Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng
Ngôi nhà 3 tầng của gia đình chị Hương (quận Hải Châu, Đà Nẵng) khiến bất cứ ai đi ngang qua cũng phải "để mắt" bởi sự xinh xắn và hiện đại của ngoại thất.
Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 1

Ngoại thất xinh xắn của ngôi nhà với những đường kẻ chìm hiện đại.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 2

Ban công nhỏ lãng mạn


Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 3



Cổng nhà kết hợp sân để xe và vườn nhỏ.

Tất cả các không gian trong nhà đều mang phong cách bán cổ điển nhẹ nhàng và tinh tế với tông màu trắng chủ đạo. Để tránh cảm giác nhàm chán và đơn điệu, các loại giấy dán tường có hoa văn nhã nhặn đã được lựa chọn kỹ càng cho từng không gian riêng biệt. Chị Hương cho biết, toàn bộ nội thất và cách trang trí trong nhà đều do một tay con gái lớn của chị đảm nhận.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 4

Không gian tầng 1 nhìn từ cửa vào.


Ấn tượng đầu tiên khi bước vào phòng khách là sự mềm mại và nhẹ nhàng với không gian... toàn hoa: hoa từ bộ sofa, hoa từ mảng giấy dán tường sau kệ tivi. Các họa tiết hoa nhã nhặn này kết hợp với tông màu trắng của nội thất mang đến cho phòng khách sự thanh lịch, nữ tính.



Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 5

Phòng khách thanh lịch và rất mềm mại.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 6

Hệ tủ lưu trữ đơn giản.





Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 7

Hệ thống đèn trần và đèn chùm sang trọng.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 8

Bộ 3 bức tranh tô điểm cho bức tường màu trắng tại phòng khách.


Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 9

Góc tiểu cảnh nhỏ ở bậc tam cấp giữa phòng khách và phòng bếp - ăn khiến tổng thể tầng một mềm mại hơn.


Bếp nấu và bàn ăn nằm trong cùng một phòng với cách bài trí xinh xắn và gọn gàng. Rèm cửa và những tấm nệm ngồi họa tiết hoa giúp kết nối không gian bếp với không gian phòng khách. Cũng như phòng khách, nội thất bếp của có màu trắng chủ đạo với thiết kế thanh thoát, tiện dụng.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 10




Phòng bếp - ăn tiện dụng và gọn gàng.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 11

Hệ tủ lưu trữ hiện đại trong phòng bếp.



Hệ thống tủ lưu trữ liền khối kết hợp cùng bếp nấu và bồn rửa giúp chị Hương thuận tiện hơn trong việc nấu những món ngon cho gia đình. Ngoài ra khu bếp cũng rất thoáng mát nhờ hệ thống thoát mùi hợp lý.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 12

Bếp nấu thông ra mặt thoáng sau nhà nhờ hệ thống cửa sổ.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 13

Cầu thang dẫn lên tầng 2 với mặt gỗ sạch sẽ.


Tại chính giữa tầng 2, ngay ở cầu thang lên là một phòng khách phụ dành riêng cho gia đình. Căn phòng này tuy nhỏ nhưng rất ấm áp và thanh nhã với nền gỗ, những mảng tường có họa tiết đơn giản và bộ sofa hoa màu tím nhạt bắt mắt.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 14

Không gian phòng khách thân mật của gia đình.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 15

Bộ sofa hoa tím là điểm nhấn cho phòng khách phụ.


Hai phòng ngủ của vợ chồng chị Hương và 2 cậu con trai cũng nằm ở tầng 2. Mỗi phòng ngủ đều được trang trí theo cá tính riêng của từng người. Phòng ngủ của chị Hương đơn giản và nền nã với bộ ga gối hoa màu xám nhạt. Hệ tủ màu đen không chỉ nổi bật trên nền tường trắng mà còn đem đến cái nhìn hiện đại cho không gian này.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 16


Phòng chị Hương nền nã với hai màu xám - đen.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 17

Tuy nhiên, nếu tiết chế màu đen một chút thì phòng ngủ trông sẽ thư thái hơn.




Phòng ngủ của con trai chị Hương cũng bài trí đơn giản với tông màu đen - trắng. Bộ ga gối với các điểm nhấn màu xanh, tranh tường cùng với đèn ngủ màu sắc đã được sử dụng để căn phòng có thêm điểm nhấn đẹp mắt.



Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 18



Phòng ngủ cho con trai với điểm nhấn màu xanh.



Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 19


Một góc phòng vệ sinh tại tầng 2.
Tầng 3 là không gian riêng của vợ chồng con gái lớn của chị Hương. Đây cũng là căn phòng ngọt ngào và được chăm chút nhất trong toàn bộ ngôi nhà với rất nhiều các họa tiết hoa từ giấy dán tường, ga gối hay ghế ngồi. Dù sử dụng nhiều họa tiết hoa nhưng sắc trắng của trần nhà cùng các món nội thất trắng đã khiến cho căn phòng không bị cảm giác lòe loẹt.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 20



Phòng ngủ của vợ chồng con gái chị Hương là căn phòng "điệu đà" nhất nhà.




Căn phòng được chăm chút kĩ lưỡng với những góc nhỏ xinh, tạo cảm giác thư giãn cho chủ nhân.




Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 21


Góc thư giãn xinh xắn và lãng mạn với tông màu hồng - trắng trong căn phòng.

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 22

Bàn phấn thiết kế đẹp mắt với điểm nhấn màu sắc từ đồ trang trí.


Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 23

Chủ nhân của căn phòng chăm chút từng món nội thất cho đến đồ trang trí trong phòng.


Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 24

Kệ đồ nhiều ngăn kiêm góc bày ảnh cưới.


Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 25

Góc bồn rửa mặt kiêm tủ lưu trữ trong phòng tắm hiện đại.










Nếu bạn đang sống trong một ngôi nhà mình yêu thích, hãy cùng chia sẻ không gian sống của bạn bằng cách liên hệ theo email: nhahay@afamily.vn hoặc điện thoại 04.3.9743410/233.


Chúng tôi cũng rất hoan nghênh sự hợp tác từ phía các công ty kiến trúc, xây dựng để giới thiệu đến độc giả những ngôi nhà đẹp mà bên các bạn thiết kế.










Cùng ngắm cách bài trí của một căn hộ mộc mạc tại khu chung cư cao cấp

Choáng ngợp trước ngôi nhà "triệu hoa" ở trung tâm Đà Nẵng 26




Quê hương nghĩa trọng tình cao

Quê hương nghĩa trọng tình cao
Thẩm mỹ Hàn Quốc

Võ Nguyên Giáp, trăm tuổi giữa nhân gian - Kỳ cuối


Quê hương nghĩa trọng tình cao


> Kỳ 5: Với người chụp ảnh của Đại tướng

> Kỳ 4: Quý vật gặp quý nhân

> Kỳ 3: Chuyện của nhà văn Sơn Tùng

> Kỳ 2: Một chiều nghiêng Ba Đình

> Kỳ 1: Kỷ niệm nhỏ về một sự kiện lớn


TP - Ngôi nhà của Đại tướng ở làng An Xá, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình - quê của hai nhân vật nổi tiếng đứng ở hai chiến tuyến trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20: Võ Nguyên Giáp và Ngô Đình Diệm. Xin chép hầu bạn đọc những câu chuyện lượm lặt quanh ngôi nhà và mảnh đất lịch sử này.











Nhà Đại tướng. ảnh: Xuân Ba
Nhà Đại tướng. ảnh: Xuân Ba .

Hồi đường Hồ Chí Minh xuyên Bắc Nam mới thông, đến địa phận Quảng Bình, có một tấm biển đề hướng rẽ vào nhà Đại tướng ở huyện Lệ Thủy. Ý chừng cũng để làm cái việc quảng cáo du lịch? Nhưng Đại tướng biết được đã cho bỏ.


Đến Lệ Thủy, chỉ phải hỏi thăm một tẹo. Dân trong này, nhất là đến huyện Lệ Thủy thì ai cũng tận tình lẫn chút hồ hởi khi chỉ đường đến nhà Đại tướng.











Ông Võ Đại Hàm thuần thục hướng dẫn, thuyết minh cho khách. ảnh: Xuân Ba
Ông Võ Đại Hàm thuần thục hướng dẫn, thuyết minh cho khách. ảnh: Xuân Ba.

Trông coi ngôi nhà của Đại tướng là ông Võ Đại Hàm, một người cháu của Đại tướng. Người dong dỏng, khách thăm rất thích ông vì ai ông cũng chịu chuyện, mặn chuyện cả.


