chài khắc khổ, một ông nội thằng Bờm khó tính, một chủ tịch huyện vui vẻ hay là một ông già vui vẻ…


 - 1


Hình ảnh NSND Trịnh Thịnh trong những vai diễn thời trẻ


Đa sắc thái trong các vai diễn, vai nào của ông cũng để lại những ấn tượng sâu sắc vì người xem cảm như, ông cười ông khóc trên phim đó như không phải là diễn nữa mà cũng như chính con người, cuộc đời mình. Người nghệ sĩ ấy đã dồn trọn trái tim để chuyển tải trọn vẹn cảm xúc của từng nhân vật bằng chính tâm lý, sự trải đời của một tấm lòng đam mê nghệ thuật.


Những câu chuyện kể lại cho thấy ngay từ khi còn bé, ông đã mải miết đi xem những thước phim công cộng trên những phố hàng ở Hà Nội. Những năm đó, khi phim ảnh còn là thứ quá xa xỉ nhưng với tư cách là một cậu học sinh “trường Tây” đó lại là may mắn giúp Trịnh Thịnh có cơ hội tiếp cận với bộ môn nghệ thuật thứ 7. Nhưng, có lẽ cơ duyên với ông chưa đến vì sau này ông không theo học nghệ thuật, cũng không làm nghệ thuật từ tấm bé mà lại chuyển sang làm ở ngân hàng Đông Dương. Phải đến năm 30 tuổi ông mới thực sự chạm ngõ nghệ thuật trong vai trò diễn viên lồng tiếng. Thời điểm đó là năm 1956. Và đó cũng là cơ duyên đưa ông cùng với những Phi Nga, Mạnh Linh, Huy Công, Thu An… đến với bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam mang tên Chung một dòng sông được công chiếu lần đầu ngày 20/7/1959.


Lấy đề tài chia cắt hai miền Nam Bắc với chiến tuyến đôi bờ sông Bến Hải, câu chuyện tình yêu của đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau ngay cả trong ngày cưới phim đã khắc họa được thực tế khắc nghiệt của cuộc chiến giữa lúc bom rơi, đạn lạc, hai miền ly tán. Bộ phim của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân không chỉ mở màn cho nền điện ảnh cách mạng Việt Nam mà đã đưa cái tên Trịnh Thịnh vào dòng chảy của lịch sử, dòng chảy của phim ảnh. Và ông đã cùng hòa nhịp vào “dòng sông” ấy để sau này chinh phục khán giả qua hàng loạt các vai diễn đầy sức nặng và ám ảnh.


 - 2


Trịnh Thịnh trong Vợ chồng A Phủ


Vào nghề khi bước sang tuổi 30 có thể coi là sự khởi đầu không sớm nhưng đổi lại, sự trải đời cùng niềm đam mê nghệ thuật được nung nấu đã cho Trịnh Thịnh những trải nghiệm để ông không thực sự cảm thấy bỡ ngỡ. Theo lời kể lại, sau khi ngân hàng Đông Dương đóng cửa, Trịnh Thịnh từng chấp nhận đi bán nước mía vỉa hè. Nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ ước mơ nghệ thuật. Chính vì thế, 2 năm sau bộ phim đầu tay cơ hội đưa ông đến gần với khán giả hơn trong Vợ chồng A Phủ. Không phải là tuyến nhân vật chính trong phim nhưng hình ảnh một chiến sĩ cộng sản nằm vùng Tây Bắc cùng đồng bào với mái tóc mái nghiêng của ông đi vào lòng khán giả.


Nhiều năm sau đó, Trịnh Thịnh đóng phim khá đều tay với rất nhiều vai diễn ở các thể loại khác nhau từ chính diện đến phản diện, từ người nông dân đến ông chủ tịch, quan huyện… Năm 1980, bộ phim Chị Dậu thực sự gây tiếng vang khi chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài – Tắt đèn. Lần này, Trịnh Thịnh lại khiến khán giả phải “ghét” khi vào vai một ông quan huyện được khắc họa là người nổi tiếng “nghiêm lắm, đừng làm gì khiếm khuyết mà ngài quở trách”. Tuyến nhân vật của NSND Trịnh Thịnh không phải là nhân vật chính nhưng chỉ cần sự xuất hiện trong một vài phân cảnh khi bước ra từ chiếc xe bóng loáng, cái điệu bộ chấp tay sau lưng, lời nói toát lên vẻ hách dịch đã khắc họa đậm nét chân dung một ông quan huyện dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.


