Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Biểu tình ở Pháp phản đối hành động sai trái của Trung Quốc

Biểu tình ở Pháp phản đối hành động sai trái của Trung Quốc

Cộng đồng người Việt tại Pháp biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. (Ảnh: Bích Hà/Vietnam+)



Chiều 16/5, gần 2.000 người Việt Nam tại Pháp cùng các bạn bè Pháp yêu chuộng hòa bình và công lý đã hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức Collectif Vietnam, một tổ chức tập hợp tất cả các hội, đoàn của người Việt Nam tại Pháp, tham gia cuộc biểu tình tại Paris chống lại các hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc, bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam.

Đa số những người tham gia cuộc biểu tình là các bạn thanh niên, sinh viên đang sinh sống và học tập tại Pháp, những người căng tràn sức sống và nhiệt huyết. Bên cạnh đó, cũng có nhiều rất nhiều mái tóc đã điểm bạc.


Đó là các kiều bào đã sống những năm tháng sục sôi của các cuộc biểu tình chống đế quốc Mỹ trước đây giữa lòng thủ đô nước Pháp, đòi độc lập tự do cho Việt Nam, hôm nay một lần nữa họ lại xuống đường đòi công lý cho Việt Nam.


Cuộc biểu tình diễn ra tại Quảng trường Trocadéro, nằm rất gần tháp Eiffel, ở trung tâm thủ đô Paris. Cả một khu vực rộng lớn rực rỡ cờ và biểu ngữ được viết bằng nhiều thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Trung, đã thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân Pháp và rất nhiều du khách nước ngoài.


Những người biểu tình đã nắm tay và hô vang khẩu hiệu: "Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng thềm lục địa của Việt Nam," "Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp quốc tế," "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam."


Khi Quốc ca Việt Nam và các ca khúc cách mạng vang lên cũng là khi một rừng cờ đỏ sao vàng được giương cao, phấp phới tung bay trong gió tại một trong những quảng trường lớn và đẹp nhất Paris. Cảnh tượng đó thực sự gây xúc động đối với bất kỳ người con nào sống xa Tổ quốc.


Anh Lê Trung Tĩnh, một trong những thành viên ban tổ chức, cho biết cuộc biểu tình lần này mang một ý nghĩa lớn là nhằm phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam. Hành động này cho thấy Trung Quốc đã đi ngược lại những công ước đã ký kết. Ngoài ra cuộc biểu tình cũng thể hiện sự đoàn kết nhất trí của người Việt ngoài nước với người Việt trong nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền".


Tại cuộc biểu tình, nhiều người Pháp đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với Việt Nam. Bà Hélène Luc, Thượng nghị sĩ danh dự, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), đã tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam. Bà nói: "Tôi phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan tại khu vực là vùng biển của Việt Nam mà họ đã chiếm đóng từ năm 1974. Thông qua Hội hữu nghị Pháp-Việt, chúng tôi đã ra Tuyên bố, yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi khu vực này và ngừng tiến hành các hành động khiêu khích, các hành động xâm lược.


Trung Quốc đã tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Trung Quốc cũng đã ký Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC), hành động này của Trung Quốc đi ngược lại với các chính sách hòa bình và hợp tác mà Trung Quốc đã ký với Việt Nam."


Bà cũng cho biết bà đến tham gia cuộc biểu tình là để bày tỏ những tình cảm hữu nghị và đoàn kết của mình với Việt Nam, những tình cảm mà bà đã nuôi dưỡng và giữ gìn trong hàng chục năm kể từ những năm tháng đàm phán Hiệp định Paris.


"Tôi thấy Việt Nam đã thể hiện thiện chí của mình trong việc mong muốn giải quyết hòa bình vụ việc, Trung Quốc cần phải thể hiện cách ứng xử giống như Việt Nam. Hiện nay, bạo lực đang leo thang ở rất nhiều nơi trên thế giới, như tại Ukraine, chính vì vậy không nên biến Đông Nam Á thành một khu vực gia tăng căng thẳng và bạo lực", bà nhấn mạnh.


Ông André Mendras, người Pháp đầu tiên được trao quốc tịch Việt Nam, và có tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết, lên án việc Trung Quốc đã dùng tàu của mình để đâm vào tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Ông cho biết: "Một cách rất tự nhiên tôi đến đây là để cùng với cộng đồng Việt Nam và bạn bè Pháp phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây gia tăng căng thẳng trong khu vực.


Hôm nay là một ngày rất đẹp, một ngày của tình đoàn kết, khi tôi thấy các bạn trẻ Việt Nam hết sức sôi động xung quanh mình. Họ phản ứng một cách hòa bình nhưng cương quyết. Hôm nay cũng là một ngày buồn, bởi vì những việc làm của Trung Quốc cho thấy, họ chưa bao giờ từ bỏ chính sách bá quyền nước lớn của mình."