Ông Hàm kể trước đây thương ông là con liệt sĩ, Đại tướng đưa ông ra Hà Nội từ bé, cho học hành tử tế. Rồi ông được theo học khoa điều khiển học ở trường đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Học đến năm thứ 3 thì nổ ra Cách mạng Văn hóa, ông về học tiếp ở ĐH Bách khoa.


Tốt nghiệp về làm ở nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo vài năm, ông phải về quê vì hoàn cảnh gia đình. Rồi ông được Đại tướng tin cẩn trao trách nhiệm phục dựng và trông coi ngôi nhà này.


Tại sao phải phục dựng? Câu chuyện ông Hàm đưa tôi về năm 1947.


Pháp bí mật bất ngờ tập kích làng An Xá khi đó là vùng tự do. Mặc dù ta đã lường tính, đã có kế hoạch đưa ông cụ và bà cụ thân sinh Đại tướng lên chiến khu nhưng chỉ có mỗi cụ bà với người con trai thứ là Võ Thuần Nho kịp lên. Ông cụ bị chúng bắt rồi bí mật đưa vào nhà lao Thừa Phủ trong Huế. Ông bị đánh đập dã man và mất sau đó.


Tôi ngồi đôi hồi một chi tiết... Cũng không rõ bởi chả có sách nào chép và người cháu Võ Đại Hàm này cũng chưa thấy nhắc đến? Có truyền khẩu rằng khi bọn Pháp bắt ông cụ đưa vô nhà lao Thừa Phủ, chúng đã làm cái việc bắn tin hoặc đặt điều kiện chi đó với vị Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Việt Minh đang ở chiến khu Việt Bắc về sự an nguy của người cha?


Có chuyện đó? Hay chỉ là sự đồn thổi? Kẻ thù của Tướng Giáp có lẽ chẳng thiếu gì mưu ma chước quỷ? Nếu sau này có ai làm cái việc viết tiểu sử về Đại tướng có lẽ cũng phải tính đếm đến chi tiết này?


Mãi sau năm 1975 vài năm, phần mộ Liệt sĩ Võ Quang Nghiêm, thân sinh Đại tướng mới được đưa từ Huế về Lệ Thủy.


Võ Giáp rất mực gần gụi, tôn kính cha mình. Những năm tháng thơ ấu, Võ Giáp học với cha. Buổi tối cụ chỉ dùng 3 bát cháo trắng ăn với cà muối mà cụ gọi là sâm của người nghèo. Trước khi đi ngủ cần nhất là xoa tay chân cho nóng. Nếp ấy, người con của cụ là Đại tướng giữ mãi về già!


Lại nói về cái đận bất ngờ ập vô An Xá, trước khi rút chạy, bọn Pháp đã cho phóng hỏa thiêu rụi ngôi nhà, khiến nó gần như chỏng trơ hoang tàn. Hòa bình rồi mãi sau này, có nhiều ý kiến đề nghị Đại tướng phục dựng lại ngôi nhà theo nếp xưa nhưng ông không đồng ý. Mãi đến những năm cuối chín mươi, việc phục dựng ngôi nhà Đại tướng mới được tiến hành nhưng cũng phải nhiều lần nói khó với ông rằng con cháu về quê, ngoài nơi thờ tự ông bà phải có chỗ mà ngủ lại này khác?


Cứ như ông Hàm cho hay thì toàn bộ nhà cửa sân sướng cổng rã đều theo kiểu phục dựng chứ không làm mới, làm thêm chi hết! Toàn bộ sơ đồ mô hình đều theo kiểu của người em Võ Thuần Nho vẽ theo trí nhớ.


Bao quát một lượt khu nhà phục dựng, dẫu có trên chua dưới gõ (chua là thứ gỗ thuộc nhóm 3 nhóm 4, gõ có thể là gỗ gụ? Cung cách xây cất của những nhà gọi là dư dật có máu mặt trước đây ở vùng này?), nhưng cứ như ông Hàm cho hay, hoàn toàn rập theo nếp cũ thì quả là ngôi nhà xưa của Đại tướng chả thấm tháp chi với lối xây cất cùng vật liệu của những ngôi nhà được coi là theo lối cũ bây giờ? Tóm lại là bần bạch.


Người anh kế của Đại tướng học rất giỏi. Nhưng coi lá số mệnh yểu... Một ông thày khuyên nên uống mực nho cho dạ tối bớt đi thì mới nuôi được (!?) Nhưng gìn giữ cách gì cũng không vượng được... Người anh kế Võ Giáp đã mất năm lên 8 vì bạo bệnh. Ba người chị gái của bác Giáp cũng không được học hành đến nơi đến chốn. Toàn bộ kinh tế tiềm lực gia đình dồn trút cho hai anh em là Giáp và Nho.


Ngôi nhà được phục dựng xong, Đại tướng về thăm.


Đến cổng, ông đi tới đi lui một hồi và cho biết không phải cái cổng ở vị trí này. Ngày trước cụ ông mở cổng không có cái kiểu xộc thẳng vô nhà như thế mà chếch đi, lối vào cũng gấp khúc theo con mắt phong thủy.


Thế là cái cổng vô nhà được sửa như bây giờ. Hàng chè tàu trồng năm 1978. Hàng hiên lát lại năm 2000.


Cây roi chiết từ vườn nhà ngoài Hà Nội, đường Hoàng Diệu. Cây cối trong vườn quý nhất có cây khế. Ông Hàm kể khi bác Giáp lớn lên đã sum suê, bác thường ngồi đọc sách dưới gốc khế. Nhưng trước đây, trong vườn quý hơn cả là một gốc mít cổ thụ mé trước nhà. Mùa lụt năm Tân Hợi, bác Giáp cất tiếng khóc chào đời dưới gốc mít này. Tôi băn khoăn sao cụ bà lại sinh bác Giáp dưới gốc mít? Nhà cửa sẵn kia? Ông Hàm cười cái lệ thời ấy, phụ nữ vượt cạn phải tạm lánh một nơi khác. Nơi khác chính là cái chòi cất dưới gốc mít. Gốc mít cổ thụ không còn. Theo gợi ý của Đại tướng nên trồng lại cây mít. Cây mít trồng lại ấy vài năm đã xanh tốt nhưng chưa bói quả.


Dẫu nhà cửa bần bách, dẫu có biết bao đổi thay về xây cất đường sá làm mới này khác nhưng Lệ Thủy có vẻ vẫn là nơi khuất nẻo của Quảng Bình? Nhưng nhiều, rất nhiều khách thăm đã tìm về nơi này. Nhớ lúc mới đến ngó qua cuốn sổ ghi cảm tưởng (được biết hết trang đã phải thay mấy bận), những dòng chữ cảm động biết ơn, khâm phục lẫn ngỡ ngàng về vẻ dung dị của ngôi nhà...


Hương trên bàn thờ tổ tiên chúng tôi dâng lên mới ngún vài tấc, ấm trà ông Hàm pha chưa kịp rót mà ngoài cổng đã lại lao xao một đoàn khách. Lúc quay trở ra, lại thấy mấy ông Tây ba lô ngấp ngé ngoài ngõ. Ban nãy ngó cung cách ông Hàm tiếp chuyện lẫn giới thiệu cho một đoàn khách khá sang từ Hà Nội vào và mấy ông nông dân ở một xã ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình, không biết ông đã qua một trường lớp nào của ngành du lịch lẫn bảo tàng chưa mà khá nhuần nhuyễn?


Chẳng phải như một đoạn băng đã quay sẵn bất kỳ đối tượng khách nào cũng phát lại na ná mà tùy từng dạng khách, ông Hàm có lối chuyện lẫn thuyết trình khá sinh động. Lại nhớ dai. Ưu điểm nữa không bốc không vống lên. Chợt nhớ đã qua bao nhiêu thứ chờn chợn lẫn ngường ngượng khi qua một vài di tích văn hóa danh nhân. Người giới thiệu thuyết minh (có không ít người là trực hệ là trong dòng tộc) vống lên những điều không có hoặc ít xuýt ra nhiều!? Nhưng ở đây, cứ như thể bác nào cháu ấy, nơi chốn cùng hương tịch nhưỡng này, sự thật lịch sử vẫn cứ phải là nghiêm ngắn, phân minh. Hóa ra ông Hàm bộc bạch rằng, bác Giáp nhiều lần dặn ông, cháu luôn nhớ là đang thay bác tiếp chuyện với người đến thăm nhà mình đấy nhé.


Công việc của ông Hàm kể cũng độc đáo. Công cụ, phương tiện sử dụng thường xuyên thường trực thường ngày là tấm lòng. Sao cho tấm lòng đến với tấm lòng. Quên chưa kịp hỏi ông với thứ lao động đặc thù này, thù lao cho ông được tính thế nào đây?


