Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Vì sao Thủ tướng trả lời chất vấn chỉ trong vài chục phút?

Vì sao Thủ tướng trả lời chất vấn chỉ trong vài chục phút?

Cách thức lựa chọn Bộ trưởng đăng đàn, thời gian trả lời chất vấn của Thủ tướng nhận được sự quan tâm nhiều nhất của báo giới tại phiên họp báo bế mạc Quốc hội chiều 29/11.












Quốc hội tổ chức họp báo ngay sau khi kết thúc phiên họp vào chiều 29/11. (Ảnh Nguyễn Dũng)

Thời gian hạn hẹp


Trả lời câu hỏi của phóng viên trong việc lựa chọn các Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn, người phát ngôn, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc chọn Bộ trưởng trả lời được thực hiện đúng theo quy định.


Trước phiên chất vấn, VPQH đã phát phiếu xin ý kiến đại biểu về chất vấn. Việc lựa chọn Bộ trưởng sẽ dựa vào tỷ lệ câu hỏi nhận được từ các đại biểu, được ưu tiên thứ tự từ cao đến thấp. Ngoài ra việc lựa chọn còn dựa vào những vấn đề bức xúc trong xã hội đang được quan tâm và cũng ưu tiên Bộ trưởng chưa đăng đàn bao giờ.


Bên cạnh nhiều Bộ trưởng nhận được nhiều câu hỏi, cũng có “tư lệnh” không nhận được câu hỏi nào, đó là trường hợp của Bộ trưởng Giàng Seo Phử.


Trước thắc mắc tại sao không lựa chọn Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Phúc cho biết, Bộ trưởng Tiến chỉ nhận được 28 câu hỏi chất vấn từ đại biểu, trong khi các Bộ trưởng khác nhận được ít nhất 100 câu hỏi. Tuy nhiên, tại phiên chất vấn đoàn thư ký kỳ họp cũng sắp xếp, nếu có vấn đề liên quan đến Bộ trưởng Y tế thì sẽ mời trả lời thêm.


Tại buổi họp báo, phóng viên cũng thắc mắc vì sao thời gian trả lời chất vấn dành cho Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ kéo dài trong vài chục phút? Trong khi ở các nước, người ta có thể kéo dài thời gian tới cả buổi tối, tại sao chúng ta không làm vậy?


Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, ý tưởng kéo dài thời gian chất vấn và trả lời chất vấn như phóng viên đề cập là điều đáng phải suy nghĩ.


"Còn tại phiên chất vấn trong kỳ họp này, Thủ tướng là người thay mặt Chính phủ báo cáo với cử tri liên quan đến những hoạt động của Chính phủ, cũng để làm rõ hơn những vấn đề các Bộ trưởng trả lời chưa đầy đủ. Về thời gian thì Quốc hội đã ấn định rồi nên hết giờ thì phải nghỉ. Nhưng điều quan trọng là Thủ tướng Chính phủ đã hứa sẽ trả lời hết tất cả những câu hỏi của các ĐBQH nêu ra tại nghị trường", Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ..


Ông Uông Chu Lưu cũng nói thêm, sau khi sửa đổi thông qua Hiến pháp sẽ sửa luật Quốc hội và quy chế kỳ họp để thực hiện một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới.


Biểu quyết Hiến pháp: Không áp đặt


Một vấn đề thu hút sự chú ý của báo giời đặt ra tại phiên họp này là cách tính tỷ lệ ĐBQH thông qua các dự thảo, cũng như Hiến pháp. Giải đáp thắc mắc này, Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sĩ Dũng cho biết, cách tính tỷ lệ của ta được tính theo tổng số đại biểu. Trước đây chúng ta có 500 đại biểu, sau đó bỏ 2 trường hợp, và giờ còn tổng cộng 498 đại biểu.


Ở các nước có nhiều cách tính, có thể tính theo đại biểu có mặt, còn ở Quốc hội Việt Nam thì quy định chung số. Số biểu quyết tính trên tổng số 498 đại biểu. Cách tính tính tỷ lệ sẽ tùy theo từng nước quy định.


Liên quan đến Hiến pháp, Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, công việc chuẩn bị dự án này để trình Quốc hội thông qua là cả một quá trình chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chặt chẽ trong 3 năm qua. Quốc hội đã cho ý kiến về Hiến pháp tại 3 kỳ họp Quốc hội, cùng hàng chục phiên họp tại UBTVQH, rồi tổ chức nhiều hội nghị đại biểu chuyên trách. Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng dành 3 ngày để đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, sau đó được tập hợp làm báo cáo giải trình tiếp thu, và được trình bày trong buổi sáng 28/11.


Về kết quả biểu quyết có 488/498 đại biểu tham gia trực tiếp, trong đó có 486 đại biểu biểu quyết tán thành, 2 vị không biểu quyết. Về hai trường hợp này, ông Lưu nói, đây là quyền của đại biểu, Ủy ban soạn thảo, UBTVQH không áp đặt điều gì cả.


Tuy nhiên điểm đáng chú ý hơn, theo ông Lưu khi thông qua Nghị quyết về Hiến pháp ngay sau đó thì lại có 100% số đại biểu tán thành. “Khi biểu quyết thông qua, họ không thể hiện rõ quan điểm. Nhưng khi thông qua rồi họ lại tán thành tất cả, đó là điểm đáng chú ý” – ông Lưu nhấn mạnh.


Liên quan đến Luật đất đai sửa đổi được thông qua tại kỳ họp này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho biết, dự án này cũng được chuẩn bị với một thời gian dài, và có liên quan chặt chẽ đến Hiến pháp. Trong 3 năm qua, ban soạn thảo đã luôn bám rất sát với dự thảo Hiến pháp.


Riêng lĩnh vực thu hồi đất, ông Quang khẳng định sau khi Luật đất đai sửa đổi thông qua, việc này sẽ được thực hiện rất chặt chẽ, khắc phục được nhiều vấn đề còn tồn tại trong thời gian qua.


