Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ động đất và sóng thần ở Biển Đông

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ động đất và sóng thần ở Biển Đông

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)



Các nhà khoa học ở Trung Quốc Đại lục, Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines vừa cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cơn sóng thần lớn ở Biển Đông.

Tiến sỹ Tiền Tấn, một chuyên gia địa chất học đại dương của Viện Nghiên cứu Sinh thái Biển thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng Sáu, cho biết ông đã sử dụng một mô hình toán học mới để phân tích những dữ liệu địa chấn lịch sử do các tàu nghiên cứu của Trung Quốc thu thập tại vùng biển dọc theo Rãnh Manila (hay còn gọi là Đới hút chìm Manila).


Do công cụ mô hình mới có thể đo được các cấu trúc địa vật lý của Rãnh Manila với độ phân giải cao, nên tiến sỹ Tiền Tấn đã phát hiện ra chiều dài thực tế của khu vực đứt gãy ở Rãnh Manila, nơi có thể gây ra một cơn sóng thần, đáng chú ý là dài hơn so với chiều dài đã được báo cáo trước đó. Điều này có nghĩa là khả năng Rãnh Manila phát sinh ra một trận động đất và sóng thần lớn có thể đã bị đánh giá thấp.


Tiến sỹ Tiền Tấn nhấn mạnh “rãnh Manila đã và đang bị ‘kéo’ căng trong một thời gian dài. Một lượng năng lượng khổng lồ đang bị dồn nén ở bên trong đó. Nếu như một trận động đất xảy ra thì đó có thể là một trận động đất rất lớn.”


Tuy nhiên, hiện kích cỡ chính xác của đoạn đứt gãy này cũng như quy mô và thời điểm có thể xảy ra sóng thần vẫn phải được tính toán thêm.


Rãnh Manila dài khoảng 350km, chạy từ phía Nam đảo Đài Loan theo hướng Nam tới bờ biển phía Tây của đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines. Độ sâu của Rãnh Manila vào khoảng 5,4km, tức là gấp khoảng 3,5 lần độ sâu trung bình của Biển Đông. Đó là nơi mảng lục địa Á-Âu khổng lồ va chạm và chìm xuống dưới mảng lục địa biển Philippines cổ xưa.


Trong khi đó, phó giáo sư-tiến sỹ Ngô Tộ Nhiệm của Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy văn thuộc Đại học Trung ương Đài Loan, nói rằng Đài Loan đặc biệt dễ gặp nguy hiểm, không chỉ vì hòn đảo này nằm gần đầu phía Bắc của Rãnh Manila, mà còn vì có một nhà máy điện hạt nhân lớn ở bờ biển phía Nam Đài Loan.


Hồi tháng Tư vừa qua, trong một buổi trao đổi với hãng truyền thông GMA News của Philippines, tiến sỹ Renato Solidum, Giám đốc Viện Nghiên cứu Núi lửa và Địa chấn Philippines, cho rằng một trận động đất cường độ 8,2 độ Richter xảy ra ở Rãnh Manila sẽ có thể gây ra những cơn sóng thần cao 10m, đổ vào các bờ biển của Philippines trong vòng 5-10 phút và chỉ trong vòng khoảng một tiếng đồng hồ thì thủ đô Manila sẽ bị ngập trong biển nước.


Trong khi đó, giáo sư Mao Hiến Trung, chuyên gia nghiên cứu nguy cơ sóng thần thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), nói rằng sự mô phỏng đã cho thấy rằng các trận động đất ở Rãnh Manila với cường độ 8 độ Richter hoặc cao hơn có thể gây ra những thảm họa đối với các khu vực ven biển miền Nam Trung Quốc Đại lục, với những con sóng cao tới 5 mét.


Theo chuyên gia này, hàng trăm nghìn người có thể bị thiệt mạng. Giáo sư Mao Hiến Trung cũng khuyến cáo chính quyền các nước trong khu vực nên gạt những tranh chấp mang tính chính trị qua một bên và cùng nhau hợp tác để tránh thảm họa tiềm tàng nói trên./.