Theo ông, việc làm của Trung Quốc không chỉ liên quan đến Việt Nam mà còn liên quan đến nước Pháp. Ông nêu rõ, vấn đề ở đây không chỉ là chủ quyền của Việt Nam mà còn là tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông. Với tư cách là người Việt Nam và cũng với tư cách là người Pháp, ông phải bảo vệ luật pháp.


Rất nhiều các bạn trẻ tham gia cuộc biểu tình đã bày tỏ tình cảm hướng về quê hương của mình. Theo họ, chính lúc này đây lòng yêu nước của tuổi trẻ được khơi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết và tham gia biểu tình là một cách để họ thể hiện tinh thần yêu nước của mình.


Cùng ngày, hàng trăm người Việt Nam và kiều bào tại Pháp đã xuống đường tuần hành tại nhiều thành phố trên toàn nước Pháp như Strasbourg, Montpellier, Toulouse… Các cuộc biểu tình đều nhằm phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc và làm cho nhân dân Pháp hiểu và ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo./.



New York Times: Trung Quốc rối tung với chính sách đối ngoại

New York Times: Trung Quốc rối tung với chính sách đối ngoại

Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị hỏng nặng do tàu Trung Quốc đâm va. (Ảnh Văn Sơn/TTXVN)



Báo The New York Times ngày 16/5 nhận định Trung Quốc đang rối tung trong các cuộc tranh cãi chủ quyền căng thẳng với Việt Nam và Philippines tại Biển Đông, và với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông.

Trong bối cảnh ấy, hai quan chức hàng đầu của Trung Quốc ngày 15/5 lại đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau về chính sách đối ngoại của nước này.


Trong bài phát biểu tại Hiệp hội Hữu nghị Nhân dân với Nước ngoài ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nói: "Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình, và luôn theo đuổi niềm tin vững chắc vào hòa bình, tình hữu nghị và sự hòa thuận. Người Trung Quốc không có gen xâm lược nước khác hay thống trị thế giới bằng máu, không chấp nhận một logic rằng một quốc gia mạnh cứ phải làm bá chủ, và luôn sẵn sàng sống trong hòa thuận với tất cả người dân trên thế giới trong một sự phát triển hài hòa, cùng nỗ lực vì hòa bình, bảo vệ hòa bình và sống trong hòa bình."


Những bình luận của ông Tập Cận Bình trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố cũng đưa ra cùng ngày của Tổng Tham mưu trưởng quân đội nước này, Tướng Phòng Phong Huy, người đang có chuyến thăm tới Lầu Năm Góc và phát biểu tại cuộc họp báo với Tướng Martin Dempsy, Chủ tịch Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.


Khi được hỏi về những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới giàn khoan, Tướng Phòng Phong Huy nói: "Chúng tôi không gây rắc rối. Chúng tôi không tạo ra rắc rối. Nhưng chúng tôi không sợ rắc rối. Trong những chủ đề, vấn đề liên quan tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quan điểm của chúng tôi là kiên định."


Tướng Phòng Phong Huy nói rằng với vùng lãnh thổ tại các đường biên của Trung Quốc mà thế hệ tổ tiên đã để lại, "chúng tôi không chấp nhận để mất một tấc đất nào"./.



"Trung Quốc không rút giàn khoan, Mỹ cần bố trí quân giúp Việt Nam"

"Trung Quốc không rút giàn khoan, Mỹ cần bố trí quân giúp Việt Nam"

(GDVN)- Mỹ nên điều chỉnh phong cách "điều binh trên giấy" của mình, mặc dù Mỹ không có trách nhiệm giúp Việt Nam phòng thủ nhưng với chính sách tái cân bằng












Học giả Elizabeth Economy.

Thông tấn xã Đài Loan ngày 17/5 dẫn phân tích của Elizabeth Economy và Michael Levi, 2 học giả cao cấp từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ kiến nghị, nếu Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu (rút giàn khoan 981) thì chính phủ Mỹ nên tăng cường bố trí lực lượng hải quân giúp đỡ Việt Nam đồng thời hạn chế, kiểm soát hoạt động của Công ty Dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) - chủ sở hữu giàn khoan 981 tại Mỹ.


Hai học giả này cho rằng tình hình Biển Đông hiện nay đang nghiêm trọng hơn rất nhiều so với trước đây, "hạm đội" tàu Trung Quốc cạnh giàn khoan 981 không chỉ đại diện cho cuộc chiến cướp bóc tài nguyên mà còn là hành động ngày một cứng rắn, thái độ ngang ngạnh trên nhiều phương diện của Trung Quốc mà Mỹ phải đối mặt.