Mỗi ngày họp mất 1 tỷ đồng: chưa có cơ sở


Tại buổi họp báo, phóng viên nêu lại ý kiến của ĐBQH phản ánh tình trạng thời gian họp kéo dài, gây lãng phí, mỗi ngày họp Quốc hội mất chi phí khoảng 1 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, chương trình kỳ họp được gửi xuống cho các đoàn đại biểu tham gia ý kiến. Rồi phiên họp trù bị đã xin ý kiến một lần nữa mới biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.


Lý do kỳ họp này dài hơn các kỳ trước vì có liên quan đến vấn đề nhân sự của Quốc hội, Chính phủ và phải làm đúng quy trình, đúng pháp luật, không thể làm dồn, làm tắt.


Đối với thông tin họp Quốc hội mỗi ngày tốn 1 tỷ đồng, theo ông Phúc là chưa có cơ sở. Ông nói thêm, Hội trường họp của Bộ Quốc phòng cho mượn, không mất kinh phí, mà chỉ mất tiền ăn, tiền ở khách sạn cho các đại biểu. Còn chi phí cho các phiên họp trước đó thì vẫn chưa có con số cụ thể.



Vụ nữ điều dưỡng bị đồng nghiệp đâm: Cả bệnh viện bị sốc

Vụ nữ điều dưỡng bị đồng nghiệp đâm: Cả bệnh viện bị sốc

Vụ nữ điều dưỡng bị đồng nghiệp đâm: Cả bệnh viện bị sốc


Tổ Chống nhiễm khuẩn - nơi chị Sáu và Phương làm việc cùng nhau.


Dù sự việc nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Sáu bị đồng nghiệp Nam Phương đâm gây thương tích, phải nhập Bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu đã diễn ra hơn 2 ngày, nhưng khi PV tiếp xúc với các nhân viên bệnh viện thì họ nói rằng vẫn chưa hết bàng hoàng và sốc với hành vi của cô nhân viên mới.


"Nếu Phương kìm chế được hành vi thì hay biết mấy"

“Bệnh viện chúng tôi chưa bao giờ xảy ra sự việc nào nghiêm trọng như thế này nên khi biết tin, ai cũng thấy buồn và sốc vì hành động của Phương” - đó là chia sẻ của một nhân viên trong Bệnh viện Điều dưỡng-Phục hồi chức năng-Điều trị bệnh nghề nghiệp khi tiếp xúc với PV vào chiều 29.11.


Cũng tương đồng với suy nghĩ của nhân viên này, bà Huỳnh Thị Quế Hương - Phó giám đốc về nhân sự - cũng thổ lộ: “Trước đây, bệnh viện là nơi chuyên dành để điều dưỡng, nghỉ ngơi cho các cán bộ cao cấp. Lúc đó, khi các bệnh nhân có việc gì không hài lòng thì gặp trực tiếp giám đốc để phản ánh nên anh em trong bênh viện cư xử với bệnh nhân với nhau rất hòa nhã.


Nay bệnh viện được mở rộng chức năng, trở thành một nơi điều trị nhiều ngành mới nên cũng có nhiều bệnh nhân tìm đến, nhưng không vì thế mà trở nên lộn xộn. Việc Phương gây ra làm nhân viên bệnh viện rất buồn và cảm thấy sốc vì hành vi của cô nhân viên mới này”.


Các nhân viên tại tổ mà Phương được điều động về làm đa phần là người lớn tuổi, chỉ có Phương là trẻ nhất, chị Sáu là người trẻ thứ hai. Khi Phương được điều động về, tổ trưởng ban đầu phân công cho về thu nhận dụng cụ ở khu A với một điều dưỡng hướng dẫn, sau đó chuyển về khu B với 1 người hướng dẫn khác và chị Sáu là người thứ ba hướng dẫn Phương hòa nhập vào quá trình làm việc của cơ quan.


Do chị Sáu là đại diện công đoàn của tổ nên thường xuyên có những điều chỉnh, nhắc nhở để Phương mau chóng hoàn thiện công việc của mình trong thời gian chị nhận làm người hướng dẫn cho Phương. Theo các nhân viên của tổ này thì có lẽ trong quá trình tiếp xúc, giữa chị Sáu và Phương đã phát sinh mâu thuẫn nhưng ngấm ngầm, không bộc lộ ra trước tập thể.


Tâm sự với PV, một điều dưỡng viên lớn tuổi của Tổ chống nhiễm khuẩn tâm sự rằng, quả thật trong công việc nhiều lúc cũng có to tiếng với nhau. Tuy nhiên, việc điều dưỡng viên Phương dùng dao đâm đồng nghiệp đến mức thập tử nhất sinh thì quả thật là không thể chấp nhận được.


“Bản thân tôi rất buồn và thất vọng về hành vi của Phương. Nhiều lúc thấy Phương còn trẻ, hay rời chỗ làm trong thời gian 5-10 phút mà không báo cáo nên chúng tôi cũng có nhắc nhở. Mỗi lần như vậy Phương lại khóc rồi lại vẫn tiếp tục công việc một cách bình thường. Quả tình, chúng tôi thương Phương nên mới hay nhắc nhở vì quy trình làm việc ở đây tuy đơn giản nhưng hay có nhiều việc lắt nhắt, khó nhớ. Phương còn trẻ nên chưa thể chu toàn như các điều dưỡng lâu năm khác được” - điều dưỡng viên này bộc bạch.


“Chúng tôi làm ở đây đã mấy chục năm mà có bao giờ có chuyện đồng nghiệp đâm nhau tại bệnh viện này đâu. Ước gì lúc đó, Phương kìm chế được hành vi thì chắc không có chuyện đáng tiếc này xảy ra” - điều dưỡng viên này nói thêm.


Thấy máu phun ra, chúng tôi mới biết là Phương dùng dao đâm


Dẫn PV đến căn phòng nơi xảy ra sự việc, một điều dưỡng viên lớn tuổi - sau khi thuật lại đầu đuôi sự việc - đã thốt lên rằng: “Chúng tôi không ngờ Phương lại ra tay như vậy”.