Phạm Băng Băng bị đàn ông “dòm” ngực vì diện áo gợi cảm

Phạm Băng Băng bị đàn ông “dòm” ngực vì diện áo gợi cảm


Vào chiều ngày 3/8, Phạm Băng Băng đã xuất hiện trong sự kiện quảng bá tại Thành Đô. Trong sự kiện này, người đẹp mặc bộ váy với thiết kế vùng cổ rộng khoe vòng một đầy, khe ngực hẹp. Sự quyến rũ của Phạm Băng Băng khiến cả một người đàn ông, được cho là đại diện của ban tổ chức cũng khó cưỡng lại. Khoảnh khắc người này nhìn trộm vòng một của Phạm Băng Băng đã lọt vào ống kính.



Phạm Băng Băng vốn được cho có vòng một khá đầy đặn. Thậm chí, có giai đoạn vì sự gợi cảm của mình, Phạm Băng Băng đã bị nghi từng phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực. Trước những tin đồn "dao kéo" cách đây vài năm, Phạm Băng Băng thậm chí còn đi chụp phim X-quang để chứng minh vẻ đẹp tự nhiên.





Phạm Băng Băng đã xuất hiện trong sự kiện quảng bá tại Thành Đô. Trong sự kiện này, người đẹp mặc bộ váy với thiết kế vùng cổ rộng khoe vòng một đầy, khe ngực hẹp.




Sự gợi cảm của Phạm Băng Băng khiến một người đàn ông trong ban tổ chức cũng khó cưỡng.






Phạm Băng Băng vốn được cho là có vòng một khá đầy đặn. Thậm chí, có giai đoạn vì sự gợi cảm của mình, Phạm Băng Băng đã bị nghi từng phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực.




Nhiều ngân hàng may mà… có lãi

Nhiều ngân hàng may mà… có lãi

Điểm sáng của mùa báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay trước hết có ở một số ngân hàng thương mại đã thực hiện tái cơ cấu.


Tuần qua, hoạt động ngân hàng đón hai sự kiện tốt - xấu: sự cố pháp lý tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và việc Moody’s nâng hạng tín nhiệm cho một số thành viên.

Nhìn một cách lạc quan, sự cố tại VNCB không hẳn chỉ là xấu. Ít nhất, lỗ hổng rủi ro tại đây đã chính thức được cơ quan chức năng mở ra; trước mắt, Ngân hàng Nhà nước có giải pháp xử lý bằng “lực lượng phản ứng nhanh” Vietcombank, tham gia vào tái cơ cấu toàn diện.


Ở sự kiện tốt, một số ngân hàng thương mại được Moody’s nâng hạng tín nhiệm. Có những cơ sở, yếu tố tạo nên tin tốt này, trong đó có sự lặng lẽ từ thành quả mà Ngân hàng Nhà nước dồn lại gần ba năm qua.


Một cơ sở quan trọng để Moody’s nâng hạng những ngân hàng đó, cũng như đối với hạng mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, là nguồn lực dự trữ ngoại hối đã tăng mạnh lên. Cuối cùng, nỗ lực tích cóp dự trữ ngoại hối từ trên dưới 10 tỷ USD lên trên 35 tỷ USD cũng đã được ghi nhận một cách cụ thể. Theo đánh giá của Moody’s, nguồn lực này cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro của Chính phủ tốt lên, đi cùng là khả năng hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngân hàng trong diện đánh giá cũng nâng cao.


Nhưng, hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung không hẳn là cũng đang được “nâng hạng”. Nhiều thành viên đang cho thấy khó khăn còn bám riết.


Điểm sáng của mùa báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay trước hết có ở một số ngân hàng thương mại đã thực hiện tái cơ cấu. Một vài trăm tỷ đồng lợi nhuận trước thuế là khả quan, vượt xa nhiều so sánh khác. Tuy nhiên, lũy kế khoản lỗ trước đây, những mức lãi đó có thể vẫn đang ở mức độ khắc phục cho hậu quả trong quá khứ mà thôi chứ chưa lãi thực; thậm chí có trường hợp vẫn còn cần lãi thêm cả nghìn tỷ mới đủ...


