Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Ông già Noel Hà Nội cưỡi môtô khủng đi trao quà Giáng sinh

Ông già Noel Hà Nội cưỡi môtô khủng đi trao quà Giáng sinh

Xã hội



Những ngày này, trên đường phố Hà Nội, nhiều người thích thú khi thấy những ông già Noel đi giao quà trên những chiếc xe phân khối lớn có giá lên đến hơn 600 triệu đồng.













Sáng 22/12, một nhóm các ông già Noel bắt đầu công việc nhận quà tặng và trao đến tận tay các em nhỏ trong dịp Giáng Sinh.










Đây là hoạt động kết hợp giữa các thành viên câu lạc bộ motor Hà Nội cùng các cửa hàng quà tặng cùng phụ huynh trao quà Noel cho các em nhỏ.










Mỗi món quà được chú thích tên các bé cùng địa chỉ để các ông già Noel có thể trao tận tay một cách bất ngờ nhất.










Ông già Noel cùng những món quà lên đường.










Đặc biệt nhất trong đoàn là chiếc xe Can-am KTM của anh Tú với dung tích xi lanh lên đến 1000cc và có giá tới hơn 30.000 USD.










Đoàn xe của anh Tú, Long và Đức đến đâu cũng là tâm điểm của mọi sự chú ý.










Các em nhỏ thích thú và tò mò với ông già Noel cưỡi xe phân khối lớn cùng những mòn quà to đùng phía sau xe.










Ông già Noel vẫy chào các cháu nhỏ dọc đường.










Đoàn xe diễu quanh các con phố mang không khí Noel đến khắp Hà Nội.










Nhiều bạn trẻ xin chụp hình kỷ niệm cùng ông già Noel cùng xe khủng khi dừng chân tại Bờ Hồ.










Sau đó mỗi nhóm xe lại tách ra đi trao quà cho các bé theo kế hoạch đã định sẵn.










Vẻ mặt bất ngờ và vui sướng của một cô bé khi thấy ông già Noel xuất hiện trước cửa và tặng quà cùng những lời chúc mạnh khoẻ, học giỏi, chăm ngoan.










Hai em nhỏ có phần bỡ ngỡ và sợ sệt khi lần đầu biết đến ông già Santa Claus.










Bé Sò, con gái chị Trâm nhà ở 249 Thụy Khuê háo hức mở ngay món quà vừa được hai ông già Noel tặng.










Nhóm ông già Noel cưỡi motor khủng sẽ tiếp tục trao quà cho các em nhỏ đến hết đêm ngày 24/12 mang lại niềm vui và biến ước mơ của các bé thành hiện thực trong dịp Giáng sinh.



;
Ông già Noel Hà Nội cưỡi môtô khủng đi trao quà

ông già noel moto khủng tặng quà noel



Xã hội


Video


Xã hội


Xã hội


Video


Xã hội


Ảnh


Thay vì tránh xa cuộc nội chiến ở Syria, một thiếu niên đã lao vào các trận đánh để chụp những bức hình chân thực nhất về xung đột. Cậu thiệt mạng trong một cuộc giao tranh hôm 20/12.


Thế giới


Ảnh & Video


Ảnh & Video


Ảnh & Video


Facebook, Google, Nivea, Dow Jones… là những thương hiệu có logo thay đổi được đánh giá là tốt nhất năm 2013.


Thị trường


Thị trường


Thị trường


Thị trường


Bầu Kiên chỉ đạo nhân viên lập khống nhiều giấy tờ, văn bản để chiếm đoạt số tiền 246 của Công ty TNHH Một thành viên Thép Hòa Phát.


Pháp luật


Pháp luật


Pháp luật


Pháp luật



Gánh hàng rong đong đầy phải trái

Gánh hàng rong đong đầy phải trái

Lạc lõng giữa những vựa trái cây đông đúc bên ngoài chợ đầu mối nông sản Hóc Môn (TP.HCM) là xe ba gác bán rau củ của bà Lê Thị Lợi, 51 tuổi. Hôm nay bà bán buổi sáng chẳng được bao nhiêu, nên chiều lặn lội đạp xe từ khu các công ty, nhà máy ở cầu vượt Quang Trung (Q.12) lên đây bán thử. “Nghe nói ở đây nhiều công nhân nhưng tôi qua lại nhiều lượt ở đường này rồi mà chỉ bán được mấy cái bắp cải. Kiểu này bữa nay ăn cơm với bầu bí kho mặn thôi cho đỡ hụt tiền...” - bà buồn rầu nói.


Biết là sai, nhưng...









Không tiền thuê chỗ trong chợ


Bà Nguyễn Thị Nguyên nói trước đây bà cũng thử đem đồ vào một số chợ ở Q.12, Q.Tân Bình bán nhưng dù ngồi ở mé ngoài, một buổi cũng bị thu tiền chỗ ngồi hết 60.000 đồng, có nơi lấy tới 100.000 đồng/buổi. “Mà chắc gì bữa đó đã bán được bộ nào để trả được tiền chỗ ngồi, có bữa bán được thì vừa đủ trả, coi như không kiếm được đồng nào để trang trải cho gia đình. Nên có nhiều khi tôi gánh ngang qua chợ bán được cái nào hay cái đó, nhưng làm vậy không bền nên thôi. Còn thuê mặt bằng thì tôi không dám mơ” - bà nói.



Từ năm 2006, bà Lợi cùng ba con rời bỏ quê nhà Hà Nam vào Sài Gòn kiếm sống. Ban đầu chưa có vốn, bà trải tấm bạt ra lề đường bán rau củ, dè sẻn cũng qua ngày mà lo cho ba con thơ. Chừng một năm, làm theo mấy người cùng khu trọ, bà sắm chiếc xe ba gác để bán buôn thuận tiện hơn.


