Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Trung Quốc điều tàu hộ vệ tên lửa lượn quanh giàn khoan 981

Trung Quốc điều tàu hộ vệ tên lửa lượn quanh giàn khoan 981

>> Trung Quốc điều 5 máy bay chiến đấu đến quanh giàn khoan

>>

>> Việt Nam kiên nhẫn trước sự hung hăng của Trung Quốc


Theo quan sát của phóng viên Tuổi Trẻ từ tàu CSB 2013, trên khu vực vùng biển phía nam đông nam giàn khoan xuất hiện tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc.


Tàu hộ vệ tên lửa này hoạt động cách giàn khoan khoảng 10 hải lý. Trong ngày, Trung Quốc điều ít nhất ba máy bay trinh sát điện tử và máy bay cánh bằng, bay thấp phía trên các tàu của Việt Nam nhằm mục đích quay phim, chụp ảnh và có thể là đe dọa.


Khoảng 13g cùng ngày, tàu CSB 4032 và các tàu kiểm ngư của Việt Nam tiến sâu vào khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan ở cự ly khoảng 7,8 hải lý để tiến hành tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển của Việt Nam. Các tàu Việt Nam dàn hàng ngang, đồng loạt tiến vào và bật loa.


Trung Quốc điều ra khoảng 10 tàu hải cảnh và tàu kéo. Họ dùng tàu 45101, 3383, 21102 đuổi theo và bao vây phía sau hai mạn của tàu CSB 4032 với mục đích xịt vòi rồng.


Khi còn cách giàn khoan khoảng 11 hải lý, tàu CSB 4032 chủ động dừng lại để tiếp tục việc tuyên truyền pháp luật, chủ quyền với vùng biển của Việt Nam.


Cuối chiều qua, hàng trăm tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển Hoàng Sa và về hướng giàn khoan Hải Dương 981.


Theo các thuyền viên của tàu CSB 2015 thì chưa rõ việc Trung Quốc đưa ra nhiều tàu cá như vậy là có dụng ý gì. Các tàu cá này không thực hiện việc đánh bắt, đồng loạt tiến đến các tàu Việt Nam chừng một hải lý thì vây quanh tạo thành một vòng cung khép kín, khiến việc di chuyển của các tàu Việt Nam có phần khó khăn hơn những ngày trước.


Cũng trong thời điểm này, hai tàu hải cảnh 1123 và 12102 áp sát tàu CSB 2015 khoảng 30m từ cả hai phía mạn tàu. Cùng lúc đó máy bay Trung Quốc bay sát nóc tàu CSB 2015, cuộc rượt đuổi này kéo dài trong khoảng một giờ mới kết thúc.


Trao đổi với Tuổi Trẻ trên tàu CSB 4032, thiếu tá Hoàng Quốc Đạt, hải đội trưởng hải đội 201, Vùng 2 cảnh sát biển Việt Nam, cho biết các tàu Trung Quốc được sử dụng đâm va chủ yếu là các tàu tốc độ cao, có khả năng bứt phá nhanh.


Khi tàu Việt Nam không thể chạy quá xa thì những tàu này sẽ lao lên xịt vòi rồng và có thể đâm va gây hư hỏng cho tàu Việt Nam.


Đặc biệt, khi đuổi theo kèm sát, tàu Trung Quốc luôn ở bên mạn trái tàu Việt Nam nhưng khi muốn đâm va, bao giờ tàu Trung Quốc cũng luồn sang mạn phải.


Thiếu tá Đạt lý giải: theo quy định của pháp luật hàng hải quốc tế, tàu ở mạn trái có nghĩa vụ tránh đường cho tàu ở mạn phải hoạt động, nếu như đâm va thì tàu đang ở mạn trái sẽ vi phạm.


Do đó, tàu Trung Quốc thường chủ động đâm vào mạn phải tàu Việt Nam để tạo những chứng cứ giả cho việc tàu họ bị thiệt hại.


M.QUANG - HỮU KHÁ (Từ Hoàng Sa)



Đề thi và gợi ý đáp án môn Sinh học

Đề thi và gợi ý đáp án môn Sinh học

Đang cập nhật Thông tin trong bài vẫn đang tiếp tục được cập nhật. Quay trở lại sau để có thông tin mới nhất...



Xem đề thi và gợi ý đáp án môn Văn TẠI ĐÂY

Xem đề thi và gợi ý đáp án môn Vật lý TẠI ĐÂY

Xem đề thi và gợi ý đáp án môn Lịch sử TẠI ĐÂY


Xem đề thi và gợi ý đáp án môn Toán TẠI ĐÂY

Xem đề thi và gợi ý đáp án môn Hóa TẠI ĐÂY


Xem đề thi và gợi ý đáp án môn Địa lý TẠI ĐÂY


Với đề thi Sinh học, cô Trần Thị Thanh Xuân (giáo viên Sinh học, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) cho biết: "Đề thi bao quát chương trình, tránh tình trạng học lệch, học tủ của thí sinh. Các câu hỏi rất rõ ràng, không đánh đố, đủ dễ để học sinh trung bình đạt 5-6 điểm".


Tuy nhiên, trong đó vẫn có khoảng 10-20% câu hỏi khó, giúp các thí sinh làm quen với đề đại học và hướng tới kỳ thi hai trong một. Điểm mới của đề thi năm nay đó là xuất hiện những câu hỏi gắn liền với thực tế như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.


Dưới đây là đề thi của môn học này (Mã đề 146 - Lưu ý, những đánh dấu trong bài là của thí sinh - không phải đáp án chính thức). Chúng tôi sẽ cập nhật gợi ý đáp án trong 30 phút tới.