Rời nhà Đại tướng một đoạn, tôi đứng bên con hói (ngòi) như cái mương nhỏ thông với sông Kiến Giang. Con hói ấy có từ thời nhà Mạc. Truyền rằng đám phong thủy địa lý thời ấy phao lên vùng đất này của Quảng Bình rất vượng địa, vượng khí. Phải trấn yểm không thì sẽ sinh loạn (!?) Việc trấn yểm ấy do Mạc Mậu Hợp khởi xướng bằng cách đào một con hói như một dòng mương nhỏ cắt Phong Lộc ra làm hai. Con mương đó cho ăn thông với dòng sông Kiến Giang. Không rõ việc trấn yểm ấy có linh hay không nhưng đầu thế kỷ XX vùng đất này đã xuất hiện hai nhân vật.


Bên này con hói là nơi chôn rau cắt rốn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Còn bên kia con hói là mạch đất của dòng họ Ngô. Mặc dầu sinh ở Huế nhưng quê gốc Ngô Đình Diệm cùng gia đình họ Ngô bám và phát tích từ mạch đất này! Hồi xây dựng Đại Phong lá cờ đầu về nông nghiệp Sóng Duyên Hải gió Đại Phong, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho khơi rộng con ngòi. Trong Nam ầm lên cái tin Nguyễn Chí Thanh học nhà Mạc cắt long mạch trù ếm Ngô Tổng thống (!?) Đại tướng nghe được cười, sao ngu thế, khơi rộng cho thuyền bè qua lại dễ dàng...


Một hồi lâu chuyện vãn bên quán nước, theo hướng tay chỉ của bà chủ quán, tôi lần đến một ngôi nhà xây khá khang trang cách quán không xa. Chủ nhà là một người đàn ông dong dỏng khó đoán tuổi vồn vã mời tôi vào. Tục quý khách ở đây là thế mặc dầu chưa biết khách là ai. Giường bên, bà vợ ông đang đút cháo cho một cụ bà ngó vẻ ốm yếu.


Câu chuyện với ông chủ nhà Ngô Quốc Dược cứ dài mãi ra...


Tên khai sinh là Ngô Đình Dược phải đổi tên lót đi. Chi, nhánh rồi những trực hệ thế nào đấy không rõ nhưng ông có thể nói khá gần với nhà họ Ngô ở Lệ Thủy!


Bố ông, Ngô Đình Tốn lao đao khốn khổ vì bị quy địa chủ may rồi được sửa sai. Hai anh em ông phải bỏ tên lót. Năm lần bảy lượt xung phong đi bộ đội kể cả viết đơn bằng máu mới được. Vào bộ đội ông ở sư 338 đóng quân ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa rồi phấn đấu trở thành Đảng viên. Cũng phải qua 5 lần thẩm tra lý lịch. Vợ ông đang bón cháo cho mẹ chồng kia là người Hà Lâm, Hà Trung, Thanh Hoá cũng gần nơi ông đóng quân. Lấy vợ xa thế? Ở quê ông các cô gái sợ lấy chồng họ Ngô? Ông Dược cười... Ra quân ông dẫn vợ về quê.


Đất có tuần nhân có vận. Dần dà những năm tháng khốn khó rồi cũng qua... Chim có tổ người có tông, chất giọng ông Dược vẻ phấn khởi khi ông cho biết việc lập gia phả nối lại các chi đã một thời đứt đoạn kể cả việc bàn bạc để xây từ đường của họ ông bây giờ khá là thoải mái.


Nghe ông Dược mà chợt giật mình! Nào có lâu lắc xa ngái gì, những việc ấy chỉ ít năm trước thôi nó khó như tìm đường lên trời?









Nhà Đại tướng bị Pháp đốt rụi năm 1947. Hòa bình rồi, có nhiều ý kiến đề nghị Đại tướng phục dựng lại ngôi nhà theo nếp xưa nhưng ông không đồng ý. Mãi đến những năm cuối chín mươi, việc phục dựng mới được tiến hành nhưng cũng phải nhiều lần nói khó với Đại tướng rằng con cháu về quê, ngoài nơi thờ tự ông bà phải có chỗ mà ngủ lại.



Ghi chép của

Xuân Ba


Các tin khác




Bị mẹ chồng tương lai bắt chia tay vì có... tướng dâm

Bị mẹ chồng tương lai bắt chia tay vì có... tướng dâm
Trâm và Toàn gặp nhau ở Sài Gòn. Cùng là dân tỉnh lẻ nhưng hai người lại ở hai đầu đất nước. Trâm là con gái miệt thứ, Cà Mau còn Toàn ở tận Tuyên Quang, xứ sở của con gái đẹp.

Lần đầu tiên cả hai cùng lơ ngơ giữa sân trường đại học trong ngày khai giảng, Toàn đã bị hớp hồn bởi cái vẻ mộc mạc và giọng nói rặt miền Tây nhẹ nhàng, chân phương, mặc dù kể về nhan sắc thì Trâm không thuộc hàng người đẹp.


Hết năm nhất thì tình bạn giữa hai người họ đã chuyển dần sang tình yêu. Cùng có hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả, họ phải vừa học vừa làm để kiếm tiền trang trải chi phí học tập, ăn ở, đỡ đần cha mẹ. Làm cùng làm, học cùng học, lúc nào đôi bạn cũng quấn quýt bên nhau, giúp đỡ nhau trong công việc, trong học tập, chia sẻ với nhau những lúc vui buồn, mà nỗi buồn lớn nhất với Trâm và Toàn có lẽ là nỗi nhớ nhà, nhớ quê.


Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.



Những lúc nghe Trâm say sưa kể về vùng quê miệt thứ sông nước, xuồng ghe của Trâm, Toàn thấy như có một phần tình yêu của mình ở đấy, anh nhủ lòng nhất định sẽ về thăm. Còn khi nghe Toàn kể chuyện về Chiêm Hóa quê anh, Trâm cứ ngẩn ngơ với những cảnh đẹp núi non trùng điệp, với hình ảnh lũ trẻ cùng đàn trâu lững thững dắt nhau về ven sườn núi, những nếp nhà tranh nhòa trong khói bếp chiều, với điệu hát Then mà khi nghe Trâm cố mãi vẫn không hiểu gì nhưng vẫn thích cái giai điệu du dương réo rắt của nó, không giống như mỗi lần nghe Trâm ca vọng cổ, Toàn cứ trêu “phê y như thuốc ngủ ấy”.

Sau bốn năm đại học, ngoài tấm bằng cử nhân, hành trang họ mang theo vào đời còn có thêm mối tình nồng thắm mà họ dành cho nhau. Anh chị bàn nhau cố gắng dành dụm để chuẩn bị cho một ngày cưới thật tươm tất và một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sau này. May mắn, họ đều có công việc ổn định trong một ngân hàng lớn. Tằn tiện, tích lũy mãi ba năm sau, anh chị nhận thấy đã đủ điều kiện để quyết định đi đến hôn nhân.


Trong những năm yêu nhau, đã nhiều lần Toàn theo Trâm về quê thăm gia đình chị. Trong con mắt họ hàng nhà Trâm, Toàn là chồng sắp cưới của chị. Nhưng Trâm thì chưa lần nào về Tuyên Quang nên chị và gia đình Toàn biết nhau chủ yếu là qua điện thoại.


Vì khoảng cách địa lý quá xa nên gia đình Toàn cũng thông cảm về chuyện Trâm chưa về ra mắt nhà chồng sắp cưới nhưng mọi người ai cũng háo hức muốn biết mặt cô dâu, nhất là mẹ Toàn. Hơn nữa, cũng không thể sắp đón con gái người ta về làm dâu mà không gặp gỡ nói chuyện “phải trái” với người ta một tiếng. Vì thế, Toàn lấy Sài Gòn làm điểm hẹn để mẹ anh vào xem mặt cô dâu và rước ba má Trâm lên cho đôi bên gặp gỡ.


Có lẽ đấy là cái ngày mà Trâm hồi hộp nhất, hồi hộp hơn cả lúc ngồi trong phòng thi im phăng phắc, hay lúc đi phỏng vấn xin việc trước ông giám đốc cái mặt khó đăm đăm. Để cho mẹ Toàn có thời gian nghỉ ngơi sau một quãng đường xa và cũng để mấy mẹ con trao đổi với nhau trước, hôm sau ba má Trâm mới từ Cà Mau lên.


Toàn rước mẹ từ ga về. Vừa bước vào nhà, thấy Trâm cúi chào, bà xởi lởi “Trâm đấy à?”. Trâm “Dạ” và ngẩng lên. Bất giác bà chau mày một cách bản năng nhưng rồi kịp lấy lại vẻ tự nhiên. Suốt ngày hôm đó, bà tỏ ra đăm chiêu và rất kiệm lời làm Toàn hết sức ngạc nhiên vì mẹ anh vốn hay nói, hay cười.


