Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Đề xuất chi “tiền tươi” ngân sách xử lý nợ xấu: Vì sao lại là DNNN?

Đề xuất chi “tiền tươi” ngân sách xử lý nợ xấu: Vì sao lại là DNNN?
Nếu dùng ngân sách để xử lý nợ xấu với mục đích kích thích lưu thông dòng vốn và vực dậy nền kinh tế, tại sao lại không chọn khu vực sử dụng vốn vay hiệu quả như khối doanh nghiệp tư nhân mà lại là doanh nghiệp nhà nước?

Nợ xấu được ví là “vật ngáng đường” của dòng chảy vốn, khiến nền kinh tế khó lấy lại đà tăng trưởng và cần xử lý nhanh. Vì vậy, một khoản tiền tươi từ ngân sách rót ra cũng là hợp lẽ, nhưng khoản tiền đó đổ vào đâu để mang lại hiệu quả cao nhất thì phải tính, chứ không nhất thiết phải là xử lý nợ xấu cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN).


Vì sao lại là doanh nghiệp nhà nước?


Trong báo cáo về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ trình lên Ủy banThường vụ Quốc hội mới đây, bất ngờ có kiến nghị xem xét dành một phần chi ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu của các DNNN.


Theo tính toán của các chuyên gia thì nợ xấu và nợ cơ cấu lại của khu vực DNNN năm 2012 khoảng hơn 73.000 tỷ đồng (bao gồm các khoản nợ của Vinashin). Các khoản nợ xấu này cũng được đánh giá là rất khó giải quyết bởi giá trị đã giảm mạnh do kinh tế gặp khó khăn.


Vì vậy, các khoản nợ của DNNN vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn...


Mặc dù đây mới chỉ là đề xuất, còn phải đợi ý kiến của Bộ Tài chính xem có thể cân đối được ngân sách hay không và Quốc hội có thông qua phương án này không, nhưng đã vấp phải nhiều ý kiến phản biện.


Đồng tình rằng nợ xấu tắc lắm, không có tiền tươi sẽ rất khó thông, không có lối thoát, nhưng tại sao lại là DNNN mà không phải là doanh nghiệp tư nhân hay những khoản nợ xấu có triển vọng nhất?


Lý giải về đề xuất này của Bộ Kế hoạch và đầu tư, TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính quốc gia, cho rằng không thể dùng ngân sách đại trà tràn lan được. Vì ngân sách hạn hẹp, nên đối tượng xử lý nợ xấu cũng sẽ là DNNN.


Nhưng ngân sách thực tế là tiền thuế của dân, doanh nghiệp tư nhân đóng góp tốt cho tăng trưởng của nền kinh tế sao lại không được ưu tiên xử lý nợ xấu để nền kinh tế phục hồi?


“Đúng là ngân sách là tiền thuế của dân nhưng Nhà nước đã quản rồi. Việc lựa chọn DNNN vì đây là doanh nghiệp của họ”, ông Kiêm giải thích thêm.


Cách nghĩ này không sai, DNNN bao giờ cũng phải được ưu tiên hơn so với khu vực doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, trong lúc “nước sôi lửa bỏng” như hiện nay, cần gấp rút xử lý nợ xấu để khơi thông dòng chảy của vốn, kích thích nền kinh tế tăng trưởng và nguồn ngân sách eo hẹp thì cần phải tính đến bài toán hiệu quả.


Cuộc chơi sẽ không cân sức


Tuy vậy, ông Kiêm cũng cho rằng, nếu có dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu cho DNNN thì cũng phải tính đến những dự án hiệu quả chứ không thể đổ tiền tràn lan được.


“Những khu vực sai phạm, làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của các DNNN như Vinalines với cái ụ nổi 83M, sai phạm tài chính ở Vinashin, Agribank với sai phạm trong hoạt động tín dụng hàng nghìn tỷ đồng… chắc chắn là không được chi tiền ngân sách để xử lý nợ xấu. Điều này sẽ không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn là đổ vốn vào nơi không hiệu quả”, ông Kiêm bình luận.


