Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

“Ông trùm” hạt nhân Triều Tiên qua đời

“Ông trùm” hạt nhân Triều Tiên qua đời

Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên được tường thuật trên kênh SBS của Hàn Quốc - Ảnh: AP.


Sáng 9/7, Triều Tiên tiếp tục bắn hai tên lửa tầm ngắn xuống biển, đánh dấu vụ phóng tên lửa thứ tư trong vòng 4 tuần trở lại đây. Vụ phóng này diễn ra đồng thời với việc Bình Nhưỡng công bố thông tin về cái chết của tướng Jon Pyong-ho, người được xem là “kiến trúc sư” chủ chốt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Hãng tin BBC dẫn lời giới chức Hàn Quốc cho biết, vụ phóng tên lửa nói trên của Bình Nhưỡng diễn ra vào sáng sớm nay từ bờ biển một tỉnh thuộc miền Tây của nước này ra vùng biển phía Đông của bán đảo Triều Tiên.


“Triều Tiên đã phóng hai tên lửa tầm ngắn, có thể là loại Scud, từ một khu vực phóng thuộc tỉnh Hwanghae theo hướng từ Bắc sang Đông”, phát ngôn viên Um Hyo-sik của Văn phòng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc nói. Theo ông Um, những quả tên lửa này đã bay khoảng 500 km và rơi xuống hải phận quốc tế.


Trong mấy tháng gần đây, Triều Tiên liên tục phóng tên lửa. Riêng trong vòng 2 tuần trở lại đây, đã có 4 vụ phóng được thực hiện, trong đó 2 vụ phóng gần nhất diễn ra ngay trước và sau chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Có một số ý kiến cho rằng, Triều Tiên làm vậy là nhằm thể hiện sự bất bình trước việc Bắc Kinh phá vỡ “truyền thống”. Trước đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thăm Bình Nhưỡng trước khi thăm Seoul. Chuyến thăm Seoul của ông Tập Cận Bình cũng được xem như một “thông điệp cảnh báo” mà Bắc Kinh muốn gửi tới Bình Nhưỡng.


Mặc dù liên tục phóng tên lửa nhưng Triều Tiên thời gian gần đây lại bày tỏ ý muốn hòa giải với Hàn Quốc. Gần đây nhất, Bình Nhưỡng đưa ra một đề xuất ngừng các hoạt động quân sự mang tính gây hấn giữa hai miền nhưng bị Seoul thẳng thừng từ chối.


Vụ phóng tên lửa sáng nay của Triều Tiên diễn ra đồng thời với việc nước này công bố cái chết của một “kiến trúc sư” chủ chốt trong chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, tướng Jon Pyong-ho. Vị tướng này có tên trong danh sách trừng phạt của Liên hiệp quốc hồi năm ngoái.


Ông Jon Pyong-ho được cho là người đứng đầu các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo vf vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Theo hãn thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNS, ông Jon, 88 tuổi, qua đời ngày 8/7 sau một cơn đau tim đột ngột. Cáo phó chính thức về cái chết của tướng Jon nói ông có đóng góp đặc biệt vào việc đưa Triều Tiên “trở thành một quốc gia sản xuất và phóng vệ tinh, cũng như một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân”.



Mỹ sẽ “bài ngửa” với Trung Quốc về Biển Đông

Mỹ sẽ “bài ngửa” với Trung Quốc về Biển Đông
Mỹ sẽ “bài ngửa” với Trung Quốc về Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông và biển Hoa Đông nổi cộm nhân cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung / Reuters




Theo VOA, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đến Bắc Kinh trong tuần này để tham gia các buổi họp với các vị tương nhiệm Trung Quốc về vấn đề thương mại và an ninh.


Như tường thuật của VOA từ Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, các cuộc đàm phán dự kiến sẽ bao gồm các giàn khoan dầu mới của Trung Quốc trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và căng thẳng biển Hoa Đông.

Việt Nam đang xem xét việc đưa Trung Quốc ra tòa để thách thức những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.


Nhưng Việt Nam là nước đặc biệt dễ bị thiệt hại nhất, theo Giáo sư Hillary Mann Leverett của Đại học American University.


