Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Mỹ thông qua thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam

Mỹ thông qua thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam

Một phiên họp của Thượng viện Mỹ. (Nguồn: AP)



Ngày 22/7, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam, trong bối cảnh Washington đang tìm cách mở rộng quan hệ với Hà Nội.

Thỏa thuận trên - được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ký kết hồi tháng 10/2013 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei - đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn hồi tháng Hai năm nay và hiện đang chờ Thượng viện Mỹ thông qua.


Phản ứng trước thỏa thuận nói trên, các nhà hoạt động chống phổ biến vũ khí hạt nhân và một số nghị sỹ Mỹ quan ngại về việc thỏa thuận trên không cấm Việt Nam tự làm giàu urani hoặc tái chế plutoni, những năng lực có thể được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. Để trấn an, Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ không ràng buộc về pháp lý với Mỹ rằng Hà Nội không có ý định tìm kiếm năng lực đó.


Thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Việt-Mỹ, còn được gọi là Hiệp định hợp tác hạt nhân 123, sẽ cho phép các công ty của Mỹ thâm nhập vào thị trường đang mở rộng của Việt Nam về phát triển điện hạt nhân.


Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ, thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ký với Việt Nam sẽ mở cửa thị trường Việt Nam cho các công ty của Mỹ, mang lại cho lĩnh vực xuất khẩu hạt nhân của Mỹ từ 10-20 tỷ USD, đồng thời tạo ra hơn 50.000 việc làm mới cho người lao động Mỹ với mức lương cao.


Thị trường điện hạt nhân của Việt Nam được đánh giá hiện đứng thứ hai tại Đông Á, chỉ sau Trung Quốc và ước tính sẽ đạt doanh thu 50 tỷ USD trong hai thập kỷ tới. Năng lượng hạt nhân là phương án mà Việt Nam đang theo đuổi nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện nay, với mục tiêu năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng trên 10% nhu cầu tiêu dùng điện năng trong nước vào năm 2030.


Nga và Nhật Bản đã có các thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam./.



Mẹ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa lặng lẽ đón con về quê

Mẹ của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa lặng lẽ đón con về quê


Sáng nay, 23/7, khoảng 8h45’, xe chở thi thể của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa từ Trại tạm giam số 1 đến Nhà tang lễ Bệnh viện 19-8, Bộ Công an. Theo quan sát, mẹ và chị gái của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa cùng một số người thân của đã có mặt tại nhà lạnh của nhà tang lễ nhận thi thể để chuẩn bị đưa về quê.





Đứng trước cửa phòng lạnh của Nhà tang lễ Bệnh viện 19-8, người mẹ của tử tù lặng lẽ nhìn thi thể con được đưa đến với đôi mắt đỏ vì khóc.


Như vậy, sau hơn 4 năm gây ra vụ án mạng kinh hoàng, gây rúng động dư luận tại quận Cầu Giấy, Hà Nội và qua hai phiên xét xử, Nguyên Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình.





Theo thông tin riêng của chúng tôi, cuối giờ chiều 22/7, Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, ở Hải Phòng) đã bị thi hành án tử hình bằng việc tiêm thuốc độc tại trại tạm giam số 1 Công an Hà Nội. Tại buổi thi hành án, Hội đồng thi hành án gồm đại diện TAND Tối cao, VKSND tối cao, Cục thi hành án, lãnh đạo trại tạm giam số 1...


Được biết, trong lần thi hành án tử hình này, ngoài tử tù Nguyễn Đức Nghĩa còn có 2 tử tù khác cũng bị thi hành án.




“Tăng giá cước nhưng nhà đài không giải thích một lời”

“Tăng giá cước nhưng nhà đài không giải thích một lời”

Ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) cho rằng, việc giá cước truyền hình cáp tăng từ 75.000 đồng lên 120.000 đồng thì nhà đài không cần giải thích lấy một lời, cứ thế là thu là nghịch lý, khó lý giải.


Thời gian qua, giá cước truyền hình trả tiền đã tăng gấp nhiều lần, tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ không hề giải trình lý do tăng giá với khách hàng.


Tại phiên họp lần 1 của ban soạn thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ phát thanh truyền hình, ngày 22/7, tại Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) đã đặt ra câu hỏi về nghịch lý, khó lý giải đối với lĩnh vực truyền hình trả tiền, rằng giá xăng tăng 500 đồng báo chí phản ánh rầm rộ, liên bộ phải họp báo giải trình, thế nhưng giá cước truyền hình cáp tăng từ 75.000 đồng lên 120.000 đồng thì nhà đài không cần giải thích lấy một lời, cứ thế là thu.