Về vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, cho rằng việc dùng một phần ngân sách để xử lý nợ xấu cũng là hợp lý, tuy nhiên, để dành xử lý nợ xấu cho DNNN thì không hợp lẽ bởi 2 lý do.


Thứ nhất, nợ xấu của các DNNN chủ yếu nằm ở các ngân hàng thương mại Nhà nước và nhiều khoản nợ có liên quan đến sai phạm trong hoạt động kinh doanh. Nên xét về hiệu quả sử dụng vốn thì việc đổ tiền vào đây là chưa đúng địa chỉ.


“Trước đây, chính những doanh nghiệp này đã làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của ngân sách nhà nước, nay lại đổ tiền vào giúp họ xử lý nợ xấu sẽ khiến dư luận bất bình và mục tiêu kích thích nền kinh tế tăng trưởng sẽ khó đạt được”, ông Hiếu bình luận.


Theo ông Hiếu, nếu có một khoản tiền dành cho xử lý nợ xấu, chúng ta nên ưu tiên cho khu vực doanh nghiệp tư nhân và những dự án hiệu quả. Với việc sử dụng vốn vay hiệu quả, quản trị tốt hơn DNNN sẽ góp phần kích tích tăng trưởng kinh tế.


Thứ hai, việc chỉ xử lý nợ xấu cho DNNN sẽ vô tình tạo ra sự đối xử bất công trong hệ thống ngân hàng. Bởi vì, khi xử lý những khoản nợ xấu cho DNNN thì một nhóm ngân hàng chuyên cho vay khách hàng này, mà chủ yếu là mấy ngân hàng thương mại Nhà nước, sẽ giảm được tỷ lệ nợ xấu. Điều này sẽ là bất công cho những ngân hàng khác.


“Giảm được nợ xấu trong thời điểm này có ý nghĩa rất lớn với các ngân hàng, vì không phải trích lập dự phòng, họ sẽ có thêm một khoản tiền để cho vay. Quan trọng hơn, họ không phải mất chi phí cho khoản tiền nằm chết một chỗ không có khả năng sinh lời. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho họ trong việc tăng lợi nhuận do giá vốn vào được giảm xuống mà lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên”, ông Hiếu phân tích.


Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Mai, cho biết dự tính năm 2014 thu ngân sách sẽ vượt dự toán khoảng 9%, nhưng vẫn không cân đối được nguồn để tăng lương cho năm 2015 vì có 3 việc cần phải làm ngay, đó là, trả nợ nước ngoài, bù giảm thu ngân sách cho địa phương và chi cho an sinh xã hội.


Nói như vậy, khả năng để cân đối một khoản cho xử lý nợ xấu sẽ rất khó khăn và nếu có thì cũng sẽ là giảm bớt nguồn chi cho một khoản nào đó. Nếu như vậy, việc sử dụng nguồn vốn này để xử lý nợ xấu sao cho hiệu quả là việc cần phải tính toán kỹ càng.


Theo ông Hiếu, để vừa có thể công bằng, vừa sử dụng vốn hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu, Chính phủ có thể tính đến phương án chọn những gói nợ xấu có hiệu quả, doanh nghiệp có khả năng phục hồi, trả nợ… của tất cả các ngân hàng thương mại. Như vậy, hiệu quả đạt được sẽ rất khả quan.





Cấp cứu 1 học sinh bị đâm thủng âm đạo

Cấp cứu 1 học sinh bị đâm thủng âm đạo

Bệnh nhi là bé N.T.U.N. (học sinh lớp 8 của một trường ở Đồng Nai), nhập viện trong tình trạng âm hộ bị chảy máu liên tục.