Bà nhận định: “Cả Nhật Bản lẫn Philippines đều có hiệp định quốc phòng với Hoa Kỳ, theo đó Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ các nước này, ngay cả trong cuộc tranh chấp về một hòn đảo hiểm trở. Chúng ta không có hiệp định với Việt Nam. Thế cho nên Trung Quốc có thể lấn ép Việt Nam nhiều hơn so với Nhật Bản hay Philippines”.


Tuy Hoa Kỳ đang giúp nâng cấp hải quân Philippine, Washington không có lập trường về bất kỳ vụ tranh chấp đối kháng nào ở vùng Biển Đông.


Ông Michael Auslin, thuộc Viện Kinh doanh Mỹ nhìn nhận: “Nhưng điều đó không có nghĩa là chính sách của chúng ta phải đình chỉ hay tê liệt khi nhìn thấy Trung Quốc hành động một cách hung hăng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể làm được. Nhưng chính quyền của ông Obama, ít nhất trong nhiệm kỳ này, đã quyết định sẽ sử dụng sự mơ hồ về pháp lý để không can dự vào.”


Và sự kiện đó, theo ông, đã làm giảm giá trị của cuộc Đối thoại Kinh tế và Sách lược S&D trong tuần này.

"Nói một cách nghiêm túc, chúng ta phải đặt câu hỏi S&D có còn tác dụng gì nữa hay không? Nó đã không đạt được điều gì có thực chất.”


Các cuộc đàm phán giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng ở Bắc Kinh diễn ra tiếp theo việc hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tham gia các cuộc thao diễn hải quân ngoài khơi Hawaii. Các giới chức Hoa Kỳ cho rằng điều đó có thể góp phần giải quyết các khó khăn đa phương. Các giới chức Trung Quốc nói nó chứng tỏ điều họ gọi là “các thái độ tích cực của quân lực Trung Quốc trong việc duy trì an ninh và ổn định khu vực.





Không có anh em bạn bè với kẻ phạm tội

Không có anh em bạn bè với kẻ phạm tội


>> Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải giảm bất lợi cho ngư dân

>> Dân tộc này dứt khoát không cúi đầu

>> Chủ tịch nước thăm chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay rơi


Chủ tịch nước thống nhất với nhận định diễn biến tình hình tội phạm còn hết sức phức tạp, ngay cả ở những lĩnh vực tội phạm giảm nhưng chưa chắc chắn.


Trong đấu tranh chống tham nhũng, số vụ phát hiện cũng ít hơn, nhưng nếu nhìn những vụ truy tố, xét xử vừa qua thì thấy tính chất rất phức tạp, có tổ chức, quy mô lớn.


“Ví dụ Dương Chí Dũng làm sao chạy được nếu không có những quan hệ, dính líu trong nội bộ. Như vậy thì không thể nhận định tình hình tội phạm tham nhũng, ma túy giảm được” - Chủ tịch nước nói.


Đề cập đến tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, Chủ tịch nước nói rằng đây là tội phạm liên quan đến đội ngũ cầm cán cân công lý, mỗi năm một người phạm tội cũng làm suy giảm lòng tin của nhân dân nên phải đấu tranh quyết liệt.


Nghe phó viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hải Phong tâm sự về áp lực trong việc đấu tranh chống loại tội phạm này là phải đối mặt với những người trong ngành, là phải “bắt anh em bạn bè”, Chủ tịch nước lưu ý ngay: “Trước công đường không có anh em bạn bè đối với những kẻ phạm tội. Phát hiện kẻ phạm tội thì đi bắt tội phạm chứ không phải đi bắt anh em bạn bè”.


Chủ tịch nước cũng lưu ý việc xử lý tin báo tố giác tội phạm tuy có chuyển biến nhưng kết quả vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân. “Chính quyền của dân thì phải biết dựa vào dân để phòng chống tội phạm” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.


LÊ KIÊN






0


Ý kiến bạn đọc (0) Gửi ý kiến của bạn


Hàng loạt sĩ tử tá hỏa vì nhầm môn Toán thành Văn

Hàng loạt sĩ tử tá hỏa vì nhầm môn Toán thành Văn

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT


Giúp Zing.vn ngày càng nâng cao chất lượng nội dung bằng cách cho chúng tôi biết bạn đánh giá thế nào về bài viết này:



  • Rất tốt! Thông tin nhanh, nội dung trung thực và khách quan.

  • Bình thường: Thông tin hữu ích, nội dung không lỗi.