Mặc dù cho đến hiện nay Mỹ vẫn tuyên bố lập trường của mình không nghiêng về bên nào trong các bên tranh chấp ở Biển Đông và hy vọng vấn đề được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, nhưng theo 2 học giả này, chỉ như vậy thôi chưa đủ. Mỹ cần nắm rõ cục diện, kết hợp với ASEAN ngăn chặn các hành động đơn phương, bác bỏ tuyên bố (yêu sách của Bắc Kinh) trên Biển Đông.


Ngoài ra theo Elizabeth Economy và Michael Levi, Mỹ nên điều chỉnh phong cách "điều binh trên giấy" của mình, mặc dù Mỹ không có trách nhiệm giúp Việt Nam phòng thủ nhưng với chính sách tái cân bằng chiến lược châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ cần nhanh chóng ổn định tình hình khu vực trong khi hành động của Trung Quốc đang thách thức chính sách của Mỹ.


Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhấn mạnh cam kết giải quyết vấn đề một cách hòa bình, nếu Trung Quốc không đáp ứng kêu gọi này, chính phủ Mỹ cần tăng cường bố trí lực lượng hải quân giúp Việt Nam, đến lúc đó Mỹ có thể nắm được liệu Bắc Kinh có bản lĩnh như họ nói hay không, đồng thời cũng nhằm giảm căng thẳng, 2 học giả Mỹ kiến nghị.


Ngoài ra Washington cũng cần cân nhắc, hạn chế các hoạt động của CNOOC ở thị trường Mỹ, nếu Hoa Kỳ chỉ "động khẩu bất động thủ", nói mà không làm sẽ ảnh hưởng đến uy tín, năng lực duy trì hòa bình, trật tự quốc tế của mình.




Ý kiến của bạn về bài viết này ...


Xem thêm

Tên lửa nổ, Nga mất vệ tinh

Tên lửa nổ, Nga mất vệ tinh


>> Tên lửa mang vệ tinh mạnh nhất Nga có thể đã rơi


RIA Novosti dẫn nguồn tin trong ngành không gian Nga cho biết nguyên nhân có thể do áp suất giảm đột ngột tại một trong những động cơ đẩy của tên lửa ở giai đoạn tách thứ ba khiến vệ tinh không kịp tách khỏi tên lửa để đi vào quỹ đạo.


Tên lửa phóng đi từ trạm Baikonur trên lãnh thổ Kazakhstan khoảng 4g42 (giờ Việt Nam) và sự cố xảy ra ở tầng khí quyển cao trên lãnh thổ Trung Quốc. “Theo dữ liệu sơ bộ phân tích từ xa, tai nạn xảy ra khi tên lửa ở độ cao 160km và đạt vận tốc 7km/giây trên bầu trời thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Với độ cao này, có thể tin rằng không có gì còn sót lại để rơi xuống mặt đất” - Itar-Tass dẫn nguồn Cơ quan không gian Nga cho biết.


Vệ tinh Express-AM4P có giá trị khoảng 274 triệu USD do Công ty EADS Astrium của châu Âu chế tạo. Tổng trọng lượng của vệ tinh khoảng 5,8 tấn, được phóng lên với mục đích phủ sóng liên lạc trên khắp lãnh thổ Nga và các nước thuộc khối Liên Xô cũ. Đây được xem là vệ tinh liên lạc hiện đại nhất của Nga hiện tại và là vệ tinh thứ ba cùng hệ được phóng lên trong năm nay. Trước đó, tên lửa Proton-M đã mang thành công hai vệ tinh Express AT1 và Express AT vào quỹ đạo.


Toàn bộ tên lửa và vệ tinh đã được bảo hiểm với mức giá khoảng 224,3 triệu USD. Việc bảo hiểm được thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Dmitri Medvedev do một số kinh nghiệm phóng thất bại trong vài năm gần đây.


MINH TRUNG






0


Ý kiến bạn đọc (0) Gửi ý kiến của bạn


Pháp mời cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở Paris

Pháp mời cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở Paris

Truyền thông Trung Quốc cho biết du khách tại Paris trở thành mục tiêu của những kẻ trộm cắp và các nhà chức trách Pháp muốn đảm bảo rằng du khách Trung Quốc cảm thấy an toàn vì họ tiêu khoảng 1.500 euro/người khi tới Paris.


Khoảng 1,4 triệu du khách Trung Quốc tới Paris mỗi năm và chính phủ Pháp hy vong sẽ tăng gấp đôi con số này để giúp giảm thâm hụt ngân sách lên tới 2 tỷ euro.


“Chi tiết về kế hoạch mời cảnh sát Trung Quốc chưa hoàn thành, nhưng họ sẽ tới Paris trong tháng 6 tới”, một nguồn tin của Bộ Nội vụ Pháp tiết lộ. “Hành động này mang tính tượng trưng nhiều hơn là làm nhiệm vụ.”


Khách du lịch Trung Quốc tới Pháp đông thứ hai thế giới sau khách du lịch Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius trước đó đã cắt giảm thời gian cấp visa cho công dân Trung Quốc xuống 48 giờ. Điều này đã giúp tăng lượng đơn xin visa lên 40%.


