Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Lộ ảnh nội thất tàu ngầm hạt nhân siêu khủng lớp Borey

Lộ ảnh nội thất tàu ngầm hạt nhân siêu khủng lớp Borey









Mỹ dọa tập trận vùng Baltic, Nga tăng hiện diện quân sự dọc biên giới EU

Mỹ dọa tập trận vùng Baltic, Nga tăng hiện diện quân sự dọc biên giới EU

“Khi nào Nga còn tiếp tục đi trên con đường này, họ sẽ phải đối mặt với sự cô lập ngày càng tăng về kinh tế và chính trị”, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, sau khi biết quân đội Ukraine bị tấn công ở Crimea.


Phó Tổng thống Mỹ đang ở thủ đô Vilnius của Lithuania, trong một phần của chuyến công du các nước vùng Baltic.


Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon sẽ thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng này khi ông gặp Tổng thống Putin ở Moscow vào thứ năm và khi đến Kiev vào thứ sáu trong khi cuân đội Nga đã hành động ráo riết để trung lập hóa các lực lượng vũ trang ở Crimea.


Nga cáo buộc các quốc gia phương Tây vi phạm cam kết tôn trọng chủ quyền của Ukraine và độc lập chính trị theo thỏa thuận đảm bảo an ninh năm 1994, cho rằng các quốc gia này mong muốn một cuộc đảo chính lật đổ Yanukovich. Lời cáo buộc mạnh mẽ này gợi nhắc đến thời kỳ Chiến tranh lạnh.


Moscow cho biết rằng Nga sẽ trả đũa những đòn trừng phạt của phương Tây và đưa ra tuyên bố vào hôm thứ tư (19.3) rằng sẽ thiết lập những khí tài quân sự gần với biên giới EU từ giờ tới cuối năm.



Bộ quốc phòng Nga cho biết rằng hiệp ước hợp tác an ninh mà họ đã ký với châu Âu vào năm 2011 trong đó giới hạn vũ khí của Nga sẽ hết hạn trong vài ngày tới.


Trước đó, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu ở Warsaw hôm thứ ba rằng Mỹ có thể sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn, cả hải quân và bộ binh để giúp các nước vùng Baltic gần Nga tăng cường khả năng phòng vệ sau hành động tiến chiếm Crimea của tổng thống Putin.

Washington và Brussels cho biết những đòn trừng phạt tiếp theo sẽ được đưa ra sau việc cấm đi lại đối với những nhân vật chủ chốt của Nga và Crimea.


Các nhà lãnh đạo EU sẽ cân nhắc việc mở rộng các đối tượng phải nhận hình phạt khi họ họp mặt vào thứ năm và thứ sáu, cũng như ký kết về chính trị trong hiệp định hợp tác với chính phủ lâm thời Ukraine.


Một số nhà chức trách EU đang do dự vì những đòn trừng phạt dồn dập với những nguy cơ tổn hại đến chính nền kinh tế châu Âu.


Pháp nói rằng họ đang cân nhắc dừng hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng vận chuyển cho quân đội Nga, trong đó chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay. Các nhà chức trách Pháp cho biết họ cũng mong chờ Anh sẽ phong tỏa tài khoản ngân hàng của các nhân vật thân cận của Tổng thống Putin.


Phạm Uyên (Theo Reuters)



Sắp bỏ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn

Sắp bỏ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn



Thứ tư, 19/03/2014, 17:52 (GMT+7)



Sắp tới, công dân không phải lưu giữ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn nữa, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch-Quốc tịch-Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết như vậy tại Hội thảo đánh giá về Dự án Luật Hộ tịch sáng nay (19/3).


Bỏ cấp giấy khai sinh, giấy kết hôn


Theo ông Khanh, sắp tới, khi Luật Hộ tịch có hiệu lực, nhiều giấy tờ sẽ được cắt giảm. Dự thảo luật đã đưa ra quy định, không cấp giấy tờ hộ tịch cho người dân như hiện nay. Ví dụ các loại giấy: khai sinh, chứng nhận kết hôn, khai tử,… sẽ không còn.