  • Kém: Nội dung không có giá trị, nhiều lỗi



Học giả Mỹ: Các nước ở Biển Đông nên hợp sức dạy Trung Quốc 1 bài học

Học giả Mỹ: Các nước ở Biển Đông nên hợp sức dạy Trung Quốc 1 bài học

(GDVN) - Tấn công giàn khoan hay công sự Trung Quốc hạ đặt và xây dựng trái phép ở Biển Đông đang là cái cớ Bắc Kinh mong muốn để leo thang thành một cuộc chiến tranh.












Tàu chiến Trung Quốc vẫn giễu võ dương oai trên Biển Đông, tìm mọi cách gây hấn để kiếm cớ leo thang xung đột. Với một kẻ võ biền to xác như vậy, cần dùng cái đầu để đối phó sẽ tốt hơn là cơ bắp.

Ngày 8/7, Tiến sĩ Anders Corr - Hiệu trưởng Corr Analytics Inc ở New York, bà Nguyễn Mai Hương - một nhà phân tích chính sách công khu vực Đông Á của Ngân hàng Thế giới và Tiến sĩ Priscilla Tacujan - cố vấn của quân đội Mỹ ở Afghanistan đã bình luận trên tạp chí nổi tiếng Forbes, Philippines, Việt Nam và Mỹ sẽ được hưởng lợi bằng cách tích cực bảo vệ 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông, bao gồm cả biện pháp quân sự đơn phương.


Theo 3 học giả này, nếu chưa có một phản ứng đáng kể bằng quân sự và tỉ lệ thuận với cái giá về kinh tế của Trung Quốc phải trả trong việc hạ đặt trái phép giàn khoan tỉ đô 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hay xây dựng trái phép ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thì sẽ khuyến khích Bắc Kinh lấn tới, bành trướng hơn nữa, làm tê liệt uy tín của Hoa Kỳ và đe dọa các nước láng giềng khác.


Về mặt quân sự, cả 3 học giả này cho rằng Philippines và Việt Nam có lực lượng vũ trang nhỏ hơn so với Trung Quốc, nhưng sẽ đỡ bất lợi hơn trong các hoạt động đặc biệt và nổi dậy. Các hoạt động này sẽ có khả năng lớn nhất chống lại Trung Quốc tiếp tục bành trướng.




08/07/14 07:07

(GDVN) - Bắc Kinh đã không còn "nói suông" để giải quyết vấn đề, mà bắt đầu kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao và chính trị (với Việt Nam) trên Biển Đông



Rõ ràng quân đội các nước nhỏ ở Biển Đông ở thế bất lợi khi chống lại quân đội Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh thông thường (giả định), nhưng các hoạt động đặc biệt và phủ nhận tính chính đáng có khả năng lớn nhất trong việc chống lại Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở Biển Đông. Trong đó các hoạt động đặc biệt này có thể được thực hiện bởi bất kỳ quốc gia duy nhất nào, bao gồm Việt Nam, Philippines, Nhật Bản hay Hoa Kỳ.


Nếu Trung Quốc bị đốt cháy ở Biển Đông, họ sẽ buộc phải rút lui khỏi những nơi khác. 3 học giả này cho rằng, một điều ước quốc phòng song phương hoặc đa phương giữa Philippines với Việt Nam hay các nước khác phải đối mặt với sự bành trướng của Trung Quốc như Nhật Bản, Malaysia, Brunei và Ấn Độ sẽ không khuyến khích Trung Quốc trả đũa. Động thái này nhằm xây dựng một liên minh bảo vệ biên giới quốc tế công nhận của khu vực, liên minh Châu Á - Thái Bình Dương.


Theo đó liên minh này sẽ có lợi ích trong việc liên kết chặt chẽ với khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì cả hai đang phải đối mặt với nguy cơ bành trướng lãnh thổ từ Nga và Trung Quốc, 3 học giả nhận định. Hoa Kỳ sẽ có lợi ích trong việc tham gia vào liên minh này.


Tuy nhiên những sự kiện gần đây cho thấy Việt Nam, thậm chí là Philippines không thể hoàn toàn dựa vào Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ. Các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương có thể làm nhiều hơn thông qua các hiệp ước quốc phòng song phương và đa phương để ngăn chặn Trung Quốc bành trướng.




07/07/14 06:00

(GDVN) - Theo Đa Chiều, lúc này Bắc Kinh chỉ còn 1 cách duy nhất, tuyên bố lấy đường lưỡi bò làm "biên giới trên Biển Đông"!?