Sáng, bà đi từ 5g qua những khu trọ công nhân, sinh viên ở Q.Thủ Đức, Q.12... để bán được hàng với giá rẻ hơn trong chợ. Trưa bà về phòng trọ nghỉ chút rồi 15g lại đạp xe đi tiếp tới đêm. Ngày nào nhiều người mua, bà kiếm lời tròm trèm 200.000 đồng, bữa ế chỉ mấy chục ngàn đồng đủ tiền gạo mắm trong ngày. Cứ vậy bà nuôi được hai người con trai lớn học hết cấp II rồi đi làm công nhân, còn cô con út đang học THPT.


Câu chuyện đang dở dang bỗng bị gián đoạn khi có người la lên: “Đô thị, đô thị tới!”. Bà Lợi lật đật lên xe đạp chúi vào một con hẻm gần đó. Chừng mười phút sau, bà quay xe ra ngả khác rồi kể: “Lần đầu bị hốt, tôi có biết gì đâu vì ở quê có gặp chuyện này bao giờ. Khi đó tôi đang đứng bán ở một khu chợ ven đường, đâu biết mà chạy, mấy chú đó hốt luôn xe về phường mà chẳng nói chẳng rằng. Tôi mếu máo khóc, người dân kêu tôi lên phường xin lại. Lần đó tôi bị phạt 200.000 đồng nhưng được trả lại xe hàng, cũng đỡ nhưng về nhà kể lại cho mấy đứa con nghe, rồi bốn mẹ con ngồi khóc vì tủi thân quá. Biết là mình vi phạm nhưng vì nghèo, ráng kiếm cái ăn thôi...”.


Cách đây một năm, bà bị tịch thu luôn xe hàng, tính ra tiền vốn hơn triệu đồng. “Bữa đó, tôi cứ đạp xe ba gác đi lang thang vì biết về nhà nói năng với mấy đứa con sao đây. Lấy đâu ra tiền mua đồ ăn cơm, tiền đâu sắm lại rau củ, rồi tiền đâu cho tụi nhỏ đóng học phí” - bà Lợi không kìm được nước mắt. Bà nói hiện hai người con lớn đã có gia đình mà đứa nào cũng khổ, con gái chưa học xong, giờ bà nghỉ bán thì chỉ có ăn muối. “Tôi biết mình đi bán rong vậy là sai rồi, nhưng nếu không bán lấy gì mà sống. Người nghèo như chúng tôi vào Sài Gòn này chỉ biết bán buôn nhỏ lẻ, cũng biết là mất mỹ quan đô thị nên chúng tôi chỉ bán cho mấy khu công nhân, sinh viên nghèo, cũng xa trung tâm mà...”.


Chuyển ngành... công nhân, ôsin


Đó là ý định của mấy người phụ nữ trẻ đang đứng bán quần áo, giày dép hai bên đường vào Khu công nghiệp Tân Bình (Q.Tân Phú) sau khi bị phạt nhiều lần và nhiều năm bán hàng trong nỗi nơm nớp sợ bị mời lên UBND phường làm việc vì lấn chiếm lề đường. Dọc đường vào khu này và những con đường nhỏ dẫn vào các khu trọ công nhân, dài dài những tấm bạt mà trên đó bày biện vốn liếng mưu sinh của bao nhiêu phận người: quần áo, bóp ví, giày dép, đồ dùng sinh hoạt, thịt cá rau củ...


Chị Nguyễn Thị Thương chỉ vào mớ áo quần treo đằng trước nói: “Tui dọn hàng từ 16g mà chưa bán được cái nào. Mắc con nhỏ ở nhà nên mỗi tuần tui chỉ bán được ba buổi. Chồng đi làm thợ hồ cũng chật vật từng ngày”. Chị kể khoảng nửa năm trở lại đây, hầu như ngày nào lực lượng chức năng cũng chạy xe ngang kiểm tra, xử lý, có ngày mấy lần. Nhiều lần khách đang móc tiền trả mà thấy đoàn kiểm tra chạy ngang, chị hoảng quá không lấy được tiền của khách luôn. “Riết rồi khách cũng ngại khi đang lựa đồ mà tụi tui phải chạy nên ngày càng ế. Cuối năm ngoái, khách mua đông lắm, nhưng giờ mỗi tối bán được 1-2 cái là mừng hết lớn” - chị nói. Mỗi cái áo, cái quần chị lời nhiều lắm là 10.000 đồng vì bán cho công nhân, nếu nói giá cao họ đâu có tiền mua.


Chị Thương cùng với chị Trần Ánh Ngọc bán gần nhau tính: ráng bán hết hàng năm nay, qua tết họ sẽ xin vào làm công nhân, dù sao cũng có lương tháng ổn định. Nhưng như vậy con nhỏ phải gửi nhà trẻ, lại tốn mỗi tháng 1,5 triệu đồng, biết xoay xở đâu ra. Mấy phụ nữ gần đó nghe chuyện cũng tới bàn nhau ý định đi làm công nhân. Còn bà Bùi Thị Minh - 45 tuổi, bán giày dép - định xin làm ôsin nhưng e ngại vì quê mùa cục mịch, lại chẳng học hành gì ai người ta mướn!


Ước mơ cuối năm


Mớ đồ trẻ em treo trên dây của bà Nguyễn Thị Nguyên, 54 tuổi, bày bán hơn ba giờ vẫn còn y nguyên. Vài người đi ngang ghé vào xem nhưng chẳng ai mua dù bà đã chào mời hết lời. Bà Nguyên quê ở Bắc Ninh, cuộc sống chật vật quá nên mới vào Sài Gòn. “Tết này tôi không định về quê mà ở lại ráng “cõng” quần áo đi mấy khu nhà trọ bán, vì mỗi lần về quê với hai con tốn hơn chục triệu đồng. Tết nhất đến nơi rồi, chỉ mong có phép lạ cuối năm buôn may bán đắt, có chút vốn rồi sang năm đổi nghề” - bà thở dài.