Trưa ngày 27.11, khoảng tầm hơn 12h30 thì Phương có đi vào phòng làm việc mang số 202 để ngồi nghỉ. Do đây là phòng làm việc chung, lại có phòng vệ sinh chung cho cả tổ nên chị Sáu đi vào. Sau khi đi vệ sinh ra, chị Sáu có đóng cửa lại hơi mạnh tay nên Phương phản ứng.


Khi chị Sáu vừa bước ra ngoài thì Phương lấy tay bấm khóa núm cầm tay lại với ý định không cho ai vào nữa. Thấy vậy, chị Sáu mới nói Phương mở cửa ra nhưng Phương không mở. Thấy cửa phòng làm việc chung bị khóa, chị Sáu lại liên tục nói Phương mở rồi đập cửa nhiều lần để thúc giục, nhưng cánh của vẫn im ỉm.


Nghe tiếng của chị Sáu, một đồng nghiệp đang ngồi trong căn phòng cách đó khoảng 10 mét chạy đến. Thấy chị này đến, chị Sáu nhờ người này dùng chìa khóa để mở cánh cửa phòng 202. Sau khi chị này mở cửa ra thì chị Sáu nói với Phương là “em làm gì kỳ vậy? Đây là phòng làm việc chung, sao em lại đóng cửa?”. Đáp lại, Phương nói nếu chị Sáu mà nói nữa là sẽ đánh chị Sáu nên chị này bỏ đi ra chỗ khác rồi dùng điện thoại báo cáo sự việc lên tổ trưởng.


Khi chị Sáu bước đi chừng chục mét thì Phương bất ngờ đi theo rồi dùng con dao gọt trái cây dài khoảng 15cm đâm nhiều nhát lên vai chị Sáu. Cứ tưởng là mình bị đánh do vẫn chưa cảm nhận được vết thương và máu chảy nên chị Sáu bỏ chạy. Phương tiếp tục đuổi theo rồi đâm thêm mấy nhát nữa vào người chị Sáu. Lúc này, người đồng nghiệp đến mở cửa lúc nãy thấy sau lưng chị Sáu có máu chảy nên đuổi theo để ôm giằng Phương lại.


Nghe tiếng kêu cứu của chị Sáu, hai đồng nghiệp khác ở các phòng bên cạnh liền chạy ra để can thiệp. Đến lúc này thì Phương cũng đã bị khống chế, tách ra khỏi chị Sáu. Thấy chị Sáu bị ra máu nhiều nên các nhân viên bệnh viện liền đưa chị vào một phòng gần đó rồi băng bó vết thương, cầm máu rồi cùng tổ bảo vệ bệnh viện cho xe chở chị Sáu lên Bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu.



Những phụ nữ siêu giàu bí ẩn của 'đế chế' Vingroup

Những phụ nữ siêu giàu bí ẩn của 'đế chế' Vingroup

Là cựu sinh viên học tại Nga, một trong những cổ đông sáng lập tập đoàn Technocom, bà Phạm Thu Hương đồng thời cũng là vợ của tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng. Bà hiện nắm giữ hơn 49 triệu cổ phiếu VIC, với giá trị thị trường gần 3.400 tỷ đồng và chưa một lần thoái vốn khỏi công ty.


Giống như chồng mình, bà Phạm Thu Hương là người phụ nữ rất kín tiếng trong cuộc sống riêng, cũng như chưa từng để lộ hình ảnh với công chúng. Bà Hương sinh năm 1969 tại Hà Nội, có bằng Luật tại Ukraina, là cổ đông của Technocom từ năm 1994, trước khi chuyển sang giữ chức vụ tại Vincom. Hiện bà giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, luôn nằm trong top đầu những nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.











Dù cái tên Vingroup rất nổi tiếng và những tỷ phú của tập đoàn cũng quen tên với giới doanh nghiệp, nhưng giống như ông chủ của VIC, họ đều rất bí ẩn khi ít công khai hình ảnh với công chúng.

Là em vợ của ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thúy Hằng cũng có thời gian nắm quyền tại Technocom và hiện là Phó chủ tịch Vingroup. Khi tập đoàn bất động sản này trở thành một đế chế ở Việt Nam, bà Hằng cũng trở thành nữ doanh nhân giàu có nổi tiếng với gần 33 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 2.200 tỷ đồng.


Bà Hằng sinh năm 1974, là doanh nhân trẻ nhất lọt top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán. Cùng với chồng, anh rể và hai chị gái, gia đình bà Hằng là gia đình giàu nhất sàn chứng khoán năm 2012, và chắc chắn vẫn giữ được ngôi vương đến cuối năm nay.


Theo thông tin tại bản cáo bạch của VIC mới đây, bà Phan Thu Hương trở thành một trong những nữ triệu phú USD mới trên thị trường chứng khoán khi sở hữu hơn 11,6 triệu cổ phiếu của Vingroup. Số cổ phiếu của bà Hương tương đương với gần 800 tỷ đồng, đưa bà vào top 20 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.


Bà Phan Thu Hương là một trong những nhân sự chủ chốt lâu năm tại công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam, nơi bà đang nắm giữ ghế Tổng giám đốc. Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam hiện là cổ đông tổ chức lớn nhất của tập đoàn Vingroup, là cổ đông sáng lập của VIC và giữ trên 13,3% vốn của tập đoàn này.


Ngoài ra, bà Phạm Thị Tuyết Mai, vợ của ông Phạm Văn Khương - phó tổng giám đốc VIC - cũng là triệu phú USD khi sở hữu gần 1, 8 triệu cổ phần của VIC, tương đương 122 tỷ đồng. Giống như các nữ tỷ phú khác của tập đoàn, thông tin về bà Mai rất ít ỏi, thậm chí không có bất cứ hình ảnh nào với công chúng.



Anh cảnh sát cơ động gợi ý: “Sao? Giờ muốn lập biên bản hay đóng phạt tại chỗ?”. Người thanh niên tỏ ra không hiểu, CSCĐ liền bảo đưa 200.000 đồng rồi sẽ cho đi. Khi người thanh niên nói không mang đủ tiền, anh CSCĐ phán: “Thôi, đưa đây một trăm!”.