Thái độ đó của bà cũng khiến Trâm rất lo sợ. Toàn an ủi Trâm “hay mẹ đi đường xa mệt quá”. Tối đó, bà ra hiệu muốn nói chuyện riệng với Toàn. Toàn hiểu ý nói với Trâm “để anh chở mẹ đi một vòng Sài Gòn cho biết, em ở nhà chuẩn bị các thứ cho ngày mai”. Hai mẹ con vào một quán cà phê. Không chờ đợi lâu, mẹ Toàn vào đề ngay:


- Mẹ thấy tướng con bé này thuộc tướng người đa dâm đa loạn, không được đâu con ạ.


Toàn vừa nghe đã thấy thất kinh, không phải vì cái tướng số đa dâm gì đó của Trâm mà mẹ vừa nói, mà anh hốt hoảng chính vì lời phán “không được đâu” của bà. Cố lấy hết bình tĩnh anh nhẹ giọng:


- Chúng con yêu nhau bảy tám năm rồi, cô ấy là người tốt mẹ ạ. Chúng con đã quyết định cưới nhau, đã chuẩn bị đâu vào đấy cả rồi. Con không thay đổi được đâu mẹ ạ!


- Anh biết một mà không biết mười. Tôi sống từng tuổi này, tôi thấy nhiều hơn anh. Con bé mũi nhỏ, mặt bạnh, lông tay lông chân rậm rịt, hai cái chân mày như hai con sâu róm vắt ngang trán, đôi mắt lúc nào cũng ươn ướt, đi cứ ngoáy mông xoành xoạch, đích thị là người dâm loàn. Anh lấy nó về nó hành xác anh không đến thân tàn ma dại thì thôi. Có khi không đáp ứng được cho nó, nó lại đi tìm giai ấy chứ. Khổ thân con tôi…


Đến lúc này thì Toàn cố nhịn cười:


- Mẹ ơi, dân gian người ta nói thế thôi chứ có gì chắc là đúng đâu mẹ.


- Còn không đúng à! Thế mày thấy con dâu mợ cả mày chưa, cũng mày ngài, mắt phượng, đi lắc hông ấy… rồi cháu bác Mơ kia, người ngợm cứ toàn lông lá lại có cái nốt ruồi nằm ngay dưới con mắt. Một đứa bỏ chồng theo giai, một đứa thay bồ như thay áo… Mẹ thấy không ổn đâu.


Đến nước này thì Toàn đành thú thật với mẹ:


- Con nói cái này, mẹ đừng mắng con. Chúng con đã "quan hệ" nhau rồi, con thấy cô ấy cũng bình thường, không như mẹ nói đâu.


- À, anh giỏi thật, nhưng tôi đã quyết, còn anh muốn làm gì thì tùy…


Nói xong bà te tái bước ra đường.


Bây giờ thì Toàn biết câu chuyện đã không còn là câu chuyện cửa miệng nữa rồi, nó thật sự đẩy anh vào một tình thế không dễ gì giải quyết cho thấu tình đạt lý. Lòng dạ anh đang như mớ bòng bong rối rắm không biết gỡ từ đâu.










Chia sẻ của người trong cuộc

- Tôi cao 1,70m, chỉ vì cái chiều cao này mà ngày về ra mắt gia đình chồng không được như mong đợi. Chẳng là tôi cao hơn chồng tôi khoảng 2cm, nên khi hai người đi với nhau tôi luôn bị săm soi, dòm ngó. Mẹ chồng tôi nổi tiếng là người “mê tín dị đoan”, nào là so đo tuổi tác, xem mặt, xem tướng. Tôi cũng cảm nhận được vẻ không hài lòng của mẹ anh qua ngày đầu tiên gặp mặt, càng lúc tình hình có vẻ nặng nề hơn. Tuy nhiên, vì chồng tôi là con một, lại khá cương quyết nên gia đình anh cũng đồng ý cưới tôi. Khi về làm dâu, chồng tôi mới “bật mí” cho tôi biết lý do mẹ chồng không hài lòng về tôi. Đó là chân dài. Theo quan niệm của mẹ chồng tôi, gái chân dài thuộc hàng mạnh “chuyện ấy”, bà sợ con trai mình sẽ bị hao mòn vì phục vụ vợ. Bây giờ có với nhau đã hai mặt con, cái khoản ấy của chồng thì tôi không sao bì được, nên tôi nghĩ quan niệm chỉ là quan niệm, còn sự thật lại là chuyện khác.

(Trâm Anh – Phú Yên)


- Tôi hai lần kết hôn nhưng chồng trước qua đời, giờ sống với người đàn ông thứ hai nhưng lại mỗi người sống mỗi nơi, tự mình tôi phải nuôi hai con nhỏ. Gia đình chồng gán cho tôi tội “sát chồng”, còn bà con, hàng xóm láng giềng cũng xầm xì về tướng số của tôi. Chẳng là tôi có lưỡng quyền hay còn gọi là gò má cao. Người ta nói lưỡng quyền cao không chỉ “sát chồng” mà còn lắm mưu mô thủ đoạn để đạt được mục đích. Với tư tưởng đó, cộng thêm cảnh tôi bị chồng chết, chồng bỏ nên người đời cứ vin vào như một minh chứng sống động cho quan niệm của họ. Thôi kệ, ai nghĩ sao nghĩ, tôi sống cho tôi và hai con tôi thôi. Nhưng tôi nghĩ có lẽ nhờ lưỡng quyền cao nên tôi đủ ý chí để vượt qua định kiến của người đời.

(Lệ Thanh - TP.HCM)


- Tôi bị mẹ người yêu cũ chê vì đôi mắt lá răm. Bà cho rằng mắt lá răm đa tình, lẳng lơ. Theo cách đánh giá của bản thân thì tôi có đôi mắt đẹp, đuôi mắt tôi cong vút, chính vì vậy nên có nhiều chàng trai để ý. Tuy nhiên, việc mẹ anh ấy nhận xét tôi đa tình là không đúng, người ta để ý tôi là việc người ta, còn tôi yêu ai là việc của tôi. Đa tình và lẳng lơ thuộc về bản chất, không thuộc vào vẻ bề ngoài. Nhiều khi tôi tự hỏi, có rất nhiều người đa tình, lẳng lơ nhưng họ hoàn toàn không có những biểu hiện đặc trưng bên ngoài nào; ngược lại cũng có nhiều người mắt lá răm như tôi nhưng gia đình họ vẫn hạnh phúc… Quan niệm nhìn ngoại hình để đánh giá cả nhân cách của phụ nữ là không công bằng. Tôi nghĩ những người mẹ nên có cái nhìn bao dung hơn với người bạn gái của con trai họ. Nếu quan niệm này cứ đeo đẳng thì tôi chắc rằng sẽ có nhiều người con gái như tôi phải chịu bất hạnh trong tình yêu.


Mỗi người sinh ra đã có sẵn một hình hài, không vì những quan niệm về bề ngoài mà gán ghép cho cả tâm tính mỗi người. Điều quan trọng là yêu những gì mình có, sống thật với tình yêu của mình. Những cặp đôi đang yêu nhau nhưng vấp phải cản trở từ gia đình về ngoại hình cũng đừng vội ra quyết định chống đối gia đình hay nói lời chia tay, các bạn nên dành thời gian để chứng minh tình yêu của mình.

(Thục Quyên- Kiên Giang)






Tướng Giáp - Người chiến thắng ở Điện Biên Phủ

Tướng Giáp - Người chiến thắng ở Điện Biên Phủ










Thẩm mỹ Hàn Quốc
iPhone 5 16 Gb : 9.990.000 Đ | iPhone 5S : 15.990.000 Đ | iPhone 5C : 10.990.000 Đ

Bậc thầy khai thác mâu thuẫn của kẻ xâm lược


Tướng Giáp - Người chiến thắng ở Điện Biên Phủ


> Tướng Giáp - Người chiến thắng ở Điện Biên Phủ

> Tướng Giáp - Người chiến thắng ở Điện Biên Phủ


TP - “Kẻ nào can thiệp vào Đông Dương cần xem lại bộ óc của mình”











Đại tướng trong chiến dịch Thu Đông 1947
Đại tướng trong chiến dịch Thu Đông 1947.