Ở gầm cầu vượt gần Khu công nghiệp Tân Tạo (Q.Bình Tân), bà Trần Thị Huệ cùng con trai đang bày bán mớ rau và ngó sen hái được ngoài đồng ruộng. Mớ rau đó bà phải làm sao bán được hết để về đong gạo nuôi mẹ già 78 tuổi nằm liệt giường. Anh con trai 17 tuổi thường lội bùn sình kiếm rau cùng mẹ, người ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Con gái lớn của bà bị câm bẩm sinh, hiện đang làm công nhân. Mỗi sáng, bà cùng con trai cầm rổ lội xuống các ao nước ở xã Tân Kiên (Bình Chánh) hái rau dại, rau muống... đi bán. Có những ngày hai mẹ con phải lủi thủi lên tận Q.7 mò ngó sen. Cũng như nhiều người bán hàng rong ở khu này, bà Huệ chỉ mong cuối năm ngày nào cũng bán được hết rau để lo chén cơm, bữa thuốc cho mẹ già đang đợi ở nhà.


YẾN TRINH - ĐỨC PHÚ



Biểu tình để được thả rông vòng 1

Biểu tình để được thả rông vòng 1

Chuyện bốn phương



Nhiều phụ nữ Brazil đã có cuộc biểu tình ngực trần trên bãi biển ở Rio de Janeiro để phản đối lệnh cấm tắm nắng ngực trần của Chính phủ nước này.














Ban đầu, cuộc biểu tình dự kiến có khoảng 2.000 người tham gia. Tuy nhiên, do lo ngại bị phạt, đến phút chót, chỉ còn 10 quý bà và quý cô “show hàng” để phản đối lệnh cấm của Chính phủ. Dù vậy, cuộc biểu tình vẫn thu hút hàng trăm các phóng viên và đàn ông trên bãi biển. Ảnh: Mirror News. Ảnh: Mirror News.










Pháp luật Brazil xem ngực trần trên bãi biển là hành động khiêu dâm, lỗi thời và thiếu đạo đức. Tuy nhiên, người biểu tình đã tỏ ra bất bình vì việc khỏa thân một phần vẫn được chấp nhận trong lễ hội hóa trang hằng năm Carnaval ở Rio. Ảnh: Mirror News.











Olga Salon, một quý bà 73 tuổi phát biểu: “Ngực trần không nguy hiểm. Không lý gì mà nam giới được cởi trần còn chúng tôi thì không”. Ảnh: Mirror News.












Rất nhiều đàn ông tham gia. Những người tham gia biểu tình cho biết, mục đích của họ là nhằm xóa bỏ các định kiến về phụ nữ ở Brazil. Ảnh: Mirror News.










Luật cấm phụ nữ để ngực trần đã có ở Brazil từ những năm 1940. Nếu vi phạm có thể phải ngồi tù một năm hoặc phạt tiền. Ảnh: Mirror News.










Cuộc biểu tình thu hút sự quan tâm của không chỉ người trên bãi biển mà cả cộng đồng mạnh. Ảnh: Mirror News.










Rất nhiều phóng viên tham gia để ghi hình cuộc biểu tình này. Ảnh: Mirror News.



;

Biểu tình để được thả rông vòng 1

Brazil bãi biển ngực trần luật



Chuyện bốn phương


Ảnh


Chuyện bốn phương


Chuyện bốn phương


Chuyện bốn phương


Phát biểu "Thà đẹp nhân tạo hơn xấu tự nhiên" của 9X chi 10.000 USD phẫu thuật 10 lần để trở thành hot boy - Nguyễn Phúc Vĩnh Cường đã tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi trong giới trẻ.


Giáo dục


Sống trẻ


Sống trẻ


Sống trẻ


Ảnh


Subeo cũng có mặt trong buổi tổng duyệt của đêm chung kết "Vietnam's Next Top Model" và được vị host khó tính chăm sóc rất chu đáo.


Việt Nam


Việt Nam


Quốc tế


Việt Nam


Tân quán quân của "Vietnam's Next Top Model 2013" sẽ cùng host chương trình có buổi giao lưu với độc giả Zing.vn vào lúc 15h ngày 23/12.


Thời trang


Thời trang


Thời trang


Thời trang



Những phong tục đón Noel ấn tượng nhất thế giới

Những phong tục đón Noel ấn tượng nhất thế giới

Ảnh & Video



Ở Bulgaria, nhóm đồng ca do người trung tuổi dẫn đầu sẽ đến từng nhà chúc phúc, trong khi ở Puerto Rico, người dân có thể "đột nhập" nhà người khác trong đêm Giáng sinh.













Simbang Gabi hay “Đêm nguyện”, là truyền thống đón Noel hàng năm ở Philippines. Rất nhiều con chiên sẽ cầu nguyện trong các nhà thờ vào sáng sớm trong 9 ngày kể từ đêm 16/12 đến 24/12. Lễ cầu nguyện có thể bắt đầu từ 3h sáng với đèn lồng nhiều màu sắc. Tại nhiều nơi ở Philippines, Simbang Gabi còn bắt đầu từ 20h đêm hôm trước. Sau khi thánh lễ kết thúc, mọi người có thể tập trung để thưởng thức món ăn sáng truyền thống. Đêm nguyện bắt đầu từ thế kỷ thứ 16 khi người Tây Ban Nha đô hộ và đồng hóa công giáo ở Philippines. Ngư dân hoặc nông dân phải dậy rất sớm để làm việc nên cầu nguyện vào sáng sớm là thời điểm phù hợp nhất. Ảnh: Getty.