Trong số các nước bị Trung Quốc đe dọa về mặt lãnh thổ, Philippines và Việt Nam là 2 quốc gia đã bị Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp các cấu trúc vật lý thường trực trên lãnh thổ của mình nhưng không đủ sức chống lại, 3 học giả nhận định. Chỉ duy nhất có Nhật Bản đủ khả năng đối phó với các cuộc xâm nhập trái phép từ Trung Quốc. Kết quả là Bắc Kinh chẳng làm gì được với nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, nhưng đã xây dựng bất hợp pháp công sự nhà nổi kiên cố trên 7 bãi đá ở Trường Sa.


Mặt khác, tác động giữa kinh tế và an ninh trên Biển Đông là củng cố và hỗ trợ lẫn nhau. Bảo vệ các hòn đảo, bãi đá trên Biển Đông do Việt Nam và Philippines kiểm soát không chỉ bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia, mà còn có ý nghĩa to lớn về kinh tế cho sự tiếp cận và phát triển các nguồn tài nguyên trong tương lai.


Cái giá phải trả về kinh tế và chính trị cho việc "không hành động gì" chống lại Trung Quốc bành trướng là rất nghiêm trọng, trong đó có việc mất nguồn tài nguyên quý giá ở Biển Đông vào tay Bắc Kinh. Một khi Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc thì cán cân quyền lực trong khu vực mất thăng bằng, gây bất ổn thêm cho châu Á - Thái Bình Dương. Đến lúc đó Bắc Kinh sẽ tiếp tục bành trướng về phía Đông, Đài Loan, Hàn Quốc thậm chí kéo tới cả phía Đông của Hawaii.











Tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp ở Biển Đông, uy hiếp các bên liên quan.

3 học giả này cũng thừa nhận không thể dựa vào Mỹ khi Hoa Kỳ đã ký hiệp ước quốc phòng với Philippines năm 1951 nhưng đã bỏ qua nghĩa vụ của mình để bảo vệ Manila trên Biển Đông chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Trong lúc Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Philippines cũng yêu sách "vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa") thì Mỹ vẫn đang tập trận chung, phát triển các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.


Vì vậy trong khi Philippines không thể đến gần để đánh bại Trung Quốc trong một trận hải chiến quy ước, Manila có thể sử dụng chiến thuật "hoạt động đặc biệt" đối với các tài sản cố định và cấu trúc quân sự của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough làm cho cuộc xâm nhập của Bắc Kinh tốn kém.




06/07/14 06:05

(GDVN) - Ông Thổ cho rằng không thể loại trừ khả năng Việt Nam, Philippines và Mỹ đã hợp tác, trao đổi vớ nhau về thời gian Việt Nam khởi kiện Trung Quốc.



Trong tháng 3, Philippines đã nộp bản thuyết trình lập luận trong vụ kiện chống lại đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông, một phiên tòa đến giờ Bắc Kinh vẫn từ chối tham gia mà sử dụng thời gian này để củng cố (trái phép) các vị trí ở Trường Sa. Có quan điểm cho rằng phiên tòa này không có tính ràng buộc và không có cách nào buộc Trung Quốc phải thực hiện phán quyết của tòa án.


3 học giả cho rằng, Việt Nam đang trong tình trạng bấp bênh hơn cả Philippines trên Biển Đông, vì "Việt Nam không liên minh với Mỹ, không đủ khả năng đánh bại Trung Quốc, trong khi khoảng cách từ biên giới Việt - Trung về Hà Nội không quá xa, Việt Nam cũng chưa khởi kiện Trung Quốc ra tòa án".


Cũng theo 3 học giả này, Trung Quốc có một lịch sử hối lộ ở cả Việt Nam và Philippines, điển hình nhất là vợ chồng cựu Tổng thống Philippines Arroyo hiện đang phải ngồi tù vì nhận hối lộ từ Trung Quốc. Các hoạt động giao dịch thương mại nghiêng về Trung Quốc hay hối lộ của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến các chính trị gia đối phương khi 2 nước đối mặt với sự xâm nhập của Trung Quốc trên Biển Đông.