Nhập mô tả cho ảnh











Nhập mô tả cho ảnh











Nhập mô tả cho ảnh











Nhập mô tả cho ảnh



Bộ đôi ca - nhạc sĩ "Mình yêu nhau đi" vướng tin đồn hẹn hò khi luôn xuất hiện cùng nhau như hình với bóng ngoài đời thường.


Từng tham gia 15 bộ phim điện ảnh, truyền hình lớn nhỏ và một vở kịch, song những tác phẩm làm khán giả nhớ tới cái tên của kiều nữ chỉ đếm trên đầu ngón tay.


Mốt trang phục dạo biển của người đẹp Việt khá đa dạng và nhiều kiểu cách, không thua kém trang phục dự sự kiện hoặc lên sân khấu.


Giảm liên tục, giá vàng SJC còn 36 triệu đồng/lượng

Giảm liên tục, giá vàng SJC còn 36 triệu đồng/lượng

Diễn biến giá vàng SJC tại DOJI - Nguồn: DOJI.


Giá vàng thế giới phục hồi yếu ớt nhưng giá vàng SJC sáng nay liên tục trượt giảm, về ngưỡng 36 triệu đồng/lượng. Giá USD tự do giảm nhẹ trong khi giá USD ngân hàng tiếp tục tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 21.200 đồng.

Lúc hơn 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 35,9 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện giảm 260.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.


Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng SJC ở mức 35,92 triệu đồng/lượng và 36,02 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán, thấp hơn 260.000 đồng/lượng và 230.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua.


Đây là mức giá thấp nhất của vàng SJC kể từ ngày 14/5.


Sáng nay, ngay từ khi mở cửa, các doanh nghiệp kim hoàn bận rộn với việc giảm giá vàng niêm yết. Đến khoảng hơn 10h, các doanh nghiệp lớn đã có ít nhất 10 lần điều chỉnh giảm giá vàng.


Không ngừng giảm từ thứ Sáu tuần trước, vàng miếng SJC đến sáng nay đã rẻ đi 600.000 đồng/lượng. Giới kinh doanh vàng tại Hà Nội cho biết, giao dịch vàng miếng từ đầu tuần tới nay diễn ra trầm lắng. Ngoài ra, xu hướng giảm liên tục của giá vàng thế giới cũng gây áp lực giảm đối với giá vàng trong nước.


Từ mức đỉnh của hơn 7 tháng là 37,5 triệu đồng/lượng cách đây 2 tuần, giá vàng hiện giảm 1,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước thời gian này không bám sát diễn biến giá vàng thế giới, tăng và giảm đều mạnh hơn. Điều này một lần nữa cho thấy rủi ro khi mua vàng ở những thời điểm giá tăng bất thường.


Hôm nay, giá vàng trong nước giảm nhanh hơn giá vàng thế giới, khiến chênh lệch giá vàng trong nước-quốc tế rút ngắn còn khoảng 4 triệu đồng/lượng, so với mức chênh 4,3 triệu đồng/lượng vào sáng hôm qua. Tuy nhiên, đây vẫn là một mức chênh cao so với mức chênh chỉ 2 triệu đồng/lượng trước đợt tăng giá vàng trong nước vừa rồi.


Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 21.320-21.330 đồng (mua vào) và 21.345-21.355 đồng (bán ra). So với sáng hôm qua, giá USD tự do hiện giảm 5 đồng.


Trong khi đó, các ngân hàng tiếp tục nâng giá USD niêm yết. Hiện giá USD ngân hàng đã vượt xa mức 21.200 đồng, và đang ở ngưỡng cao nhất trong mấy tháng trở lại đây.


Vietcombank sáng nay báo giá USD ở mức 21.180 đồng (mua vào) và 21.240 đồng (bán ra), tăng 30 đồng ở chiều mua và 40 đồng ở chiều bán so với sáng hôm qua. Eximbank báo giá USD ở mức 21.175 đồng và 21.245 đồng, tương ứng giá mua và bán, cao hơn 25 đồng/USD so với hôm qua.


Chốt phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay tăng 1,4 USD/oz so với phiên liền trước, dừng ở 1.245,9 USD/oz. Trước phiên này, giá vàng đã giảm liền 5 phiên, chuỗi phiên giảm giá dài nhất trong 7 tháng.


Lúc hơn 10h trưa nay giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại châu Á giảm 0,3 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, còn 1.243,6 USD/oz.


Giá vàng thế giới đang chững ở vùng giá thấp nhất trong 4 tháng do các nhà đầu tư chờ đợi các số liệu kinh tế Mỹ tiếp theo được công bố. Tâm trạng lạc quan về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vàng vật chất ảm đạm của khu vực châu Á là hai nhân tố chính gây sức ép giảm giá cho vàng ở thời điểm hiện tại.


Phiên tăng giá của vàng đêm qua một phần nhờ động thái mua vào của quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SDPR Gold Trust. Phiên này, quỹ mua ròng 1,8 tấn vàng, nâng mức nắm giữ lên 787,1 tấn.


Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo sáng nay ở mức hơn 1,36 USD/Euro, không có nhiều thay đổi so với sáng hôm qua.



Trung Quốc sai lầm khi cưỡng đoạt chủ quyền của Việt Nam

Trung Quốc sai lầm khi cưỡng đoạt chủ quyền của Việt Nam

>> Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN không phải là ốc đảo

>> Tàu ngầm Việt Nam chỉ sử dụng để bảo vệ vùng biển Việt Nam!