Đây được coi là một trong những bất cập trên thị trường truyền hình trả tiền hiện nay, khi giá cước dịch vụ truyền hình chưa có quy định, quy chế quản lý về giá cước, giá thành, khiến các nhà cung cấp dịch vụ cứ tự do tăng giá.


Theo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cần phải có các quy định về quản lý giá thành, giá cước, khuyến mại dịch vụ để đảm bảo thị trường truyền hình trả tiền phát triển, cạnh tranh lành mạnh.


Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, sau ba năm triển khai Quyết định số 20/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, từ gần 60 đơn vị đầu mối cung cấp dịch vụ trên toàn quốc đã từng bước thu về chỉ còn 36 đầu mối.


Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ lại đa dạng hơn, ngoài hai dịch vụ chủ đạo là truyền hình cáp tương tự và truyền hình vệ tinh còn phát triển thêm các dịch vụ truyền hình cáp số, truyền hình cáp giao thức IPTV, truyền hình di động.


Số lượng thuê bao trả tiền tính đến 31/12/2013 đã đạt 6,3 triệu trên cả nước.


Tuy nhiên, theo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đang đứng trước xu thế số hóa rất nhanh, tạo ra áp lực quản lý nhà nước cả về nội dung, hạ tầng và dịch vụ trong bối cảnh hội tụ công nghệ diễn ra mạnh mẽ.


Trước đây, một kênh analog chỉ truyền được 1 kênh chương trình thì hiện trên một kênh sóng (độ rộng 8MHz) đã có thể truyền đến gần 30 kênh truyền hình số với độ phân giải hình ảnh tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp truyền hình truyền thống như SCTV, VCTV trên hạ tầng truyền dẫn sẵn có đang triển khai cả truyền hình Internet và thoại IP, còn với các doanh nghiệp viễn thông như VNPT, FPT, Viettel thì cung cấp truyền hình giao thức IPTV và MobileTV.


“Chính vì sự phát triển quá nhanh của thị trường đã xuất hiện một đơn vị sở hữu chi phối nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và có hiện tượng độc quyền nội dung dịch vụ đối với một số kênh chương trình có ảnh hưởng xã hội lớn”, báo cáo đề cương Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ phát thanh truyền hình cho biết.


Lãnh đạo Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng cho biết, một trong những nội dung quan trọng trong đề cương mà ban soạn thảo đang xây dựng là sẽ quy định rõ những nguyên tắc cơ bản áp dụng đối với doanh nghiệp khi triển khai chương trình khuyến mại đối với dịch vụ truyền hình trả tiền, cũng như quy định những nguyên tắc về việc áp dụng giá cước trên cơ sở giá thành, các quy định đối với giá cước của gói dịch vụ truyền hình trả tiền cơ bản.



Dân tố nhiều vụ lùm xùm, cảnh sát giao thông nói vô can

Dân tố nhiều vụ lùm xùm, cảnh sát giao thông nói vô can


>> Đám đông đấu lý với CSGT, "giải cứu" người vi phạm


Về thông tin CSGT đánh em Tài, thượng tá Trà khẳng định tổ CSGT An Sương không có hành vi đánh em Tài.


Về vụ CSGT Hàng Xanh bị tố “bỏ rơi” chị Lý Nguyễn Minh Nhị (tạm trú Q.3) tại chân cầu Sài Gòn giữa đêm vắng, thượng tá Trà cho biết tổ CSGT Hàng Xanh vừa gửi giải trình lên PC67, hiện PC67 đang chờ chị Nhị gửi phản ảnh thì sẽ làm rõ vụ việc và thông tin cụ thể với các cơ quan báo đài sau.


“Nếu chị Nhị phản ảnh đúng, PC67 sẽ kỷ luật CSGT nào không hỗ trợ chị Nhị” - thượng tá Trà nói.


Một vụ việc khác liên quan tới nghi vấn CSGT đội Hàng Xanh (thuộc PC67) ném vật lạ làm vỡ mặt một phụ nữ, ông Trà nói: PC67 có nhận đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị Kim Trang (27 tuổi, ngụ Q.2) trình báo lúc 1g40 ngày 4-3, vợ chồng chị Trang qua dốc cầu Sài Gòn thì có một CSGT dùng vật lạ ném vào mặt chị Trang, làm bị thương ở mũi. Tuy nhiên, tổ CSGT khẳng định không có người nào đã thực hiện hành vi trên và hai vợ chồng cũng không xác định được CSGT nào đã gây ra.


Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ tối 22-7, chồng chị Trang cho biết: “Ngày 5-3, hai CSGT đã tới nhà tôi xin lỗi, sau đó họ để lại quà, 4 triệu đồng và bỏ đi cho tới nay. Nếu họ không ném vợ tôi, vì sao họ xin lỗi và gửi tiền thuốc?”.


Đ.THANH - G.MINH






0


Ý kiến bạn đọc (0) Gửi ý kiến của bạn


"Mỹ đã có kế hoạch can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam"

"Mỹ đã có kế hoạch can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam"

(GDVN) - Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự.












Tàu chiến Mỹ. Hình minh họa.

Eur Asia Review ngày 21/7 đăng bài phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila, thành viên Nhóm phân tích Nam Á từ Ấn Độ bình luận, Biển Đông đã nổi lên như một điểm nóng trong khu vực và toàn cầu, gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định của khu vực Đông Thái Bình Dương rộng lớn. Những điều này phát sinh chủ yếu từ xu hướng của Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.


Trung Quốc chiếm đóng (xâm lược) quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) còn chưa đủ, họ còn đánh chiếm 1 phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) kết hợp với các hoạt động hàng hải và hải quân rộng lớn trên Biển Đông đang mở ra sự thống trị hàng hải của Bắc Kinh trên vùng biển này.




22/07/14 10:20

(GDVN) - Việt Nam không làm gì không có nghĩa là Trung Quốc sẽ dừng lại, bởi tham vọng của Bắc Kinh bành trướng lãnh thổ, cướp tài nguyên ở Biển Đông không hề thay đổi.



Sự kiện Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 với hạm đội tàu hộ tống lên cả trăm chiếc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5 và nỗ lực cải tạo bất hợp pháp để tạo ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa đã cho thấy, Trung Quốc đang triển khai một kế hoạch chiến lược chi tiết ở Biển Đông, trong đó chống leo thang xung đột hoặc giải quyết xung đột trên Biển Đông không phải mối bận tâm của họ.


Thủ đoạn chiếm đảo ở Biển Đông hiện nay dường như được Bắc Kinh thay thế bằng một chiến thuật mới để tạo ra các hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) để không chỉ nhằm yêu sách một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn, mà còn bổ sung căn cứ mở rộng phạm vi kiểm soát quân sự lớn hơn đối với vùng biển chiến lược này.


Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông cần phải được nhìn từ lăng kính Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để hiện thực hóa đường lưỡi bò. Yêu sách (vô lý) hầu như bao gồm toàn bộ Biển Đông đã được tăng cường cùng với sự hoạt động mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông với cái cớ bảo vệ "lợi ích quốc gia cốt lõi". Hoạt động này thậm chí có thể đi đến chiến tranh.


Bắc Kinh tăng cường năng lực quân sự trên Biển Đông với mục tiêu hết sức rõ ràng, bao gồm thống trị toàn bộ Biển Đông và xem đó như một mục tiêu bắt buộc trong các chiến lược tấn công và phòng thủ của quân đội Trung Quốc. Kết thúc trò chơi này, Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của họ được gọi với mỹ từ "vùng nội thủy" hay "vùng nước lịch sử".


Trong nỗ lực thống trị toàn bộ Biển Đông, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông tương tự như đã làm ở Hoa Đông. Chiến lược (cuồng vọng) này của Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong việc kiềm tỏa hoặc đánh bại Việt Nam và Philippines, mà còn nhằm đánh bại sự thống trị của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.











Tiến sĩ Subhash Kapila.

Động thái hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề có lợi cho họ đã tạo ra sự mất niềm tin nghiêm trọng trong khu vực đối với Trung Quốc, làm suy giảm đáng kể đến hình ảnh chính trị của Bắc Kinh. Xét về tổng thể, có một mối quan ngại ngày càng tăng ở Đông Nam Á rằng Trung Quốc đang nổi lên như một mối đe dọa quân sự, kích thích một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, đặc biệt là tàu ngầm.


Những yếu tố này cho thấy Trung Quốc không phải là một bên liên quan lành tính, họ đang làm tổn hại đến an ninh, hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như Đông Nam Á, không những thế nó còn tạo ra các tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu.




22/07/14 06:39

(GDVN) - Một tái lập quan hệ chiến lược rộng lớn hơn giữa Mỹ với Việt Nam chắc chắn sẽ làm đảo lộn (tham vọng của) Trung Quốc thiết lập trật tự an ninh mới ở châu Á.