Tới đây, khi đi làm thủ tục hành chính, người dân không cần chuẩn bị nhiều hồ sơ giấy tờ nữa. Lúc cần, họ sẽ được cấp bản trích lục xác nhận về những thông tin hộ tịch. Đến năm 2020, khi việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn thiện, kể cả trích lục cũng không còn cần thiết nữa. Mọi loại giấy tờ hộ tịch đều được hủy bỏ.


 - 1


Ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch-Quốc tịch-Chứng thực (Bộ Tư pháp), phát biểu tại hội thảo sáng nay (19/3).


Trước đó, ông Nguyễn Công Khanh cho rằng công tác hộ tịch tại Việt Nam còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới. Quản lý hộ tịch chủ yếu vẫn bằng sổ sách, giấy tờ và cất vào trong tủ. Sự hạn chế này khiến việc đăng ký hộ tịch bị chậm. Nhu cầu của người dân chưa được đáp ứng kịp thời, chờ đợi kéo dài.


Ở nhiều nước hiện nay, sau khi một người đăng ký khai sinh, thông tin này sẽ được chuyển đến cho rất nhiều cơ quan khác nhau. Cơ quan bảo hiểm, cơ sở y tế, trường học đều cập nhật thông tin đó. Sau này, có thủ tục liên quan đến người đó, các cơ quan này chỉ cần kiểm tra hệ thống máy tính là ra tất cả dữ liệu. Công dân không mất công khai lại thông tin cá nhân, xin chứng nhận, xác thực chỗ nọ, chỗ kia. Cán bộ làm thủ tục không mất công kiểm tra, nhập lại thông tin. Chỉ trừ trường hợp công dân có những thay đổi thông tin phải đăng ký lại.


“Việt Nam cũng đang hướng đến điều này.” – Ông Khanh nói.


Thủ tục hộ tịch hết làm khó dân


Ông Khanh phân tích: Quy định về hộ tịch hiện nay mới chỉ hướng đến sự thuận lợi cho cơ quan Nhà nước nhưng chưa tạo thuận lợi cho người dân.









Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho rằng, một trong những tiêu chí xây dựng luật là đặt sự thuận lợi của người dân lên hàng đầu. Còn cơ quan quản lý Nhà nước gặp khó khăn thì phải chịu.



Đôi khi người dân cần giải quyết thủ tục liên quan đến hộ tịch nhưng không biết đến cơ quan nào. Nhiều người đi không đúng cửa và phải đi lại rất nhiều lần. Ở đồng bằng, thành thị, việc làm thủ tục thuận lợi nhưng không dễ với người nông thôn, miền núi. Từ làng bản lên đến huyện có khi hết một, hai ngày đường.


Trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch cũng rất rắc rối. Nhiều cán bộ hộ tịch lại quan liêu hóa, ngồi một chỗ đọc hồ sơ. Thấy thiếu giấy tờ gì, họ lại đòi hỏi người dân phải chạy đi làm bổ sung rất khổ sở, mất thời gian.


Ông Khanh dẫn chứng, cách đây không lâu, chính một vị thứ trưởng Bộ Tư pháp gọi điện thẳng tới Cục Hộ tịch, phàn nàn thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu ngoại quá phức tạp. Bố có hộ khẩu Hà Nội, mẹ có hộ khẩu TP.HCM. Cháu đang ở Hà Nội mà đứa trẻ cứ phải về TP. HCM để đăng ký. Tại sao không đăng ký ở chỗ bố?


Theo ông Cục trưởng, dự án Luật Hộ tịch mà Bộ Tư pháp đang chủ trì soạn thảo sẽ giải quyết nhiều vấn đề nêu trên.



Berlin chỉ trích Putin so sánh Crimea với thời Đức thống nhất

Berlin chỉ trích Putin so sánh Crimea với thời Đức thống nhất

Tổng thống Putin phát biểu trước Quốc hội về việc sáp nhập Crimea vào Nga hôm 18/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)



Theo hãng tin AP, ngày 19/3, Đức đã cực lực bác bỏ việc Tổng thống Nga Vladimir Putin so sánh giữa động thái sáp nhập Crimea của Moskva và sự thống nhất nước Đức được Liên Xô ủng hộ vào năm 1990.