Khá bất ngờ, hiện đã có một số ngân hàng thương mại, dù kết quả không mấy khả quan, nhưng chủ động công bố trước. Và, may mà họ… có lãi.


Như một số ngân hàng có lãi sau khi thực hiện hiện tái cơ cấu nói trên, những thành viên vừa công bố có mức lãi khá mỏng. Với hoạt động ngân hàng, lỗ đồng nghĩa với các tấm đệm bảo vệ mình, bảo vệ người gửi tiền… bị ảnh hưởng; có lãi để có điều kiện tạo những tấm đệm đó dày dặn hơn, trước khi tính đến chia thưởng, chi cổ tức.


Tại Ngân hàng Việt Á (VietABank), báo cáo tài chính cơ bản quý 2/2014 vừa công bố “lộ” ra khoản lỗ khá lớn, 59 tỷ đồng, trong quý liền trước. Nhờ quý 2 lãi 67 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm dương được gần 8 tỷ đồng.


Ngược lại, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) may mà có mức lãi đáng kể trong quý 1 để tránh lỗ khi lũy kế 6 tháng đầu năm. Quý 2/2014, PG Bank lỗ 11,8 tỷ đồng, nhưng lũy kế 6 tháng vẫn lãi được 39,5 tỷ đồng.


Gánh nặng tại ngân hàng này cũng là điểm chung tại nhiều thành viên khác: chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, cắt đi lợi nhuận. Quý 2 vừa qua, PG Bank phải trích lập dự phòng rủi ro tới 99 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận trước dự phòng là 87,3 tỷ đồng.


Mới đây, một số thông tin cũng bước đầu phản ánh mức lãi rất mỏng tại Ngân hàng Quốc Dân (NCB). Tuy nhiên, kết quả cụ thể vẫn phải chờ báo cáo tài chính được công bố. Trong khi đó, có lẽ các cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đang chờ đợi các con số của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank), để có thể lường định tình hình nếu tiến hành sáp nhập vào nửa cuối năm nay…


Hiện có khá nhiều ngân hàng mà tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 vẫn còn là ẩn số. Trong đó có một số thành viên những năm gần đây “biệt tích” về con số lợi nhuận (đối với công chúng), hoặc không có thói quen công bố báo cáo quỹ để rồi lợi nhuận chốt năm thường rất mỏng.


Nếu nửa đầu năm nay, nhóm này có lãi cũng là điều may, bởi thử thách chung đã trở nên lớn hơn những năm trước: lãi biên co hẹp, tín dụng tăng trưởng thấp, nợ xấu lại tăng trở lại, đặc biệt là việc phân loại nợ và yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro chặt chẽ và khắc nghiệt hơn (nhưng thực hơn).



Lương tối thiểu phải bằng mức sống tối thiểu

Lương tối thiểu phải bằng mức sống tối thiểu

>> Nhập nhằng tăng lương tối thiểu












Mức lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM và chỉ số giá tiêu dùng của từng năm so với năm trước - Ảnh: Tiến Long - Đồ họa: Như Khanh



- Khi sửa Luật lao động năm 2012, các nhà làm luật, làm chính sách đặt mục tiêu như một cam kết với người lao động và phấn đấu đến năm 2015 thực hiện cho được là lương tối thiểu phải bằng mức sống tối thiểu. Nhưng đến nay, tình hình cho thấy bước qua năm tới vẫn không thể đạt được yêu cầu tối thiểu này, nghĩa là lương tối thiểu của người lao động chưa thể chạm được mức sống tối thiểu tương ứng với từng vùng.


Tổng liên đoàn Lao động VN đã giao trách nhiệm cho Viện Công nhân và công đoàn tiến hành một khảo sát độc lập về tình hình tiền lương và đời sống của công nhân lao động, nhằm xem xét thực tế khoảng cách giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu của nhóm dân cư này tương ứng với từng vùng như thế nào. Đáng buồn là kết quả khảo sát cho thấy tiền lương tối thiểu tương ứng với bốn vùng hiện đang áp dụng chỉ đạt từ 67% đến gần 70% mức sống tối thiểu.