Cuồng vọng của Trung Quốc thống trị chiến lược toàn bộ Biển Đông cũng đẩy Trung Quốc và Mỹ vào thế so găng chiến lược ở Tây Thái Bình Dương. Trong khi phân cực chiến lược đối phó với tham vọng Trung Quốc đang bắt đầu hình thành ở châu Á.


Về phía Hoa Kỳ, quân đội Mỹ được cho là đã hoàn thành kế hoạch dự phòng để Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự của Mỹ.


Đối với Nhật Bản, chiến lược thống trị toàn bộ Biển Đông và Hoa Đông từ phía Trung Quốc có thể đẩy Nhật Bản vào thế phải trang bị vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc gia và sự sống còn của mình. Ấn Độ đã từng bị đẩy vào tình thế tương tự năm 1998 mặc dù họ đã tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân hòa bình đầu tiên của mình năm 1974.


Kết luận vấn đề, Tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, chính các hành động hung hăng khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đã biến vùng biển này thành một thùng thuốc súng, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy. Bắc Kinh đang đánh bạc với nhận thức rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm, còn Án Độ và Nhật Bản thì không thể kết hợp chiến lược với nhau, vì vậy Bắc Kinh có thể rảnh tay thống trị toàn bộ Biển Đông.


Trung Quốc dường như không biết gì về những bài học của thế kỷ 20 khi mà các thế lực bành trướng sử dụng sức mạnh quân sự hoặc đe dọa dùng vũ lực cố gắng phá vỡ sự cân bằng chiến lược, cuối cùng đều kết thúc trong sự ô nhục.



Tình báo Mỹ xác nhận Nga không dính líu trực tiếp vụ MH17

Tình báo Mỹ xác nhận Nga không dính líu trực tiếp vụ MH17

Tại cuộc họp báo ngày 22/7, trung tướng Nga Igor Makushev tố cáo SU-25 của Ukraine đã bay cách chiếc MH17 3km ngay trước khi máy bay Malaysia bị rơi. (Ảnh: RT)



Các phương tiện truyền thông tại Mỹ ngày 22/7 dẫn lời các quan chức tình báo cấp cao của nước này xác nhận Nga không dính líu trực tiếp tới vụ bắn rơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia làm 298 hành khách thiệt mạng, đồng thời bác bỏ những cách giải thích của Nga về sự cố này.

Theo các quan chức tình báo giấu tên của Mỹ, chiếc máy bay MH17 nhiều khả năng bị bắn hạ bởi một quả tên lửa phòng không SA-11 của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine và chưa rõ liệu có người Nga nào có mặt tại bệ phóng hoặc nhóm người bắn quả tên lửa đó đã được đào tạo tại Nga hay không.


Một quan chức cấp cao khác thì cho rằng không loại trừ khả năng chiếc máy bay bị bắn hạ do nhầm lẫn.


Các nguồn tin tình báo cấp cao nói rằng họ quyết định tổ chức họp báo một phần nhằm phản bác lại điều mà họ gọi là luận điệu tuyên truyền sai lệch của Nga và truyền thông quốc gia Nga về vụ máy bay MH17.


Một quan chức tình báo cấp cao cho rằng việc chính phủ Ukraine đã bắn hạ chiếc máy bay là không thực tế bởi Kiev không có các hệ thống tên lửa trong khu vực đó, nơi rõ ràng nằm dưới sự kiểm soát của quân ly khai./.



Ngắm lại dàn gái đẹp bao quanh tỷ phú Berlusconi

Ngắm lại dàn gái đẹp bao quanh tỷ phú Berlusconi

Con số không lạnh lùng


Con số không lạnh lùng


Lê Thanh Phong

27 người chết, 2 người mất tích, 2 người bị thương trong cơn lũ do ảnh hưởng bão số 2 – Rammasun. Đó là những dòng tin đau đớn, những con số được công bố từ Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương.



Ông Putin tuyên bố sẽ rót 600 tỷ USD cho quân đội Nga

Ông Putin tuyên bố sẽ rót 600 tỷ USD cho quân đội Nga
Moscow sẽ phản ứng thích đáng và tương xứng trước biểu hiện cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đang xích lại gần biên giới Nga, Tổng thống Nga Putin tuyên bố hôm thứ Ba tại cuộc họp Hội đồng An ninh Nga, Tiếng nói nước Nga đưa tin.