Trong bài phát biểu hôm 18/3, ông Putin nói rằng Moskva "đã ủng hộ rõ ràng mong muốn chân thành, không thể ngăn cản của nhân dân Đức về thống nhất đất nước," đồng thời hy vọng người Đức "sẽ ủng hộ nguyện vọng của thế giới Nga, của nước Nga lịch sử, về khôi phục sự thống nhất."


Trong khi đó, Đức cho biết các hành động của Nga tại Crimea đã vi phạm luật pháp quốc tế.


Phát ngôn viên Steffen Seibert của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã miêu tả sự so sánh của ông Putin là "đáng kinh ngạc," nêu rõ: "Sự thống nhất của Đức là đem hai nhà nước tách rời của một quốc gia gắn kết trở lại, trong khi hành động can thiệp của Nga đã dẫn tới sự chia rẽ của Ukraine"./.



Bài diễn văn "vĩ đại làm thay đổi thế giới" của TT Putin (P2)

Bài diễn văn "vĩ đại làm thay đổi thế giới" của TT Putin (P2)

Mời độc giả đọc phần 1 bài diễn văn của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại đây : ...Chúng ta muốn củng cố lòng tin và hướng tới quan hệ bình đẳng, cởi mở và công bằng. Nhưng chúng ta đã không thấy những bước đi tương tự từ phía bên kia.


Ngược lại, họ đã nói dối chúng ta nhiều lần, đưa ra nhiều quyết định sau lưng chúng ta, đặt chúng ta trước những thực tế đã rồi. Điều này đã xảy ra cùng với sự mở rộng của NATO sang phía Đông, cũng như việc họ triển khai hạ tầng quân sự ở biên giới của chúng ta. Họ vẫn tiếp tục nhắc đi nhắc lại một luận điệu rằng: “Thôi nào, việc này chẳng liên quan gì đến các anh đâu”. Nói thế thì dễ dàng quá.


Điều này cũng đã xảy ra khi họ thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa. Bất chấp mọi sự lo ngại của chúng ta, dự án này vẫn được thúc đẩy. Nó xảy ra cùng với sự chậm trễ lê thê trong đối thoại về các vấn đề visa, cam kết cạnh tranh công bằng và tham gia tự do vào thị trường toàn cầu.


Hôm nay, chúng ta đang bị đe dọa trừng phạt, nhưng chúng ta vốn cũng đã trải qua nhiều lần bị kiềm tỏa, những lần gây ảnh hưởng đáng kể đến chúng ta, nền kinh tế và đất nước chúng ta. Ví dụ, ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và sau đó là các nước khác đã có một danh sách dài các công nghệ và thiết bị hạn chế bán cho Liên Xô, lập danh sách của Ủy ban phối hợp kiểm soát xuất khẩu đa phương. Hiện nay, trên danh nghĩa, họ đã xóa bỏ những quy định này, nhưng đó chỉ là danh nghĩa. Còn trên thực tế, nhiều hình thức hạn chế vẫn còn hiệu lực.


Một cách ngắn gọn, chúng ta có đủ lý do để cho rằng chính sách phong tỏa đáng hổ thẹn này, vốn đã kéo dài từ thế kỷ 18, 19, 20, vẫn còn được duy trì đến tận ngày nay. Họ luôn tìm mọi cách dồn chúng ta vào góc tường, bởi chúng ta có một vị thế độc lập, bởi chúng ta duy trì vị thế đó, và bởi chúng ta gọi mọi thứ như nó vốn có và không tham gia vào những trò đạo đức giả. Ở Ukraine, các đối tác phương Tây của chúng ta đã vượt qua giới hạn, họ đùa với lửa và hành động một cách vô trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp.


Sau hết, họ hoàn toàn ý thức được rằng đang có hàng triệu người Nga sống ở Ukraine và Crimea. Hẳn rằng họ phải thiếu bản năng chính trị và lương tri mới không lường được hậu quả từ những hành động của mình. Nước Nga đã rơi vào một vị thế không thể thoái lui. Nếu anh lấy hết sức ép một cái lò xo, nó sẽ bật lại rất mạnh. Hãy luôn nhớ điều này.