Không chỉ Philippins hay Việt Nam mà ngay cả Mỹ cũng trở thành nạn nhân của thủ đoạn hối lộ của Trung Quốc. Năm 1996 đã từng xảy ra bê bối đảng Dân chủ Mỹ đã nhận được sự đóng góp tài chính và tư vấn chính sách của Trung Quốc.




02/07/14 13:49

(GDVN) - Đa Chiều cho rằng, ngoài Malaysia công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc, các nước ASEAN khác đều quay lưng lại với Bắc Kinh.



3 học giả cho rằng phản ứng của cả Mỹ, Philippines và Việt Nam với các hành động bành trướng của Trung Quốc là "yếu ớt" khiến Bắc Kinh tương đối dễ dàng thực hiện các hành vi xâm lấn hàng hải với láng giềng. 3 học giả cho rằng phả nứng bằng các cuộc diễn tập quân sự tượng trưng, kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế không ngăn được bước chân bành trướng của Trung Quốc, bởi thực tế kiểu phản ứng tương tự như vậy nhưng cường độ mạnh hơn nhiều không ngăn được Nga sáp nhập Crimea, mặc dù Nga yếu hơn Trung Quốc kể cả về sức mạnh quân sự và kinh tế.


Do đó 3 học giả này cho rằng một phản ứng quân sự mạnh mẽ hơn có khả năng ngăn chặn Trung Quốc bành trướng là vì lợi ích của Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines. Bị đe dọa là tương lai của châu Á, danh tiếng của Hoa Kỳ.


Trên đây là những quan điểm cá nhân của 3 vị học giả từ Hoa Kỳ và Ngân hàng Thế giới WB mà không nhất thiết đại diện cho quan điểm của các tổ chức nơi họ công tác. Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng, "hoạt động đặc biệt" bằng cách tấn công giàn khoan hay công sự Trung Quốc hạ đặt và xây dựng trái phép ở Biển Đông, đang là cái cớ Bắc Kinh mong muốn để leo thang thành một cuộc chiến tranh trong đó chính 3 học giả cũng thừa nhận Bắc Kinh chiếm ưu thế về sức mạnh quân sự, còn Mỹ không có gì chắc chắn sẽ dùng vũ lực can thiệp, cho dù có hiệp ước quốc phòng - an ninh - PV.


Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, từ chối chấp nhận phán quyết của trọng tài tức là đã công khai vứt luật pháp quốc tế vào sọt rác. Trong thế giới ngày nay, một nước lớn thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà coi thường luật pháp, bẻ cong luật pháp hay chà đạp lên luật pháp như vậy sẽ không còn chỗ đứng. Chắc chắn Bắc Kinh đang rất loay hoay với mâu thuẫn này khi đến 15/12 năm nay là hết hạn quyết định có tham gia vụ kiện hay không. Cái hiện nay các bên liên quan và cộng đồng quốc tế cần làm là vạch trần bộ mặt bành trướng, đạo đức giả và các hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, chứ không phải lao vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.


Một khi tòa phán quyết đường lưỡi bò Trung Quốc là vô hiệu, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), "cơ sở lý luận" cho tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông bị loại bỏ thì chẳng còn ai nghe Bắc Kinh giải thích về nó, tham vọng độc chiếm Biển Đông cũng mất gốc, chông chênh. Nhưng lúc này nếu có một "hành động đặc biệt", dùng biện pháp quân sự như 3 học giả Mỹ khuyến cáo, rất có khả năng sẽ rơi vào bẫy vừa ăn cướp, vừa la làng của Bắc Kinh. Trung Quốc ngày nay sợ bị Việt Nam kiện, chứ họ đâu có sợ bị Việt Nam đánh.


Mặt khác, Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, không liên minh với nước nào để chống lại một bên thứ 3. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các bên để duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, chống lại mọi âm mưu, dã tâm và thủ đoạn bành trướng, nhưng không phải dùng vũ lực. Việt Nam chỉ tự vệ khi thực sự cần thiết.


Vì vậy, "dạy cho Trung Quốc một bài học" là cần thiết nhưng không phải bằng nắm đấm, mà cần phải buộc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, hành xử có trách nhiệm đặc biệt khi họ là nước lớn, thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - PV.



David Luiz khóc mếu máo và gửi lời xin lỗi tới người dân Brazil

David Luiz khóc mếu máo và gửi lời xin lỗi tới người dân Brazil

Thiago Silva động viên Luiz sau trận đấu. (Nguồn: Getty)



Trái ngược với sự thăng hoa ở trận đấu với Colombia, trung vệ David Luiz đã thể hiện một phong độ bạc nhược khiến Brazil đánh mất thế trận và bị Đức nhấn chìm với tỷ số không tưởng 7-1 ở bán kết World Cup 2014.