Ông nhấn mạnh rằng lực lượng NATO tỏ rõ sự tăng cường trên lãnh thổ các nước Đông Âu, kể cả khu vực Biển Đen và biển Baltic, và Moscow nhận rõ điều này.


Tổng thống Nga nói rằng, sự triển khai hệ thống lá chắn tên lửa toàn cầu - một hệ thống mang tính tấn công chứ không phải phòng thủ, và sự tăng cường dự trữ vũ khí chiến lược chính xác cao cũng được lưu ý.


Ông kêu gọi thực hiện đầy đủ và kịp thời tất cả các biện pháp đã lên kế hoạch nhằm tăng cường sự phòng thủ cho Nga, gồm cả Crimea. Ông Putin nhắc tới việc Nga hiện đang thực thi chương trình nhà nước về vũ trang quy mô lớn cho giai đoạn đến năm 2020 với chi phí lên đến 600 tỷ USD.

Tổng thống Nga còn đưa ra nhận định là không thể chấp nhận việc ngày càng xuất hiện những ngôn từ tối hậu và các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên, Moscow luôn hành động xuất phát từ thực tế cần giải quyết mọi vấn đề thông qua đối thoại.


Theo ông, không có mối đe dọa quân sự trực tiếp đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nga vì trên thế giới vẫn tồn tại sự cân bằng chiến lược.


Đề cập đến tình hình Ukraine, ông Putin cho rằng kịch bản của sự phát triển tình hình ở Ukraine là không thể chấp nhận và phản tác dụng, gây mất ổn định cho bối cảnh chung trên thế giới.


"Nếu đề cập trở lại về những kịch bản tương tự, nhìn chung như tôi đã nói, nó là hoàn toàn không thể chấp nhận và phản tác dụng. Kịch bản như vậy phá hoại trật tự và thế giới hiện đại. Tất nhiên, những phương pháp tương tự không thể có đối với Nga," ông Putin cho biết.


Ngoài ra, Tổng thống Nga ghi nhận việc Nga được kêu gọi ảnh hưởng đến dân quân tự vệ ở Ukraine. Ông Putin nhấn mạnh, Nga sẽ làm tất cả những gì nằm trong khả năng của mình. Tuy nhiên, ông đề nghị phương Tây đưa ra yêu sách đòi ngừng bắn không chỉ với lực lượng dân quân mà cả Kiev.





Kinh hãi: Cá sấu khổng lồ ăn thịt đồng loại

Kinh hãi: Cá sấu khổng lồ ăn thịt đồng loại

Warren Smith, một nhân viên hướng dẫn câu cá trên quần đảo Tiwi ở Australia, đã chụp được những bức ảnh hiếm thấy về cảnh tượng cá sấu khổng lồ ăn thịt đồng loại của nó, trong một chuyến đi câu cá vào cuối tuần trước.


Kinh hãi: Cá sấu khổng lồ ăn thịt đồng loại - 1


Cảnh tượng con cá sấu dài 5m ăn thịt một đồng loại nhỏ hơn dài khoảng 3m tại vịnh Rắn trên quần đảo Tiwi.


“Khi đang câu cá tại vịnh Rắn, chúng tôi bất ngờ phát hiện một con cá sấu khổng lồ đang nhai một con cá sấu khác trong miệng. Tôi đã lấy máy ảnh và ghi lại cảnh tượng đó”, ông Smith kể lại. Ông Smith ước tính con cá sấu lớn dài 5m và con cá sấu nhỏ dài 3m.


Kinh hãi: Cá sấu khổng lồ ăn thịt đồng loại - 2


Cá sấu khổng lồ nhai ngấu nghiến đồng loại.


Hướng dẫn viên câu cá người Australia cho biết, thuyền của ông chỉ cách con cá sấu khổng lồ khoảng 10m và khách câu cá rất kinh ngạch khi chứng kiến cảnh tượng đó. “Rất hiếm khi được chứng kiến cảnh tượng như thế này. Tôi đã làm nghề này hơn 20 năm và chỉ thấy cảnh tượng như vậy vài lần", ông Smith nói thêm.


Kinh hãi: Cá sấu khổng lồ ăn thịt đồng loại - 3


Bức ảnh cá sấu ăn thịt trâu nặng khoảng 300-400kg được ông Smith chụp trong chuyến đi câu cá vào năm ngoái.