Tuy nhiên, các hiệp hội du lịch Trung Quốc phàn nàn rằng các công dân của nước này ngày trở thành mục tiêu của nạn trộm cướp bởi vì họ được cho là mang nhiều tiền mặt hơn khách du lịch nước khác.


Jo Huangu, hướng dẫn viên du lịch 36 tuổi đang đi theo một đoàn khách du lịch Trung Quốc bên ngoài cửa hàng Galerie Lafayette ở Paris, cho biết anh nghĩ rằng sáng kiến của các nhà chức trách Pháp sẽ giúp khách du lịch Trung Quốc an tâm hơn.



Xem thêm chủ đề: canh sat trung quoc, du khach trung quoc, nguoi trung quoc, trung quoc, du lich phap, nen du lich phap, du lich nuoc ngoai, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn


Fan Hàn đỏ mặt vì nữ giám đốc khêu gợi trên màn ảnh

Fan Hàn đỏ mặt vì nữ giám đốc khêu gợi trên màn ảnh

Lee Tae Im gây sốc


Trong bộ phim điện ảnh For the Emperor sắp ra mắt ngày 12/6 tới đây, nữ diễn viên Lee Tae Im sẽ vào vai một nữ giám đốc sexy.


Nhân vật của cô có tên Yeon Soo, nữ giám đốc quyến rũ muốn một lần được nắm lấy trái tim của chàng trai nhiều tham vọng Lee Hwan (Lee Min Ki). Cô có mối quan hệ bí mật với chủ tịch của tập đoàn Emperor Capital lớn nhất thành phố biển Busan. Một người phụ nữ có chỗ dựa vững chắc về tiền tài, làm chức vụ giám đốc, lại xinh đẹp và gợi cảm, nhưng không thể lay chuyển trái tim lạnh lùng của Lee Hwan. Cô ăn mặc khêu gợi khoe vòng một nóng bỏng và đôi chân thon thả. Dẫu vậy cô cũng không đạt được mục đích của mình.


Fan Hàn đỏ mặt vì nữ giám đốc khêu gợi trên màn ảnh - 1


Tạo hình khêu gợi của Lee Tae Im trong vai một nữ giám đốc


Chỉ một shoot hình công bố về nhân vật nữ giám đốc sexy, khán giả cũng phần nào cảm nhận được độ hấp dẫn trong chuyện tình tay ba của For the Emperor. Những fan hâm mộ cô nàng cũng đang háo hức chờ ngày được xem phim của thần tượng.


Nữ diễn viên Lee Tae Im hứa hẹn tạo một cú “lột xác” mới mẻ qua hình tượng người phụ nữ sexy, quyến rũ trong dự án phim lần này. Trước đó, cô từng tham gia nhiều dạng nhân vật, từ phát thanh viên đến bác sỹ trong các drama 12 năm gặp lại (phim có Nhã Phương đóng vai phụ), Marry me… Lần này, Lee Tae Im sẽ không còn là một cô gái trong sáng như các bộ phim trước. Cô sẽ thể hiện một vai diễn tham vọng.


Fan Hàn đỏ mặt vì nữ giám đốc khêu gợi trên màn ảnh - 2


Lee Tae Im sẽ thay đổi hình tượng trong bộ phim mới


Bạn diễn chia sẻ về cảnh nóng với Lee Tae Im


Nam diễn viên Lee Min Ki, người đóng cặp với Lee Tae Im trong For the Emperor không ngại chia sẻ về chi tiết nhạy cảm giữa hai người trên phim. Cả hai phải thực hiện cảnh nóng theo yêu cầu kịch bản.


Fan Hàn đỏ mặt vì nữ giám đốc khêu gợi trên màn ảnh - 3


Nam diễn viên Lee Min Ki thẳng thắn nói về quá trình quay cảnh nóng


Lee Min Ki từng có cảnh chăn gối táo bạo với nữ diễn viên Kim Hye Soo hơn anh nhiều tuổi. Khi so sánh cảnh 19+ với hai người đẹp, tài tử này bộc bạch: “Trước đây tôi đã có kinh nghiệm đóng cảnh trên giường với chị Kim Hye Soo trong phim A Good Day to Have an Affair (2007) nhưng lần này mức độ nóng hơn nhiều”.


Anh cũng chia sẻ, cảnh quay với tiền bối Kim Hye Soo không phải là một cảnh sex thuần túy. Nó mang nhiều yếu tố hài hước vui vẻ hơn. Trong bộ phim đó, Kim Hye Soo là người hoàn toàn chủ động. Lee Min Ki như một chàng trai vụng về lần đầu đóng cảnh nóng. Anh chỉ biết phối hợp làm theo. Họ vào vai một cặp đôi chơi đùa thoải mái bên nhau lúc ban ngày. Trái lại, trong For the Emperor, cảnh nhạy cảm với Lee Tae Im mang tính sexy cao độ từ ánh mắt đến những nụ hôn vuốt ve.