Hôm nay, điều bắt buộc là phải chấm dứt cơn cuồng loạn này, gạt bỏ lối khoa trương thời Chiến tranh Lạnh và thừa nhận thực tế hiển nhiên rằng: Nước Nga là một bên tích cực và độc lập trong các vấn đề quốc tế; giống như các nước khác, Nga có các lợi ích quốc gia mà các nước phải tính đến và tôn trọng.


Đồng thời, chúng ta cảm ơn tất cả những người đã thấu hiểu các hành động của chúng ta ở Crimea. Chúng ta cảm ơn nhân dân Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của họ luôn xem xét tình hình ở Ukraine và Crimea trong bối cảnh chính trị và lịch sử đầy đủ. Chúng ta cảm kích sự thận trọng và khách quan của Ấn Độ.


Hôm nay, tôi muốn nhắn nhủ nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, những người ngay từ ngày lập quốc và thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, vẫn luôn kiêu hãnh đặt tự do lên trên hết thảy. Phải chăng mong muốn của người dân Crimea được tự do lựa chọn vận mệnh cho mình không phải là một giá trị như vậy? Xin hãy hiểu chúng tôi.


Tôi tin rằng những người dân châu Âu, mà đầu tiên và trước hết là người Đức cũng sẽ hiểu tôi. Xin cho tôi được nhắc các bạn rằng trong quá trình tham vấn chính trị về việc thống nhất Đông Đức và Tây Đức, một số nước khi đó và hiện nay vẫn là đồng minh của Đức, đã không ủng hộ việc thống nhất. Thế nhưng, nước Nga đã bày tỏ sự ủng hộ dứt khoát đối với ý nguyện thống nhất thành thật và mãnh liệt của người Đức. Tôi tin rằng các bạn chưa quên điều đó, và tôi mong rằng các công dân Đức sẽ ủng hộ khát vọng khôi phục sự thống nhất của người Nga, của nước Nga lịch sử.


Tôi cũng muốn nói với nhân dân Ukraine. Tôi chân thành mong muốn các bạn hiểu chúng tôi: Chúng tôi không bao giờ muốn làm tổn hại các bạn theo bất cứ cách nào, cũng không bao giờ muốn làm làm tổn thương lòng yêu nước của các bạn, không như những người sẵn sàng hy sinh sự thống nhất của Ukraine vì các tham vọng chính trị. Họ giương khẩu hiệu ca ngợi sự vĩ đại của Ukraine, nhưng cũng chính họ là những người làm mọi thứ để chia rẽ đất nước này. Những người bạn Ukraine thân mến, tôi mong các bạn hãy nghe tôi. Xin đừng tin những ai muốn các bạn sợ hãi nước Nga, kêu gào rằng rồi các vùng khác của Ukraine cũng theo chân Crimea. Chúng tôi không hề muốn chia cắt Ukraine. Chúng tôi không cần điều đó. Còn về Crimea, đó đã và sẽ mãi mãi là vùng đất của người Tatar, người Ukraine và người Nga.


Tôi xin được nhắc lại rằng, như thực tế đã có từ nhiều thế kỷ nay, Crimea sẽ là mái nhà chung của tất cả những người sống ở đó.


Crimea là di sản lịch sử chung của chúng ta và là một nhân tố quan trọng trong sự ổn định khu vực. Và vùng đất có ý nghĩa chiến lược này nên là một phần của một quốc gia ổn định và vững mạnh mà hiện chỉ có thể là nước Nga. Nếu không, thưa các bạn (tôi đang nói với cả nước Nga và Ukraine), các bạn và chúng tôi, người Nga và người Ukraine, có thể mất hoàn toàn Crimea. Và việc này có thể xảy ra trong một tương lai rất gần. Xin hãy suy nghĩ về điều đó.