Nguyên tắc trên (tránh khi địch mạnh, đánh khi địch yếu kết hợp với chiến tranh du kích, toàn dân, toàn diện - TP) đã được sử dụng rất có hiệu quả chống lại một cuộc hành quân thảm hại của tướng Valluy tiến hành đánh vào liên khu Việt Bắc năm 1947 với mục đích tiêu diệt các căn cứ của ông Giáp. Đây là một trong những cuộc hành quân to lớn nhất chưa hề thấy ở Đông Dương. Với vũ khí hạng nặng và 30.000 người, đạo quân này tiến sâu vào lãnh thổ của Việt Minh theo đường số 4 nổi tiếng.


Không thể rời bỏ con đường này, ngày càng xấu đi, đội quân này bị những người du kích vô hình phục kích, quấy rối. Cầu cống phía trước họ bị phá, làng mạc bị tiêu thổ, bẫy và mìn đặt khắp nơi, nhưng quân của Valluy không bao giờ gặp được du kích. Họ đã đi quá xa căn cứ, thiếu lương thực, xăng dầu và bắt đầu hoạt động cướp bóc. Chiến dịch làm thiệt mạng nhiều lính dù.


Chiến thuật đó lại được sử dụng 5 năm sau đó. Năm 1952, Raoul Salan, tổng chỉ huy quân đội viễn chinh tiến hành một cuộc hành quân giống hệt cuộc hành quân của Valluy đánh vào Việt Bắc với 30.000 người có cơ giới yểm hộ. Đạo quân này đi xa căn cứ của họ 100 dặm.


Thậm chí máy bay của Pháp không thể thả đủ xăng dầu để Salan có thể tiến hành chiến dịch này. Họ không hề vào được Việt Bắc và trong một tuần, họ phải rút lui về châu thổ sông Hồng. Salan bị mất 1.200 quân.


Tất cả năng lực của họ được sử dụng chỉ để bảo vệ bản thân họ. Và hai năm sau đó, khi vị tướng xấu số Navarre nghĩ tới việc đóng căn cứ ở Điện Biên Phủ, một thung lũng lòng chảo xung quanh núi non hiểm trở, với ý định sử dụng căn cứ này làm bàn đạp tấn công, ông cũng quên mất những bài học trước mau chóng mất quyền kiểm soát Bắc Bộ, người Pháp không thể giữ các đường tiếp tế luôn luôn được khai thông và các đồn bốt, doanh trại của họ đóng bên ngoài đều bị tiêu diệt.


Nguyên tắc của ông Giáp là dùng thế bất ngờ, tính cơ động và xây dựng quân đội trong chiến đấu để tiến hành trận chiến đấu cuối cùng vào lúc quyết định. Năm 1950, trong trận đánh khủng khiếp dọc biên giới Trung -Việt - một trận đánh chỉ kém trận Điện Biên Phủ về số người chết, quân đội Pháp gặp các sư đoàn chính quy của ông Giáp và súng cối 81mm của Trung Quốc lần đầu tiên được sử dụng.


Họ hoảng hốt trước lực lượng tiến công hết sức to lớn của ông Giáp. Số người chết thật khủng khiếp. Tổng cộng Pháp mất 6.000 quân vừa chết, bị thương hoặc bị bắt.


Vào khoảng 1950, ông Giáp đã xây dựng xong chiến lược, chiến lược này đã tỏ ra là một tai họa cho bất cứ đội quân xâm lược nào. Đó là điều mà ông gọi là “mâu thuẫn của chiến tranh xâm lược thực dân”.


Giả sử các nhà chiến lược Mỹ nghiên cứu chiến lược đó, họ có thể đã đồng ý với tướng Mc Arthur khi ông nói: “Kẻ nào tham gia vào một cuộc chiến tranh trên bộ ở Đông Dương cần phải xét lại bộ óc của mình”.


Trừ phi quân đội xâm lược rải người khắp mọi nơi, còn không, chúng không thể chiếm được đất nước này. Nhưng khi họ triển khai, đóng đồn bốt, và tiến hành các cuộc hành quân xa căn cứ thì “các đơn vị phân tán của chúng trở thành miếng mồi ngon của quân đội chúng ta”.


Điều đơn giản là quân xâm lược không bao giờ có đủ người để đè bẹp các lực lượng du kích hoạt động rải rác khắp nơi. Nhưng nếu họ tiến hành các cuộc tiến công cơ động lớn đánh Việt minh, họ phải rút quân khỏi các vùng bị chiếm đóng và như vậy: “Mục đích thực sự của chiến tranh xâm lược lại không thực hiện được”.


Ông Giáp sử dụng nguyên tắc này từ 1950 đến 1972. Đó là một nguyên tắc lý tưởng đối với một cuộc chiến tranh kéo dài trong đó việc tiêu diệt sinh lực địch quan trọng hơn việc chiếm đất.


Khi thấy hầu hết các cố vấn Mỹ giải thích sai lầm về các cuộc tấn công liên tiếp, người ta thấy ít người trong số đó hiểu được các lý thuyết của ông Giáp. Đó có thể là các gây cấn thường trực mà Kisinger đã đề cập tới hồi tháng 5 năm nay (1972 - TP) khi ông nói: “Chúng ta biết rằng một số câu chữ phương Tây của chúng ta có một nghĩa khác ở Việt Nam. Có thể là chúng ta không có đủ trí tưởng tượng”.


Từ 1950 đến 1954, cả Việt minh lẫn Pháp chiến đấu dữ dội để giành lấy vùng châu thổ sông Hồng, chiếc chìa khóa bảo vệ Bắc Việt Nam và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và ông Giáp đã gặp không thành công lớn đầu tiên. Năm 1951, một bộ phận lớn của 3 sư đoàn được huấn luyện chu đáo của ông đã thương vong khi tìm cách chọc thủng tuyến phòng thủ của Pháp tiến vào hai thành phố trên vì bom, pháo binh và bom na-pan của Pháp.


Nhưng mặc dù như vậy đánh theo nguyên tắc của ông, các du kích đã kìm chân hơn một nửa lực lượng viễn chinh của Pháp ở lại để bảo vệ căn cứ. Quân đội viễn chinh buộc phải phòng ngự sau “phòng tuyến De Lattre”.


Phòng tuyến này có mục đích bảo vệ vùng châu thổ ngăn chặn quân xâm nhập từ ngoài vào và có tác dụng như một chiếc mộc. Các du kích của ông Giáp lấy nhân lực, thu thuế, lương thực, thăm dò tin tức từ các người dân trong làng. Với tốc độ di chuyển và tính chất cơ động, họ cũng còn có thể ghìm chân các đơn vị chủ lực. Phòng tuyến De Lattre đã được dùng làm đề tài cho cuốn sách “Người Mỹ trầm lặng” của Graham Greene.


Còn nữa


James Fox

The Sunday Times Magazine -1972


Các tin khác




Qatar-Việt Nam (1-2): Người hùng Trọng Hoàng

Qatar-Việt Nam (1-2): Người hùng Trọng Hoàng










Thẩm mỹ Hàn Quốc
iPhone 5 16 Gb : 9.990.000 Đ | iPhone 5S : 15.990.000 Đ | iPhone 5C : 10.990.000 Đ

Qatar-Việt Nam (1-2): Người hùng Trọng Hoàng


Với màn trình diễn ấn tượng của Trọng Hoàng, tuyển Việt Nam đã lội ngược dòng đánh bại chủ nhà Qatar ngay trên sân khách trong trận giao hữu diễn ra đêm qua.











Trọng Hoàng đã có màn trình diễn ấn tượng ở trận giao hữu với Qatar.
Trọng Hoàng đã có màn trình diễn ấn tượng ở trận giao hữu với Qatar..

Với lợi thế sân nhà, Qatar nhập cuộc đầy hưng phấn và liên tục dồn ép ĐT Việt Nam. Phút thứ 10, đội chủ nhà tung ra đòn cảnh cáo đầu tiên. Từ đường tạt bóng bên cánh phải của đồng đội, Sebastian Soria đánh đầu cận thành nhưng rất may là thủ môn Thanh Bình kịp đấm bóng cứu thua.


Bốn phút sau đó, Qatar đã có bàn thắng mở tỉ số. Nhận đường chuyền bổng xé toang hàng phòng ngự ĐT Việt Nam của đồng đội, Mohamed El-Sayed lừa qua thủ môn Thanh Bình rồi đưa bóng vào lưới trống mở tỉ số trận đấu.


Phải đến phút 20, ĐT Việt Nam mới có cơ hội áp sát khung thành Qatar lần đầu tiên. Và chính từ đợt tấn công này, Trọng Hoàng đã tung ra cú sút quyết đoán, gỡ hòa 1-1 cho ĐT Việt Nam.


Chưa dừng lại ở đó, phút 29, Trọng Hoàng và Anh Đức bật tường nhanh trước vòng 16m50 trước khi tiền vệ xứ Nghệ thoát xuống dứt điểm tung lưới thủ thành Saad Al Sheeb, đưa ĐT Việt Nam dẫn trước 2-1.