ThS.BS Phạm Ngọc Thạch - phó khoa niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2, phẫu thuật viên chính - cho biết: “Qua thăm khám lâm sàng, vết thương rất sắc gọn do bị vật nhọn đâm, kéo dài từ tầng sinh môn hướng lên âm đạo, bàng quang, ngay sát bên cạnh trực tràng. Máu ở âm đạo chảy ra liên tục. Bệnh nhi bị tổn thương rất nặng tầng sinh môn. Âm đạo và bàng quang bị thủng”.


Mẹ của bé N. cho biết khoảng 20g ngày 8-10, trên đường đi học thêm về, bé N. được một bạn gái cùng lớp chở về bằng xe đạp. Do yên sau bị hỏng nên bé N. đứng trên xe, hai tay vịn vào vai bạn. Khi thấy hai thanh niên bịt mặt đi xe máy chạy gần và đụng vào mông mình, bé chỉ thấy hơi tê tê. Nhưng khi xuống xe thì bé N. hoảng hốt khi thấy máu chảy nhiều phía sau mông.


Người dân quanh đó vội đưa bé N. đi cấp cứu.


“Con tôi nói không có thù ghét gì với ai trong lớp. Hai người thanh niên đó bé cũng không biết là ai vì bịt kín mặt mũi. Trước giờ ở trường của bé chưa có trường hợp nào bị như vậy” - mẹ của bé nói.


Do vết thương quá sâu, bé N. tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Đồng Nai và khi đặt sonde tiểu thì phát hiện có máu trong nước tiểu. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ khoa niệu đã mất ba giờ khâu lại âm đạo, bàng quang, dẫn lưu vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.


“Đây là trường hợp hiếm gặp. Vết thương sâu tới 15cm, rộng 2cm. Vết thương này chắc chắn do vật rất sắc nhọn đâm theo chiều dọc gây ra” - bác sĩ Bùi Hải Trung, một trong hai phẫu thuật viên, cho biết.



Thanh Hóa: Nắn cong đường để qua nhà nguyên phó chủ tịch tỉnh

Thanh Hóa: Nắn cong đường để qua nhà nguyên phó chủ tịch tỉnh

Kiến nghị nắn đường để "ông" mở ngõ


Ngày 7.7.2005, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt mặt bằng quy hoạch thi công đường Dương Đình Nghệ kéo dài số 87/XD-UB. Theo đó, đường có chiều rộng 32m và “phù hợp quy hoạch chi tiết khu Nam Ngạn - Cầu Hạc - P.Thanh Hoá”. Bình đồ tuyến thi công tỉ lệ1/500 đã được ông Lê Thế Bắc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt. Theo thiết kế thi công này thì lô đất nhà ông Nguyễn Văn Thát - nguyên Phó Chủtịch UBND tỉnh Thanh Hoá nằm trong quy hoạch đường, ông có thể mở cổng thẳng ra đường 32m này.


Do điều chỉnh lại kinh phí, ngày 29.6.2010, ông Nguyễn Xuân Phi - Chủ tịch UBND TP.Thanh Hoá - đã ký duyệt điều chỉnh lại bình đồ tuyến 1/500 trên cơ sở bình đồ 87/XD-UB nói trên. Theo đó, mặt cắt ngang sẽ rút xuống 26m, tim đường giữ nguyên, thu hẹp mỗi bên 3m. Bình đồ tuyến thi công này được điều chỉnh dựa trên Quyết định (QĐ) số 1700/QĐ-UBND ngày 20.5.2010 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Ngay sau đó, UBND TP.Thanh Hoá đã ra các QĐ phê duyệt dự toán bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất phục vụ giải phóng mặt bằng làm đường. Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành, UBND tỉnh, Sở Xây dựng, UBND TP.Thanh Hoá cũng có nhiều văn bản chỉ đạo nhanh chóng đẩy mạnh thi công theo bình đồvà các QĐ trên.