Cũng xin hãy để tôi lưu ý rằng, chúng ta đã từng nghe Kiev tuyên bố Ukraine sẽ sớm gia nhập NATO. Điều này có ý nghĩa như thế nào với Crimea và Sevastopol trong tương lai? Nó có thể có nghĩa là hải quân NATO sẽ ở ngay đây, trong thành phố là niềm vinh quang của quân đội Nga. Và viễn cảnh này có thể tạo ra một mối đe dọa không hề tưởng tượng mà hoàn toàn có thật đối với toàn bộ miền Nam nước Nga. Tất cả những điều đáng ra có thể trở thành hiện thực này không xảy ra là nhờ sự lựa chọn của người dân Crimea, và tôi muốn cảm ơn họ về điều đó.


Nhưng xin cũng để tôi nói rằng chúng ta không chống lại sự hợp tác với NATO, chắc chắn không phải là như vậy. Nhưng với tất cả quy trình nội bộ trong tổ chức, NATO vẫn là một liên minh quân sự, và chúng ta chống lại việc có một liên minh quân sự đặt căn cứ ngay ở sân sau của chúng ta, hay trên lãnh thổ lịch sử của chúng ta. Tôi không thể tưởng tượng cảnh chúng ta đến Sevastopol để thăm các thủy thủ NATO. Dĩ nhiên phần lớn họ là những chàng trai tuyệt vời. Nhưng sẽ tốt hơn nếu họ đến thăm chúng ta, làm khách của chúng ta, hơn là ngược lại.


Hãy để tôi nói một cách thẳng thắn rằng phải nhìn những gì đang diễn ra ở Ukraine vào lúc này, nhìn người dân gồng mình chịu đựng và thấp thỏm lo không biết điều gì sẽ diễn ra hôm nay, điều gì sẽ đến vào ngày mai là điều thật sự dày vò trái tim chúng ta. Sự lo lắng của người Nga là dễ hiểu, vì đơn giản, chúng ta không chỉ là những láng giềng gần gũi, mà như tôi đã nói rất nhiều lần, chúng ta là một dân tộc. Kiev là mẹ của các thành phố Nga. Người Rus cổ đại là tổ tiên chung của chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nhau.


Hãy để tôi nói thêm một điều khác nữa. Hàng triệu người Nga và người nói tiếng Nga đang sống ở Ukraine, và sẽ tiếp tục là như vậy. Nước Nga sẽ luôn luôn bảo vệ các lợi ích của mình bằng mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý. Nhưng hơn hết, việc đảm bảo quyền và lợi ích của những người dân này, đảm bảo rằng họ được bảo vệ đầy đủ chính là lợi ích của Ukraine. Điều này là sự đảm bảo cho sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.


Chúng ta mong muốn làm bạn với Ukraine, mong muốn Ukraine là một đất nước vững mạnh, có chủ quyền và tự chủ. Hơn hết, Ukraine là một trong những đối tác lớn nhất của chúng ta. Hai bên có những dự án chung và tôi tin tưởng vào sự thành công của các dự án này, bất chấp những khó khăn hiện tại. Quan trọng nhất là, chúng ta muốn hòa bình và hòa hợp dân tộc ngự trị ở Ukraine, và chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước khác để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho quá trình này. Nhưng như tôi đã nói, chỉ có người dân Ukraine mới có thể đưa mọi việc vào khuôn khổ.


Dân nhân Crimea và Sevastopol, toàn thể nước Nga ngưỡng mộ chí khí, sự dũng cảm và phẩm giá của các bạn. Chính các bạn đã quyết định tương lai Crimea. Trong những ngày này, chúng ta gần nhau hơn bao giờ hết, ủng hộ lẫn nhau. Đó là tình đoàn kết chân thành. Chính ở những bước ngoặt lịch sử như thế này mà một quốc gia có thể chứng tỏ sự trưởng thành và sức mạnh tinh thần. Người Nga đã cho thấy những phẩm chất này thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho các đồng bào mình.


Vị thế chính sách đối ngoại của Nga trong vấn đề này vững chãi chính nhờ vào ý chí của hàng triệu người dân chúng ta, sự thống nhất của cả nước và sự hỗ trợ của các lực lượng quần chúng và chính trị trong nước. Tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn về tinh thần ái quốc này, tất cả, không trừ một ai. Chúng ta cần tiếp tục duy trì sự thống nhất này để giải quyết các nhiệm vụ đang chờ chúng ta trên con đường phía trước.