Tin thể thao nổi bật ngày 10/10


>SEA Games 27: Tủi phận U23 Việt Nam


>Tuyển thủ Anh tẩy chay sao trẻ MU


>Iniesta sẽ hưởng lương cao chỉ sau Messi


>Người đẹp Cheryl Cole lại hát “đời tôi cô đơn”


>Học viện HAGL-Arsenal tốn bao nhiêu tiền của bầu Đức?



Những phút cuối hiệp một, Qatar đẩy cao đội hình tấn công. Tuy nhiên, cú dứt điểm nguy hiểm nhất của đội chủ nhà đã bị trung vệ Gia Từ cản phá ngay trước vạch vôi.

Bước sang hiệp hai, ĐT Việt Nam vẫn chủ động phòng ngự chặt, nhường thế trận lại cho chủ nhà Qatar. Dù sở hữu rất nhiều đường lên bóng nhưng hàng công của Qatar không thể xuyên thủng được hàng phòng ngự vững chắc của ĐT Việt Nam.


Phải nhờ đến một tình huống cố định, ĐT Qatar mới có cơ hội dứt điểm nguy hiểm đầu tiên trong hiệp hai. Phút 55, Hassan Al Haidos tung cú sút phạt ở khoảng cách chừng gần 20m, khiến thủ thành Thanh Bình phải đổ người hết cỡ cứu thua.


Những phút sau đó, trận đấu diễn ra theo một kịch bản không khó để đoán định. Qatar miệt mài tấn công, trong khi ĐT Việt Nam kiên cường phòng ngự.


Dù đã có những cơ hội khá tốt để san bằng tỉ số nhưng các chân sút của Qatar lại không tận dụng thành công. Điển hình nhất là pha bay người đánh đầu cận thành của Khalfan Ibrahim ở phút 82 nhưng thủ thành Thanh Bình đã ôm gọn trái bóng.


Dù luôn có 8 hoặc 9 cầu thủ túc trực trước vòng 16m50 nhưng rõ ràng ĐT Việt Nam không chơi phòng ngự tiêu cực. Rất ít khi các hậu vệ áo đỏ phạm lỗi với các cầu thủ Qatar, mà thay vào đó là sự lăn xả và bọc lót kịp thời cho nhau.


Chung cuộc, ĐT Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước Qatar bằng một lối chơi phòng ngự phản công hợp lý và hiệu quả.


Theo Goal


Các tin khác




Bắt hung thủ giết người vì bạn gái

Bắt hung thủ giết người vì bạn gái

Chiều 9-10, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP.HCM đã di lý Trần Quang Trinh từ Bến Tre lên TP.HCM để điều tra về hành vi giết người. Trinh là nghi can chính trong vụ truy sát gây náo loạn đường phố tại Bình Tân khiến một người tử vong đêm 3-9. Phòng PC45 đã phối hợp cùng Công an quận Bình Tân vào cuộc điều tra truy bắt hung thủ. Sau hơn một tháng xác minh, đêm 8-10, Trinh bị bắt tại một tiệm tạp hóa ở huyện Thạnh Phú, Bến Tre.


Giết người vì bạn gái bị chọc ghẹo


Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, đêm 3-9, anh Huỳnh Anh Tuấn (ngụ quận Bình Tân) cùng hai người bạn vào trạm xăng dầu Phước Tân (854 tỉnh lộ 10, quận Bình Tân) đổ xăng. Tại đây, thấy một nhóm nam nữ khác cũng vào đổ xăng và Tuấn buông lời chọc ghẹo một cô gái trong nhóm dẫn đến mâu thuẫn. Sau khi ra khỏi trạm xăng, nhóm này tiếp tục gây sự đánh nhau dẫn đến rượt đuổi. Khi đến trước tiệm hớt tóc Phương Trinh (178 Đất Mới), Tuấn bị một người dùng dao đâm một nhát vào lưng, tử vong sau đó.



Trần Quang Trinh, nghi can giết người ngay khi bị bắt. Ảnh: TK


Sau khi bị bắt, Trinh khai nhận sáng 3-9, Trinh từ Thạnh Phú lên Long An dự đám giỗ. Sau đó, Trinh nhận được điện thoại của người bạn cùng quê là Lê Minh Duy rủ lên TP.HCM thăm bạn gái của Duy.


Khoảng 15 giờ cùng ngày, Trinh gọi điện thoại rủ Duy cùng Liễu (bạn gái Duy) sang nhà anh họ Trinh ở khu vực KCN Tân Tạo (quận Bình Tân) để nhậu. Đến khoảng 22 giờ, Trinh rủ Duy đi quán khác để nhậu tiếp. Duy cầm lái chở Trinh, còn Liễu chạy xe máy một mình. Khi đến trạm xăng dầu Phước Tân, Duy và Liễu tấp vào để đổ xăng. Lúc này Tuấn cùng với hai người bạn là Lê Minh Thừa và Nguyễn Quốc Vinh cũng vừa ghé vào đổ xăng. Thấy Liễu chạy xe một mình, Tuấn buông lời chọc ghẹo, tán tỉnh. Do sẵn có hơi men trong người nên khi thấy bạn gái bị ghẹo, Trinh, Duy đã cãi nhau với nhóm của Tuấn nhưng được những người ở trạm xăng can ngăn, giảng hòa hai bên.


Cuộc truy sát trong đêm


Thừa và Vinh khai thêm sau khi được can ngăn Tuấn bàn với cả hai đuổi theo nhóm Trinh để đánh cho bõ tức. Đuổi theo một đoạn, nhóm Tuấn ép xe Duy và Trinh vào lề rồi dùng mũ bảo hiểm, dây thắt lưng tấn công. Duy nhanh chân chạy thoát, còn Trinh bị nhóm Tuấn đánh hội đồng. Đánh Trinh gây thương tích, nhóm Tuấn lên xe đi về hướng đường Đất Mới.


Trinh khai do bị đánh đau nên chạy đến tiệm hủ tiếu gần đó giật lấy con dao thái thịt của tiệm rồi kêu Duy chở đuổi theo nhóm Tuấn trả thù. Rượt đuổi hơn 1 km thì đuổi kịp và ép xe Tuấn vào lề. Trinh cầm dao đâm một nhát vào hông Tuấn rồi cả hai bỏ chạy mất hút trong đêm. Do vết thương quá nặng nên Tuấn đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.


Trinh cho biết thật sự bất ngờ khi bị công an bắt giữ ngay tại quê nhà. Lúc gây án xong, Trinh về Bến Tre lẩn trốn, nghĩ rằng không ai biết tung tích, hành vi giết người của mình. Còn đồng phạm của Trinh là Duy cũng đã bỏ trốn ngay sau khi gây án. Hiện cơ quan công an đang tiếp tục truy bắt và kêu gọi Duy sớm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng.


TUYẾT KHUÊ



ĐTVN ngược dòng hạ Qatar

ĐTVN ngược dòng hạ Qatar

Với lợi thế sân nhà cùng thể hình và thể lực tốt hơn ĐTVN, Qatar là đội nhập cuộc tốt hơn. Liên tiếp các cơ hội được đội chủ nhà tạo ra về phía khung thành của thủ môn Thanh Bình. Không phải chờ đợi lâu, sau vài cơ hội bị bỏ lỡ, Qatar đã có bàn mở tỉ số khi cầu thủ mang áo số 18 phá bẫy việt vị băng xuống từ đường chuyền rất đẹp của đồng đội để hạ gục Thanh Bình. Đây là tình huống hàng phòng ngự của ĐTVN đã chơi khá lỏng lẻo khi tập trung số đông ở phần sân nhà nhưng đã không thể theo kèm pha thoát xuống của cầu thủ đối phương.


Tuy nhiên, cần phải dành những lời khen cho các cầu thủ ĐTVN bởi tinh thần thi đấu sau đó. Không hề nao núng dù phải thi đấu trên sân khách và bị thủng lưới trước, các cầu thủ của chúng ta đã bình tĩnh thi đấu để tổ chức các đợt tấn công nguy hiểm về phía khung thành đối phương. Phút 20, từ pha chọc khe của đồng đội, Trọng Hoàng băng xuống rất tốc độ bên cánh phải và sau đó tận dụng sai lầm phá bóng của đối phương tung cú sút bằng chân trái cân bằng tỉ số trận đấu.


ĐTVN ngược dòng hạ Qatar - 1


Trọng Hoàng đã giúp ĐTVN ngược dòng hạ Qatar


Không dừng lại ở đó, đến phút 29 với pha bật tường cực kì chính xác với Anh Đức trước vòng cấm, Trọng Hoàng đã có pha dứt điểm chính xác giúp ĐTVN vươn lên dẫn trước 2-1. Một ngày thi đấu chói sáng của tiền vệ gốc xứ Nghệ - Trọng Hoàng.