Tuy nhiên, với bình đồ thi công mới này, lô đất nhà ông Thát chỉ còn có lối ra đường Dương Đình Nghệ kéo dài là 2,5m, không thoả mãn ý định mở ngõ rộng ít nhất 6m của ông. Do vậy, ngày 30.9.2013, ông đã có đơn “kiến nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết đường Dương Đình Nghệ kéo dài...”. Theo đó, ông Thát kiến nghị “chủ tịch tỉnh cho xem xét điều chỉnh chi tiết đoạn này để tôi có cổng ra đường Dương Đình Nghệ ít nhất 6m”.


Mọi quan điểm đều sụp đổ vì đơn “nắn cong đường”


Mọi việc bắt đầu rối tung từ ngày có đơn xin “nắn đường” nói trên của ông phó chủ tịch tỉnh về hưu. Ngày 4.10.2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá - ông Nguyễn Ngọc Hồi - có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 8177/UBND-CN giao UBND TP.Thanh Hoá “nghiên cứu, giải quyết đơn kiến nghị của ông Nguyễn Văn Thát”.


Ngay sau đó là hàng loạt cuộc họp, hội nghị nhằm nắn cong đường theo đề nghịcủa ông Thát. Ngày 31.12.2013, ông Đào Trọng Quy - Chủtịch UBND TP.Thanh Hoá - ký duyệt báo cáo chủ tịch tỉnh với nội dung thống nhất với đề nghị nắn đường vô lý nói trên.Theo tinh thần của văn bản báo cáo này thì mọi QĐ trước kia của chủ tịch UBND tỉnh cũng như các cơ quan tham mưu, trong đó có hồ sơ quy hoạch chi tiết đã được các cấp phê duyệt tại mặt bằng số87/XD-UB của UBND tỉnh và mặt bằng số1070XD-UBTH của UBND TP.Thanh Hoá đều... xếp xó.


Mọi quan điểm chỉ đạo, tinh thần khách quan trước đó đều bị đổ sụp trước lá đơn vô lý của nguyên phó chủ tịch tỉnh. Các cơ quan tham mưu như SởXây dựng, UBND TP.Thanh Hoá, Sở KHĐT, Sở GTVT, Viện Quy hoạch xây dựng Thanh Hoá đều mâu thuẫn với những gì đã ký duyệt trước ngày có đơn kiến nghị “nắn” cong đường của ông Thát.


Gần đây nhất, ngày 21.8.2014, ông Nguyễn Đức Công - Phó Chủ tịch UBND TP.Thanh Hoá - có văn bản số2649/UBND-QLĐT gửi Sở Xây dựng vềviệc thoả thuận duyệt bình đồ tuyến điều chỉnh theo ý đồ của ông Nguyễn Văn Thát. Ngày 2.10, Phó GĐ Sở Xây dựng Đào Vũ Việt đã ký thống nhất với đề xuất trên.


Vậy nhưng, ngày 24.9.2014, ông Đào Trọng Quy - Chủ tịch UBND TP.Thanh Hoá - vẫn ký QĐ số 8593/QĐ-UBND phê duyệt phương án bố trí tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại phường Đông Thọ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường Dương Đình Nghệ kéo dài. QĐ này vẫn giữ nguyên căn cứ từ mặt bằng quy hoạch 1070 trước kia. Ông Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường Đông Thọ - cho biết, phường không đồng ý với đơn của ông Thát do đó không đồng ý chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt chỉ vì cá nhân hộ gia đình ông Thát.