Nếu bước sang năm 2015, chúng ta thực hiện được cam kết nói trên với công nhân lao động thì quá tốt, rất phấn khởi. Thực tế không thể thực hiện được với tình hình hiện nay, nghĩa là không thể đột ngột tăng lương tối thiểu 30-33% vào đầu năm 2015.


Nhưng không lẽ năm nào cũng cho anh em công nhân ăn bánh vẽ, cứ nói hoài lương tối thiểu phải bằng mức sống tối thiểu mà trên thực tế không thực hiện được. Do vậy, Tổng liên đoàn Lao động VN kiến nghị với các thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia cần thống nhất với nhau một lộ trình để thực hiện cam kết này với người lao động.


Theo đó, thời điểm có thể chấp nhận được, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, lợi ích chung của đất nước, được nhiều ý kiến đồng tình là lấy mốc năm 2017 mức lương tối thiểu của người lao động ở khu vực doanh nghiệp phải đạt mức sống tối thiểu.


* Ông nói Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất lộ trình ba năm nữa để thực hiện cam kết lương tối thiểu bằng với mức sống tối thiểu, nghĩa là năm nào cũng sẽ tăng lương tối thiểu...


- Đúng là phải làm như thế thì mới đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện đúng quy định của Luật lao động, lương tối thiểu phải bằng mức sống tối thiểu của người lao động.


Từ kết quả khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn của chúng tôi và tính toán của Tổng liên đoàn Lao động VN thấy rằng để đạt mục tiêu này, bước sang năm 2015 lương tối thiểu phải tăng thêm 23% so với mức đang áp dụng, cụ thể là mức cao nhất (vùng 1) phải là 3,4 triệu đồng/tháng và thấp nhất (vùng 4) phải là 2,3 triệu đồng/tháng.


Đề xuất tăng lương tối thiểu với mức nói trên của chúng tôi đã được tranh luận rất quyết liệt tại cuộc họp mới đây của Hội đồng tiền lương quốc gia.


Tại cuộc họp này, phía đại diện của giới chủ đề xuất lương tối thiểu năm 2015 so với năm 2014 chỉ nên tăng 11%. Nhưng chúng tôi thấy rằng lấy tỉ lệ tăng này trừ đi trượt giá dự tính của năm nay thì không biết đến năm nào lương tối thiểu mới bằng mức sống tối thiểu.


Từ tính toán này, Tổng liên đoàn Lao động VN không thống nhất với ý kiến của phía đại diện cho giới chủ.


* Vậy đâu là điểm dung hòa có thể chấp nhận được?











Ông Đặng Ngọc Tùng - Ảnh: Việt Dũng

- Tiền lương tối thiểu hiện nay thấp hơn mức sống tối thiểu từ 30-33%. Muốn đến năm 2017 lương tối thiểu đạt mức sống tối thiểu thì mỗi năm phải tăng 10-11%, cộng với trượt giá trong năm (khoảng 8%).


Như vậy, mức lương tối thiểu mà tại đó sẽ dung hòa được quyền lợi của người lao động với người sử dụng lao động và bảo đảm sự ổn định, phát triển kinh tế bền vững cho đất nước là 19-20%.


Chúng tôi đã nói thẳng, nói thật với các thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia rằng đây là những người lao động làm công hưởng lương thuần túy, ngoài tiền lương ra, họ không có khoản thu nhập thêm đáng kể nào khác.


Chúng tôi đề nghị những nhà làm chính sách, có vai trò quyết định hãy đặt mình vào vị trí của người lao động để xem xét tiền lương tối thiểu đã hợp lý hay chưa, ở mức nào là phù hợp.


Tất cả ông chủ trong cả nước đều hiểu rằng người lao động đang phục vụ họ không thể sống được với mức lương tối thiểu hiện nay, không công nhân nào làm việc cho họ với mức lương tối thiểu, họ phải trả cao hơn nhiều dưới hình thức phụ cấp chuyên cần, phụ cấp xăng, phụ cấp nhà... mà thực chất là lương.