"S-500 chính là câu trả lời dành cho dự án phòng thủ tên lửa của Mỹ", Phó tư lệnh Phòng không Nga Kirill Makarov tuyên bố.


Công Vinh về nước sau thời gian thi đấu ở Nhật Bản, Real và Barca có thành tích trái ngược tại Champions League là những chủ đề nóng tuần này...


Vụ nữ điều dưỡng bị đồng nghiệp đâm: Cả bệnh viện sốc

Vụ nữ điều dưỡng bị đồng nghiệp đâm: Cả bệnh viện sốc

Vụ nữ điều dưỡng bị đồng nghiệp đâm: Cả bệnh viện sốc


Tổ Chống nhiễm khuẩn - nơi chị Sáu và Phương làm việc cùng nhau.


Dù sự việc nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Sáu bị đồng nghiệp Nam Phương đâm gây thương tích phải nhập viện Chợ Rẫy để cấp cứu đã diễn ra hơn 2 ngày nhưng khi PV tiếp xúc với các nhân viên bệnh viện thì họ nói rằng vẫn chưa hết bàng hoàng và sốc với hành vi của cô nhân viên mới.


"Nếu Phương kìm chế được hành vi thì hay biết mấy"

“Bệnh viện chúng tôi chưa bao giờ xảy ra sự việc nào nghiêm trọng như thế này nên khi biết tin, ai cũng thấy buồn và sốc vì hành động của Phương” - đó là chia sẻ của một nhân viên trong Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp khi tiếp xúc với PV vào chiều 29.11.


Cũng tương đồng với suy nghĩ của nhân viên này, bà Huỳnh Thị Quế Hương - Phó giám đốc về nhân sự cũng thổ lộ: “Trước đây, bệnh viện là nơi chuyên dành để điều dưỡng, nghỉ ngơi cho các cán bộ cao cấp. Lúc đó, khi các bệnh nhân có việc gì không hài lòng thì gặp trực tiếp giám đốc để phản ánh nên anh em trong bênh viện cư xử với bệnh nhân với nhau rất hòa nhã.


Nay bệnh viện được mở rộng chức năng, trở thành một nơi điều trị nhiều ngành mới nên cũng có nhiều bệnh nhân tìm đến nhưng không vì thế mà trở nên lộn xộn. Việc Phương gây ra làm nhân viên bệnh viện rất buồn và cảm thấy sốc cho hành vi của cô nhân viên mới”.


Các nhân viên tại tổ mà Phương được điều động về làm đa phần là người lớn tuổi, chỉ có Phương là trẻ nhất, chị Sáu là người trẻ thứ hai. Khi Phương được điều động về, tổ trưởng ban đầu phân công cho về thu nhận dụng cụ ở khu A với một điều dưỡng hướng dẫn, sau đó chuyển về khu B với 1 người hướng dẫn khác và chị Sáu là người thứ ba hướng dẫn Phương hòa nhập vào quá trình làm việc của cơ quan.


Do chị Sáu là đại diện Công đoàn của tổ nên thường xuyên có những điều chỉnh, nhắc nhở để Phương mau chóng hoàn thiện công việc của mình trong thời gian chị nhận làm người hướng dẫn cho Phương. Theo các nhân viên của tổ này thì có lẽ trong quá trình tiếp xúc, giữa chị Sáu và Phương đã phát sinh mâu thuẫn nhưng ngấm ngầm, không bộc lộ ra trước tập thể.


Tâm sự với PV, một điều dưỡng lớn tuổi của Tổ Chống nhiễm khuẩn tâm sự rằng quả thật trong công việc nhiều lúc cũng có to tiếng với nhau. Tuy nhiên, việc điều dưỡng Phương dùng dao đâm đồng nghiệp đến mức thập tử nhất sinh thì quả thật là không thể chấp nhận được.


“Bản thân tôi rất buồn và thất vọng về hành vi của Phương. Nhiều lúc thấy Phương còn trẻ, hay rời chỗ làm trong thời gian 5, 10 phút mà không báo cáo nên chúng tôi cũng có nhắc nhở. Mỗi lần như vậy Phương lại khóc rồi lại vẫn tiếp tục công việc một cách bình thường. Quả tình, chúng tôi thương Phương nên mới hay nhắc nhở vì quy trình làm việc ở đây tuy đơn giản nhưng hay có nhiều việc lắt nhắt, khó nhớ. Phương còn trẻ nên chưa thể chu toàn như các điều dưỡng lâu năm khác được” - điều dưỡng này bộc bạch.


“Chúng tôi làm ở đây đã mấy chục năm mà có bao giờ có chuyện đồng nghiệp đâm nhau tại bệnh viện này đâu. Ước gì lúc đó, Phương kìm chế được hành vi thì chắc không có chuyện đáng tiếc này xảy ra” - điều dưỡng này nói thêm.


Thấy máu phun ra chúng tôi mới biết là Phương dùng dao đâm


Dẫn PV đến căn phòng nơi xảy ra sự việc, một điều dưỡng lớn tuổi sau khi thuật lại đầu đuôi sự việc đã thốt lên rằng: “Chúng tôi không ngờ Phương lại ra tay như vậy”.


Trưa ngày 27.11, khoảng tầm hơn 12h30 thì Phương có đi vào phòng làm việc mang số 202 để ngồi nghỉ. Do đây là phòng làm việc chung, lại có phòng vệ sinh chung cho cả tổ nên chị Sáu đi vào. Sau khi đi vệ sinh ra, chị Sáu có đóng cửa lại hơi mạnh tay nên Phương phản ứng.


Khi chị Sáu vừa bước ra ngoài thì Phương lấy tay bấm khóa núm cầm tay lại với ý định không cho ai vào nữa. Thấy vậy, chị Sáu mới nói Phương mở cửa ra nhưng Phương không mở. Thấy cửa phòng làm việc chung bị khóa, chị Sáu lại liên tục nói Phương mở rồi đập cửa nhiều lần để thúc giục nhưng cánh của vẫn im ỉm.