Tin bài nổi bật




  • Nữ sinh lớp 9 bị hai thanh niên bịt mặt dùng dao rạch mông




  • Hôm nay, tàu Sunrise 689 sẽ cập bến Vũng Tàu




  • Hải trình kinh hoàng trong tay cướp biển




  • Đã nhận dạng được cả 3 thi thể công dân Việt Nam thiệt mạng trên chuyến bay MH17




  • Quảng Bình: Xe ô tô đầu kéo đâm trực diện xe máy, 2 người chết




  • Dòi lúc nhúc trong hàng nghìn chai mắm tôm




  • Quảng Bình: Một hành khách đột tử trên xe khách




  • “Giúp” người dân kê khống, cán bộ vào tù






Trung Quốc lại xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

Trung Quốc lại xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

(PL)- Trước việc mạng Tin tức Hải Nam (Trung Quốc) vừa đưa tin Trung Quốc đã hoàn tất việc mở rộng cảnh quan, xây dựng đường băng cùng các trang thiết bị hỗ trợ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.


Ngày 9-10, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hành động trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.


Theo ông Lê Hải Bình, hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc ký tháng 10-2011. Hành động này đồng thời đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; vi phạm luật pháp quốc tế và tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.


“Hành động nêu trên của Trung Quốc là vô giá trị, không thể làm thay đổi thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự….” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh.


TLL




Nga phải ra tối hậu thư cho Pháp vụ giao tàu Mistral

Nga phải ra tối hậu thư cho Pháp vụ giao tàu Mistral

Nga đã có vẻ sốt ruột trước thái độ lừng khừng của Pháp trong vụ giao tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga Alexander Lukashevich đã ra tối hậu thư cho Pháp để giải quyết dứt điểm việc này.



Đây là thời điểm Pháp cần thể hiện sự quyết tâm của mình về vấn đề tàu chở trực thăng Mistral, ông Lukashevich cho biết. "Đã có quá nhiều thông báo từ Bộ quốc phòng Pháp và Bộ ngoại giao Pháp về vụ tàu Mistral, nhưng hợp đồng đã ký thì cần phải được thực hiện", ông Lukashevich nói. "Một khoản tiền đã được Nga trả cho Pháp để thực hiện hợp đồng này"


"Nếu phía Pháp có lựa chọn mới, không cần phải dùng đến việc lời qua tiếng lại. Pháp nên làm theo đúng suy nghĩ của mình. Vào mùa hè, họ đã có một số tuyên bố còn giờ thì lại nói khác. Còn nếu Pháp chọn không (giao tàu), tiền phải trả lại cho nước Nga".


Vào tháng 6.2011, Nga và Pháp đã ký một thỏa thuận trị giá 1,6 tỉ USD để Pháp đóng hai tàu lớp Mistral và chuyển giao công nghệ cho Nga. Chiếc đầu tiên có tên Vladivostok được dự kiến ​chuyển đến Nga vào cuối năm nay và chiếc thứ hai có tên Sevastopol sẽ được hoàn thành vào năm 2015.


Hồi đầu tháng 9, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố Paris có thể hủy việc giao tàu cho Nga nếu khủng hoảng tại Ukraine tiếp diễn. Điện Kremlin đã cảnh báo điện Elysee rằng nếu không hoàn thành hợp đồng, Pháp sẽ phải bồi thường lớn cho Nga. Do vậy, Pháp không đả động thêm việc này và vẫn tích cực huấn luyện thủy thủ Nga sử dụng tàu Mistral.


Đến đầu tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian khi làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Lầu 5 góc đã cho biết: "Quyết định (giao tàu) sẽ được đưa ra tại thời điểm chuyển giao. Nó sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 10 (hoặc) đầu tháng 11".


Chính thái độ lấp lửng của Pháp khiến Nga hết sức khó chịu và họ ra tối hậu thư muốn Pháp quyết định dứt khoát để dễ bề xử lý mọi việc. Trong trường hợp Pháp không tôn trọng hợp đồng thì Paris sẽ phải trả tiền cọc cho Nga đồng thời chịu khoản phạt rất lớn vì phá ngang hợp đồng. Ngoài ra, tàu Mistral đã đóng xong cũng phải phá bỏ để trả Nga phần đuôi do Nga đóng.