>>











Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Ảnh: Việt Dũng

Vừa trở về từ Đối thoại Shangri-La (Singapore), thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dành riêng cho Tuổi Trẻ một cuộc phỏng vấn về những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông.


Trung Quốc áp đặt cách hành xử mới


* Thưa ông, đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, họ không ngần ngại đe dọa bạo lực và sử dụng bạo lực, đã gây ra hậu quả như đâm chìm tàu cá, đâm thủng tàu chấp pháp của Việt Nam. Là một tướng lĩnh quân đội, tâm trạng ông thế nào?









"Điều mà quốc tế lo ngại chính là những tiền lệ hôm nay xảy ra với Việt Nam thì ngày mai có thể sẽ xảy ra với nước khác, hôm nay xảy ra trên biển thì ngày mai sẽ xảy ra trên bộ và ngày kia sẽ xảy ra trên không. Và như vậy vấn đề chủ quyền của Việt Nam tự nhiên không phải là vấn đề của riêng Việt Nam nữa. Bảo vệ lẽ phải của Việt Nam, vì vậy cũng là bảo vệ chân lý chung, lợi ích chung của thời đại"


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh



- Cảm nghĩ đầu tiên của tôi? Tôi nghĩ đây là một bước đột phá mới của Trung Quốc muốn thật sự chiếm lĩnh lợi thế và lợi ích trên biển Đông trong phạm vi đường chín đoạn mà họ tự ý vẽ ra.


Đứng trước tình hình như vậy thì chúng ta thấy rằng rõ ràng chủ quyền của Việt Nam bị đe dọa, nói rộng ra là an ninh quốc gia, độc lập tự chủ, hòa bình ổn định của chúng ta bị đe dọa. Chúng ta hết sức quan ngại trước hành động nghiêm trọng này.


Nhân dân ta bày tỏ thái độ rõ ràng, Nhà nước ta bày tỏ thái độ thiện chí rõ ràng là Trung Quốc cần phải dừng lại để đàm phán, giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Dư luận quốc tế, rõ nhất là tại hội nghị Shangri-La vừa rồi, cũng đều thấy rằng những hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý của thời đại và vi phạm những gì Trung Quốc đã cam kết với Việt Nam.


Mới đây thôi, năm 2012, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ký với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng biên bản về cách ứng xử trên biển Đông của hai nước.


Tất cả những điều đó đều bị Trung Quốc bỏ qua. Họ đã sai lầm khi quyết tâm cưỡng đoạt chủ quyền của Việt Nam, bất chấp những điều tối thiểu mà một quốc gia trong thế giới văn minh phải thực hiện.


* Ông có cắt nghĩa được tại sao Trung Quốc làm điều này khi mà một nước lớn, đặc biệt là một quốc gia có ghế trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lại hành xử như vậy?


- Bạn hỏi tôi tại sao họ làm như vậy thì tôi cũng không trả lời được. Nếu tôi là một người Trung Quốc thì tôi cũng không bao giờ làm như vậy. Vì sao thế?


Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với tuyên bố là khai thác dầu khí, và lý do là Việt Nam đã khai thác quá nhiều rồi, bây giờ đến lượt Trung Quốc.


Ô hay, Việt Nam khai thác trên vùng biển của Việt Nam cơ mà, tại sao lại phải chia cho Trung Quốc? Với tư cách một nước lớn, đông dân nhất thế giới, với một giấc mơ Trung Hoa và họ nói là trỗi dậy hòa bình, vậy thử hỏi là một vài giếng dầu (nếu có) có giá trị gì so với đại cục?


Nhìn rộng hơn, những vấn đề ở biển Hoa Đông, hay tại bãi cạn Scarborough với Philippines thì Trung Quốc được gì so với hình ảnh Trung Quốc không còn là một đất nước trỗi dậy hòa bình nữa.


Thay vào đó là một đất nước đơn phương dùng sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế để cưỡng bức nước khác, điều này tôi nghĩ rằng lợi thì ít mà hại thì nhiều.


Vậy Trung Quốc muốn gì? Ở đây tôi nghĩ và tôi hi vọng điều ấy đừng xảy ra là Trung Quốc muốn đây chỉ là bước đột phá đầu tiên để áp đặt cách hành xử mới trong quan hệ quốc tế, đó là dùng sức mạnh, đe dọa vũ lực để chiếm lĩnh những lợi ích không phải của họ.


Đây là điều không thể chấp nhận được trong thế giới hiện đại. Tôi xin nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không có lợi gì trong những cách hành xử như vậy. Tôi muốn hỏi những người láng giềng Trung Quốc là một vài mỏ dầu ấy có làm cho Trung Quốc giàu lên không? Hay một vài mỏ dầu ấy chỉ làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc?


Với tư cách một người láng giềng, tôi muốn nói rằng Trung Quốc hãy dừng lại, hãy đi con đường phát triển chính đáng của mình. Họ có thể trở thành một cường quốc, thậm chí là cường quốc số 1 thế giới, nếu họ thật sự đi theo con đường phát triển hòa bình.











Một cú đâm mạnh của tàu Trung Quốc vào tàu cảnh sát biển 2016 trên vùng biển Hoàng Sa - Ảnh: My Lăng

Chiến lược “hạm mà không pháo”


* Trước đây ông từng lo ngại chiến lược “ngoại giao pháo hạm” của các nước lớn khi can dự vào biển Đông, phải chăng hành động này của Trung Quốc xảy ra đúng với điều lo ngại đó?