* Nếu cả xã hội lo lắng khoảng cách giàu nghèo đang có dấu hiệu ngày càng giãn ra, so với các giai tầng khác trong xã hội thì đời sống của người công nhân đang ở mức nào?


- Chúng tôi mong muốn những nhà làm luật, làm chính sách hãy đến với công nhân ở các khu chế xuất và khu công nghiệp, thấy cuộc sống thực của họ thì tôi tin rằng các vị sẽ hiểu được sâu sắc hơn những bất công về mức lương.


* Ông nghĩ sao về lập luận chi phí tiền lương thấp (hay lợi thế lao động giá rẻ) là điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp mở rộng đầu tư hoặc đầu tư mới...


- Tôi thấy lập luận này không thực tế vì có nhiều nhà đầu tư cùng kinh doanh trong một ngành nghề, một lĩnh vực nhưng họ đảm bảo thu nhập, phúc lợi của người lao động rất tốt và rất ổn định, trong khi những nhà đầu tư khác trong nhóm lại vi phạm chế độ chính sách đối với người lao động...


Tôi cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước chưa thể hiện đầy đủ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, nếu không muốn nói vẫn còn một bộ phận trong bộ máy này thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm, kể cả vô cảm...


Tình trạng này vô hình trung để tồn tại trong xã hội một thực tế đầy nghịch lý, bất công là có một bộ phận vi phạm pháp luật lại có lợi hơn những người chấp hành nghiêm pháp luật; nhất là chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội, tước đoạt quyền bảo hiểm xã hội của người lao động.


Đó cũng là một trong những tồn tại đã và đang tiếp tục gặm nhấm niềm tin của xã hội.


QUỐC THANH thực hiện









Lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu căn bản


Theo ông Củ Phát Nghiệp - chủ tịch công đoàn Công ty Pou Yuen (Q.Bình Tân, TP.HCM), mức lương tối thiểu 2,7 triệu đồng áp dụng cho khu vực 1 hiện nay là quá thấp, tăng lên 3,4 triệu đồng vẫn còn thấp.


Đặc biệt là đối với lao động ngoại tỉnh, mức tăng như vậy mới chỉ gọi là cải thiện thêm đời sống chứ chưa thể đáp ứng được nhu cầu sống căn bản.


Theo những thống kê xã hội, để một người bình thường sống được ở TP.HCM thì thu nhập tối thiểu phải khoảng 5 triệu đồng/tháng.


Công ty Pou Yuen hiện có khoảng 83.000 người lao động với mức thu nhập thấp nhất khoảng 4,2 triệu đồng, thu nhập trung bình khoảng 4,5 triệu, cao hơn lương tối thiểu.


Nhưng làm một phép tính đơn giản: ăn sáng đủ chất tối thiểu 600.000 đồng/tháng, cơm trưa công ty lo, ăn tối khoảng 1 triệu đồng/tháng, nhà trọ 1 triệu đồng/tháng, tổng cộng là 2,6 triệu đồng. Ngoài ra còn các khoản để nuôi con, về quê, cưới hỏi và cả những chi tiêu khó tính đến.


Việc tăng lương tối thiểu là cần thiết, tuy nhiên nếu điều chỉnh lên cao nhanh quá thì doanh nghiệp không chịu nổi. Bởi việc tăng lương tối thiểu sẽ kéo theo tăng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Ngay cả mức tăng từ 2,7 triệu lên 3,4 triệu đồng thì nhiều doanh nghiệp đã không chịu nổi.


Ông Trần Minh Phụng - chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Cơ khí Thủ Đức - cũng cho rằng mức lương tối thiểu tăng lên 3,4 triệu đồng là vẫn còn thấp. Mức lương của một người phải đủ nuôi một người nữa, nhưng mức này thậm chí còn không đủ để nuôi bản thân.


Hiện công ty áp dụng thỏa ước lao động tập thể ngành may, mức lương thấp nhất của người lao động được quy định là 3.150.000 đồng (lương tối thiểu 2,7 triệu đồng nhân với 1,15), thu nhập trung bình từ 4,7-4,8 triệu đồng/tháng.