Nhưng thiệt hại nặng nhất cho Pháp vẫn là uy tín trong nền công nghiệp quốc phòng. Các chuyên gia trong nước đã cảnh báo điện Elysee sẽ phải trả giá đắt nếu không tôn hợp đồng vũ khí với Nga. Các bạn hàng vũ khí sẽ quay lưng với Pháp.



Anh Tú (theo Itar Tass)



“Tôi không nghĩ U-19 thua đến 6 bàn...”

“Tôi không nghĩ U-19 thua đến 6 bàn...”

Vòng loại Euro 2016



11/10 01:45 Latvia - Iceland


11/10 01:45 Hà Lan - Kazakhstan (QPVN)


11/10 01:45 Thổ Nhĩ Kỳ - CH Czech (HTV9)


11/10 01:45 Bỉ - Andorra


11/10 01:45 Síp - Israel


11/10 01:45 Xứ Wales - Bosnia


11/10 01:45 Bulgaria - Croatia


11/10 01:45 Ý - Azerbaijan


11/10 01:45 Malta - Na Uy


11/10 23:00 Ireland - Gibraltar


11/10 23:00 Scotland - Georgia


11/10 23:00 Romania - Hungary (HTV9)


11/10 23:00 Armenia - Serbia (QPVN)


12/10 01:45 Albania - Đan Mạch


12/10 01:45 Phần Lan - Hi Lạp (QPVN)


12/10 01:45 Bắc Ireland - Đảo Faroe


12/10 01:45 Ba Lan - Đức (HTV9)





VCK U-19 châu Á



10/10 16:00 Uzbekistan - Indonesia


10/10 16:00 Iraq - Oman


10/10 19:00 Triều Tiên - Qatar


10/10 19:00 Úc - UAE


11/10 16:00 Việt Nam - Nhật Bản (VTV6)


11/10 16:00 Yemen - Iran (VTV2)


11/10 19:00 Thái Lan - Myanmar


11/10 19:00 Trung Quốc - Hàn Quốc


12/10 16:00 Indonesia - Úc


12/10 16:00 Oman - Triều Tiên


12/10 19:00 Qatar - Iraq


12/10 19:00 UAE - Uzbekistan


13/10 16:00 Hàn Quốc - Nhật Bản (VTV2)


13/10 16:00 Trung Quốc - Việt Nam (VTV6)


13/10 19:00 Myanmar - Iran


13/10 19:00 Thái Lan - Yemen


14/10 16:00 Iraq - Triều Tiên (VTV2)


14/10 16:00 Qatar - Oman (VTV6)


14/10 19:00 Uzbekistan - Úc


14/10 19:00 UAE - Indonesia




Trẻ bị ho: Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm

Trẻ bị ho: Mẹo dân gian giúp trị ho dứt điểm

Trẻ bị ho khiến cha mẹ lo lắng. Theo Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), không chỉ người dân mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng lạm dụng thuốc kháng sinh. Ho ở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiều nhất.


Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau:


Nước vo gạo và rau diếp cá


Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.


Trẻ bị ho: Mẹo dân gian giúp trị ho an toàn mà dứt điểm


Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn


Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10-15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.


Cây xương sông


Lá xương sông nên sử dụng búp lá non, không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn chữa khản tiếng do viêm thanh quản. Lá xương sông có thể kết hợp cùng lá hẹ: rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với đường. Hấp cách thủy, rồi để nguội cho trẻ uống trong ngày.


Củ nghệ tươi


Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.


Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái)


Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái)


Quất xanh


2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.


Hạt quả quất xanh


Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.


Lê + đường + xuyên bối


Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.


Nước củ cải luộc


Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.


Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ


Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ


Hoa hồng bạch


Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần.


Nước tỏi hấp trị ho cho trẻ


Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.


Tỏi và mật ong


Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.


Lá hẹ và đường phèn


Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.


Đu đủ chín


Một quả đu đủ gọt bỏ vỏ (lưu ý là đu đủ chín cây), cho 100ml mật ong vào, sau đó đun lên để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.