Tại Bulgaria, nhóm hát đồng ca Giáng sinh (koledari) sẽ đến các gia đình vào đêm 24/12. Thành viên của nhóm thường là các cậu bé. Mỗi người sẽ cầm một cây gậy đến nhà người thân, họ hàng hoặc hàng xóm để chúc sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng. Một người đàn ông lớn tuổi dẫn đầu mỗi nhóm. Phong tục đón Giáng sinh tại Macedonia cũng tương tự ở ở Bulgaria nhưng diễn ra vào sáng ngày 6/1, tương đương với ngày trước thềm Giáng sinh trong lịch cổ Julian mà các nhà thờ theo dòng chính thống sử. Sau khi bài hát chúc phúc kết thúc, koledari sẽ được cho tiền, trái cây hoặc kẹo bánh. Ảnh: BGNES.










Lễ Giáng sinh ở Ethiopia diễn ra vào tối 6/1 hàng năm. Trong đêm đó, các giáo sĩ sẽ chủ trì các buổi lễ tại các làng mạc, thành phố. Họ mang theo những chiếc ô được trang trí tinh xảo và mặc trang phục truyền thống đẹp nhất. Buổi lễ kết thúc bằng lễ rước trong nhà thờ. Sáng ngày Giáng sinh, còn gọi là Ganna, người ta tặng quà cho nhau, mở tiệc và tham gia một số hoạt động thể thao. Ảnh: Crowntour.










Người Puerto Rico mừng Giáng sinh rất sớm, từ đầu tháng 12 và có thể kéo dài đến giữa tháng 1 năm sau. Một trong những truyền thống nổi tiếng dịp Noel ở đất nước Mỹ La tinh này là parranda. Parranda là dịp một nhóm bạn bè tập trung lại và đến thăm nhà bạn bè. Họ tập hợp trước cửa nhà bạn một cách lặng lẽ. Sau khi được ra hiệu, tất cả bắt đầu hát, chơi nhạc cụ. Parranda thường diễn ra vào sau 10h đêm khiến chủ nhà thức giấc và bất ngờ. Parranda mang tính tự phát nên mỗi gia đình cần chuẩn bị kỹ càng trong dịp lễ để tiếp khách. Ảnh: Puerto Rico Cutural Center.










Trong đêm Giáng sinh, người Phần Lan thường thắp nến trên phần mộ của người thân. Truyền thống này bắt đầu từ thời tiền Ki-tô giáo. Khi đó người Phần Lan cổ tin rằng ngày đông chí, vào cùng khoảng thời gian với ngày Giáng sinh, là khoảng thời gian linh hồn người chết trở về với trần thế. Vào ngày này, người ta thường đặt thức ăn trên bàn và các gia đình thường ngủ dưới sàn nhà để nhường chỗ cho người thân từ thế giới bên kia về nghỉ ngơi. Truyền thống thắp nến trên mộ càng phổ biến hơn sau những năm 20 của thế kỷ trước. Ảnh: Huffingtonpost.










Novena là đợt lễ truyền thống trong 9 ngày trước ngày sinh của chúa Jesus ở Columbia. Lễ hội bắt đầu từ 16/12. Các con chiên cầu nguyện và tạ ơn Chúa trong dịp lễ này. Các gia đình thường tập trung và cầu nguyện cùng nhau. Trong buỗi lễ, mọi người thường chơi nhạc cụ và hát những bài về Noel. Ảnh: Wikimedia.










Tại quốc gia Georgia, Giáng sinh được tổ chức vào ngày 7/1. Một trong những hoạt động nổi bật dịp này là alilo, lễ rước mà hầu hết trẻ em đều mặc trang phục truyền thống đặc biệt. Các em đi bộ trên đường phố và hát những bài Giáng sinh vui nhộn. Tại đất nước Đông Âu này, người ta gọi ông già Noel là tovlis papa, nghĩa là ông già tuyết. Trong dịp Giáng sinh, ông già Noel thường có râu dài và vận chiếc choka, trang phục truyền thống của người Georgia, và một chiếc áo khoác bằng lông (nabadi). Ảnh: Wikimedia.



;

Những phong tục đón Noel ấn tượng nhất thế giới

noel giáng sinh Philippines phong tục Colombia Georgia Phần Lan



Ảnh


Ảnh & Video


Thế giới


Ảnh


Ảnh & Video


Video


Ảnh & Video


Facebook, Google, Nivea, Dow Jones… là những thương hiệu có logo thay đổi được đánh giá là tốt nhất năm 2013.


Thị trường


Thị trường


Thị trường


Thị trường


Sau khi tịt ngòi ở vòng 16, Ronaldo đã khai hỏa trở lại, qua đó giúp Real giành chiến thắng chung cuộc 3-2 trước Valencia.


Hậu trường


Bóng đá Anh


Bóng đá TBN


Chân dung


Một chiếc iPhone 5 chính hãng 16GB hiện đang được bán với giá 16 triệu đồng (bản quốc tế), trong khi iPhone 5S bản khóa mạng Viettel hoặc VinaPhone chỉ khoảng 15,6 - 15,8 triệu đồng.


Điện thoại


Công nghệ


Điện thoại


Điện thoại



Lộn xộn, loạn xạ biển báo giao thông

Lộn xộn, loạn xạ biển báo giao thông

Không ít biển báo quá nhiều chữ khiến người lái xe phải dừng lại vài phút để đọc mới hiểu hết nội dung. Những tồn tại này xảy ra một thời gian dài vẫn chưa được các cơ quan chức năng chấn chỉnh.