Fan Hàn đỏ mặt vì nữ giám đốc khêu gợi trên màn ảnh - 4


Vẻ nóng bỏng của Lee Tae Im trong vai một người phụ nữ xinh đẹp, giàu có


Lee Min Ki khẳng định, anh không bị áp lực vì cảnh chăn gối trên phim. Đạo diễn đã hỗ trợ anh và bạn diễn để họ không quá căng thẳng trước cảnh quay. "Điểm mấu chốt không nằm ở cảnh nóng mà là cảm xúc của nhân vật", anh nhấn mạnh. Tuy nhiên, những hình ảnh khêu gợi của Lee Tae Im có thể sẽ khiến nhiều khán giả khó tính phải đỏ mặt.



Xem thêm chủ đề: phim han, ca si, ca nhac, ngoi sao, bao ngoi sao, giai tri, showbiz, bao, vn


Trung Quốc: Ôm bom lao vào cuộc họp ủy ban

Trung Quốc: Ôm bom lao vào cuộc họp ủy ban

Chính quyền địa phương tỉnh An Huy - Trung Quốc cho biết vụ đánh bom xảy ra lúc 10 giờ ngày 16-5 (giờ địa phương).


Một người dân sống ở ngôi làng Jindu, quận Congyang đã buộc một khối thuốc nổ lên người và xông vào nơi diễn ra cuộc họp đảng ủy của các quan chức ủy ban, sau đó kích hoạt thiết bị nổ.



Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ nổ hôm 16-5. Ảnh: News.cn



Cảnh sát điều tra hiện trường vụ nổ hôm 16-5. Ảnh: News.cn




Hai người thiệt mạng tại chỗ, trong đó có thủ phạm vụ tấn công. Ba nạn nhân khác bị thương được đưa tới bệnh viện điều trị. Trong khi đó, cảnh sát đang điều tra vụ việc.


Được biết, người dân gây ra vụ nổ bom đã nhiều lần xin chính quyền địa phương giải quyết chế độ phúc lợi xã hội cho mình nhưng đều bị từ chối.



Đây là nhà tôi, anh phải rút đi!

Đây là nhà tôi, anh phải rút đi!

Việc Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam những ngày đầu tháng 5 đã làm “nóng” diễn dàn tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, TP HCM của tổ đại biểu Quốc hội số 1 do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu, ngày 16-5.


Thế giới ủng hộ chúng ta


Quá bức xúc trước hành động “nước lớn ăn hiếp nước bé” của Trung Quốc, cử tri Vương Liêm, đại diện cho Hội Người cao tuổi quận 1, nói đây là một việc xâm lấn nghiêm trọng biên cương và vùng hải đảo Việt Nam. Tuy rất bức xúc nhưng cử tri Lê Hồng Lam, quận 1, bày tỏ trong tình hình hiện nay, Đảng và nhà nước ta phải kiên trì đấu tranh bằng ngoại giao và luật pháp quốc tế. “Trung Quốc đang có ý đồ, chúng ta không để mắc mưu, không thể nôn nóng mà dẫn đến chiến sự thì sẽ bất lợi” - ông Lam nhận định.



Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta phải yêu cầu Trung Quốc ra khỏi nhà mình cho bằng được! Ảnh: TẤN THẠNH


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta phải yêu cầu Trung Quốc ra khỏi nhà mình cho bằng được! Ảnh: TẤN THẠNH



Chia sẻ với cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam không chỉ gây bức xúc cho dân ta mà còn gây bức xúc dư luận và cộng đồng quốc tế. Chủ tịch nước cho biết theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc là thành viên thì rõ ràng lô 143 (nơi Trung Quốc đặt giàn khoan 981 - PV) không thể nói là của Trung Quốc được, nó thuộc chủ quyền Việt Nam. “Trung Quốc vào đặt giàn khoan 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì nhất quyết chúng ta phải yêu cầu Trung Quốc ra cho bằng được. Trung Quốc nói Việt Nam rút đi. Nhà tôi sao tôi phải rút, anh phải rút đi chứ, nói nghe không được, không thuận tai! Khi anh chứng minh được với thế giới đây là nhà anh thì anh ở” - Chủ tịch nước tuyên bố.


Về hành xử của Việt Nam trong thời gian qua, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết chúng ta đã tuân thủ đúng luật pháp và thông lệ quốc tế; luôn thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị. “Trong thời gian qua, bà con cô bác có thấy nước nào lên tiếng ủng hộ Trung Quốc không? Rõ ràng là không. Nhiều nước lớn, tổ chức tên tuổi và học giả trên thế giới cũng đã ủng hộ Việt Nam phản đối Trung Quốc vì chúng ta lúc nào cũng hòa hiếu, cư xử đúng mực. Chúng ta không bao giờ hung hăng, không muốn xung đột nhưng không có chuyện nhún nhường hay nhân nhượng vì chủ quyền quốc gia là tối thượng. Chúng ta sẽ làm mọi cách để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.