- Với những gì Trung Quốc thực hiện trong thời gian qua thì tôi lại nghĩ từ ấy không phù hợp lắm. Ở đây điều đang xảy ra là chiến lược ngoại giao “hạm mà không pháo”, dùng sức mạnh phi quân sự hoặc bán quân sự để áp đặt ý đồ và tham vọng của mình.


Trên thế giới văn minh thì chắc không ai thiết kế tàu biển dùng vào mục đích đâm nhau và thiết kế vòi rồng để tấn công người khác.


Đó là chưa kể Trung Quốc đã điều tàu tên lửa, tàu quân sự bao vây vòng ngoài để đe dọa. Sự thật những ngày vừa qua là Trung Quốc đã dùng vũ lực phi quân sự để đe dọa, trấn áp lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam. Có lẽ chúng ta phải tìm ra một từ ngữ nào mới để mô tả chiến lược của Trung Quốc.


* Ông cũng từng nói rằng một trong những đặc trưng của ý thức hệ của Việt Nam và Trung Quốc là Đảng Cộng sản lãnh đạo, nếu có được một người bạn XHCN rất lớn ở bên cạnh hợp tác cùng có lợi thì sẽ rất thuận lợi cho Việt Nam. Nhưng, “ý thức hệ” trong tình hình hiện nay cho thấy điều gì, thưa Thứ trưởng?


- Cho đến nay tôi vẫn giữ quan điểm này. Việt Nam cũng như Trung Quốc đang đi theo chế độ XHCN, dù muốn dù không thì vẫn có sự đồng cảm, tương đồng nhất định.


Đó cũng chính là nguyên nhân mà cho đến giờ phút này chúng ta vẫn kêu gọi thiện chí và tính toán chính xác của Trung Quốc.


Tuy nhiên, nếu họ để chủ nghĩa dân tộc cực đoan, lợi ích phi lý lấn át bản chất CNXH thì không có nghĩa là cứ cùng ý thức hệ thì sẽ hợp tác với nhau đầy đủ.


Ý thức hệ XHCN có bao giờ cho phép anh đi ngược lại chân lý, đạo lý thời đại, bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của nước khác đâu.


Chúng ta đang sống trong thời đại mà muốn bình đẳng thì luật pháp quốc tế, các chuẩn mực chung phải được tuân thủ, không được xâm phạm lợi ích của nhau.


* Nhưng thực tế Trung Quốc đang “bật xinhan bên trái, bẻ tay lái sang phải”?


- Điều này cũng không nên kết luận vội vàng. Chúng ta không nói chữ Trung Quốc chung chung, bởi vì nhân dân Trung Quốc, những đảng viên chân chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi tin là họ không nghĩ như vậy.


Vấn đề ở đây là lãnh đạo Trung Quốc, truyền thông Trung Quốc có phản ánh đúng tình hình hay không, hay vẫn nói rằng Việt Nam đang xâm lấn lợi ích của Trung Quốc? Việt Nam khiêu khích Trung Quốc?


Đây là việc mà dư luận quốc tế và chính Việt Nam phải làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu là Việt Nam mong muốn hòa bình, hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.


Tôi tin rằng nếu người dân Trung Quốc hiểu đầy đủ những gì xảy ra trên thực tế thì họ sẽ không đồng tình với những hành động mà Trung Quốc gây ra thời gian qua.


* Liệu có ai tin rằng Việt Nam đang khiêu khích Trung Quốc?


- Tất cả những người chứng kiến thực tế đều thấy rằng không đúng như vậy. Chính vì chúng ta minh bạch, không có gì phải giấu giếm, cho nên chúng ta đã mời phóng viên trong nước và quốc tế lên tàu, đến thực địa chứng kiến tình hình và chúng ta đã để các phóng viên tự do tác nghiệp và bình luận.


Đến thời điểm này, tôi chưa thấy phóng viên nào có mặt tại hiện trường phản ánh rằng Việt Nam quấy rối hoặc khiêu khích Trung Quốc.












Những vết thủng trên tàu cảnh sát biển 2016 được gia cố lại bằng những vật liệu thô sơ - Ảnh: My Lăng



“Có thể xảy ra với nước khác”


* Thưa ông, ông đã nghe gì về dư luận xung quanh phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La?


- Bạn hãy tưởng tượng trong một không khí rất “nóng”, căng thẳng tại diễn đàn Shangri-La vừa rồi, đặc biệt là khi các đại diện của Mỹ, Nhật... có những phát biểu hết sức thẳng thắn, thì có một số người mong muốn rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cần “rắn” hơn.


Nhưng hãy điềm tĩnh lại thì nhiều người sẽ đồng tình rằng sự mềm mỏng nhưng luôn giữ nguyên tắc của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh là thể hiện thiện chí và mong muốn hòa bình của Việt Nam.


Chúng ta lại nhớ rằng trong các cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt mà Việt Nam phải đối mặt trong thế kỷ 20, Bác Hồ và các nhà lãnh đạo quân đội Việt Nam luôn luôn khẳng định quân đội của chúng ta là quân đội của hòa bình. Việt Nam xây dựng quân đội không phải để đi gây hấn, gây sự.


Trong tình hình hiện nay, mọi cách hành xử của chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tính toán kỹ càng. Chúng ta không bao giờ tự gây căng thẳng với Trung Quốc, chúng ta không muốn làm xấu mặt Trung Quốc, chúng ta không tranh hơn thua với Trung Quốc - điều chúng ta cần là giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.