Không đúng quy chuẩn


Trên đường Hoàng Văn Thụ (từ giao lộ Nguyễn Văn Trỗi hướng về ngã tư Phú Nhuận) có nhiều biển báo không thống nhất với nhau khiến người đi đường không biết biển báo nào mới là đúng. Cụ thể, trước ngã tư Phú Nhuận trên đường Hoàng Văn Thụ có biển báo cấm ôtô quẹo phải vào đường Phan Đình Phùng. Biển báo này có hình tròn, viền đỏ nền trắng, bên trong biển báo có một vạch đỏ chéo từ trái qua phải đè lên mũi tên màu đen chỉ hướng quẹo phải (hình ôtô nằm dưới bên trái vạch đỏ). Trong khi đó, dọc theo tuyến đường này nhiều biển cấm quẹo trái, quẹo phải có cách thể hiện khác là vạch chéo màu đỏ nằm phía sau mũi tên hoặc xe.


Tương tự trên đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận), Nguyễn Oanh (trước cư xá Lam Sơn, Q.Gò Vấp), dọc theo xa lộ Hà Nội (đoạn gần trụ sở UBND Q.9)... cũng có hàng loạt biển báo cấm ôtô vào các tuyến đường nội bộ đều có cách thể hiện giống nhau là vạch màu đỏ đè lên hình vẽ xe màu đen. Tuy nhiên xen lẫn lại có những biển cấm được thiết kế ngược lại, tất cả vạch đỏ trên biển báo bị hình vẽ xe hoặc các dấu mũi tên chỉ quẹo trái hay quẹo phải đè lên.


Ông Nguyễn Văn Mẫn, một tài xế lâu năm, cho rằng việc thiết kế lắp đặt sai quy chuẩn không chỉ làm người đi đường hiểu nhầm dẫn đến vi phạm giao thông mà có thể dẫn đến tai nạn do cách hiểu không đúng. Ông Mẫn dẫn dụ theo tài liệu 450 câu hỏi và đáp Luật giao thông đường bộ (dùng cho học viên học sát hạch cấp phép lái ôtô) được Tổng cục Đường bộ VN phát hành, hầu hết biển báo cấm như cấm ôtô, cấm quẹo trái, quẹo phải, cấm quay đầu xe, cấm môtô, cấm người đi bộ thì vạch màu đỏ trong biển báo phải đè lên xe cộ hoặc dấu mũi tên. Theo ông Mẫn, vạch đỏ trong biển báo thể hiện mệnh lệnh, nếu để hình vẽ các xe cộ, dấu mũi tên đè lên có thể tạo ra cách nghĩ là biển không cấm.


“Rừng chữ” trên biển báo


Tình trạng không thống nhất trên các biển báo hiện tràn lan và biển báo giao thông giống những bảng chữ cái chi chít trên đường cũng không phải ít. Đối với loại biển báo này, người đi đường không còn cách nào khác phải dừng xe lại đọc mới hiểu hết hoặc... không để ý.


Giới tài xế đi trên đường Nguyễn Hữu Thọ (Q.7) đều có chung nhận định rằng không thể vừa lái xe qua đoạn đường này vừa đọc hết nội dung trong biển báo. Thật vậy, từ hướng Nguyễn Văn Linh quẹo vào đường Nguyễn Hữu Thọ gần đến đường Nguyễn Thị Thập thì thấy ngay biển cấm ôtô tải quẹo trái. Tuy nhiên, dưới biển cấm này có gắn thêm biển báo phụ ghi một “rừng chữ” nhỏ chi chít, dù có chạy xe máy chầm chậm lướt qua cũng không tài nào đọc hết được: “Cấm xe tải có tải trọng trên 2,5T hoặc xe có tổng trọng tải trên 5T lưu thông: từ 6h-24h. Cấm xe tải có tải trọng dưới 2,5T hoặc xe có tổng trọng tải dưới 5T lưu thông sáng từ: 6h-8h, chiều từ: 16h-20h”. Cách đó không xa cũng có một biển báo tương tự.


Không chỉ vậy, việc bố trí các biển báo giao thông hiện nay chưa hợp lý có thể là nguyên nhân của nhiều vụ phạt oan vì vô tình vi phạm Luật giao thông. Dọc theo đường Nguyễn Văn Linh (Q.7), Võ Văn Kiệt (Q.1, Q.5, Q.6...) có nhiều đoạn được bố trí ba biển báo giao thông cùng lúc, nối tiếp nhau, biển báo trước che biển báo sau. Như tại ngã ba Nguyễn Văn Linh - Bùi Bằng Đoàn, P.Tân Phú (Q.7) có ba biển báo, biển cấm. Biển đầu tiên chỉ dẫn làn đường xe 2-3 bánh, ôtô, xe tải che khuất biển cấm xe ba bánh và xe thô sơ 3-4 bánh phía sau rồi tiếp tục chắn mất tầm nhìn biển cấm dừng và tốc độ tối đa cho phép 50km/giờ sau nữa. Một tài xế hay đi qua đây bức xúc: “Biển báo cắm như vậy chẳng khác nào đánh đố người đi đường, tôi quen đường nên biết chứ tài xế lạ qua đây không thấy biển báo tốc độ phía sau chạy vượt là... dính chấu”.