Tỉnh táo trước thông tin chia rẽ


Việc công nhân ở Bình Dương gây bạo động cũng được nhiều cử tri nhắc đến, Chủ tịch nước cho rằng chuyện này hết sức bất lợi. Việt Nam được thế giới nhận định là điểm đến an toàn, việc làm trên chỉ gây thiệt hại cho chính mình, cho kinh tế đất nước. “Người Việt ai cũng có lòng yêu nước nhưng bà con phải hết sức bình tĩnh trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Phải hết sức tỉnh táo trước những thông tin chia rẽ nội bộ, họ âm mưu “chia để trị”. Chúng ta phải hết sức cảnh giác để không bị kẻ xấu lợi dụng, kích động. Càng khó khăn chúng ta càng phải đoàn kết xung quanh Đảng, nhà nước, Chính phủ; phải thống nhất với nhau một ý chí. Đất nước ta đã có hào quang đó trong những cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc khi trên dưới đồng lòng, đoàn kết thành một khối” - Chủ tịch nước kêu gọi. Chủ tịch nước cũng lưu ý tình hình càng khó thì càng phải hết sức bình tĩnh, có bình tĩnh mới sáng suốt.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng bên cạnh việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước cũng phải ra sức phát triển kinh tế. “Một đất nước nghèo thì không thể có thực lực mạnh. Đất nước yếu thì bị người ta ức hiếp...” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.



Chưa hài lòng thì gửi thư cho Chủ tịch nước


Tại buổi tiếp xúc, cử tri Huỳnh Công Thành, quận 1, kiến nghị chống tham nhũng phải không có vùng cấm; phải xử lý triệt để dù cán bộ cấp cao cỡ nào. “Phải đào tận gốc, trốc tận rễ, đập cho tơi, phơi khô, chứ bây giờ tham nhũng nghiêm trọng lắm rồi” - ông Thành kiên quyết.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết việc đưa một số vụ án tham nhũng lớn ra xét xử đã thể hiện sự kiên quyết chống tham nhũng của Đảng và nhà nước. Gần đây, phán quyết một số bản án hết sức nghiêm khắc, được nhân dân đồng tình, ủng hộ như vụ Vinalines. “Nhân dân theo dõi tình hình, thấy vụ án nào xét xử chưa hài lòng, chưa đúng người đúng tội thì viết thư gửi chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe” - Chủ tịch nước nhắn nhủ.




Ngân hàng Nhà nước: “Sẵn sàng mọi biện pháp ổn định thị trường”

Ngân hàng Nhà nước: “Sẵn sàng mọi biện pháp ổn định thị trường”

Ngân hàng Nhà nước: “Sự bình tĩnh, thận trọng và lòng tin của người dân vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, vào việc điều hành chính sách tiền tệ ổn định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ góp phần quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội đất nước”.


Tối nay (16/5), Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo về việc giữ vững ổn định tiền tệ và hoạt động ngân hàng, sau một số biểu hiện trên thị trường vàng và ngoại hối gần đây.

Thông cáo cho biết, trong những ngày vừa qua, mặc dù có những diễn biến phức tạp về tình hình biển Đông nhưng thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng về cơ bản vẫn tiếp tục ổn định; hệ thống ngân hàng vẫn hoạt động bình thường, an toàn, thông suốt cả trong nước và quốc tế.


Theo Ngân hàng Nhà nước, điều đó thể hiện niềm tin sâu sắc của nhân dân vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đó là: “Giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; chủ trương đề cao nguyên tắc giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế”.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã và đang theo dõi sát tình hình, chủ động và sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tiếp tục giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng. Đồng thời, cơ quan này khẳng định luôn có các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; cũng như góp phần giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.


“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo người dân không nghe tin đồn thất thiệt, xúi bẩy, kích động của các phần tử xấu; cần thận trọng khi quyết định các giao dịch mua, bán ngoại tệ và vàng, tiền gửi để tránh những thiệt hại kinh tế không đáng có cho bản thân và cả xã hội”, thông cáo viết.


Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh rằng: “Sự bình tĩnh, thận trọng và lòng tin của người dân vào đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, vào việc điều hành chính sách tiền tệ ổn định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ góp phần quan trọng để ổn định kinh tế - xã hội đất nước. Đó cũng là thể hiện tinh thần yêu nước của mỗi người dân chúng ta”.



Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Singapore, Nga

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Singapore, Nga
















Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Singapore và Nga. (Ảnh: Minh Châu/TG&VN).