Vai quan huyện của Trịnh Thịnh trong Chị Dậu


Sau giải phóng, khán giả lại bắt gặp phần nào hình ảnh đó của một ông chủ tịch huyện háo danh trong Thị trấn yên tĩnh hay một người ông nổi tiếng khó tính trong Thằng Bờm. Đây cũng là hai vai diễn giúp ông nhận giải Bông sen vàng cho Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ 8.


Nhiều khán giả sẽ nhớ mãi khuôn mặt của NSND Trịnh Thịnh vì nó đặc biệt lắm, nhìn ông là đã đủ gây cười rồi. Sau này, khi về già dù ốm đau bệnh tật, dù sống bình lặng trong con ngõ nhỏ tại Hà Nội nhưng đi đến đâu là ông mang lại tiếng cười cho khán giả đến đó. Vì thế cho nên, có một giai đoạn người ta từng ví ông như “robot nhựa” vì nhìn cách ông di chuyển như một ngón hài để chọc cười người đối diện. Cười là thế nhưng cũng khuôn mặt ấy cũng đủ sức gây ám ảnh cho khán giả.


 - 3


NSND Trịnh Thịnh và vai diễn đầy ám ảnh trong Lời nguyền của dòng sông


Tôi còn nhớ như in bộ phim năm 1992 của ông mang tên Lời nguyền của dòng sông. Phim bắt đầu ngay bằng những tiếng kèn, nhị réo rắt trong đám tang của người vợ ông vạn chài. Đám tang được tổ chức ngay trên thuyền trong tiếng khóc ai oán, nức nở của người chồng (NSND Trịnh Thịnh) và hai đứa con. Họ cố gắng đưa cỗ quan người quá cố lên bờ để chôn cất nhưng bị cả dân làng cấm không cho bước chân lên bờ. Bị cả dân làng hắt hủi và họ quyết định buộc chặt cỗ quan, dùng tảng đá lớn thả nó xuống dòng sông và đưa ra lời thề sẽ không bao giờ đặt chân lên bờ nữa. Họ cứ sinh sống như thế và mỗi ngày lại bơi xuống lòng sông để xem cỗ quan còn nằm vẹn nguyên dưới đó hay không.


Vai diễn ông vạn chài của Trịnh Thịnh trong phim ám ảnh người xem bởi sự khắc khổ của một kiếp người đa đoan, sống trong một thế giới hoàn toàn bị cô lập, hắt hủi. Người cha ấy, vì lời thề năm xưa cũng quyết định cấm hai người con của mình không được phép đặt chân lên bờ. Cho đến khi cô con gái vì trót yêu chàng trai một xóm chài ven sông, yêu màu hoa cải vàng người cha quyết định đưa thuyền bỏ đi để ngăn cấm con gái mình. Thế nhưng, tình yêu trỗi dậy khiến cô gái quyết định ở lại trên bờ để sống. Phim kết thúc trong phân cảnh ông vạn chài treo cổ tự vẫn khi không thấy cỗ quan tài của vợ dưới lòng sông mà không hề hay biết cô con gái đã đưa mẹ mình lên bờ chôn cất. Cái chết của ông cũng là sự chấm dứt cho lời nguyền năm xưa khi ông được trở về với đất mẹ.


Lời nguyền của dòng sông sau đó đã thành công vang dội khi giành giải Phim xuất sắc nhất tại LHP Brucxen, Bỉ năm 1992. Một kỉ niệm từng được ông chia sẻ đó là trong phim có cảnh quay ông lão thuyền chài phải diễn đi diễn lại cảnh uống rượu nhưng quay đi quay lại, đến nước uống cũng hết đành phải múc nước sông để uống.


 - 4


Những vai diễn cuối đời của ông đều tràn đầy tiếng cười


Sau bộ phim này, NSND Trịnh Thịnh còn tham gia thêm 4 bộ phim khác gồm: Xích lô, Đông Dương, Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà. Trong đó hai dự án phim sau cùng là Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà mang không khí hài hước nhẹ nhàng với những tiếng cười cuối cùng ông góp cho cuộc đời trên màn ảnh.