Chắc chắn chúng ta sẽ còn phải đối phó với những sự chống đối từ bên ngoài. Nhưng đây là một quyết định mà chúng ta cần phải làm cho chính mình. Liệu chúng ta đã sẵn sàng kiên định bảo vệ các lợi ích quốc gia, hay sẽ buông xuôi, lui bước? Một số chính trị gia phương Tây đã hăm dọa chúng ta không chỉ bằng các biện pháp trừng phạt và còn bằng viễn cảnh gia tăng các vấn đề nghiêm trọng trong nước. Tôi muốn biết chính xác thì họ nghĩ gì trong đầu: Sử dụng những kẻ phản quốc, hay hy vọng sẽ đẩy chúng ta vào một tình thế kinh tế xã hội đi xuống để kích động sự bất bình của người dân? Chúng ta chắc chắn sẽ đáp trả thích đáng các tuyên bố vô trách nhiệm và đầy khiêu khích đó...


Thưa các bạn,


Tôi hiểu người dân Crimea, những người lựa chọn các phương án rõ ràng nhất trong cuộc trưng cầu dân ý: Crimea nên thuộc Ukraine hay thuộc Nga?. Chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng khi tiến hành xây dựng câu hỏi, giới chức Crimea và Sevastopol, các nhà lập pháp, đã đặt sang một bên các nhóm và lợi ích chính trị để chỉ lấy lợi ích cơ bản của người dân làm nền tảng cho công việc của mình. Tình hình kinh tế, chính trị, dân số và lịch sử cụ thể của Crimea có thể khiến cho bất cứ một lựa chọn nào khác được đề xuất sẽ chỉ mang tính tạm thời, dễ đổ vỡ, và không thể tránh khỏi việc làm xấu thêm tình hình - điều này sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại đối với cuộc sống của người dân. Do đó, người dân Crimea đã quyết định trả lời một cách chắc chắn và cương quyết, không hề lưỡng lự. Cuộc trưng cầu dân ý này công bằng và minh bạch, người dân Crimea đã thể hiện ý muốn của họ theo một cách rõ ràng, đầy thuyết phục, và họ khẳng định họ muốn về với Nga.


Giờ đây Nga cũng sẽ phải đưa ra một quyết định khó khăn, cân nhắc tới nhiều yếu tố khác nhau, cả trong và ngoài nước. Người dân Nga ở đây nghĩ gì? Tại đây, cũng giống như tại bất cứ một quốc gia dân chủ nào khác, công chúng có quan điểm khác nhau, và tôi muốn chỉ ra rằng tuyệt đại đa số người dân công khai ủng hộ những gì đang diễn ra.


Các cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất được tiến hành tại Nga cho hay, 95% người dân nghĩ rằng Nga nên bảo vệ quyền lợi của người Nga cũng như của các tộc người khác sinh sống tại Ukraine - 95% tổng số dân cư của chúng ta. Hơn 83% nghĩ rằng Nga nên làm vậy ngay cả khi nó sẽ làm phức tạp mối quan hệ của chúng ta với một vài các quốc gia khác. 86% người dân chúng ta vẫn coi Crimea thuộc lãnh thổ Nga và là một phần đất đai của quốc gia chúng ta. Và một con số đặc biệt quan trọng khác, hoàn toàn phù hợp với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea: gần 92% người dân ủng hộ sự tái hợp nhất của Crimea về Nga.


Như vậy, chúng ta thấy rằng đa số người Crimea và đại đa số người dân Liên bang Nga ủng hộ sự tái hợp nhất nước cộng hoà tự trị Crimea và thành phố Sevastopol về Nga.


Vấn đề giờ đây là quyết định chính trị của riêng Nga, bất cứ quyết định nào ở đây cũng chỉ dựa trên ý chí của người dân, bởi nhân dân là nền tảng cơ bản của tất cả mọi chính quyền.