Ngày 16/5/2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc điện đàm với các Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam và Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov.



Tại các cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương với các Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Singapore và Liên bang Nga. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đã thông báo những diễn biến mới về vụ giàn khoan Hải Dương-981, đặc biệt là việc Trung Quốc đã đưa số lượng lớn tàu, trong đó có cả tàu quân sự và tàu hộ vệ tên lửa vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu ra khỏi khu vực vùng biển của Việt Nam. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng thông báo những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam trong việc làm giảm căng thẳng hiện nay.



Bày tỏ quan tâm về tình hình hiện nay ở Biển Đông, các Ngoại trưởng Indonesia, Singapore và Nga cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cần kiềm chế, giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình.



Liên quan đến các cuộc biểu tình vừa qua tại một số địa phương của Việt Nam, tại cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Singapore, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định tình hình tại một số địa phương đã ổn định. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cho biết thêm các hoạt động tuần hành, biểu tình diễn ra vừa qua tại nhiều khu công nghiệp, trong đó có các Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) số 1 và 2 ở Bình Dương, là hành động hoàn toàn tự phát của công nhân nhằm bày tỏ tình cảm yêu nước, phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc khi đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, một số phần tử xấu, quá khích đã kích động, lợi dụng lòng yêu nước của người dân để thực hiện mưu đồ của mình.



Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng khẳng định Việt Nam đã triển khai các biện pháp cần thiết, kiên quyết ổn định tình hình và đưa ra xét xử những kẻ gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản; đặc biệt coi trọng việc bảo đảm an ninh, an toàn và tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Singapore và bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư Singapore yên tâm tiếp tục hoạt động tại Bình Dương.


Ngoại trưởng Singapore đánh giá cao các biện pháp kịp thời vừa qua của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh, trật tự, tạo niềm tin để các doanh nghiệp của Singapore sẽ yên tâm tiếp tục hoạt động sản xuất tại Việt Nam./.


B.C


Trung Quốc: 2 người chết, 4 người bị thương trong một vụ nổ

Trung Quốc: 2 người chết, 4 người bị thương trong một vụ nổ
Theo AP, Cơ quan tin tức Trung Quốc ngày 16/5 đưa tin một người dân huyện An Khánh, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc đã xông vào một cuộc họp đảng ủy tại địa phương và kích hoạt khối thuốc nổ mang trên người.

Vụ nổ khiến 2 người thiệt mạng, trong đó có chính đối tượng tấn công, và 4 người khác bị thương.


Người dân thực hiện vụ tấn công kể trên đã nhiều lần xin phúc lợi của chính phủ song không được đáp ứng.


Chính quyền huyện An Khách cho biết giới chức đang điều tra vụ việc./.



Tờ báo hàng đầu Nga nói rõ Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam

Tờ báo hàng đầu Nga nói rõ Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam
Sau khi điểm qua tình hình các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở khắp Việt Nam, đặc biệt ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), nhắc lại các sự kiện 1979 và 1988, bài báo viết:

"Mối xung đột từ lâu lại nổ bùng lên với sức mạnh mới, sau sự kiện ngày 2.5 ở biển Đông, tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, phía tây quần đảo Hoàng Sa, khi Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan nước sâu để thăm dò dầu khí. Các tàu vận tải Trung Quốc chở các thiết bị xây dựng, được sự hộ tống của các tàu bảo vệ bờ biển của Hải quân Trung Quốc đã tiếp cận nơi này. Sau đó, các tàu Trung Quốc và Việt Nam đã "hải chiến" bằng vòi rồng, nhưng vẫn chưa đến mức phải sử dụng vũ khí.


Dàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc


Những ngày sau đó, tình hình tại đây lại tiếp tục nóng lên. Theo Phó tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu, máy bay của không quân Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm vùng trời Việt Nam. Phía Trung Quốc lại tiếp tục gây áp lực chính trị khi tuyên bố dàn khoan Hải Dương 981 sẽ tiếp tục ở lại vùng biển này đến tháng Tám.

Xin nhắc lại, vùng lãnh thổ 200 hải lý đặc quyền kinh tế là thuộc về Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Tuy nhiên Bắc Kinh đã xâm phạm quyền tài phán của Việt Nam và gọi quần đảo Hoàng Sa và vùng nước liền kề là "lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc". Chính sự giải thích này là động cơ dẫn đến sự gia tăng đột biến của phong trào phản đối Trung Quốc gần đây".


>> Đài Loan chính thức từ chối hợp tác với Trung Quốc về Biển Đông


Sự leo thang xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc tuần tới của tổng thống Liên bang Nga V.Putin. Các sự kiện trong khu vực đang đặt Moskva vào một tình thế không đơn giản: cân bằng quan hệ giữa đối tác địa chính trị quan trọng là Trung Quốc với Việt Nam - một đồng minh truyền thống ở Đông Nam Á.


>> Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc chỉ chờ Việt Nam thiếu kiềm chế


Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Australia và châu Đại dương của Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm khoa học Nga Dmitry Mosyakov bình luận:


"Mỗi bên của cuộc xung đột đều muốn kéo Nga về phía mình và chờ đợi sự ủng hộ mạnh mẽ hơn, vì thế việc duy trì "khoảng cách đều nhau" để không mất lòng ai sẽ trở nên khó khăn hơn".








Theo thống kê rating báo chí truyền thông Nga của công ty nghiên cứu Меdialogia tháng 3.2014, tờ Kommersant hiện đang đứng số 1, tiếp theo là tờ Izvestia, Vedomosti. Xếp thứ tư là tờ Rossiskaya Gazeta, cơ quan của chính phủ Nga.



Cô chủ nhỏ...'hành lạc' với 2 công nhân trong nhà vệ sinh

Cô chủ nhỏ...'hành lạc' với 2 công nhân trong nhà vệ sinh


Cô chủ nhỏ...'hành lạc' với 2 công nhân trong nhà vệ sinh


(Tệ nạn xã hội) - Cô chủ nhỏ với dáng người xinh xắn, đẩy đà đến gợi ý và rủ công nhân công ty do mẹ nuôi làm giám đốc vào nhà vệ sinh để hành lạc.



TAND TP.HCM xử sơ thẩm ngày 16/5 đã tuyên phạt Từ Văn Phú (24 tuổi, quê Bạc Liêu) 12 năm tù, Nguyễn Văn Phục (27 tuổi, quê Cà Mau) 9 năm tù cùng về tội “Hiếp dâm trẻ em”.











2 bị cáo sau phiên tòa
2 bị cáo sau phiên tòa

Phú và Phục là công nhân một công ty chuyên sản xuất xà phòng đóng trên địa bàn xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Từ cuối năm 2012 con nuôi giám đốc công ty là Đ.L.K.L. (lúc đó mới 12 tuổi) đến rủ rê Phú vào dãy nhà vệ sinh của công ty phía sau kho hàng để thỏa mãn sinh lý.


Cụ thể, khoảng 10 giờ ngày 6/12/2012, Phú đang làm việc thì K.L. đến rủ vào nhà vệ sinh “yêu đương”. Sợ bị mọi người biết nên K. vào phòng vệ sinh số 2 còn Phú vào phòng số 3. Sau đó Phú trèo qua bức tường ngăn 2 phòng rồi hành lạc với K. Tổng cộng, Phú đã quan hệ tình dục với K. 3 lần tại các phòng vệ sinh.


Giữa tháng 3/2012, Phục sửa mái tôn công ty và đã vào phòng K. sau đó cả hai quan hệ tình dục. Sợ bị dính bầu nên K. kể lại sự việc cho mẹ nuôi nghe, gia đình cô chủ nhỏ đã đến Công an xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của 2 công nhân.


Kim Phát



Người Philippines và Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc

Người Philippines và Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc


>> Người Việt Nam khắp thế giới đồng loạt phản đối Trung Quốc

>> Đường phố Tokyo vang tiếng phản đối Trung Quốc

>> Hàng vạn người dân mittinh phản đối Trung Quốc


Theo Hãng tin AFP, khoảng 200 người dân Philippines và Việt Nam đã tập trung trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở khu tài chính Manila.


Người biểu tình giương cao những tấm biểu ngữ ghi các thông điệp như “Việt Nam - Philippines chung tay phản đối Trung Quốc”, “Trung Quốc hãy ngừng bắt nạt Việt Nam và Philippines”, “Chúng tôi ủng hộ Việt Nam”…


Người biểu tình cũng hô vang: “Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”. Một số chính trị gia Philippines cũng tham gia cuộc biểu tình hòa bình này.


“Chúng tôi có mặt ở đây để phản đối những gì Trung Quốc đang làm chống lại Việt Nam. Chúng ta cần kêu gọi sự ủng hộ của các bạn bè khu vực và quốc tế” - AFP dẫn lời cô Arya Nguyen, một người Philippines gốc Việt, khẳng định.


Bà Janicee Buco, đại diện Hiệp hội Việt Nam - Philippines, cảnh báo: “Nếu chính quyền Trung Quốc có thể khiêu khích, hiếu chiến với Việt Nam thì họ có thể làm thế với bất kỳ nước nào”. Dù cuộc biểu tình diễn ra hòa bình, cảnh sát Philippines vẫn thắt chặt hàng rào an ninh xung quanh tòa nhà Lãnh sự quán Trung Quốc.


Năm 2012, Trung Quốc đã điều lực lượng chiếm bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Manila đã đâm đơn kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng tài quốc tế.


NGUYỆT PHƯƠNG






0


Ý kiến bạn đọc (0) Gửi ý kiến của bạn


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.