Trà cam thảo


Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.


Húng chanh và quất


Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.


An Nguyên (Tổng hợp)



Cận cảnh xe mô tô đặc chủng của CSGT dẫn đoàn

Cận cảnh xe mô tô đặc chủng của CSGT dẫn đoàn

Bánh xe trước khá lớn.


Thiếu tá Tạ Ngự Long, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông dẫn đoàn số 1, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an cho biết: "Để bảo đảm cho công tác dẫn đoàn được tốt, lãnh đạo đơn vị đã giao cho mỗi cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị 1 chiếc xe mô tô 750 phân khối, tự bảo quản, sửa chữa, lau chùi thường xuyên".



"Bất cứ lúc nào có lệnh cấp trên là sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Do vậy, hàng ngày từng cán bộ, chiến sỹ đều dành thời gian để kiểm tra, vận hành thử, lau chùi từng con ốc, thiết bị cho chiếc xe của mình, nên xe mô tô, ô tô lúc nào cũng sáng bóng, sạch sẽ"


Theo Thiếu tá Long, đối với những chiếc xe mô tô 750 phân phối nặng hơn 200kg, vận hành rất khó nên cán cán bộ, chiến sỹ được giao xe phải có sức khỏe, cao to mới đảm nhận được. Hàng năm, đơn vị còn được Công ty Honda Việt Nam mở các lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng xe để phục vụ công tác dẫn đoàn đảm bảo tuyệt đối an toàn.


“Chỉ tính riêng trong năm 2013, đơn vị chúng tôi đã dẫn tuyệt đối an toàn cho hơn 200 đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam.


Từ năm 2012 đến nay, tập thể đơn vị liên tục được Bộ Công an tặng Bằng khen; 52 lượt cán bộ, chiến sĩ được Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen, giấy khen”, Thiếu tá Long nhấn mạnh.


Cùng báo điện tử Gia đình Việt Nam ngắm từng chi tiết của chiếc xe mô tô khủng của Đội Cảnh sát giao thông dẫn đoàn, C67, Bộ Công an:


Cận cảnh xe mô tô khủng của CSGT dẫn đoàn


Cận cảnh xe mô tô khủng của CSGT dẫn đoàn



Phần tay lái và kiếng chiếu hậu.


Phần tay lái và kiếng chiếu hậu.


 Xe được trang bị thêm đèn quay, còi ưu tiên


Xe được trang bị thêm đèn quay, còi ưu tiên

2 hộc để đồ 2 bên sơn mầu trắng


2 hộc để đồ 2 bên sơn mầu trắng


Bánh xe trước khá lớn.


Bánh xe trước khá lớn.



Động cơ mô tô 750 phân khối


Động cơ mô tô 750 phân khối





Honda CB 750, 4 xi lanh, cung cấp hai tính năng chưa từng có, một phanh đĩa phía trước và một động cơ -4 thẳng ngang với một trục cam trên không.


Honda CB 750, 4 xi lanh, cung cấp hai tính năng chưa từng có, một phanh đĩa phía trước và một động cơ -4 thẳng ngang với một trục cam trên không.







Động cơ 750 phân khối mạnh mẽ.


Động cơ 750 phân khối mạnh mẽ.



Kính chiếu hậu.


Kính chiếu hậu.





Đồng hồ


Đồng hồ




Bình xăng


Bình xăng



. Hàng năm, đơn vị còn được Công ty Honda Việt Nam mở các lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng xe để phục vụ công tác dẫn đoàn đảm bảo tuyệt đối an toàn.


Do xe khá nặng và vận hành khó khăn, hàng năm, các chiến sỹ CSGT còn được Công ty Honda Việt Nam mở các lớp tập huấn về kỹ năng sử dụng xe để phục vụ công tác dẫn đoàn đảm bảo tuyệt đối an toàn.


Xuân Hải - Hồng Hạnh



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.