Ông Smith cho biết, cá sấu thường ăn thịt đồng loại, đặc biệt vào mùa sinh sản khi cá sấu mẹ bảo vệ con của chúng. Năm ngoái, khi đi câu cá cùng các con trai, ông Smith cũng chụp được những bức ảnh về một con cá sấu ăn thịt con trâu nặng khoảng 300-400kg.



Xem thêm chủ đề: ca sau an thit dong loai, ca sau an thit ca sau, ca sau, ca sau khong lo, Australia, vinh ran, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nhanh, tin tuc 24h, vn


Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình

Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình



Thứ ba, 22/07/2014, 23:23 (GMT+7)



Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, ở phường Lãm Hà, Kiến An, TP. Hải Phòng) đã bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại trại tạm giam số 1 (Hà Nội) vào chiều nay (22/7). Cùng bị xử tử hình với Nghĩa vào hôm nay còn có 2 tử tù khác.


Nguyễn Đức Nghĩa là hung thủ trong vụ án giết người, chặt đầu, chặt tay, phi tang gây chấn động dư luận trong một thời gian dài.


Vụ án xảy ra cách đây hơn 4 năm. Nguyễn Đức Nghĩa bị tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội tuyên án tử hình vào tháng 11/2010 về tội Giết người, cướp tài sản.


Suốt 4 năm qua, Nguyễn Đức Nghĩa sống trong trại giam chờ ngày đền tội. Lý do là khi Nghĩa bị tuyên án tử hình, quy định thi hành án bằng tiêm thuốc độc vẫn chưa có hiệu lực. Đến khi quy định này có hiệu lực, suốt một thời gian dài, cơ quan thi hành án vẫn chưa chuẩn bị đủ trang thiết bị và thuốc men để thực hiện.


Vào ngày hôm nay, Nguyễn Đức Nghĩa đã bị đưa ra xử tử theo đúng quy định pháp luật.


 - 1


Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên tòa phúc thẩm ngày 17/11/2010.


Khi gây án, Nguyễn Đức Nghĩa mới 26 tuổi và đã tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhưng chưa xin được việc làm ổn định. Trong quá trình học tập, Nghĩa quen và yêu bạn học cùng lớp là chị Nguyễn Phương Linh (ở phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Sau đó, hai người chia tay.


Tối 4/5/2010, Nguyễn Đức Nghĩa hẹn gặp chị Linh đến nhà một người bạn gái khác của Nghĩa (tên Yến) tại chung cư ở khu đô thị Trung Yên (Hà Nội). Khi đó Yến đi vắng, Nghĩa ở nhờ nhà Yến. Tại đây, Nghĩa đã ra tay sát hại chị Nguyễn Phương Linh.


Sau khi gây án, Nghĩa lấy máy tính xách tay, điện thoại di động và xe máy của nạn nhân đi cầm cố được 5 triệu đồng.


Đến ngày 17/5/2010, tại tầng thượng chung cư này, người dân phát hiện một xác chết không đầu và mất 10 ngón tay. Nạn nhân được xác định là chị Nguyễn Phương Linh.


Sau 1 ngày cơ quan điều tra vào cuộc, Nguyễn Đức Nghĩa bị bắt khi đang lẩn trốn tại nhà một người bà con ở Thái Nguyên.


Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa đã khiến báo giới tốn nhiều giấy mực lúc bấy giờ.


Sau khi bị tòa phúc thẩm tuyên tử hình, Nghĩa đã gửi đơn xin Chủ tịch nước ân xá. Tuy nhiên, cho rằng tội ác của Nghĩa là quá man rợ và cần phải có bản án đích đáng, Chủ tịch nước đã bác đơn ân xá của Nghĩa.



Hé lộ khối tài sản 'khủng' của Tổng thống Putin

Hé lộ khối tài sản 'khủng' của Tổng thống Putin

Trong bảng xếp hạng những nguyên thủ giàu nhất thế giới, thật bất ngờ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đàn ông có sức ảnh hưởng nhất năm 2013 đồng thời là nguyên thủ giàu thứ hai thế giới.

Trong bảng xếp hạng những nguyên thủ giàu nhất thế giới, thật bất ngờ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đàn ông có sức ảnh hưởng nhất năm 2013 đồng thời là nguyên thủ giàu thứ hai thế giới.



Mặc dù tổng thống Nga luôn phủ nhận mình là người giàu có, thậm chí trưng ra bằng chứng tài khoản tiết kiệm của ông chỉ khoảng 180.000 USD. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng đó chỉ là khoản tiền “tiêu vặt” của ông Putin. (Biệt thự bên hồ Valdai của Tổng tống Nga).