Nghe tiếng của chị Sáu, một đồng nghiệp đang ngồi trong căn phòng cách đó khoảng 10 mét chạy đến. Thấy chị này đến, chị Sáu nhờ người này dùng chìa khóa để mở cánh cửa phòng 202. Sau khi chị này mở cửa ra thì chị Sáu nói với Phương là “em làm gì kỳ vậy? Đây là phòng làm việc chung, sao em lại đóng cửa?”. Đáp lại, Phương nói nếu chị Sáu mà nói nữa là sẽ đánh chị Sáu nên chị này bỏ đi ra chỗ khác rồi dùng điện thoại báo cáo sự việc lên tổ trưởng.


Khi chị Sáu bước đi chừng chục mét thì Phương bất ngờ đi theo rồi dùng con dao gọt trái cây khoảng 15 cm đâm nhiều nhát lên vai chị Sáu. Cứ tưởng là mình bị đánh do vẫn chưa cảm nhận được vết thương và máu chảy nên chị Sáu bỏ chạy. Phương tiếp tục đuổi theo rồi đâm thêm mấy nhát nữa vào người chị Sáu. Lúc này, người đồng nghiệp đến mở cửa lúc nãy thấy sau lưng chị Sáu có máu chảy nên đuổi theo để ôm giằng Phương lại.


Nghe tiếng kêu cứu của chị Sáu, hai đồng nghiệp khác ở các phòng bên cạnh liền chạy ra để can thiệp. Đến lúc này thì Phương cũng đã bị khống chế, tách ra khỏi chị Sáu. Thấy chị Sáu bị ra máu nhiều nên các nhân viên bệnh viện liền đưa chị vào một phòng gần đó rồi băng bó vết thương, cầm máu rồi cùng tổ bảo vệ bệnh viện cho xe chở chị Sáu lên bệnh viện Chợ Rẫy để cấp cứu.



Bài 1: Ai cho phép Đại Nam biến khu công nghiệp thành đất ở?

Bài 1: Ai cho phép Đại Nam biến khu công nghiệp thành đất ở?

Đến nay, dư luận lùm xùm trên báo chí xung quanh chuyện ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch (KDL) Đại Nam tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh.

Để độc giả tường tận hơn về vụ tố cáo này, Motthegioi.vn cung cấp thêm nhiều tình tiết hấp dẫn cốt lõi của vụ tố cáo này.



Theo hồ sơ vụ việc, mấu chốt vủa vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung lên Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ một quyết định có dấu hiệu trái luật của UBND tỉnh vào năm 2008.


Từ một công văn bất thường của tỉnh


Ông Huỳnh Uy Dũng (còn được biết dưới cái tên Dũng “lò vôi”) là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam. Sau khi trở thành chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3, Công ty Đại Nam đã lần lượt được tỉnh giao đất để đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.


Theo quyết định thành lập và phê duyệt khu công nghiệp Sóng Thần 3 (rộng 533 hecta) do UBND tỉnh ban hành năm 2006, một phần đất trong khu công nghiệp (hơn 71 hecta) là đất hành chính – dịch vụ, kho bãi và khu ở. Trong đó, hơn 61/71 hecta này là khu ở. Thời hạn hoạt động của dự án bằng thời hạn giao đất: 50 năm.


Gần hai năm sau, vào ngày 7.7.2008, bất ngờ một phó chủ tịch UBND tỉnh ban hành một quyết định cho phép Công ty Đại Nam thay đổi thời hạn sử dụng phần đất khu ở thành “đất ở”, thời hạn giao đất là lâu dài.



Quyết định của tỉnh đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 - thành “đất ở”.


Khác với các quy định về thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp (thường khoảng 50 năm), quyết định này đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp - thành “đất ở”. Nhà quản lý buộc nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất ở (cao gần gấp đôi so với đất giao làm khu công nghiệp) và đã chỉnh lý sổ đỏ cho Công ty Đại Nam.

Chính từ quyết định này đã gây nên mọi rắc rối, tranh cãi giữa Công ty Đại Nam và UBND tỉnh Bình Dương: góp vốn hay phân lô bán nền, duyệt hay không duyệt quy hoạch chi tiết 1/500…


Cho chuyển mục đích sử dụng sai, "trói" quy hoạch chi tiết


Với góc độ là nhà đầu tư, sau khi đã làm đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, được giao (có sổ đỏ đất ở) và xây dựng xong hạ tầng, chủ đầu tư có đủ quyền theo quy định của Luật Đất đai: chuyển nhượng, góp vốn, cho thuê…


Việc Công ty Đại Nam phân ra hơn 2.600 lô đất (khoảng 32 hecta) và chuyển nhượng cho nhân viên của mình trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 bằng hình thức “góp vốn” tổng cộng hơn 400 tỉ đồng, sau khi xây dựng xong hạ tầng, chẳng có gì là sai luật.


Một bước nữa để biến những lô đất thành nhà cửa, công trình, Công ty Đại Nam phải lập (và thực tế công ty này đã làm) và được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.


Theo quy định pháp luật về xây dựng, trước khi muốn xây dựng công trình trên khu hành chính - dịch vụ, kho bãi và khu ở, Công ty Đại Nam phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 và được UBND tỉnh phê duyệt.


Tuy nhiên, khi Công ty Đại Nam được thay đổi mục đích sử dụng khu đất này (từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở) vào năm 2008, UBND tỉnh không thể duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho Công ty Đại Nam. Bởi lẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2008 đã trái với quyết định thành lập và phê duyệt dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 mà tỉnh đã ký trước đó.


Nói cách khác, tỉnh Bình Dương không thể phê duyệt quy hoạch khi đất bị sử dụng sai mục đích từ đất công nghiệp sang đất ở.


(Còn tiếp)


Thường Tín


(Nguồn ảnh: Báo Bình Dương)

Bước tiếp theo Trung Quốc sẽ làm gì?