Lãng phí, mất mỹ quan


TP.HCM đã cấm xe 3-4 bánh thô sơ lưu thông trong nội ô và hạn chế loại xe này lưu thông trên các tuyến đường ven nội ô cách nay gần bốn năm, vậy mà đến nay nhiều biển báo cấm loại xe này vẫn còn treo khá dày đặc gây mất mỹ quan đường phố, nhất là ở khu vực trung tâm TP.HCM có nhiều khách du lịch. Ở vòng xoay Phù Đổng Thiên Vương (Q.1) có đến 5-6 biển báo được sơn màu đỏ “cấm xe 3-4 bánh thô sơ lưu thông” được gắn tại đầu các đường Cách Mạng Tháng Tám, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm Hồng Thái.


Đáng nói hơn là đường Tân Hóa (Q.11) và đường Lũy Bán Bích (Q.Tân Phú) có đến một “rừng” biển báo màu đỏ có nội dung cấm xe 3-4 bánh thô sơ lưu thông. Ở đây các biển báo màu đỏ có kích thước khá lớn 50x60cm với chi chít chữ “cấm xe 3-4 bánh thô sơ lưu thông từ 5g-13g và từ 16g-22g”. Hai con đường trên có tổng chiều dài khoảng 4km mà có đến hàng trăm biển báo chỉ với một nội dung trên. Các biển báo được lắp đặt cách nhau 50-100m, thậm chí biển báo phía bên trái đường chỉ cách biển báo phía bên phải đường chừng 20-30m. Cùng với hàng trăm biển báo bằng chữ là hàng trăm biển báo có hình ảnh cấm xe xích lô và xe bốn bánh thô sơ.


Theo ông Nguyễn Văn Sự - một người dân trên đường Lũy Bán Bích, việc lắp đặt quá nhiều biển báo trên đường này rất lãng phí cho ngân sách và còn gây mất mỹ quan đường phố. “Hơn nữa, việc lắp đặt hàng trăm biển báo cấm xe 3-4 bánh thô sơ lưu thông chẳng khác nào dùng “búa tạ để đập ruồi”. Bởi vì thực tế trên đường Lũy Bán Bích chỉ có vài ba chiếc xe mì gõ, xe chuối chiên... buôn bán bên lề đường” - ông Sự nói.


Q.KHẢI - N.ẨN









Sẽ rà soát, điều chỉnh


Theo ông Nguyễn Vĩnh Ninh - phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, trước ngày 31-12-2012, hệ thống báo hiệu đường bộ trên địa bàn TP.HCM được lắp đặt theo quy định tất cả biển báo thuộc nhóm biển báo cấm, quy định hình vẽ màu đen đè lên vạch chéo màu đỏ. Từ ngày 1-1-2013 đến nay, hệ thống biển báo được lắp đặt theo “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” của Bộ Giao thông vận tải, các biển báo cấm rẽ trái, cấm rẽ phải, cấm đi thẳng, cấm quay xe thì vạch chéo màu đỏ đè lên hình vẽ màu đen. Riêng các biển báo cấm ôtô, cấm ôtô tải, cấm môtô, cấm đi xe đạp, cấm người đi bộ thì theo quy định hình vẽ màu đen đè lên vạch chéo màu đỏ. Do có sự chuyển tiếp giữa quy định cũ và quy định mới nên hiện nay còn nhiều biển báo chưa phù hợp với quy chuẩn mới, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 sẽ có lộ trình thay thế dần.


Đối với việc tồn tại quá nhiều trụ biển báo tại một giao lộ hoặc đoạn đường gây ra hiện tượng biển báo này che khuất biển báo kia gây khó khăn cho người tham gia giao thông, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 cho biết thường xuyên rà soát và tiến hành điều chỉnh, tích hợp các biển báo tại những vị trí có nhiều biển báo làm ảnh hưởng đến tầm nhìn. Còn những biển báo có nội dung quá nhiều chữ, cơ quan này cho rằng do đặc thù mạng lưới giao thông tại TP.HCM rộng lớn, phức tạp, do đó một số biển báo cần sử dụng chữ để giới hạn phạm vi áp dụng. Cơ quan này cũng đang rà soát và điều chỉnh các loại biển báo chữ với mục tiêu giảm thiểu chữ viết để dễ dàng đọc hơn khi tham gia giao thông.




Xấu tính

Xấu tính

Sổ tay phóng viên


Xấu tính


SGTT.VN - Trên khán đài B sân Mandalar Thiri tại SEA Games, không ai có thể ngờ xuất hiện tấm băng rôn “mắng mỏ” đích danh ông cựu chủ tịch VFF đến vậy.










Những khẩu hiệu chỉ trích nhau đã xuất hiện trên khán đài Mandalar Thiri như thế này đây. Tên của cựu chủ tịch VFF với danh xưng khiếm nhã đã được bôi mờ. Ảnh: Tất Đạt



Điều đáng nói là việc những tấm băng rôn này xuất hiện tại nước ngoài đã được lên sóng trực tiếp ở các nước trong khu vực như một cách “minh chứng” cho việc người Việt xấu tính.


Thật ra chuyện các cổ động viên chế tác các băng rôn trêu chọc, chỉ trích cá nhân các quan chức lẫn VFF không phải là trò mới. Nó xuất hiện nhiều lần ở các sân vận động trong nước. Nhưng ở đó, ban tổ chức sân và lực lượng bảo vệ đã nhanh chóng tháo gỡ bất chấp sự chống đối quá khích.


Thế nhưng, trong thời gian gần đây, mọi chuyện trở nên phức tạp hơn khi bỗng dưng xuất hiện một hội cổ động viên Việt Nam lâm thời, không được VFF lẫn các tổ chức công nhận.