Rời phim ảnh NSND Trịnh Thịnh từng có nhiều năm phải đối chọi với bệnh tật, trong đó có những trận ốm thật tử nhất sinh. Những năm cuối đời, ông vẫn chưa thôi day dứt với nền điện ảnh nước nhà và ông tự “cấm” mình không xem phim Việt vì diễn viên diễn xuất ngớ ngẩn, xem thấy tức và hiếm có phim Việt nào hay. Ông không tiếc vì hào quang đã qua mà ông nhớ nghề, tiếc nghề nhưng lực bất tòng tâm vì sức cùng lực kiệt. “Mình bây giờ đã gần như nằm ngoài dòng chảy của cuộc sống, cuộc đời rồi, mình không theo kịp nữa, đành phải đi chậm, sống chậm và tìm lấy sự thanh thản, bằng an trong tâm hồn mình ở những tháng ngày còn lại”.


Nếu ví cuộc đời của NSND Trịnh Thịnh như một dòng sông thì bây giờ nó đã lặng sóng nhưng dòng sông ấy vẫn còn chảy mãi, chảy trong ký ức của người hâm mộ về một thời cống hiến bằng đam mê, tình yêu cho nghệ thuật.



Cảnh sát trưởng Donetsk từ chức, khuất phục phe biểu tình

Cảnh sát trưởng Donetsk từ chức, khuất phục phe biểu tình
Reuters đưa tin, ngày 12/4, cảnh sát trưởng thành phố Donetsk Kostyantyn Pozhydayev, miền Đông Ukraine đã tuyên bố sẽ từ chức, qua đó khuất phục trước yêu cầu của những người biểu tình ủng hộ Nga.

Phát biểu trước những người biểu tình, ông Pozhydayev nói: ''Theo yêu cầu của các bạn, tôi sẽ từ chức.''


Nhân chứng cho biết trên nóc trụ sở cảnh sát Donetsk, quốc kỳ Ukraine đã được thay thế bằng cờ biểu tượng ly khai.


Cùng ngày, Thị trưởng thành phố Slavyansk thuộc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine đã công khai tuyên bố chống lại chính quyền Kiev đồng thời thông báo hầu hết trụ sở cơ quan công quyền ở thành phố này đã bị người biểu tình chiếm giữ./.



NSND Trịnh Thịnh: Lặng một dòng sông!

NSND Trịnh Thịnh: Lặng một dòng sông!

Tin NSND Trịnh Thịnh qua đời có nhiều người sẽ bất ngờ, nhiều người xót xa và kèm theo đó là cả sự nuối tiếc vì sự ra đi bình lặng của một người nghệ sĩ đã có gần 60 năm cống hiến cho nghệ thuật. Trịnh Thịnh của thời vàng son với những: Chung một dòng sông, Chị Dậu, Vợ chồng A Phủ, Lời nguyền một dòng sông, Thị trấn yên tĩnh, Vợ chồng anh Lực… nhưng những năm cuối đời ông gần như “mai danh ẩn tích”. Bỏ lại sau lưng ánh hào quang của quá khứ, ông về với cuộc sống đời thường, chống chọi với bệnh tật và rồi ra đi thật nhẹ nhàng ở cái tuổi 88. Sự lặng lẽ đó sẽ khiến nhiều người giật mình nhớ đến hình ảnh của một ông lão thuyền chài khắc khổ, một ông nội thằng Bờm khó tính, một chủ tịch huyện vui vẻ hay là một ông già vui vẻ…


NSND Trịnh Thịnh: Lặng một dòng sông! - 1


Hình ảnh NSND Trịnh Thịnh trong những vai diễn thời trẻ


Đa sắc thái trong các vai diễn, vai nào của ông cũng để lại những ấn tượng sâu sắc vì người xem cảm như, ông cười ông khóc trên phim đó như không phải là diễn nữa mà cũng như chính con người, cuộc đời mình. Người nghệ sĩ ấy đã dồn trọn trái tim để chuyển tải trọn vẹn cảm xúc của từng nhân vật bằng chính tâm lý, sự trải đời của một tấm lòng đam mê nghệ thuật.