Sang hiệp 2, với lợi thế dẫn bàn, ĐTVN đã chủ động chơi thấp để bảo toàn tỉ số, còn Qatar dồn toàn lực lên để tấn công. Với thế trận như vậy, dù bị dồn ép nhưng một lần nữa ĐTVN thể hiện được bản lĩnh khi phòng ngự tỉnh táo để hóa giải những pha lên bóng của đối phương. Kết thúc 90 phút thi đấu, ĐTVN đã bảo toàn được tỉ số, một thắng lợi chắc chắn sẽ giúp thầy trò HLV Nguyễn Văn Sỹ có thêm sự hưng phấn va tự tin cho các trận đấu sắp tới thuộc vòng loại Asian Cup 2015.


Đội hình thi đấu của ĐTVN: Thanh Bình, Văn Hoàn (Hoàng Quãng 90’+2), Gia Từ, Phước Vĩnh, Văn Nhiên, Sỹ Cường (Văn Biển 89’), Ngọc Duy, Trọng Hoàng, Thành Lương (Mai Tiến Thành 66’), Quốc Anh, Anh Đức.



Xem thêm chủ đề:dtvn nguoc dong ha qatar, doi tuyen viet nam, dtvn, trong hoang, anh duc, thanh luong, vong loai asian cup 2015, bong da, bong da anh, bóng đá, bongda, bong da so, ket qua bong da, lich thi dau bong da, tin chuyen nhuong, bang xep hang bong da, tin bong da, bong da 24h, bao, bao bong da, doc bao bong da


16 toa tàu đặc biệt đến Quảng Bình phục vụ tang lễ

16 toa tàu đặc biệt đến Quảng Bình phục vụ tang lễ

Tổng công ty Đường sắt VN đã có Công điện số 632/CĐ-ĐS về việc tổ chức chuyến tàu hàng đặc biệt số hiệu HBN2a. Đoàn tàu có 16 toa xe, đã xuất phát tại ga Sóng Thần (Bình Dương) ngày hôm qua 8/10 và sẽ đến ga Đồng Hới (Quảng Bình) vào ngày 11/10.


Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Trưởng Ban Kinh doanh vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết cán bộ, công nhân viên trong ngành rất tự hào nhận nhiệm vụ này. Tất cả các toa xe, đầu máy kéo đều phù hợp, được trang bị tốt nhất. "Chúng tôi đã cử những tổ lái máy giỏi, có kinh nghiệm, tay nghề cao đề điều khiển đoàn tàu an toàn. Chúng tôi ưu tiên chỉ huy chạy tàu tuyệt đối đảm bảo tàu đến đích an toàn, đúng giờ, đúng lịch trình".


Ngành Đường sắt đã điều chỉnh giờ các đoàn tàu khác, đảm bảo bố trí tránh vượt hợp lý. Căn cứ vào tình hình chạy tàu thực tế, phổ biến các ga bố trí đường đón tàu đúng hành trình. Tại các ga có quy định đỗ sau khi tác nghiệp xong, cho phép các đoàn tàu trên chạy sớm giờ. Bố trí thời gian phong tỏa khu gian không được ảnh hưởng đến hành trình đoàn tàu đặc biệt HBN2a này.


Dự kiến chiều mai sẽ đến ga Đồng Hới.



Lãnh đạo 10 quốc gia Đông Nam Á tham dự hội nghị thượng đỉnh của khối tại Brunei cùng các nhà lãnh đạo của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ hôm nay.


Theo hãng tin CNBC, người siêu giàu thường xây phòng tắm cho chó cưng, lái xe mạ vàng đi làm hoặc sở hữu tấm thảm bản quyền...


2 tay cầm 2 thanh dao, kiếm dài gần 1m xông vào đập phá quán cơm nhưng tên côn đồ này vẫn bị yếu thế bởi nhiều người dân bất bình dùng gạch, đá, gậy đánh tới tấp.


Thông báo Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8

Thông báo Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8
Ngày 9/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã kết thúc sau 10 ngày làm việc.

TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI:


[Bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng]


Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 30/9 đến ngày 9/10/2013, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ tám để thảo luận, cho ý kiến về: tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014; tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về kinh tế-xã hội; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; và một số vấn đề quan trọng khác liên quan đến công tác xây dựng Đảng.


Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.


1- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và ra Kết luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014; tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là thực hiện ba khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và nhiệm vụ, giải pháp sắp tới.


Trong gần 3 năm qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Trong nước, những hạn chế vốn có của nền kinh tế cùng nhiều khó khăn khác làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh còn thấp trong khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó là thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường ngày càng cao, trong khi chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước.


Trước diễn biến phức tạp mới của tình hình thế giới và trong nước, ngay sau Đại hội XI, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội… Chính phủ đã điều hành quyết liệt, phù hợp với thực tế tình hình. Đây là những quyết sách kịp thời, đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.


Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế-xã hội đã chuyển biến tích cực, đúng hướng trên hầu hết các lĩnh vực, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; kinh tế dần được phục hồi, đạt mức tăng trưởng khá; tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đạt kết quả bước đầu; các đột phá chiến lược được triển khai đồng bộ; văn hóa, xã hội tiếp tục có tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân có bước cải thiện; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt được một số kết quả; quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được bảo đảm; hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế nhưng chưa thật vững chắc. Nợ xấu còn cao, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sức mua chậm phục hồi, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng chưa đạt yêu cầu. Triển khai thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược tuy đạt được một số kết quả bước đầu nhưng vẫn còn chậm. Lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều hạn chế yếu kém. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra. An ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích nguyên nhân kết quả và hạn chế, thiếu sót, nhất là nguyên nhân chủ quan; nêu những bài học kinh nghiệm sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về kinh tế-xã hội; nhấn mạnh mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế-xã hội 2 năm 2014-2015 là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh gắn với tái cơ cấu nền kinh tế và thực hiện 3 đột phá chiến lược. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.


Năm 2014 tập trung cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản : Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp lý; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế; thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược; phát triển văn hóa xã hội và bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.


2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận và quyết định ra Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực còn hạn hẹp, nhờ truyền thống hiếu học, sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Đó là: Thực hiện giáo dục toàn dân, nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần giáo dục ý thức công dân, phẩm chất chính trị, lý tưởng cách mạng cho các thế hệ con người Việt Nam; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; các điều kiện đảm bảo chất lượng được tăng cường; chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các cấp học, trình độ đào tạo có tiến bộ; hợp tác quốc tế được mở rộng; lực lượng lao động qua đào tạo tăng khá nhanh.


Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững, giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập. Giáo dục vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên cao trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa được coi là nhân tố quyết định của phát triển đất nước.


Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã được nêu ra từ Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) song chậm được khắc phục, có mặt còn nặng nề hơn. Khoa học giáo dục còn lạc hậu. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về nhân lực của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa tích cực chủ động góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Quản lý giáo dục còn nhiều bất cập. Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Thiếu dự báo nhu cầu nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân để làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển giáo dục.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích sâu sắc nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của hạn chế, yếu kém; bài học kinh nghiệm qua các lần cải cách giáo dục; bối cảnh, thuận lợi, khó khăn, thách thức; những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục trong giai đoạn cách mạng mới; khẳng định sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểm đến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, ở cả Trung ương và địa phương, ở mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; hướng đến phát triển năng lực người học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.


Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học. Đổi mới căn bản và toàn diện cần vừa củng cố phát huy các thành tựu và điển hình đổi mới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật; khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc; phát triển những nhân tố tích cực mới; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương. Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình để khắc phục, vượt qua, đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.




Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)




Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với quá trình đổi mới giáo dục; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học; đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng.

Quản lý tốt là tiền đề căn bản để dạy tốt và học tốt; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục; nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo.


3- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp là văn kiện chính trị-pháp lý cơ bản điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, có tính nền tảng, thể hiện bản chất của Nhà nước và chế độ; là đạo luật gốc của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, bảo đảm sự ổn định chính trị-xã hội và chủ quyền quốc gia; phản ảnh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định, trong thời gian qua, chúng ta đã phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia ý kiến xây dựng Hiến pháp; việc đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp thực sự là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc xây dựng Dự thảo Hiến pháp 1992 cũng như thực thi Hiến pháp sau này.


Bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), các văn kiện của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, những quan điểm cơ bản, định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nghiêm túc tiếp nhận, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân để chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo Hiến pháp 1992.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với một số nội dung quan trọng của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: về vai trò lãnh đạo của Đảng; về vị trí của Công đoàn Việt Nam; về thành phần kinh tế; về thu hồi đất; về quy định bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; về chính quyền địa phương; về Hội đồng Hiến pháp; và một số nội dung quan trọng khác.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Kết luận về việc hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới đây.


4- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận, đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã được các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai, học tập, thực hiện nghiêm túc; quá trình thực hiện Nghị quyết luôn đặt trong sự gắn kết với bối cảnh đa dạng, phức tạp, nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức của tình hình quốc tế và trong nước; được vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của thực tiễn.


Quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; đổi mới, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp; xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ; bảo đảm an sinh xã hội; kết hợp kinh tế với quốc phòng; mở rộng, tăng cường đối ngoại; bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước trên thế giới.


Tuy nhiên, hiện nay, bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục có những biến đổi sâu sắc, diễn biến mới phức tạp. Môi trường hòa bình, ổn định chưa thực sự vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội và đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Tư tưởng, tâm trạng xã hội có nhiều vấn đề mới phát sinh. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc hơn, v.v… Những khó khăn, thách thức, hạn chế, thiếu sót trên đã và đang đặt ra những vấn đề, yêu cầu mới rất quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng phân tích sâu sắc bối cảnh, dự báo xu hướng phát triển của những vấn đề quốc tế, khu vực và trong nước; xác định nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, thiếu sót; khẳng định: Trong bất kỳ tình huống nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh." Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tập trung thảo luận sâu sắc các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất ban hành Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


5- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng về công tác xây dựng Đảng: Thảo luận, cho ý kiến bước đầu về Quy chế bầu cử trong Đảng; quyết định việc thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XII của Đảng; và một số vấn đề quan trọng khác.


Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân siết chặt đội ngũ, tăng cường đoàn kết, thống nhất, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm; nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương 8, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 và những năm tiếp theo, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại./.



Bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng

Bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
Sáng 9/10, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, sau 10 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ các ủy viên Trung ương và đại biểu tham dự Hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các Báo cáo, Đề án.


Bộ Chính trị đã tiếp thu đối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết Hội nghị.


Tiếp tục ưu tiên cao cho ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát


Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét các vấn đề một cách khách quan, khoa học, Hội nghị đã thống nhất nhận định về thực trạng kinh tế-xã hội đất nước thời gian qua và xác định quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2014 và hai năm 2014-2015.


Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong 3 năm qua, đã kịp thời điều chỉnh và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, biện pháp đưa kinh tế đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực, đúng hướng trên các lĩnh vực.


Nổi bật nhất là đã kiềm chế được lạm phát và cơ bản ổn định kinh tế vĩ mô. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức 18,13% năm 2011 giảm xuống khoảng 7% năm 2013. Hoạt động của hệ thống các tổ chức tài chính-tín dụng an toàn, ổn định hơn, mặt bằng lãi suất giảm dần.


Dự trữ ngoại hối tăng, tỉ giá ổn định. Xuất khẩu tăng khá; cán cân thương mại được cải thiện; tỷ lệ nhập siêu giảm từ gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 xuống còn 0,4% năm 2013. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.


Kinh tế từng bước được phục hồi; tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức bình quân 5,6%/năm trong 3 năm 2011-2013; riêng năm 2013 dự kiến đạt 5,4% (cao hơn năm 2012.


Trong điều kiện kinh tế và cân đối ngân sách rất khó khăn, Đảng và Nhà nước đã cố gắng chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm….


Tuy nhiên, kinh tế-xã hội hiện vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình trong nước, quốc tế, dự báo xu hướng phát triển và những khả năng có thể xảy ra, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ rõ vẫn phải kiên trì mục tiêu tổng quát do Đại hội XI của Đảng đã đề ra; song hai năm còn lại của nhiệm kỳ khóa XI ( 2014-2015) phải nỗ lực hơn nữa để thực hiện mục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; phục hồi nhịp độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.


[Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng]


Bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải thiện môi trường kinh doanh. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.


Riêng năm 2014, cần tập trung ưu tiên cao cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đi đôi với tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo động lực, niềm tin cho người dân và doanh nghiệp.


Thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục-đào tạo


Phát triển những kết quả đã đạt được tại Hội nghị Trung ương 6, Hội nghị lần này đã thảo luận và nhất trí ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.


So với Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết của Hội nghị lần này đã kế thừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung đổi mới về nhận thức, tư duy, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.


Về nhận thức, Trung ương cho rằng, đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục-đào tạo cùng các cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm việc thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến đổi mới các cơ sở giáo dục- đào tạo và sự tham gia của gia đình, cộng đồng xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học, ở cả Trung ương và địa phương.


Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả từ đầu mà phải kế thừa, phát triển những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phát huy những thành tựu và kinh nghiệm tốt đã có, đồng thời bổ sung những quan điểm, tư tưởng mới, kiên quyết chấn chỉnh những lệch lạc, những việc làm trái quy luật, phát triển những nhân tố mới.


Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, có tầm nhìn dài hạn, các giải pháp đồng bộ, khả thi, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.


Về mục tiêu của đổi mới lần này, Trung ương chỉ rõ, phải tạo cho được chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo; khắc phục cơ bản các yếu kém kéo dài đang gây bức xúc trong xã hội. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả.


Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng. Hệ thống giáo dục và đào tạo được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc.


Để thực hiện mục tiêu nêu trên, phải thực sự coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội.



Tiếp tục hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992


Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau và góp ý cụ thể vào từng chương, điều và toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.


Một lần nữa, Trung ương hoan nghênh và cảm ơn đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, trong thời gian qua tiếp tục có nhiều ý kiến đóng góp hoàn chỉnh Dự thảo; đồng thời hoan nghênh, đánh giá cao các đại biểu Quốc hội đã phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, xác đáng vào nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.


Ban Chấp hành Trung ương ghi nhận, biểu dương Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các cơ quan chức năng đã khẩn trương, nghiêm túc tổng hợp, phân tích, tiếp thu, giải trình một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.


Trung ương cho rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cơ bản đã được hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nội dung Dự thảo đã phản ánh được ý chí và nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ; quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước…


Ngay sau Hội nghị này, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và các cơ quan chức năng cần khẩn trương tiếp thu ý kiến của Trung ương hoàn chỉnh toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 sắp tới.


Việc hoàn thiện Dự thảo và trình Quốc hội xem xét, ban hành Hiến pháp sửa đổi cần tiếp tục được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy và tổ chức Đảng; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo đúng định hướng, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng chống phá, xuyên tạc.


Đồng thời cần sớm có chương trình, kế hoạch triển khai thực thi Hiến pháp mới, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách; kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội. Tiến hành đổi mới hệ thống chính trị từng bước vững chắc, đồng bộ với đổi mới kinh tế như nhiều nhiệm kỳ Đại hội của Đảng đã đề ra.


Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha


Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Ban Chấp hành Trung ương nhất trí cho rằng 10 năm qua, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất phức tạp, đất nước gặp nhiều khó khăn gay gắt, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá đất nước, với sự nỗ lực phấn đấu cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã giữ vững được ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.


Tiềm lực kinh tế, uy tín, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc được nâng lên một bước. Tuy nhiên, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.


Ban Chấp hành Trung ương khẳng định phải tiếp tục thực hiện những mục tiêu, quan điểm, phương hướng, phương châm chỉ đạo mà Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX đã đề ra, đồng thời bổ sung và phát triển cho phù hợp với tình hình mới. Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha ta: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nghĩa là, làm sao cho kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất.


Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, phải luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá, xâm lược của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gắn phát triển kinh tế-xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.


Tiếp tục nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để bảo vệ Tổ quốc.


Thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng


Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận kỹ và thống nhất quyết định thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XII của Đảng gồm Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế-Xã hội; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Nhân sự và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.


Các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế- Xã hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, tham mưu của Đảng và Nhà nước, chắt lọc, kế thừa kết quả tổng kết 30 năm đổi mới để đề xuất với Đại hội XII của Đảng những chủ trương, chính sách, biện pháp đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc hơn, tạo xung lực mới cho phát triển đất nước nhanh và bền vững.


Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến của Trung ương, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Quy chế để trình Hội nghị Trung ương 9 khóa XI thông qua.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh các quyết sách Trung ương đề ra lần này đều rất hệ trọng, có tầm ảnh hưởng to lớn đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, chấn hưng giáo dục, đào tạo, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự trường tồn của đất nước, chế độ.


Tổng Bí thư đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý hãy nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu thực hiện và tổ chức lãnh đạo thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần này cùng với Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết khác của Trung ương.


Xem toàn văn bài phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đây./.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.