Đừng ai động vào hai giá trị thiêng liêng ấy của chúng ta. Còn Việt Nam có kiên quyết hay không, xin hãy đọc lại lời phát biểu bế mạc Hội nghị T.Ư 9 của Tổng bí thư và phát biểu của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội của chúng ta đã thể hiện tại các diễn đàn khác nhau trong thời gian vừa qua.


* Những nhà lãnh đạo quân đội và lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc đã tham dự Hội nghị Shangri-La 2014, khi nghe các quan khách quốc tế ủng hộ chủ trương, giải pháp của Việt Nam về tình hình biển Đông thì họ đã nổi cáu. Ông bình luận gì trước phản ứng này của Trung Quốc?









“Tôi ngạc nhiên trước cách hành xử của họ”


*Cá nhân ông có bất ngờ trước việc Trung Quốc chủ động tạo ra cái gọi là sự kiện giàn khoan không?


- Tôi không bất ngờ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà tôi ngạc nhiên trước sự tính toán sai lầm của Trung Quốc, đặc biệt là cách hành xử của họ. Cách hành xử ấy có thể đem đến lợi thế trong chốc lát dựa vào sức mạnh, nhưng nó không thể tồn tại lâu dài vì dòng chảy chính của xã hội loài người là hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Đấy cũng chính là phát ngôn của lãnh đạo Trung Quốc và họ phải chứng minh là họ cũng đi theo cái dòng chảy ấy.



- Trước hết tôi muốn nói về không khí Shangri-La năm nay. Họ đề cập đến nhiều vấn đề về an ninh, nhưng tâm điểm biển Đông đã chiếm rất nhiều thời gian, phát biểu của các nhà lãnh đạo quốc phòng và các chính khách, học giả.


Tôi chưa thấy một ai nói là Việt Nam sai, yêu cầu Việt Nam phải làm thế này, thế kia. Lý do rất đơn giản ở chỗ là những gì Việt Nam làm đã thể hiện trên cơ sở luật pháp quốc tế quá rõ ràng.


Những ý kiến nói rằng Trung Quốc thế nọ, thế kia và đôi khi làm cho đại diện đoàn Trung Quốc mất bình tĩnh là do họ không hiểu được ý muốn của những người tham gia hội nghị.


Tôi cho rằng không phải quan khách quốc tế công kích Trung Quốc, mà điều họ lo ngại chính là những tiền lệ hôm nay xảy ra với Việt Nam thì ngày mai có thể sẽ xảy ra với nước khác, hôm nay xảy ra trên biển thì ngày mai sẽ xảy ra trên bộ và ngày kia sẽ xảy ra trên không.


Và như vậy vấn đề chủ quyền của Việt Nam tự nhiên không phải là vấn đề của riêng Việt Nam nữa. Bảo vệ lẽ phải của Việt Nam, vì vậy cũng là bảo vệ chân lý chung, lợi ích chung của thời đại.


Trong thế giới văn minh không thể có chuyện một quốc gia ngang nhiên giẫm đạp lên chân lý, luật pháp quốc tế và đơn phương dùng vũ lực để ép buộc quốc gia khác.


* Ông trả lời báo chí rằng chúng ta kiên trì thực hiện các biện pháp hòa bình thì đến lúc nào đó Trung Quốc sẽ thay đổi. Ông tin Trung Quốc sẽ thay đổi thật ư?


- Tôi luôn tin yếu tố lợi ích quốc gia sẽ được Trung Quốc cân nhắc kỹ càng với tính toán chiến lược dài hơi của người Trung Quốc nói chung và ban lãnh đạo Trung Quốc nói riêng.


Lịch sử Trung Quốc cũng đã chứng minh điều này. Lịch sử hàng ngàn năm của họ đã trải qua rất nhiều thăng trầm, nhưng khi nào Trung Quốc tạo được mối quan hệ tốt đẹp với thế giới bên ngoài, không thể hiện tham vọng bá quyền phi lý bằng những hành xử thiếu tính toán thì Trung Quốc ổn định và phát triển.


* Nhưng rõ ràng là với việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã cố tình tạo ra một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước?


- Nói như vậy cũng đúng. Đó là họ đã vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chính những gì lãnh đạo của họ đã cam kết với lãnh đạo Việt Nam.


Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng giai đoạn này ngắn hay dài, có đem lại những hậu quả xấu hơn hay không thì còn tùy thuộc vào Việt Nam, vào ứng xử của Trung Quốc, và đặc biệt là tùy thuộc vào phản ứng của cộng đồng quốc tế.


Trung Quốc không thể đứng một mình và nói rằng họ muốn làm gì thì làm. Cá nhân tôi luôn mong muốn Trung Quốc phát triển hòa bình bởi điều này cũng có lợi cho Việt Nam.


“Nếu họ đem chiến tranh đến thì ta buộc phải bảo vệ đất nước”


* Thưa ông, những ngày này đường dây nóng giữa bộ quốc phòng hai nước đã hoạt động như thế nào?


- Cho đến nay đường dây nóng về nguyên tắc đã được thỏa thuận, nhưng về mặt kỹ thuật thì đang được xúc tiến. Tuy nhiên, chúng ta luôn chủ động đề nghị trao đổi qua nhiều kênh khác nhau.


Đó là các cuộc gặp giữa Bộ trưởng Phùng Quang Thanh với lãnh đạo cấp cao quân đội Trung Quốc, các cuộc gặp riêng ở Nay Pyi Taw (Myanmar) và cuộc gặp mới đây của tôi với phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tại Shangri-La...