Những câu chuyện kể lại cho thấy ngay từ khi còn bé, ông đã mải miết đi xem những thước phim công cộng trên những phố hàng ở Hà Nội. Những năm đó, khi phim ảnh còn là thứ quá xa xỉ nhưng với tư cách là một cậu học sinh “trường Tây” đó lại là may mắn giúp Trịnh Thịnh có cơ hội tiếp cận với bộ môn nghệ thuật thứ 7. Nhưng, có lẽ cơ duyên với ông chưa đến vì sau này ông không theo học nghệ thuật, cũng không làm nghệ thuật từ tấm bé mà lại chuyển sang làm ở ngân hàng Đông Dương. Phải đến năm 30 tuổi ông mới thực sự chạm ngõ nghệ thuật trong vai trò diễn viên lồng tiếng. Thời điểm đó là năm 1956. Và đó cũng là cơ duyên đưa ông cùng với những Phi Nga, Mạnh Linh, Huy Công, Thu An… đến với bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam mang tên Chung một dòng sông được công chiếu lần đầu ngày 20/7/1959.


Lấy đề tài chia cắt hai miền Nam Bắc với chiến tuyến đôi bờ sông Bến Hải, câu chuyện tình yêu của đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau ngay cả trong ngày cưới phim đã khắc họa được thực tế khắc nghiệt của cuộc chiến giữa lúc bom rơi, đạn lạc, hai miền ly tán. Bộ phim của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân không chỉ mở màn cho nền điện ảnh cách mạng Việt Nam mà đã đưa cái tên Trịnh Thịnh vào dòng chảy của lịch sử, dòng chảy của phim ảnh. Và ông đã cùng hòa nhịp vào “dòng sông” ấy để sau này chinh phục khán giả qua hàng loạt các vai diễn đầy sức nặng và ám ảnh.


NSND Trịnh Thịnh: Lặng một dòng sông! - 2


Trịnh Thịnh trong Vợ chồng A Phủ


Vào nghề khi bước sang tuổi 30 có thể coi là sự khởi đầu không sớm nhưng đổi lại, sự trải đời cùng niềm đam mê nghệ thuật được nung nấu đã cho Trịnh Thịnh những trải nghiệm để ông không thực sự cảm thấy bỡ ngỡ. Theo lời kể lại, sau khi ngân hàng Đông Dương đóng cửa, Trịnh Thịnh từng chấp nhận đi bán nước mía vỉa hè. Nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ ước mơ nghệ thuật. Chính vì thế, 2 năm sau bộ phim đầu tay cơ hội đưa ông đến gần với khán giả hơn trong Vợ chồng A Phủ. Không phải là tuyến nhân vật chính trong phim nhưng hình ảnh một chiến sĩ cộng sản nằm vùng Tây Bắc cùng đồng bào với mái tóc mái nghiêng của ông đi vào lòng khán giả.


Nhiều năm sau đó, Trịnh Thịnh đóng phim khá đều tay với rất nhiều vai diễn ở các thể loại khác nhau từ chính diện đến phản diện, từ người nông dân đến ông chủ tịch, quan huyện… Năm 1980, bộ phim Chị Dậu thực sự gây tiếng vang khi chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài – Tắt đèn. Lần này, Trịnh Thịnh lại khiến khán giả phải “ghét” khi vào vai một ông quan huyện được khắc họa là người nổi tiếng “nghiêm lắm, đừng làm gì khiếm khuyết mà ngài quở trách”. Tuyến nhân vật của NSND Trịnh Thịnh không phải là nhân vật chính nhưng chỉ cần sự xuất hiện trong một vài phân cảnh khi bước ra từ chiếc xe bóng loáng, cái điệu bộ chấp tay sau lưng, lời nói toát lên vẻ hách dịch đã khắc họa đậm nét chân dung một ông quan huyện dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.


Vai quan huyện của Trịnh Thịnh trong Chị Dậu


Sau giải phóng, khán giả lại bắt gặp phần nào hình ảnh đó của một ông chủ tịch huyện háo danh trong Thị trấn yên tĩnh hay một người ông nổi tiếng khó tính trong Thằng Bờm. Đây cũng là hai vai diễn giúp ông nhận giải Bông sen vàng cho Nam diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ 8.


Nhiều khán giả sẽ nhớ mãi khuôn mặt của NSND Trịnh Thịnh vì nó đặc biệt lắm, nhìn ông là đã đủ gây cười rồi. Sau này, khi về già dù ốm đau bệnh tật, dù sống bình lặng trong con ngõ nhỏ tại Hà Nội nhưng đi đến đâu là ông mang lại tiếng cười cho khán giả đến đó. Vì thế cho nên, có một giai đoạn người ta từng ví ông như “robot nhựa” vì nhìn cách ông di chuyển như một ngón hài để chọc cười người đối diện. Cười là thế nhưng cũng khuôn mặt ấy cũng đủ sức gây ám ảnh cho khán giả.