Thưa các thành viên Hội đồng Liên bang, đại biểu Duma Quốc gia, người dân Nga, cư dân Crimea và Sevastopol, hôm nay, thuận theo ý dân, tôi đệ trình lên Quốc hội Liên bang, yêu cầu xem xét Luật Hiến pháp về việc thành lập hai chủ thể liên bang của Nga: Cộng hoà Crimea và thành phố Sevastopol, đồng thời phê chuẩn công ước công nhận Crimea và Sevastopol thuộc Liên bang Nga - họ đã sẵn sàng ký kết. Tôi tin tưởng vào sự ủng hộ của các bạn.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks

Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Twitter Beans Coffee là một trong những chuỗi cà phê mới xuất hiện tại Việt Nam. Tại Hà Nội, thương hiệu này đã có 7 cửa hàng. Giống như Starbucks hay nhiều thương hiệu cà phê chuỗi nổi tiếng khác, nơi đây phục vụ nhiều đồ uống khác và bánh ngọt.



Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Nhân viên với đồng phục đúng theo kiểu cà phê chuỗi nước ngoài.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Đặc trưng của thương hiệu này là cà phê takeaway (mang đi), với giá từ 28.000 đến 55.000 đồng.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Không gian các cửa hàng rộng rãi, cửa kính trải dài mặt tiền. Khách hàng đến đây chủ yếu là bạn trẻ và nhân viên văn phòng.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Công nghệ rang xay nhập từ nước ngoài.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Do chủ yếu phục vụ khách mua mang đi nên những chiếc ly giấy được sử dụng phổ biến.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Nhân viên pha chế trang trí ly cà phê sành điệu với hình hoa trên bề mặt.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Twitter Beans là thương hiệu cà phê của Việt Nam nhưng mang phong cách giống Starbucks.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Không gian của quán khá rộng rãi, với nhiều hình ảnh về cà phê được trang trí trên tường.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Buổi sáng với không gian riêng, yên tĩnh, khách đến đây có thể một mình ngồi làm việc, đọc sách, nhấm nháp ly cà phê thơm ngon bên ô cửa kính và ngắm nhìn phố phường bên ngoài.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Nữ nhân viên văn phòng trẻ tuổi Phương Anh thường xuyên ghé qua đây vào giờ nghỉ trưa. Thỉnh thoảng cô cũng mua về văn phòng vào buổi sáng.




Cận cảnh chuỗi cà phê Việt Nam phong cách giống Starbucks


Nhiều vị khách nước ngoài cũng tìm đến với thứ đồ uống mang đi này.





Tăng giá xăng từ trưa nay, 19/3

Tăng giá xăng từ trưa nay, 19/3

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa chính thức điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 12h trưa ngày 19/3.


Theo đó, giá xăng RON 92 tăng từ 24.510 đồng/lít lên mức 24.690 đồng/lít, tăng 180 đồng so với giá cũ. Giá xăng RON95 từ mức 25.010 đồng lên 25.190 đồng/lít.


Giá bán lẻ dầu diesel cũng tăng thêm 70 đồng/lít, từ mức 22.770 đồng/lít lên mức 22.840 đồng/lít. Giá dầu hỏa vẫn giữ nguyên 22.630 đồng/lít. Riêng giá dầu mazut giảm 120 đồng/kg, từ mức 18.710 đồng xuống còn 18.590 đồng/kg.


Mức giá bán lẻ mới được áp dụng tại tất cả hệ thống phân phối trên lãnh thổ Việt Nam, gồm: các cửa hàng xăng dầu Petrolimex và các cửa hàng xăng dầu thuộc đại lý, tổng đại lý của Petrolimex.


Lãnh đạo Petrolimex cho biết, việc điều chỉnh giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản hướng dẫn thi hành NĐ 84 của Liên bộ Tài chính - Công Thương.


Đây là lần thứ 2 giá xăng dầu tăng trong năm 2014. Trước đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức tăng giá xăng dầu từ 20h tối 21/2.


Theo đó, giá xăng RON 92 tăng lên mức 24.510 đồng/lít, tăng 300 đồng so với giá cũ. Giá dầu diesel tăng 240 đồng/lít, lên mức 22.700 đồng/lít. Mỗi lít dầu hỏa tăng 230 đồng, lên 22.630 đồng/lít; dầu mazut tăng 200 đồng/lít...



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.