Cá nhân tôi trong các cuộc gặp ấy luôn nói đi nói lại rằng Việt Nam luôn muốn duy trì, củng cố mối quan hệ với Trung Quốc. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu kiên quyết là Trung Quốc dừng hoạt động giàn khoan Hải Dương 981 và rút ra ngoài thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Trước mắt là giảm bớt căng thẳng, rút toàn bộ tàu quân sự và máy bay trên thực tế, không có hành vi chủ động đâm va tàu Việt Nam và đặc biệt là không được đe dọa, xâm phạm tính mạng ngư dân Việt Nam bởi đó là hành động vô nhân đạo. Sau đó hai nước sẽ ngồi đàm phán với nhau.


* Chúng ta rất thiện chí khi đã tiến hành mấy chục cuộc giao thiệp qua con đường ngoại giao, nhưng đổi lại Trung Quốc vẫn gia tăng các hành vi bạo lực và đe dọa bạo lực. Vâng, mọi sự chịu đựng có giới hạn, nếu họ cứ tiếp tục sử dụng bạo lực, thậm chí thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng thì chúng ta phải làm gì?


- Ở đây có hai mặt của vấn đề. Mặt thứ nhất là chúng ta phải kiên trì thực hiện các biện pháp hòa bình, kiên trì giữ quan hệ với Trung Quốc và không cắt đứt.


Như tôi đã nói ban đầu, Trung Quốc sẽ không thể nói “không” mãi được khi Việt Nam đấu tranh kiên trì, mạnh mẽ và được cộng đồng thế giới lên tiếng ủng hộ.


Mặt thứ hai là chúng ta phải kiên trì bám biển, bám ngư trường, kiên trì đấu tranh trên thực địa và chúng ta tìm ra biện pháp đấu tranh mà không để các hành động vũ lực, thô bạo của Trung Quốc ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của lực lượng chấp pháp và của ngư dân ta trên biển.


Chúng ta mong những việc như vậy kết thúc sớm và chúng ta ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng sẵn sàng kiên trì lâu dài thực hiện quyền bảo vệ chủ quyền trên biển, bảo vệ ngư dân và tuyên truyền, cản phá để Trung Quốc hiểu được một điều là không bao giờ Việt Nam khoanh tay nhìn Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của mình.


* Thông thường có ba cách để giải quyết tình hình như hiện nay: một là thông qua đàm phán chính trị, hai là quân sự đối đầu và ba là đấu tranh pháp lý. Về đàm phán chính trị, đến nay Trung Quốc không bày tỏ thiện chí; quân sự thì chắc chắn là cả hai bên đều không muốn; vậy phải chăng chỉ còn cách thứ ba?


- Nói vậy là thiếu chính xác. Không thể vạch ra ba con đường và chỉ chọn một. Để bảo vệ chủ quyền thì chúng ta có nhiều biện pháp được sử dụng cùng lúc, đồng bộ.


Việc đầu tiên chúng ta phải làm là củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng lòng của toàn dân, cả nhân dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ để tiếp tục phát triển.


Thứ hai là chúng ta phải có giải pháp tốt trên thực địa để khẳng định Việt Nam không bao giờ làm ngơ trước những sai phạm của Trung Quốc, mặc dù họ nhiều tàu hơn nhưng không vì thế mà chúng ta mất ý chí.


Thứ ba là chúng ta tăng cường tuyên truyền trên các diễn đàn quốc tế để nói lên sự thật và lẽ phải.


Thứ tư là chúng ta vẫn duy trì quan hệ với Trung Quốc, bởi đấu tranh gì thì cuối cùng hai bên vẫn phải ngồi lại với nhau, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và trên cơ sở luật pháp quốc tế thì mới mong giải quyết được vấn đề.


Gần đây có nhiều người đề cập đến giải pháp kiện ra tòa án quốc tế. Tôi cho rằng đây cũng là một biện pháp đấu tranh hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Nói cách khác đây thực chất cũng là một biện pháp đấu tranh chính trị dưới góc độ pháp lý. Chúng ta phải sử dụng đồng thời các biện pháp nêu trên để buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán và cùng đưa ra một giải pháp mà đôi bên cùng chấp nhận được.


Còn đụng độ quân sự ư? Chúng ta sẽ làm mọi biện pháp để không xảy ra điều đó. Rõ nhất là vừa qua tàu chúng ta bị tàu Trung Quốc hung hăng đâm, va nhưng chúng ta đã không sử dụng phương pháp thô bạo mà họ đã thực hiện với chúng ta.


Họ đâm chìm tàu ngư dân của ta nhưng ta không đâm chìm tàu ngư dân của họ. Tôi nghĩ đó là sức mạnh, là nhân đạo của Việt Nam chứ không phải là chúng ta sợ.


Còn nếu khi Trung Quốc hay bất kỳ một nước nào khác đem chiến tranh đến với chúng ta thì buộc lòng chúng ta phải bảo vệ đất nước mình.


Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc không lựa chọn phương án này, và nếu như họ lựa chọn thì đó sẽ là sai lầm lớn nhất trong thế kỷ này, sai lầm mang tính chất chiến lược toàn cầu của họ.


Trung Quốc sẽ không bao giờ trở thành một cường quốc, một quốc gia đáng được tin cậy và tôn trọng nếu họ gây chiến với Việt Nam.


* Có người cho rằng một khi đã đem nhau ra tòa thì khác nào bát nước hắt đi, không nhìn mặt nhau nữa. Nhưng cũng có người nghĩ rằng đó là giải pháp văn minh trong một thế giới văn minh, ông nghĩ sao?