Mặc dù tổng thống Nga luôn phủ nhận mình là người giàu có, thậm chí trưng ra bằng chứng tài khoản tiết kiệm của ông chỉ khoảng 180.000 USD. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng đó chỉ là khoản tiền “tiêu vặt” của ông Putin. (Biệt thự bên hồ Valdai của Tổng tống Nga).



Theo chuyên gia phân tích chính trị Stanislav Belkovsky thuộc Viện Chiến lược Quốc gia (National Strategy Institute) cho biết, hiện tổng thống Putin đang sở hữu 35% cổ phần của công ty dầu khí Surgutneftegaz và 4,5% cổ phần ở tập đoàn dầu khí Gazprom.

Theo chuyên gia phân tích chính trị Stanislav Belkovsky thuộc Viện Chiến lược Quốc gia (National Strategy Institute) cho biết, hiện tổng thống Putin đang sở hữu 35% cổ phần của công ty dầu khí Surgutneftegaz và 4,5% cổ phần ở tập đoàn dầu khí Gazprom.



Theo đó số tiền 40 tỉ USD được quy đổi thành tiền từ cổ phần của các công ty trên. ("Cung điện" bên Biển Đen của Tổng thống Nga).

Theo đó số tiền 40 tỉ USD được quy đổi thành tiền từ cổ phần của các công ty trên. ("Cung điện" bên Biển Đen của Tổng thống Nga).



Một điều chắc chắn, chưa hẳn đây đã là con số chính xác vì đây là số liệu của 2007 và giờ đã là 2014 nên số tài sản của tổng thống Putin còn dao động. (Giường ngủ trong villa tại Biển Đen của Tổng thống Nga).

Một điều chắc chắn, chưa hẳn đây đã là con số chính xác vì đây là số liệu của 2007 và giờ đã là 2014 nên số tài sản của tổng thống Putin còn dao động. (Giường ngủ trong villa tại Biển Đen của Tổng thống Nga).



Bộ sưu tập cung điện, siêu chuyên cơ, siêu du thuyền, đồng hồ vàng trắng của Tổng thống Nga.

Bộ sưu tập cung điện, siêu chuyên cơ, siêu du thuyền, đồng hồ vàng trắng của Tổng thống Nga.



Xếp thứ nhất trước ông Putin là Cựu tổng thống Ai Cập - Hosni Mubarak với khối tài sản có thể lên đến 70 tỉ USD, mà phần lớn được giấu trong các ngân hàng của Anh, Thụy Sĩ hoặc đầu tư vào hàng loạt bất động sản tại Anh và Mỹ.

Xếp thứ nhất trước ông Putin là Cựu tổng thống Ai Cập - Hosni Mubarak với khối tài sản có thể lên đến 70 tỉ USD, mà phần lớn được giấu trong các ngân hàng của Anh, Thụy Sĩ hoặc đầu tư vào hàng loạt bất động sản tại Anh và Mỹ.



Sau 30 năm làm tổng thống và giữ các vị trí quân sự cấp cao, ông Mubarak được tiếp cận với nhiều hợp đồng đầu tư sinh lợi, nhưng số tài sản khổng lồ trên cũng có sự đóng góp của tham nhũng. Tuy nhiên con số 70 tỉ USD vẫn là chưa đầy đủ mà có thể còn hơn nữa. Nhưng nếu ở mức 70 tỉ USD, số tài sản của riêng chính trị gia này tương đương số của cải của các nhà lãnh đạo khác ở vùng vịnh cộng lại. (Thành phố nghỉ dưỡng sang trọng Sharm al-Sheikh).

Sau 30 năm làm tổng thống và giữ các vị trí quân sự cấp cao, ông Mubarak được tiếp cận với nhiều hợp đồng đầu tư sinh lợi, nhưng số tài sản khổng lồ trên cũng có sự đóng góp của tham nhũng. Tuy nhiên con số 70 tỉ USD vẫn là chưa đầy đủ mà có thể còn hơn nữa. Nhưng nếu ở mức 70 tỉ USD, số tài sản của riêng chính trị gia này tương đương số của cải của các nhà lãnh đạo khác ở vùng vịnh cộng lại. (Thành phố nghỉ dưỡng sang trọng Sharm al-Sheikh).