NSND Trịnh Thịnh: Lặng một dòng sông! - 3


NSND Trịnh Thịnh và vai diễn đầy ám ảnh trong Lời nguyền của dòng sông


Tôi còn nhớ như in bộ phim năm 1992 của ông mang tên Lời nguyền của dòng sông. Phim bắt đầu ngay bằng những tiếng kèn, nhị réo rắt trong đám tang của người vợ ông vạn chài. Đám tang được tổ chức ngay trên thuyền trong tiếng khóc ai oán, nức nở của người chồng (NSND Trịnh Thịnh) và hai đứa con. Họ cố gắng đưa cỗ quan người quá cố lên bờ để chôn cất nhưng bị cả dân làng cấm không cho bước chân lên bờ. Bị cả dân làng hắt hủi và họ quyết định buộc chặt cỗ quan, dùng tảng đá lớn thả nó xuống dòng sông và đưa ra lời thề sẽ không bao giờ đặt chân lên bờ nữa. Họ cứ sinh sống như thế và mỗi ngày lại bơi xuống lòng sông để xem cỗ quan còn nằm vẹn nguyên dưới đó hay không.


Vai diễn ông vạn chài của Trịnh Thịnh trong phim ám ảnh người xem bởi sự khắc khổ của một kiếp người đa đoan, sống trong một thế giới hoàn toàn bị cô lập, hắt hủi. Người cha ấy, vì lời thề năm xưa cũng quyết định cấm hai người con của mình không được phép đặt chân lên bờ. Cho đến khi cô con gái vì trót yêu chàng trai một xóm chài ven sông, yêu màu hoa cải vàng người cha quyết định đưa thuyền bỏ đi để ngăn cấm con gái mình. Thế nhưng, tình yêu trỗi dậy khiến cô gái quyết định ở lại trên bờ để sống. Phim kết thúc trong phân cảnh ông vạn chài treo cổ tự vẫn khi không thấy cỗ quan tài của vợ dưới lòng sông mà không hề hay biết cô con gái đã đưa mẹ mình lên bờ chôn cất. Cái chết của ông cũng là sự chấm dứt cho lời nguyền năm xưa khi ông được trở về với đất mẹ.


Lời nguyền của dòng sông sau đó đã thành công vang dội khi giành giải Phim xuất sắc nhất tại LHP Brucxen, Bỉ năm 1992. Một kỉ niệm từng được ông chia sẻ đó là trong phim có cảnh quay ông lão thuyền chài phải diễn đi diễn lại cảnh uống rượu nhưng quay đi quay lại, đến nước uống cũng hết đành phải múc nước sông để uống.


NSND Trịnh Thịnh: Lặng một dòng sông! - 4


Những vai diễn cuối đời của ông đều tràn đầy tiếng cười


Sau bộ phim này, NSND Trịnh Thịnh còn tham gia thêm 4 bộ phim khác gồm: Xích lô, Đông Dương, Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà. Trong đó hai dự án phim sau cùng là Cửa hàng Lopa và Tết này ai đến xông nhà mang không khí hài hước nhẹ nhàng với những tiếng cười cuối cùng ông góp cho cuộc đời trên màn ảnh.


Rời phim ảnh NSND Trịnh Thịnh từng có nhiều năm phải đối chọi với bệnh tật, trong đó có những trận ốm thật tử nhất sinh. Những năm cuối đời, ông vẫn chưa thôi day dứt với nền điện ảnh nước nhà và ông tự “cấm” mình không xem phim Việt vì diễn viên diễn xuất ngớ ngẩn, xem thấy tức và hiếm có phim Việt nào hay. Ông không tiếc vì hào quang đã qua mà ông nhớ nghề, tiếc nghề nhưng lực bất tòng tâm vì sức cùng lực kiệt. “Mình bây giờ đã gần như nằm ngoài dòng chảy của cuộc sống, cuộc đời rồi, mình không theo kịp nữa, đành phải đi chậm, sống chậm và tìm lấy sự thanh thản, bằng an trong tâm hồn mình ở những tháng ngày còn lại”.