VŨ THỦY




Hậu thảm kịch MH17: Ông Putin trước ngõ cụt của khủng hoảng Ukraine

Hậu thảm kịch MH17: Ông Putin trước ngõ cụt của khủng hoảng Ukraine
Tờ RFI nhận định, khủng hoảng Ukraine đang đẩy ông Putin vào tình thế càng ngày càng khó có thể tìm ra một lối thoát. Tổng thống Nga Putin đang đau đầu trước một mớ bòng bong giữa những biện pháp trừng phạt của phương Tây ngày càng siết chặt, sự cân nhắc ủng hộ phe ly khai và dư luận trong nước có thể sẽ thất vọng về chính sách đối với Ukraine của Kremlin một khi phải hứng chịu hậu quả của một nền kinh tế suy yếu.

Trên đây là những nhận định chung của giới phân tích về cuộc khủng hoảng Ukraine, vốn đã phức tạp ngay từ đầu, giờ càng lún sâu vào bế tắc.


Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraine mà cao điểm là từ khi được quốc tế hoá sau vụ sáp nhập Crimea vào Nga, Tổng thống Nga Vladimir Ptin đã sử dụng nhiều chiến thuật để đối phó với những đòn trừng phạt của phương Tây. Trong đó, tổng thống Nga đã khôn khéo chia rẽ các nước trong Liên hiệp châu Âu, đặc biệt là thái độ dè dặt của Đức, nước có có nhiều lợi ích nhất trong quan hệ làm ăn với Nga.


Tuy nhiên, diễn biến mới bất ngờ xảy ra hôm 17/7/2014 khi chuyến bay MH 17 của hàng không Malaysia bị rơi tại vùng miền đông Ukraine, mà nguyên nhân theo Kiev và Washington là do tên lửa của phe ly khai thân Nga bắn.


Sau biến cố khiến cho 298 người vô tội thiệt mạng đó, phương Tây không ngần ngại khẳng định Nga hậu thuẫn, cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy tại Ukraine. Tiếp theo các cáo buộc trực diện nhắm vào Moscow, tuần qua, Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đã nhất loạt tăng cường các biện pháp từng phạt đánh thẳng vào kinh tế của Nga. Phía Nga và phe ly khai Ukraine thì bác các cáo buộc trên.


Các biện pháp trừng phạt mới bắt đầu được áp dụng từ hôm qua (01/08), theo đó cấm ít nhất trong vòng ba tháng những ngân hàng lớn của Nga tiếp cận thị trường vốn của châu Âu, cấm vận bán vũ khí và một số thiết bị quan trọng cho ngành dầu khí đối với Nga.


Mục tiêu của các trừng phạt kinh tế mới đối với Nga là rõ ràng: Buộc Tổng thống Putin từ bỏ việc sáp nhập bán đảo Crimeae và chấm dứt sự ủng hộ về quân sự đối với phe ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.


Hãy còn quá sớm để có thể đánh giá được hiệu quả của các biện pháp trừng phạt với Nga. Như chuyên gia chính trị Konstantin Kalatchev, lãnh đạo trung tâm phân tích Expert Politique nhận định: "Ngay tức thời, các biện pháp trừng phạt đó không buộc ông Putin thay đổi chính sách đối với Ukraine, nhưng về lâu về dài thì có thể".


Vẫn theo chuyên gia Kalatchev, cái khó cho ông Putin là kinh tế Nga lúc này đang đứng bên bờ suy thoái, "nếu như người dân trong nước bắt đầu cảm nhận được hệ lụy của các biện pháp trừng phạt" đè nặng lên cuộc sống của họ thì khi đó ông Putin sẽ mất đi rất nhiều điểm tín nhiệm trong dân chúng, trong khi mà chính quyền Nga phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của ông Putin ở trong nước.


Quyết định sáp nhập Crimea về Nga và chính sách bảo vệ những người nói tiếng Nga cũng như phe ly khai thân Nga ở Ukraine đã giúp cho Tổng thống Nga có được 80% dư luận ủng hộ, một tỷ lệ được lòng dân lớn chưa từng có từ khi ông Putin lên nắm quyền lần đầu vào năm 2000.