Xếp thứ ba trong số những chính trị gia giàu nhất thế giới là cựu Tổng thống Indonesia - Haji Muhammad Suharto với 35 tỉ USD. Cũng giống như cựu tổng thống Ai Cập, sau 30 năm cầm quyền ông Haji Muhammad Suharto tạo dựng cho mình một khối tài sản khổng lồ.

Xếp thứ ba trong số những chính trị gia giàu nhất thế giới là cựu Tổng thống Indonesia - Haji Muhammad Suharto với 35 tỉ USD. Cũng giống như cựu tổng thống Ai Cập, sau 30 năm cầm quyền ông Haji Muhammad Suharto tạo dựng cho mình một khối tài sản khổng lồ.



Ông Suharto trao quyền kiểm soát các công ty độc quyền nhà nước cho các thành viên gia đình và bạn bè thân cận. Vào năm 2007, các công tố viên ở Indonesia đã kiện ông Suharto với mục tiêu thu hồi tiền bị đánh cắp, tuy nhiên việc đòi tiền lại cho người dân Indonesia thất bại vì năm 2008 ông Suharto đã qua đời.

Ông Suharto trao quyền kiểm soát các công ty độc quyền nhà nước cho các thành viên gia đình và bạn bè thân cận. Vào năm 2007, các công tố viên ở Indonesia đã kiện ông Suharto với mục tiêu thu hồi tiền bị đánh cắp, tuy nhiên việc đòi tiền lại cho người dân Indonesia thất bại vì năm 2008 ông Suharto đã qua đời.



Những nguyên thủ quốc gia giàu có này còn phải kể đến ông Tổng thống của Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan của Các tiểu vương quốc Ả Rập. Ông là một trong những người giàu nhất ở Trung Đông và một trong những nguyên thủ quốc gia giàu nhất thế giới với khối tài sản 15 tỉ USD.

Những nguyên thủ quốc gia giàu có này còn phải kể đến ông Tổng thống của Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan của Các tiểu vương quốc Ả Rập. Ông là một trong những người giàu nhất ở Trung Đông và một trong những nguyên thủ quốc gia giàu nhất thế giới với khối tài sản 15 tỉ USD.



Đồng thời, vị Tổng thống này còn được cho là chịu chơi nhất thế giới. Trong ảnh là chiếc du thuyền đắt nhất thế giới của ông Nahyan. (Tổng hợp Một thế giới, ĐVO)

Đồng thời, vị Tổng thống này còn được cho là chịu chơi nhất thế giới. Trong ảnh là chiếc du thuyền đắt nhất thế giới của ông Nahyan. (Tổng hợp Một thế giới, ĐVO)




Hoàn tất việc hàn tuyến cáp quang biển quốc tế AAG vào ngày 30/7

Hoàn tất việc hàn tuyến cáp quang biển quốc tế AAG vào ngày 30/7

Tuyến cáp quang AAG sẽ được sửa chữa xong và bảo đảm 100% lưu lượng vào 30/7. (Ảnh minh họa: T.H/Vietnam+)



Thông báo của FPT Telecom trưa ngày 22/7 cho biết, dự kiến tới 11 giờ ngày 30/7 sẽ hoàn tất việc sửa chữa tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gate Way), qua đó 100% đường truyền được khôi phục.

Trích thông tin từ từ đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG, đại diện FPT Telecom cho hay, công tác hàn nối cáp đang được tiến hành khẩn trương. Mối hàn chính đầu tiên sẽ được tiến hành vào 3 giờ 00 sáng ngày 26/7. Cáp sẽ được hàn nối xong vào 11 giờ ngày 28/7.


Đây là một tín hiệu vui, bởi ngay sau khi sợi cáp này bị đứt hồi 18 giờ 53 phút ngày 15/7, một số chuyên gia đã dự đoán việc hàn cáp sẽ gặp khó khăn vì thời tiết phức tạp bởi cơn bão số 2 và diễn biến căng thẳng trên Biển Đông.


Thông tin ban đầu cho thấy, vị trí sợi cáp bị đứt cách trạm cập bờ Vũng Tàu 18km, nằm ở độ sâu 19m dưới mực nước biển. Sự cố đứt cáp khiến việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, e-mail, thoại, video… bị ảnh hưởng


Ngay sau đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đã đưa các tuyến cáp trên đất liền vào hoạt động nhằm chia tải, bảo đảm dịch vụ cung cấp cho khách hàng./.



Fan “phát hoảng” với hình ảnh diễn viên Vân Trang bị đánh bầm giập

Fan “phát hoảng” với hình ảnh diễn viên Vân Trang bị đánh bầm giập
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.