- Kiện đâu phải để là cắt hết, đâu phải là tôi kiện để ông đi tù. Kiện là việc lựa chọn tòa án quốc tế để họ phân xử ai đúng ai sai.


Phán quyết của tòa sẽ khiến thế giới hiểu minh bạch, rõ ràng và cũng sẽ giúp Việt Nam và Trung Quốc có cơ sở pháp lý vững chắc để đàm phán xử lý các vấn đề trên biển. Nếu Trung Quốc khăng khăng rằng họ đúng thì hãy cùng với Việt Nam ra tòa án quốc tế.


Nói rằng kiện sẽ mất hết quan hệ, tôi cho rằng nghĩ như vậy cũng không phải. Thực tế là trong năm nước thành viên cố định của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thì có bốn nước đã dính vào các vụ kiện quốc tế. Tất nhiên, kiện hay không là chuyện phải tính toán rất kỹ, trừ khi Trung Quốc buộc chúng ta phải kiện và điều này thời gian sẽ trả lời.


ĐÀ TRANG - LÊ KIÊN thực hiện



Bà Tưng khoe ảnh tắm sông quê lấp ló ngực đầy

Bà Tưng khoe ảnh tắm sông quê lấp ló ngực đầy

(Ngoisao.vn) - Hình ảnh Bà Tưng ngoan hiền, mộc mạc đang dần lấy lòng được công chúng.



Với sự thay đổi ngoạn mục từ một người liên tục xa đà khoe da thịt, bà Tưng đang xây dựng khá thành công hình ảnh một cô gái ngoan hiền, dịu dàng. Mới đây, trên trang cá nhân, bà Tưng khoe hình ảnh tắm mát ở sông quê rất nữ tính và mộc mạc như thôn nữ. Cô viết: "Ở quê riết rồi ko biết Thành Phố là gì... Nhìn da em ngăm đen chắc khoẻ rồi đấy".


Trong hình ảnh, bà Tưng mặc áo ba lỗ, gương mặt mộc tươi tắn và rạng rỡ khi đi tắm ở sông quê. Mặc dù ăn mặc giản dị nhưng bà Tưng vẫn tạo hấp dẫn với khuôn ngực đầy bên trong. Nhiều người hâm mộ bất ngờ trước sự thay đổi của bà Tưng và để lại lời nhắn: "Chị ơi! Chị dễ thương quá! Em thay đổi cách nghĩ về chị rồi. Em thích chị lắm: Lê Thị Huyền Anh";... thậm chí còn có người "choáng" vì trước đây, bà Tưng thường hay "thả rông" ngực thì nay đã chịu mặc áo lót.





Bà Tưng khoe ảnh tắm mát sông quê quyến rũ.






Thời gian gần đây, bà Tưng ăn mặc kín đáo, dịu dàng hơn trước.



Bạch tuộc khổng lồ gây ách tắc giao thông tại Anh

Bạch tuộc khổng lồ gây ách tắc giao thông tại Anh

Sáng 3/6 theo giờ địa phương, chiếc xe tải chở chú bạch tuộc đã gây náo động khu phố Oxford Circus. Thực chất chú bạch tuộc chỉ là sản phẩm bằng nguyên liệu nhựa polystyrene có màu nâu với những chiếc xúc tu lớn xòe rộng.


Bạch tuộc khổng lồ gây ách tắc giao thông tại Anh


Ông Miah, tác giả của tác phẩm này cho biết: “Chú bạch tuộc được làm theo nguyên mẫu của chú bạch tuộc Paul nổi tiếng tại Đức, có khả năng tiên tri tỉ số các trận đấu một cách chính xác vào World Cup 2010”.


Ông Miah cũng gửi lời xin lỗi đến tất cả những ai gặp rắc rối do sự ùn tắc giao thông mà chú bạch tuộc khổng lồ mang lại.


Bạch tuộc khổng lồ gây ách tắc giao thông tại Anh


Sự xuất hiện của chú bạch tuộc khổng lồ giữa đường phố London gây cho mọi người rất nhiều hứng thú. Nhiều người dùng Twitter ngay lập tức viết về sự kiện này trên trang cá nhân của họ, thậm chí còn hài hước nói rằng chú bạch tuộc Paul đã sống lại và đang xuất hiện tại Oxford Circus.



Nhận mặt tàu hộ vệ tên lửa TQ dọa tàu Việt Nam

Nhận mặt tàu hộ vệ tên lửa TQ dọa tàu Việt Nam




Theo thông tin từ lực lượng chấp pháp Việt Nam trưa 3/6, tàu Cảnh sát biển 2013 đã phát hiện tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 và máy bay cánh bằng cùng một máy bay quân sự lượn nhiều vòng quanh khu vực các tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam.


Theo thông tin từ lực lượng chấp pháp Việt Nam trưa 3/6, tàu Cảnh sát biển 2013 đã phát hiện tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 và máy bay cánh bằng cùng một máy bay quân sự lượn nhiều vòng quanh khu vực các tàu Cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam.






Theo số hiệu tàu được Cảnh sát biển Việt Nam công bố, đây chính là tàu hộ vệ tên lửa Type 053H1 (mã định danh NATO là Jiang hu-II, tức Giang Hồ II) là lớp tàu hộ vệ tên lửa đang phục vụ với số lượng lớn trong biên chế Hải quân Trung Quốc.


Theo số hiệu tàu được Cảnh sát biển Việt Nam công bố, đây chính là tàu hộ vệ tên lửa Type 053H1 (mã định danh NATO là Jiang hu-II, tức Giang Hồ II) là lớp tàu hộ vệ tên lửa đang phục vụ với số lượng lớn trong biên chế Hải quân Trung Quốc.