Brazil đã để "cỗ xe tăng" Đức ghi tới 5 bàn thắng chỉ trong 18 phút ở hiệp một và vỡ trận hoàn toàn. Hàng thủ của Brazil gần như không thể theo kèm nổi các chân sút của tuyển Đức và để đối phương thoải mái dứt điểm.


Luiz đeo chiếc băng đội trưởng của Selecao trong trận đấu này và anh cảm thấy rất hối hận. Sau khi trọng tài nổi còi kết thúc trận đấu, nước mắt đã lăn trên khuôn mặt của Luiz.


"Tôi muốn gửi lời xin lỗi tới người dân Brazil. Tôi biết tầm quan trọng của trận đấu này là như thế nào và tôi muốn được thấy cổ động viên Brazil nở nụ cười hạnh phúc. Đức đã thi đấu tốt hơn chúng tôi và họ xứng đáng giành chiến thắng. Chắc chắn Brazil sẽ học được rất nhiều điều sau thất bại này" - Luiz đau khổ cho biết./.



Cổ động viên nhí khóc nức nở khi chứng kiến Brazil bị vỡ trận

Cổ động viên nhí khóc nức nở khi chứng kiến Brazil bị vỡ trận

Nỗi buồn của các cổ động viên Brazil. (Nguồn: Reuters)



Ở trận bán kết đầu tiên của World Cup 2014, đội chủ nhà Brazil đã phải nhận trận thua không tưởng 1-7 trước tuyển Đức.

Các vũ công Samba đã vỡ trận ngay trong hiệp một khi nhận tới 5 bàn thua chỉ trong vỏn vẹn 18 phút.


Ở thời điểm Brazil nhận bàn thua thứ tư, một cổ động viên nhí đã khóc nức nở trên khán đài. Trong khi đó, nhiều cổ động viên Brazil khác thì bàng hoàng vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra./.


(Độc giả click vào hình để xem chi tiết )


Những giọt nước mắt đầy tủi nhục của CĐV Brazil

Những giọt nước mắt đầy tủi nhục của CĐV Brazil

Trái với mọi dự đoán, Brazil đã chịu thúc thủ với tỷ số không tưởng 1-7 trước ĐT Đức trong trận bán kết World Cup. Chứng kiến những bàn thua liên tiếp của đội nhà, những CĐV Brazil như thể đứt từng khúc ruột. Họ đã rơi những giọt nước mắt đầy tủi nhục trong đêm kinh hoàng của bóng đá Brazil.



Một CĐV Brazil đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết sau thất bại đội nhà



Từ trẻ nhỏ...



... tới những người già






Đâu đâu cũng thấy những giọt nước mắt đầy đau đớn







Tâm trạng chán nản của các CĐV Brazil



Chìm tàu trên vùng biển Kê Gà, 16 người mất tích

Chìm tàu trên vùng biển Kê Gà, 16 người mất tích

(PL)- 21 giờ 30 ngày 8-7, ông Phạm Hùng Tân, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận xác nhận tàu BTH96984 TS đã chìm làm 16 thuyền viên trên tàu mất tích vào lúc 17 giờ cùng ngày.


Địa điểm tàu bị chìm được xác định ở vùng biển Nam Kê Gà, cách Phan Thiết khoảng 27 hải lý. Được biết tàu trên do ông Bùi Văn Toàn ở khu phố 2, phường Đức Nghĩa, TP Phan Thiết làm chủ, đi đánh bắt xa bờ ở vùng biển Trường Sa trên đường trở về thì gặp nạn.


Vùng biển Bình Thuận thời tiết xấu nên ảnh hưởng khá lớn đến công tác tìm kiếm. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận cũng đã cử hai tàu cứu nạn trực chỉ ra hiện trường và kêu gọi các tàu đang ở gần tọa độ trên tham gia tìm kiếm.


Rất nhiều vợ con của các thuyền viên trên con tàu xấu số đổ về cảng Phan Thiết để nghe ngóng tình hình. Đến 22 giờ cùng ngày, gió vẫn giật mạnh và mưa lớn nên việc tìm kiếm trên biển trong đêm gặp rất nhiều khó khăn.