Và đỉnh điểm của sự phản ứng của những người luôn tự nhận mình là người hâm mộ nhiệt thành của bóng đá Việt Nam, khi họ xuất hiện trên khán đài sân Mandalar Thiri. Trong khi các cổ động viên Myanmar hết lòng cổ vũ cho các cô gái Việt Nam trong nỗ lực lội ngược dòng, các “cổ động viên” chỉ chăm chăm lo treo và giữ các khẩu hiệu thật to, thẳng nếp chính diện của máy ghi hình truyền hình trực tiếp. Trong các khẩu hiệu ấy, tên của ông Nguyễn Trọng Hỷ đã bị cố tình viết sai, thậm chí gọi bằng các danh xưng khiếm nhã.


Và còn gì buồn bằng, giới truyền thông các nước trong khu vực, đã vội vàng ghi hình, chụp ảnh bởi họ tưởng đó là các khẩu hiệu động viên, cổ vũ tinh thần cho các cô gái. Họ tưởng người Việt lặn lội đến nơi xa thế này là vì yêu quý nhau. Thế nhưng, khi nhờ các phóng viên của Việt Nam chuyển ngữ, họ đã vô cùng ngỡ ngàng.


Không ít người của giới truyền thông nước ngoài có mặt tại sân Mandalar Thiri hôm đó đã cho rằng, việc điều hành của liên đoàn bóng đá nước nào cũng có những điều khiến người hâm mộ không vừa ý. Ngay chính việc tranh cử của các liên đoàn bóng đá Thái Lan hay Indonesia… đều gặp gút mắc. Thế nhưng, các cổ động viên Thái Lan hay Indonesia khi ra đến các quốc gia khác tham dự SEA Games, họ chỉ dốc lòng để cổ động cho các vận động viên của họ trong cuộc tranh tài. Họ chia sẻ với vận động viên của nước họ khi thất bại. Chẳng ai trong số họ mượn các sân đấu thể thao, nơi tôn trọng sự cao thượng làm nơi chỉ trích cá nhân.


Thật ngượng ngùng khi bị nhìn dưới ánh mắt “người Việt xấu tính” sau khi giới truyền thông nước ngoài châm biếm cách “cổ động” dành cho bóng đá Việt, thái độ người Việt dành cho nhau.


Tất Đạt



Những chuyện 'cười ra nước mắt' ở khách sạn

Những chuyện 'cười ra nước mắt' ở khách sạn

Thứ hai 23/12/2013 07:10


Không ít khách bị bọn côn đồ đập ngay khách sạn vì "không có tiền mà đòi chơi gái".



Những chuyện 'cười ra nước mắt' ở khách sạn


Việc ngoại tình cũng thường xuyên diễn ra ở khách sạn (Ảnh minh họa).





Có lẽ, khách sạn mà nơi người ta thấy rõ nhất, sự chung thủy của vợ hoặc chồng mong manh như thế nào. Chị Thủy, người vừa nghỉ làm ở một khách sạn 3 sao trong một thành phố tỉnh lẻ ở miền Trung, mở đầu câu chuyện. Sở dĩ, chị dứt áo ra đi sau 3 năm cúc cung, tận tụy cho khách sạn là bởi không chịu nỗi những việc hàng ngày xảy ra ở đó: “Riết rồi tôi không dám tin ai, bởi có những người trông rất đàng hoàng, đứng đắn nhưng có thể phóng túng hơn những người phóng túng nhất”.


Là người quản lý và thỉnh thoảng phụ trách việc tiếp tân khách sạn, chị tất nhiên phải hoan nghênh tất cả mọi người đến đặt phòng. Nhưng, theo chị Thủy, thỉnh thoảng chị lại không muốn nhận khách một chút nào, thậm chí lúc đó khách sạn còn đầy phòng. Vì nhiều lúc những khách hàng ghé thường xuyên lại có những hành động thật "chẳng muốn kể"! Thế nên, chị có hẳn một danh sách đen và dặn các tiếp tân, nếu có thể, phải từ chối bằng được những khách hàng “đặc biệt” đó.


Đầu tiên là đôi vợ chồng nhà buôn gỗ. Ỷ có tí tiền, cả hai vào thuê phòng mà xem cả khách sạn chẳng ra gì. Người chồng hở chút là chửi bới, từ lễ tân cho đến dọn phòng với những ký đ rất vô lý. Còn cô vợ thì đã khiến cho khách sạn một “vố” nhớ đời. Hôm đó, vừa về tới khách sạn, cô này đã la hét, làm ầm ĩ cả khách sạn, rằng mình vừa mất 3 cây vàng.




3 cây vàng được người vợ gói trong miếng giấy vệ sinh như bên trái (Ảnh minh họa).



Mới nghe, chị Thủy cũng tái mặt, dù chưa biết thực hư thế nào. Nếu như sự thật đúng như vậy, có nhân viên nào đó trong khách sạn tham lam, đền tiền thì không nói, nhưng danh tiếng của khách sạn sẽ mất hết. Theo chị này kể đã gói 3 cây vàng vào trong giấy vệ sinh, để trên bàn nhỏ, sau khi ra ngoài khoảng 1 tiếng, quay lại thì chẳng còn thấy nữa. Mặc dù rất muốn trách chị này, tại sao lại nghĩ ra cách “ngụy trang” vàng oái oăm như thế nhưng trong lúc này điều thật sự cần là tìm ra cách giải quyết.


Chị Thủy liền gọi các nhân viên vừa dọn phòng đó ra để hỏi chuyện. Tuy nhiên tất cả đều khẳng định không lấy, thậm chí còn không biết có 3 cây vàng trong giấy vệ sinh. Nghe thế, chị Thủy liền huy động nhân viên cả khách sạn ra bới rác và may mắn đã tìm lại được.