Thế nhưng, đến giai đoạn này của cuộc khủng hoảng Ukraine, "ông Putin đang rơi tình thế khó khăn", như nhận định của nhà phân tích chính trị Nga bà Maria Lipman. Theo bà Lipman: "Nếu ông Putin không thay đổi chính sách, các trừng phạt sẽ nặng nề hơn. Ông ta đang cố xoay sở sao cho không bị cho là lùi bước. Nhưng phạm vi hành động của ông lại rất hạn hẹp".


Theo một cuộc thăm dò dư luận Nga công bố hôm 31/7, chỉ có 1/4 người dân ủng hộ một cuộc can thiệp trực tiếp của Nga vào Ukraine. Trong khi đó, phương Tây không ngừng hối thúc Moscow phải ngừng ngay sự ủng hộ quân sự đối với lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine trước khi tìm giải pháp cho khủng hoảng trên bàn ngoại giao.


Nếu như Tổng thống Nga đang đau đầu tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine đang có chiều hướng ngày thêm nguy hiểm này, thì Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu cũng đang phải đối mặt với câu hỏi không dễ dàng là làm sao ngăn chặn được leo thang căng thẳng mà không bị mất mặt.


Nhật báo Anh The Independant mới đây đã tiết lộ một kế hoạch Nga – Đức đang được nghiên cứu, theo đó Nga bảo đảm an toàn biên giới Ukraine và cấp năng lượng cho châu Âu, đổi lại, quốc tế công nhận vụ sáp nhập Crimea vào Nga. Thông tin này đã bị Berlin phản bác ngay lập tức.


Nhà phân tích chính trị Lipman đặt vấn đề: "Cuộc xung đột ở Ukraine đang trở nên nghiêm trọng và nguy cơ bị quốc tế hoá là có thật. Phương Tây có phương tiện để gây thiệt hại cho nước Nga nhưng không thể làm chấm dứt cuộc chiến này mà không có mặt Nga. Vậy liệu phương Tây sẽ tạo cơ hội cho ông Putin để làm việc đó?".


Vấn đề mấu chốt hiện nay có lẽ nằm ở kết luận của các chuyên gia đang điều tra vụ chiếc máy bay số hiệu MH17 bị rơi. Ông Putin vẫn luôn cân nhắc thận trọng sự ủng hộ đối với phe ly khai thân Nga.


Nếu các nhà điều tra quy trách nhiệm cho phe ly khai trong vụ tai nạn của máy bay MH 17 thì đó sẽ là "một gánh nặng mà ông Putin không thể mang thêm được nữa. Vì các giá phải trả sẽ quá đắt, khi đó có lẽ ông Putin sẽ bỏ rơi phe ly khai", Andrei Kolesnikov, một trong số các nhà báo Nga hiểu rõ ông Putin nhận định.





Báo Nga: Nhóm lính Ukraine bị bao vây thương lượng đầu hàng phe ly khai

Báo Nga: Nhóm lính Ukraine bị bao vây thương lượng đầu hàng phe ly khai
Nhóm lớn quân đội và lực lượng an ninh Ukraine bị vây ở phía nam khu vực Lugansk đã bắt đầu đàm phán với lực lượng dân quân về những điều kiện đầu hàng của họ, đại diện phe ly khai nói với phóng viên RIA Novosti hôm Chủ nhật tại trụ sở của lực lượng này.

Nhóm binh sĩ Ukraine đang ở khu vực Sverdlovsk thuộc Lugansk, giữa các làng Panchenkova và Biryukova ở một bên, bên kia là biên giới với Nga.


"Lương thực thực phẩm, nước uống và nhiên liệu ở chỗ các binh sĩ này đã cạn kiệt, còn đạn dược của vũ khí cá nhân chỉ đủ cho vài ngày giao tranh. Họ bắt đầu thương lượng với chúng tôi. Đề nghị của họ là họ sẽ phá hủy toàn bộ thiết bị quân sự (khoảng 70 đơn vị), giao nộp súng đạn, còn chúng tôi sẽ thả họ ra khỏi vòng vây cho về lãnh thổ Ukraine", đại diện dân quân cho biết.