Bước tiếp theo Trung Quốc sẽ làm gì?


(Petrotimes) - Trong mấy ngày qua, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc liên tục thách thức Trung Quốc khi cho máy bay xâm nhập vùng phòng không mới mà Bắc Kinh vừa đề ra trên biển Hoa Đông. Sự phản ứng yếu ớt của chính quyền Bắc Kinh gây ra nhiều lời chế giễu. Liệu Trung Quốc có để bị “mất mặt” trong vụ này?



>> Nhật, Hàn bất chấp quy định của Trung Quốc về không phận mới


>> Trung Quốc bất lực trước đòn thách thức của Mỹ


>> Sai lầm chiến lược của Trung Quốc


>> Máy bay ném bom B-52 của Mỹ vào “không phận” của Trung Quốc



Tiêm kích J-10 của Trung Quốc cất cánh từ căn cứ không quân ở ngoại ô Thiên Tân trong nhiệm vụ tuần tiễu vùng phòng không mới ngày 28/11


Trung Quốc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) kéo theo những phản ứng có thể dự đoán từ phía Mỹ. Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 đã thực hiện chuyến bay biểu dương lực lượng qua khu vực này. Tokyo và Seoul cũng cho biết họ thực hiện các chuyến bay quân sự trong khu vực mà không thông báo cho phía Trung Quốc.


Phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh đối với phía Mỹ chỉ giới hạn trong tuyên bố rằng hệ thống phòng không của Trung Quốc đã theo dõi chuyến bay của Mỹ và nếu cần thiết, có thể thực hiện những động thái đảm bảo kiểm soát không phận. Sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo rằng hôm 28/11 đã phái mấy chiếc Su-30 và J-11 bay tuần tra khu vực.


Sự phản ứng yếu ớt của Bắc Kinh đã khiến chính cư dân mạng ở Trung Quốc lên tiếng chế giễu. Trên tài khoản Vi Bác (Sina Weibo) của mình, một người đã không ngần ngại đả kích thái độ thụ động của quân đội Trung Quốc, ngồi yên nhìn B-52 Mỹ bay qua khu vực mà Bắc Kinh đòi phải xin phép trước, và sau đó lại biện bạch là đã giám sát kỹ hành động của đối phương: “Cứ tựa như là một người nào đó tát bạn rồi sau đó bạn nói: ‘Tôi biết là anh tát tôi, tôi đã nhìn thấy tất cả mọi điều’”.


Một cư dân mạng khác đã khoét sâu vào khía cạnh thông báo về vụ B-52 thâm nhập vùng phòng không lại được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra sau khi Lầu Năm Góc ra thông báo: “Giá mà Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu đi một vòng trong không phận Mỹ, có lẽ thông tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ nhanh hơn”.


Cũng trong chiều hướng mỉa mai, một người dùng mạng internet ở Trung Quốc khẳng định: “Chắc hẳn là vùng nhận dạng phòng không do các đạo diễn phim chiến tranh Trung Quốc điều hành”. Nhận định này gợi đến các bộ phim mà Trung Quốc thực hiện về đề tài chiến tranh Trung-Nhật, trong đó “binh lính Trung Quốc chiến đấu chống lại máy bay Nhật Bản với súng và lựu đạn”.


Nhưng câu hỏi chính đặt ra hiện nay là: Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào với các hành vi vi phạm khu vực tiếp theo mà chắc chắn sẽ xảy ra?


Theo chuyên gia Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, rõ ràng, nếu Trung Quốc chỉ giới hạn bằng các thông cáo chính trị và cảnh báo, thì chứng tỏ là họ không có khả năng củng cố các tuyên bố về lãnh thổ. Như vậy, toàn bộ việc thành lập vùng nhận dạng phòng không sẽ là một đòn đánh mạnh vào uy tín của Trung Quốc, và không chỉ lợi ích chính sách đối ngoại của đất nước, mà uy tín của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong con mắt người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


Ai cũng thấy rằng cuộc đối đầu vũ trang với Nhật Bản chắc chắn sẽ dẫn đến đối đầu quân sự với Mỹ và hoàn toàn không phù hợp lợi ích của Trung Quốc. Lực lượng vũ trang Nhật Bản chỉ nhỏ thôi, nhưng về mặt thiết bị kỹ thuật và đào tạo nhân lực thì không ai sánh kịp. Ở biển Hoa Đông, phía Nhật Bản có lợi thế thực sự. Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn để thể hiện ưu thể quân sự nhằm xác nhận chủ quyền lãnh thổ. Hậu quả của một chiến dịch quân sự tham vọng lớn hơn sẽ không thể lường trước.


Có nhiều khả năng trong tình hình tiếp theo ở khu vực tranh chấp là Trung Quốc sẽ cho máy bay chiến đấu của mình cất cánh nhằm đánh chặn và áp giải máy bay quân sự nước ngoài bay qua vùng nhận dạng phòng không. Vũ khí sẽ không được áp dụng, nhưng có khả năng máy bay Trung Quốc sẽ thể hiện những thao tác nguy hiểm. Sớm hay muộn, những cuộc thao diễn như vậy có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn. Hiển nhiên, với bầu không khí căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật và Trung-Mỹ hiện nay, mỗi cuộc xung đột, đặc biệt là nếu kèm theo nạn nhân, chắc chắn sẽ gây ra khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng. Có lẽ, người ta cho rằng chính phủ Nhật Bản sớm hay muộn cảm sẽ thấy mệt mỏi trước sự căng thẳng liên tục và cuối cùng chấp nhận nhượng bộ trong tranh chấp lãnh thổ biển đảo, để cho Trung Quốc để thực hiện các bước giảm thiểu căng thẳng. Hành động của Trung Quốc chống lại Nhật Bản về toàn thể được dựa trên sự yếu kém của Chính phủ Nhật Bản và chính sách thay đổi thường xuyên khi các vị lãnh đạo thay thế nhau.