Nếu ví cuộc đời của NSND Trịnh Thịnh như một dòng sông thì bây giờ nó đã lặng sóng nhưng dòng sông ấy vẫn còn chảy mãi, chảy trong ký ức của người hâm mộ về một thời cống hiến bằng đam mê, tình yêu cho nghệ thuật.



Xem thêm chủ đề: trinh thinh, trinh thinh qua doi, nghe sy trinh thinh, nsnd trinh thinh, chung mot dong dong, loi nguyen cua dong song, chi dau, ngoi sao, bao ngoi sao, dien vien, phim, phim hay, phim hay nhat, phim moi, xem phim, hau truong phim, tin tuc, tin tuc 24h, sao viet


Hoàng Thùy Linh lúng túng bị bục cúc áo

Hoàng Thùy Linh lúng túng bị bục cúc áo

(Ngoisao.vn) - Hoàng Thùy Linh gặp sự cố bục cúc áo lộ cả phần ngực lấp ló bên trong.



Là khách mời trong một chương trình truyền hình mới đây, Hoàng Thùy Linh gây chú ý khi diện bộ trang phục màu đỏ nóng bỏng. Gương mặt tươi tắn cùng cách nói chuyện dí dỏm, thông minh của nữ ca sĩ khiến chương trình càng trở nên sôi động.


Tuy nhiên Hoàng Thùy Linh gặp phải sự cố khi cúc áo bỗng nhiên bục ra khiến cô phải che chắn, lúng túng chỉnh sửa, thậm chí Hoàng Thùy Linh còn lộ cả phần ngực bên trong.




Hoàng Thùy Linh bị bục cúc áo và khi chỉnh sửa lộ cả phần ngực





Hoàng Thùy Linh phải che chắn ngực bằng hai tay.





Hoàng Thùy Linh bị bục cúc áo khiến các khách mời nam trong chương trình có phần

ngần ngại.



Triển lãm báu vật Hoàng cung tại Đại nội dịp Festival Huế

Triển lãm báu vật Hoàng cung tại Đại nội dịp Festival Huế

Du khách tham quan Triển lãm. (Nguồn: Vietnam+)



Ngày 12/4, trong khuôn khổ Festival Huế, Đại sứ quán Đức phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nhóm chuyên gia GCREP (Đức) đã tổ chức triển lãm “Ấn tượng và báu vật Hoàng cung” tại nhà Tả Vu, Đại Nội Huế.

Đại sứ Đức Jutta Frasch phát biểu tại buổi khai trương triển lãm: ’’Tôi rất mừng vì hôm nay chúng tôi có thể giới thiệu tới công chúng dự án tuyệt vời này. Nhà Tả Vu vừa mới được trùng tu ở trung tâm Đại nội Huế và triển lãm 'Ấn tượng và Báu vật Hoàng cung' sẽ mang lại cho các khách tham quan cũ cũng như mới khi đến với di sản văn hóa thế giới tại Huế một cái nhìn trực quan về cuộc sống thường nhật, nghi lễ, những tính cách và cơ chế triều đình nhà Nguyễn.’’


Với triển lãm này, lần đầu tiên du khách đến thăm công trình ở trung tâm của hoàng cung Huế ngày nay có dịp thưởng lãm một cách toàn diện về cuộc sống và công việc của các vị vua triều Nguyễn cùng các thành viên trong gia đình.


Trên 17 tấm panô khổ lớn là các hình ảnh và bản sao các tư liệu từ thời vương triều. Kèm theo đó là các thông tin về các vị vua và hoàng gia, kiến trúc và cơ cấu triều đình, tổng quan về cuộc sống thường nhật và các lễ nghi, âm nhạc, trang phục và ẩm thực trong đời sống cung đình.


Phần giới thiệu toàn cảnh này được bổ trợ bằng các hiện vật gốm và đồng dùng trong ẩm thực cung đình và các hoạt động tiêu khiển. Tất cả các bức tranh tường và trần được phục hồi ở đó khiến nhà Tả Vu trở thành một điểm nhấn mới không thể bỏ qua ở trung tâm Cố Đô và là một điểm đến quan trọng để tìm hiểu về quần thể di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.