Người thứ hai là một phụ nữ đã trung niên nhưng lại thường xuyên dắt hàng loạt nhân tình vào khách sạn mà không hề sợ điều tiếng. Mỗi lần người phụ nữ này trả phòng là khách sạn lại phải mua ga trải giường và chăn mới. Vì các nhân viên vệ sinh không làm sao có thể giặt sạch được sản phẩm cuộc “mây mưa” mà người phụ nữ này để lại.




Chăn ga của khách sạn thường xuyên phải thay (Ảnh minh họa).



Người thứ ba là một gã giang hồi nửa mùa. Bình thường, khi mà anh ta vào thuê phòng là mọi người đã thấy hơi ngán rồi, nhưng nghĩ dù sao cũng là chỗ kinh doanh đàng hoàng, anh ta sẽ chẳng làm gì quá đáng. Tuy nhiên, suy đoán của mọi người đã sai vào một ngày "đẹp trời".


Một hôm anh ta thuê phòng buổi trưa rồi tối dẫn gái vào khách sạn. Dù mọi người cảm thấy khó chịu nhưng đành phải chấp nhận, nếu không muốn đuổi khách hoặc gây phiền hà cho những khách hàng khác. Tất cả diễn ra bình thường, cho đến lúc anh ta "dẫn gái" đi xuống, vừa đi cả hai vừa cãi nhau ỏm tỏi. Vì là chuyện của khách, nên mọi người trong khách sạn cũng không quản, chỉ nghe thoang thoáng là hình như anh ta không chịu thanh toán tiền cho cuộc "mây mưa".


Rồi đột nhiên, khoảng 10 phút sau, có 2 chiếc xe taxi dừng ngay cổng, rồi một đám côn đồ ùa vào khách sạn, đánh túi bụi tên này. Khi một nam nhân viên của khách sạn định nhảy vào can thiệp, cũng bị đánh chảy máu đầu.


Khi mọi chuyện được vãn hồi, mọi người mới biết vì kỳ kèo hoài mà khách hàng không chịu trả tiền, cô gái đã kêu bọn bảo kê tới đánh dằn mặt. Một số khách hàng dạng này dù khách sạn có ế ẩm tới đâu đi chăng nữa, chị Thủy nhất định cũng không tiếp hoặc tìm cách từ chối.




Người đàn ông luôn cố bày bừa đồ trong phòng không sử dụng kia (Ảnh minh họa).



Ngoài danh sách đen đó, thì cũng có rất nhiều trường hợp khác, khiến chị Thủy nhớ mãi rồi chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Như có một khách hàng ở trong thành phố, mỗi lần đến đều thuê 2 phòng. Đầu tiên, anh ta đi lên, rồi lát sau nhân tình sẽ lên theo. Tất nhiên, cả hai chỉ sử dụng một phòng, phòng còn lại để “ngụy trang”. Chưa hết, dù chỉ sử dụng một phòng, nhưng cả hai luôn cố xới tung phòng còn lại, như thể phòng đó cũng có người sử dụng.


“Ai trong khách sạn cũng mệt mỏi, lo lắng nhưng khổ nhất vẫn là nhân viên dọn phòng. Hôm nào cũng phải dọn dẹp 2 phòng, trong khi cả hai chỉ dùng một phòng. Thêm nữa, nếu bà vợ ập đến trong lúc cả hai đang ngủ với nhau thì ngụy trang bằng trời. Lúc đó, khách sạn lại trở thành bãi chiến trường để giải quyết chuyện gia đình của họ”, chị Thủy bình luận. Biết là cho thuê phòng để lấy tiền, nhưng mỗi khi người đàn ông này đến thuê, chị luôn cảm thấy hồi hộp, lo sợ chẳng biết vợ ông ta tới rồi xới tung khách sạn lên khi nào.


Ngoài ra, còn một số trường hợp khác như một người lạ gọi điện thoại xưng là chồng/vợ của người đang thuê phòng hỏi xem họ đang ở phòng nào? Có chung phòng với ai không? Những trường hợp đó cũng khiến những người trong nghề như chị Thủy vô cùng khó xử.


Gửi câu hỏi


Linh Đan (Theo Báo Đất Việt)



ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"

ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"

Vừa qua, ASRock đã phối hợp cùng VNPhoto.net và một số nhà tài trợ như Kingston, Seagate, Zotac, NVIDIA, Intel và Xtremevn tổ chức buổi giao lưu với chủ đề "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim" tại TP.HCM.



ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"



Buổi workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim" là cơ hội để các thương hiệu chuyên về linh kiện máy tính cũng như các công ty cung cấp giải pháp máy trạm (workstation) tiếp cận gần hơn với các đối tượng người tiêu dùng có nhu cầu cao về xử lý ảnh cũng như dựng phim chuyên nghiệp.



ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"



Tại buổi giao lưu này, công ty Trường Thịnh đã giới thiệu các dòng máy workstation khác nhau từ phân khúc trung cấp cho đến cao cấp và đặc biệt là sự xuất hiện của một chiếc máy trạm sử dụng hệ điều hành OS X 10.9. Theo đó, bộ phận kỹ thuật của công ty đã có thể cài đặt phiên bản Hackintosh (OS X trên cấu hình Windows) từ 10.6 cho tới 10.9 lên các dòng máy trạm có cấu hình tùy biến của hãng. Người dùng cũng sẽ nhận được các hỗ trợ về việc cài đặt và sử dụng Hackintosh khi mua các sản phẩm của Trường Thịnh. Buổi workshop cũng có sự xuất hiện của Hafoto Studio về các kỹ thuật hậu kỳ khi chụp ảnh Panorama, HDR cũng như tầm quan trọng của thiết bị máy tính dùng để xử lý ảnh.



ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




ASRock tổ chức buổi Workshop "Giải pháp DIY PC cho Thiết kế đồ họa và Dựng phim"




Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.