Các tàu Type 053H1 có chiều dài 103,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.425 tấn. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ tối đa 28 hải lí/h, khả năng hành trình lên đến 4.000 hải lí. Biên chế thủy thủ đoàn 200 người. Tàu có thể mang theo một trực thăng.


Các tàu Type 053H1 có chiều dài 103,2m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.425 tấn. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ tối đa 28 hải lí/h, khả năng hành trình lên đến 4.000 hải lí. Biên chế thủy thủ đoàn 200 người. Tàu có thể mang theo một trực thăng.






Tàu hộ vệ tên lửa Giang Hồ II được trang bị radar cảnh giới đường không hai tham số băng tần I loại Type 354 (mã định danh NATO Eye Shield), radar cảnh báo sớm hàng hải tầm xa băng tần G Type 517, radar điều khiển hỏa lực băng tần E/F loại Type 352 dùng cho tên lửa diệt hạm,


Tàu hộ vệ tên lửa Giang Hồ II được trang bị radar cảnh giới đường không hai tham số băng tần I loại Type 354 (mã định danh NATO Eye Shield), radar cảnh báo sớm hàng hải tầm xa băng tần G Type 517, radar điều khiển hỏa lực băng tần E/F loại Type 352 dùng cho tên lửa diệt hạm,






radar điều khiển hỏa lực băng tần I loại Type 341 dùng cho pháo 100mm, radar điều khiển hỏa lực băng tần I loại Type 343 dùng cho pháo phòng không 37mm, radar hàng hải Type 752 … Tàu cũng được trang bị sonar loại SJD-5, sonar trinh sát SJC-1B, sonar liên lạc SJX-4.


radar điều khiển hỏa lực băng tần I loại Type 341 dùng cho pháo 100mm, radar điều khiển hỏa lực băng tần I loại Type 343 dùng cho pháo phòng không 37mm, radar hàng hải Type 752 … Tàu cũng được trang bị sonar loại SJD-5, sonar trinh sát SJC-1B, sonar liên lạc SJX-4.






Về vũ khí trang bị, hỏa lực chính của tàu là 2 bệ phóng tên lửa diệt hạm C-201. Đây là loại tên lửa diệt hạm đã lạc hậu, dựa trên thiết kế tên lửa diệt hạm P-15 Termit của Liên Xô, tốc độ bay chỉ Mach 0,8, tầm bắn chỉ 85km. Bù lại. C-201 nặng 2.998kg và mang đầu nổ đến 513kg, có sức công phá cao, xác suất diệt mục tiêu với một đạn C-201 là 70%.


Về vũ khí trang bị, hỏa lực chính của tàu là 2 bệ phóng tên lửa diệt hạm C-201. Đây là loại tên lửa diệt hạm đã lạc hậu, dựa trên thiết kế tên lửa diệt hạm P-15 Termit của Liên Xô, tốc độ bay chỉ Mach 0,8, tầm bắn chỉ 85km. Bù lại. C-201 nặng 2.998kg và mang đầu nổ đến 513kg, có sức công phá cao, xác suất diệt mục tiêu với một đạn C-201 là 70%.






Bên cạnh tên lửa diệt hạm, tàu hộ vệ Giang Hồ II còn có 2 pháo Type 79 cỡ 100mm 2 nòng (tầm bắn 22,5km, tốc độ bắn 50 phát/phút) và 2 pháo phòng không 37mm 2 nòng. Đây vừa là hỏa lực phòng không, vừa là hỏa lực chống tàu và bắn phá bờ biển của tàu.


Bên cạnh tên lửa diệt hạm, tàu hộ vệ Giang Hồ II còn có 2 pháo Type 79 cỡ 100mm 2 nòng (tầm bắn 22,5km, tốc độ bắn 50 phát/phút) và 2 pháo phòng không 37mm 2 nòng. Đây vừa là hỏa lực phòng không, vừa là hỏa lực chống tàu và bắn phá bờ biển của tàu.






Vũ khí chống ngầm của tàu là hai giàn phóng rocket chống ngầm Type-81 (sao chép từ mẫu RBU-1200 của Liên Xô) và bom chìm chống ngầm.


Vũ khí chống ngầm của tàu là hai giàn phóng rocket chống ngầm Type-81 (sao chép từ mẫu RBU-1200 của Liên Xô) và bom chìm chống ngầm.






Tàu hộ vệ tên lửa Giang Hồ II số hiệu 534 được mang tên Jinhua, tức Kim Hoa, một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang. Tàu được đóng năm 1982, ban đầu trực thuộc Hạm đội Đông Hải, sau đó chuyển cho Hạm đội Nam Hải.


Tàu hộ vệ tên lửa Giang Hồ II số hiệu 534 được mang tên Jinhua, tức Kim Hoa, một thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang. Tàu được đóng năm 1982, ban đầu trực thuộc Hạm đội Đông Hải, sau đó chuyển cho Hạm đội Nam Hải.






Nhìn chung, đây là tàu chiến loại cũ, trang bị vũ khí đã lạc hậu, yếu cả về điện tử, diệt hạm lẫn phòng không, chưa đủ sức chiến đấu với các tàu chiến hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


Nhìn chung, đây là tàu chiến loại cũ, trang bị vũ khí đã lạc hậu, yếu cả về điện tử, diệt hạm lẫn phòng không, chưa đủ sức chiến đấu với các tàu chiến hiện đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam.




Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.