Theo chuyên gia Nga, hiện tại chúng ta chỉ có thể suy đoán về khả năng Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào xung quanh "cuộc chiến cân não" mới. Theo nhận xét của Vasily Kashin thì rõ ràng là Trung Quốc sẽ không mạo hiểm đưa ra dự án lập khu vực xác định phòng không, nếu họ không có kế hoạch chiến thắng trong cuộc chiến cân não này.


H.Phan (tổng hợp)



Không quân Trung Quốc báo động

Không quân Trung Quốc báo động

Tân Hoa xã (Trung Quốc) ngày 29-11 đưa tin người phát ngôn không quân Trung Quốc thông báo hôm 28-11, các máy bay chiến đấu và một máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc đã tiến hành tuần tra trong vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông.


Người phát ngôn cho rằng đây là một trong những biện pháp phòng vệ phù hợp với quy định quốc tế chung. Người phát ngôn cho biết không quân Trung Quốc đang trong tình trạng báo động và sẽ tiến hành các biện pháp để quản lý các đe dọa đường không.


Động thái đưa máy bay tuần tra trong vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc được tiến hành sau khi Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đưa máy bay quân sự bay vào khu vực này mà không báo kế hoạch bay cho phía Trung Quốc. Cùng ngày 29-11, Thời Báo Hoàn Cầu tiếp tục giọng điệu hiếu chiến trong bài bình luận kêu gọi chính phủ phản ứng không do dự với các vi phạm của Nhật đối với vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc. Báo cho rằng Nhật phải là mục tiêu chính trong vùng này và hô hào nếu Nhật đưa máy bay bay trong vùng này, Trung Quốc có quyền đưa máy bay nghênh chiến.


Tại Nhật, Chánh Văn phòng nội các Yoshihide Suga tuyên bố không biết máy bay Trung Quốc có bay trong vùng nhận dạng phòng không hay không nhưng Nhật luôn duy trì tình trạng cảnh giác. Báo Yomiuri Shimbun (Nhật) đưa tin Mỹ và Nhật dự tính sẽ củng cố hợp tác quân sự trong khu vực để bảo đảm các máy bay trinh sát E-2C của Nhật thường xuyên có mặt tại Okinawa và máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ phải hoạt động thường xuyên ở Nhật. Tại Hàn Quốc, hãng tin Yonhap cho biết các bộ có liên quan đã nhất trí có ba hoặc bốn phương án mở rộng vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc. Động thái này được tiến hành sau khi Trung Quốc tuyên bố không điều chỉnh vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc có chồng lấn trên đảo chìm Ieodo của Hàn Quốc.


Ngày 29-11, Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc. Cao ủy đối ngoại EU Catherine Ashton tuyên bố EU lo ngại việc thành lập vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc góp phần nung nóng căng thẳng khu vực.


Theo Reuters, các chuyên gia nhận định Trung Quốc đang vấp phải khó khăn về kỹ thuật khi thiết lập vùng nhận dạng phòng không rộng lớn. Trung Quốc chưa có bộ máy giám sát đủ sức kiểm soát khu vực này. Các nhà phân tích ở Tokyo nhận định Trung Quốc không vội vã tổ chức đương đầu mà đang tìm cách từng bước thể hiện sự hiện diện quân sự trong vùng nhận dạng phòng không vừa đơn phương thiết lập và hằng ngày quấy rối các nước lân cận như đã từng làm trong vấn đề tranh chấp trên biển.


HOÀNG DUY



Vụ Cát Tường: Công an phối hợp VOV mổ camera đường phố

Vụ Cát Tường: Công an phối hợp VOV mổ camera đường phố

(Tin tức pháp luật) – Liên quan đến vụ bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang thi thể nữ khách hàng, sông Hồng đang vào mùa cạn, mực nước xuống thấp, nhiều đoạn sông trơ đáy. Người nhà nạn nhân tiếp tục hi vọng về khả năng tìm thấy thi thể. Trong khi đó, VOV Giao thông đã phối hợp cung cấp băng ghi hình cho cơ quan điều tra.


Không có việc dừng tìm kiếm để lo 49 ngày


Tính đến 29/11 đã 41 ngày kể từ khi nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bị bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường của thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xuống sông Hồng (ngày 19/10). Gia đình cũng như cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều phương án, cách thức tìm kiếm nhưng thi thể nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.


Song song với việc kết hợp nhiều biện pháp tìm kiếm, gia đình đã tiến hành chuẩn bị cho lễ truy điệu và lễ 49 ngày cho nạn nhân. Tuy nhiên, hiện tại công việc vẫn còn rất ngổn ngang và không biết bắt đầu từ đâu.


Người nhà của nạn nhân cho biết, nếu tổ chức 49 ngày thì trước đó cũng phải làm một lễ phát tang. Gia đình vẫn chưa biết phải tổ chức thế nào cho phù hợp vì trước đây cũng chưa từng có tiền lệ hay quy chuẩn nào cho một đám tang trong trường hợp éo le, bất hạnh như của gia đình.


Việc có xây mộ cho nạn nhân hay không cũng là một điều nan giải cần bàn tính kỹ càng. Gia đình cũng đã tìm một thầy ở Trung Quốc để hỏi cách làm ngôi mộ không hài cốt thế nào, lấy đất, lấy nước ở đâu, khâm liệm quan tài ra sao.


Tuy nhiên, hiện tại gia đình cho rằng khả năng cao sẽ không làm ngôi mộ giả ấy bởi vẫn nuôi hi vọng tìm thấy thi thể của chị Huyền. Nếu tìm thấy rồi lại phải đào ngôi mộ ấy lên thì cũng là một điều kiêng kỵ.












Kiểm tra từng bao tải, túi nilon ven bờ (Ảnh do gia đình cung cấp)
Kiểm tra từng bao tải, túi nilon ven bờ (Ảnh do gia đình cung cấp)


Còn về việc tìm kiếm thi thể của nạn nhân, ông Phạm Đức Quang, cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy, chồng nạn nhân, người sâu sát nhất trong quá trình tìm kiếm cho biết: “Tôi khẳng định sẽ không có việc dừng tìm kiếm để lo 49 ngày cho cháu Huyền. Việc tìm kiếm thi thể cháu là nhiệm vụ tối quan trọng với cả gia đình.