Theo lời ông này, phía dân quân không chấp thuận những điều kiện như vậy. Một trong những đòi hỏi chính của lực lượng dân quân là các binh sĩ phải để lại nguyên trạng tất cả các thiết bị và giao nộp cùng với súng đạn.


Trong một diễn biến đáng chú ý, 5 dân tay súng phe ly khai Ukraine bị thương tại Shahtersk thuộc khu vực Donetsk vào ngày thứ Bảy trong quá trình giao tranh, tiêu hủy một số chiến xa của Ukraine, Tiếng nói nước nga dẫn thông báo trên microblog Twitter của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng cho biết


Trước đó được biết một nhóm quân lớn của công lực Ukraine đã bao vây khu vực các thành phố Torez và Shahtersk. Cũng vào tối thứ Bảy, cư dân Donetsk đã phải bất an vì vụ nổ ở điểm Marinka phía tây thành phố.




Bị vây chặt ở Lugansk, lính Ukraine cạn lương xin ra hàng

Bị vây chặt ở Lugansk, lính Ukraine cạn lương xin ra hàng

Lính Ukraine từng nhiều lần phàn nàn về tình trạng thiếu lương thực và quân trang. (Ảnh: freerepublic.com)



Theo Đài Tiếng nói nước Nga, đại diện quân ly khai ở miền Đông Ukraine ngày 3/8 thông báo với hãng thông tấn RIA Novosti, rằng nhóm đông binh sỹ và lực lượng an ninh Ukraine bị bao vây ở phía Nam khu vực Lugansk đã bắt đầu đàm phán với quân ly khai về những điều kiện đầu hàng.

Nhóm binh sỹ Ukraine đang ở khu vực Sverdlovsk thuộc Lugansk, giữa các làng Panchenkova, Biryukova và biên giới với Nga.


Đại diện quân ly khai cho biết: "Lương thực thực phẩm, nước uống và nhiên liệu ở chỗ các binh sỹ này đã cạn kiệt, còn đạn dược của vũ khí cá nhân chỉ đủ cho vài ngày giao tranh. Họ bắt đầu thương lượng với chúng tôi. Đề nghị của họ là họ sẽ phá hủy toàn bộ thiết bị quân sự (khoảng 70 đơn vị), giao nộp súng đạn, còn chúng tôi sẽ thả họ ra khỏi vòng vây cho về lãnh thổ Ukraine."


Theo lời đại diện này, phía dân quân không chấp thuận những điều kiện như vậy. Một trong những đòi hỏi chính của lực lượng dân quân là các binh sỹ phải để lại nguyên trạng tất cả các thiết bị và giao nộp cùng với súng đạn./.



Sao Việt trên giường, ai sexy hơn?

Sao Việt trên giường, ai sexy hơn?
© 1999 - 2013 Báo Lao Động - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. All rights reserved.

Tòa soạn 51 Hàng Bồ Hà Nội

Giấy phép số: 221/GP-BVHTT • Tổng Biên tập: Trần Duy Phương.

Địa chỉ liên hệ: Số 167/15, Tây Sơn, Hà Nội, Việt Nam.• ĐT: 04-35335238 • Fax: 04-35332815

Email: toasoan@laodong.com.vn

Chuyển nhượng 3/8: Arsenal tranh giành Hummels với M.U

Chuyển nhượng 3/8: Arsenal tranh giành Hummels với M.U

Theo thông tin đăng tải trên trang El Confiencial, ban lãnh đạo Real sẵn sàng đàm phán bán Khedira ở mùa hè 2014. Lý do buộc CLB Hoàng gia phải để tuyển thủ người Đức ra đi, bởi hợp đồng hiện tại của anh sẽ hết hạn vào năm 2015. Nếu không thể bán Khedira trước khi phiên chợ hè 2014 đóng cửa, Real sẽ mất trắng anh vào năm tới.











Chuyển nhượng 3/8: Arsenal tranh giành Hummels với M.U


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.