Ngày 8-7, Đồn biên phòng Rạch Gốc (Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau) cho biết đơn vị đã cứu hộ sáu thuyền viên và kéo tàu cá BT 95614 TS vào bờ an toàn. Rạng sáng cùng ngày, thuyền trưởng tàu BT 95614 TS xin được hỗ trợ vì tàu gãy chân vịt và có nguy cơ bị chìm. Đồn biên phòng đã trưng dụng tàu cá, điều sáu cán bộ cùng chiến sĩ ra biển cứu nạn thành công...


PHƯƠNG NAM - LÊ KHOA




Brazil-Đức 1-7: Klose lập kỷ lục trong ngày "thảm họa" của Brazil

Brazil-Đức 1-7: Klose lập kỷ lục trong ngày "thảm họa" của Brazil

Các cầu thủ Đức ăn mừng chiến thắng không tưởng. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trận bán kết đầu tiên ở World Cup 2014 giữa Brazil và Đức đã kết thúc với tỷ số không tưởng 7-1 nghiêng về tuyển Đức. Sự thiếu chắc chắn nơi hàng thủ đã khiến các vũ công Samba phải trả giá đắt khi nhận tới 5 bàn thua chỉ trong 18 phút ở hiệp một.


Các pha lập công của tuyển Đức ở trận đấu này thuộc về Thomas Mueller (23'), Miroslav Klose (23'), Toni Kroos (24', 26'), Sami Khedira (29') và Andre Schuerrle (69', 79'). Bàn thắng danh dự của đội chủ nhà được ghi do công của Oscar (90').


Klose đã chính thức vượt qua Ronaldo "béo" để trở thành chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh với 16 pha lập công.






  • 08/07/14 23:36
    Trước trận đấu chú lạc đà “tiên tri” nổi tiếng Shaheen ở Dubai đã dự đoán Brazil là đội giành chiến thắng







  • 08/07/14 23:38
    Điểm lại hành trình tới bán kết của hai đội






  • 09/07/14 02:50
    Không khí náo nhiệt tại sân Mineirao. (Nguồn: Getty)






  • 09/07/14 03:00
    Với việc được ra sân trong trận đấu này, tiền đạo lão tướng Miroslav Klose của đội tuyển Đức đã trở thành cầu thủ đầu tiên xuất hiện trong bốn trận bán kết World Cup. Chỉ cần 1 bàn thắng nữa Klose sẽ phá kỷ lục ghi 15 bàn thắng của Ronaldo "béo"






  • 09/07/14 03:35
    Pha dứt điểm nâng tỷ số lên 3-0 của Toni Kroos






  • 09/07/14 04:05
    Thống kê trong hiệp một cho thấy sự áp đảo khủng khiếp của tuyển Đức






  • 09/07/14 04:35
    Cổ động viên Đức quá hạnh phúc với tỷ số không tưởng






  • 09/07/14 04:43
    Andre Schurrle ăn mừng bàn thắng







Schuerrle lập công mang về bàn thắng thứ 6 cho Đức

Schuerrle lập công mang về bàn thắng thứ 6 cho Đức


Sau cú căng ngang dọn cỗ của Lahm, Schueller đệm bóng thoải mái tung lưới Cesar. Tỷ số là 6-0 cho đội quân của HLV Joachim Loew.



Xem thêm nội dung bài


;

Schuerrle lập công mang về bàn thắng thứ 6 cho Đức


Klose ghi bàn thắng thứ 16 trong lịch sử

Klose ghi bàn thắng thứ 16 trong lịch sử


Nhận đường chuyền của Kroos ở khu vực trung lộ, Klose dứt điểm nhưng bị thủ môn Cesar đẩy ra. Ở cú sút bồi, Klose đã không cho thủ môn của Brazil cơ hội cản phá.



Xem thêm nội dung bài


;

Klose ghi bàn thắng thứ 16 trong lịch sử


Kroos lạnh lùng đệm bóng nâng tỷ số lên 3-0

Kroos lạnh lùng đệm bóng nâng tỷ số lên 3-0


Kroos lạnh lùng đệm bóng nâng tỷ số lên 3-0 cho tuyển Đức.



Xem thêm nội dung bài


;

Kroos lạnh lùng đệm bóng nâng tỷ số lên 3-0


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.