Từ hôm 28/11, gia đình đã tìm kiếm dọc sông Hồng từ Thường Tín đến qua cầu Thanh Trì, ra ngoài địa phận Hà Nội nhưng vẫn không có hi vọng gì. Hiện tại, mực nước sông Hồng ở những khu vực đi qua rất cạn, các thứ rác rưởi, bao túi, thậm chí cả xác động vật trôi dạt và tấp hết vào bờ, mỗi túi, mỗi bao, mỗi dấu hiệu nghi vấn gia đình đều dừng thuyền kiểm tra”.


Ông Quang buồn bã cho biết: “Không biết đã có chuyện gì xảy ra với cháu Huyền, dù có đang phân hủy, hoặc dù có còn xương thì cũng phải tấp vào bờ như những bao, những xác động vật kia, không thể lênh đênh giữa dòng được.


Mà nước sông chảy rất chậm, lại cạn đến mức nổi cả những bãi bồi giữa dòng, có nhiều chỗ trên thuyền cũng nhìn thấy đáy sông. Gia đình chỉ còn cách nuôi hi vọng vào một điều may mắn, thần kỳ nào đó mà tìm được thi thể cháu”.


Trong ngày 29/11, gia đình ngừng tìm kiếm để bàn bạc, song ngày 30/11, gia đình cũng sẽ có một nhóm chuyển hướng tìm kiếm trên cạn với một sự chỉ dẫn mà ông Quang không tiện cung cấp. Ngoài ra, có thể vẫn tiến hành tìm kiếm dưới sông. Hi vọng có thể tìm thấy chị Huyền trước lễ 49 ngày của chị.


Công an có những đoạn băng ghi hình từ VOV


Về việc camera của VOV có thể ghi lại được hành trình phi tang thi thể của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, từ đó xác minh thực hư việc Tường ném nạn nhân xuống sông, trao đổi với báo Đất Việt ngày 29/11, ông Phạm Trung Tuyến, trưởng phòng VOV Giao thông Quốc gia cho biết:


“Công an yêu cầu cung cấp hình ảnh nào, ngày giờ nào, ở khu vực nào, thì VOV sẵn sàng cung cấp.


Nguyên lý hoạt động của camera VOV giao thông, chúng tôi có một đường tín hiệu cho phía công an, nếu cơ quan điều tra cần thì chỉ cần gửi yêu cầu, VOV giao thông sẽ mở đường tín hiệu đó để công an sử dụng.












Chiếc camera hình chữ nhật là của Công an Hà Nội, còn chiếc hình cầu, treo thấp hơn là của VOV
Chiếc camera hình chữ nhật là của Công an Hà Nội, còn chiếc hình cầu, treo thấp hơn là của VOV


Từ hôm xảy ra vụ việc đến nay, cơ quan điều tra đã có những sự liên hệ với VOV, nhưng nội dung công việc, yêu cầu thế nào thì chúng tôi xin không công bố, bởi vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra, việc không cung cấp thông tin cũng là một nguyên tắc cần được chấp hành”.


Đồng thời, tuy những hệ thống camera mà công an hiện đang công bố có số lượng ít hơn hệ thống của VOV giao thông, nhưng những điểm bí mật, không công bố thì hoàn toàn tương đương nhau với mật độ phủ toàn Hà Nội.


Do đó, nếu những hình ảnh này có lợi cho quá trình điều tra, thì riêng mạng lưới của công an họ đã có thể tự làm được, chưa chắc cần tới sự giúp đỡ của VOV.


Ông Phạm Trung Tuyến cũng chia sẻ thêm, trước đây, VOV và công an vẫn thường có những bước phối hợp rất chặt chẽ trong các vụ việc liên quan đến giao thông như tai nạn giao thông, nhắn tìm thân nhân nạn nhân, hoặc tìm kiếm nhân chứng, tìm kiếm thủ phạm bỏ trốn.


Minh Tuệ



Phát hiện xác nữ giới dưới chân cầu

Phát hiện xác nữ giới dưới chân cầu










Hiện trường nơi phát hiện xác chị Nhung.

Khoảng 9h sáng 29/11, ven bờ sông Chu, đoạn qua xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), người dân phát hiện xác chị Phùng Thị Nhung (26 tuổi, trú tại tiểu khu 9, thị trấn Vạn Hà, Thiệu Hóa) trong tình trạng nằm úp ven bờ sông.


Vào thời điểm trên, một số nông dân đang đi thả lưới thì phát hiện một vật lạ trôi lập lờ gần chân cầu Vạn Hà. Khi lại gần, nhận thấy đó là xác nữ giới, người dân đã cấp báo chính quyền địa phương.











Người nhà vật vã khóc than khi phát hiện xác chị Nhung.

“Nhung đi khỏi nhà từ lúc 8h tối qua (28/11), chúng tôi đã cho người đi tìm nhưng không thấy”, người nhà chị Nhung cho biết. Vài năm trở lại đây, nạn nhân có biểu hiện bệnh tâm thần, trước ngày tử vong, người này buồn bã, trầm cảm nặng.


Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng đã tới hiện trường khám nghiêm tử thi và bàn giao về cho gia đình tổ chức mai táng.



Trước sức ép mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, Bắc Kinh cân nhắc việc hủy Vùng nhận dạng Phòng không (ADIZ) trong vòng 44 năm.


Trước đây người ta dùng bột điều để tạo màu, nhưng nay bột điều đắt, các hàng quán dùng bột sắt, loại phẩm màu công nghiệp được bán với giá rẻ để tẩm ướp trước khi quay.


Trong bức thư dự kiến gửi Bộ trưởng Y tế và cơ quan điều tra, bố chị Huyền - nạn nhân vụ thẩm mỹ Cát Tường viết: "Hãy nhìn vào hành động đối phó của tên Tường để thấy rõ y đã bình tĩnh tính toán kỹ lưỡng để trốn tránh tội ác...".


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.