Với hỗ trợ tài chính của Bộ Ngoại giao Đức và dưới sự bảo trợ dự án của Tổ chức Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức, dự án Trùng tu, Bảo tồn và Đào tạo Đức (GCREP) trong thời gian từ tháng 11.2012 đến tháng 6.2013 đã thực hiện các hoạt động trùng tu, phục hồi nguyên trạng các họa tiết tường trần tại nhà Tả Vu và chuẩn bị cho triển lãm về cuộc sống thường nhật của triều đình nhà Nguyễn.


Việc trùng tu nhà Tả Vu cũng như triển lãm lâu dài được thực hiện trong khuôn khổ chương trình bảo tồn các di sản văn hóa của Bộ Ngoại giao Đức với tổng kinh phí hỗ trợ lên tới 140.000 Euro.


Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) đóng góp vốn đối ứng khoảng 19.000 Euro. Từ 1987, Cộng hòa liên bang Đức đã hỗ trợ 12 dự án tại Việt Nam với tổng kinh phí 1,376,146 Euro.


Triển lãm lâu dài "Ấn tượng và Báu vật hoàng cung" tại nhà Tả Vu, Đại Nội Huế mở cửa hàng ngày từ 7 giờ đến 17 giờ. Du khách tham quan Đại Nội Huế có thể tham quan triển lãm miễn phí./.

.



Ukraine ngừng thanh toán tiền khí đốt cho Nga

Ukraine ngừng thanh toán tiền khí đốt cho Nga
Đã mắt ngắm du thuyền và xe siêu sang ở Singapore

Đã mắt ngắm du thuyền và xe siêu sang ở Singapore


Du khách tham quan không chỉ được thưởng thức không khí ngày hội sôi nổi với sự xuất hiện của các siêu thuyền, họ còn lần đầu tiên được ngắm nhìn hàng loạt siêu xe như Lamborghini, Ferrari, Rolls-Royce, BMW...




Xe ô tô của Việt Nam đắt hơn khu vực tới 300 triệu đồng/chiếc

Xe ô tô của Việt Nam đắt hơn khu vực tới 300 triệu đồng/chiếc

Xe ô tô của Việt Nam đắt hơn khu vực tới 300 triệu đồng/chiếc


Tư Hoàng











Người tiêu dùng Việt Nam vẫn đang phải trả giá đắt cho xe ô tô. Ảnh TL SGT.

(TBKTSG Online) - Người tiêu dùng Việt Nam đang phải trả đắt hơn tới gần 300 triệu đồng cho một chiếc xe ô tô so với các thị trường trong khu vực, theo nhận xét của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ Công thương.


>> Toyota VN cảnh báo ngành công nghiệp ô tô Việt Nam


Bản báo cáo mà Viện này gửi tới Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 11-4 cho biết, giá xe ở Việt Nam đang “cao hơn nhiều” so với giá xe của các nước trong khu vực, như Thái Lan hoặc Indonesia, từ 50-300 triệu đồng mỗi chiếc tùy từng loại xe.


Lý do cơ bản là chi phí sản xuất lớn hơn, và mức thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam với dòng xe dưới 9 chỗ cao hơn so với mức thuế của các nước trong khu vực.


Hiện tại, công nghiệp ô tô vẫn được bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu từ 15-60%, và ô tô lắp ráp trong nước mới chỉ đáp ứng được 60-70% nhu cầu thị trường, khoảng 100.000 xe các loại mỗi năm.


Thị trường trong nước đang còn rất nhỏ. Chẳng hạn, năm 2012, thị trường xe ô tô của Việt Nam chỉ bằng một nửa của Phillippines, 1/5 của Malaysia, và 1/24 của Thái Lan.


Viện cảnh báo, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam đang đối diện với một tương lai ảm đạm nếu không có chính sách tốt ngay từ bây giờ.


Năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Asean vào Việt Nam giảm về mức 0%. Việt Nam chỉ còn chưa đầy 5 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước.


Nếu không tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng của Phillippines vài năm trước, khi thị trường chưa phát triển, chính sách không rõ ràng khiến các nhà lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu, và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ, ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước gây thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.


Tại hội nghị, đại diện của Tập đoàn ô tô Trường Hải hi vọng rằng, ngành công nghiệp ô tô cần được xem là ngành trọng điểm. Chính phủ cần hoàn thiện và ban hành quy hoạch ngành này đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.


Vị đại diện này nhận xét, nếu có chính sách lành mạnh, quy mô thị trường sẽ đạt mức 400.000 xe đến năm 2020.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.