Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

“Thoát Trung” nhưng cũng cần cẩn trọng

“Thoát Trung” nhưng cũng cần cẩn trọng

“Thoát Trung” nhưng cũng cần cẩn trọng


Phan Minh Ngọc











Mức thu nhập thấp của đại bộ phận người Việt Nam là một nguyên nhân để cho hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam, đáp ứng được những người có túi tiền eo hẹp. Ảnh: KINH LUÂN

(TBKTSG) Vào lúc này một chương trình “thoát Trung” (ít nhất là về mặt kinh tế) đang được rục rịch bàn thảo và chuẩn bị, nhưng nên tỉnh táo phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách cực đoan, cảm tính.


Ngoài yếu tố chính trị và dân tộc chủ nghĩa, “thoát Trung” được đưa ra trong bối cảnh khi Việt Nam nhập siêu kinh niên với Trung Quốc ở quy mô ngày càng lớn, lên đến trên 20 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái.


Điều đáng nói hơn là hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam có chất lượng trung bình và thấp, nhiều mặt hàng độc hại cho sức khỏe và môi trường.


Công nghệ và máy móc của Trung Quốc cũng vậy, đa phần ở tầm “thường thường bậc trung” trở xuống, tiêu hao năng lượng lớn và ô nhiễm môi trường. Ưu điểm của hàng hóa và công nghệ Trung Quốc thường là giá rẻ và đa dạng, hầu như kiểu gì cũng có, cũng đáp ứng được.


Quan trọng hơn, Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguyên vật liệu, công nghệ và máy móc của Trung Quốc khi mà chúng chiếm tỷ trọng lớn, mang tính chi phối trong các yếu tố đầu vào cho các hoạt động sản xuất và chế biến tại Việt Nam.


Trong bối cảnh trên, nhiều người cho rằng nếu không nhanh chóng “thoát Trung” thì có nguy cơ Trung Quốc sử dụng thương mại và đầu tư từ Trung Quốc làm công cụ khống chế Việt Nam. Trước xu thế này, nên tỉnh táo phân tích tình hình, tránh chạy từ thái cực nọ sang thái cực kia một cách cực đoan, cảm tính.

Điều đầu tiên cần nhìn nhận rõ là Trung Quốc xấu chơi nhưng không có nghĩa là cần phải chấm dứt hoặc thu hẹp nhất có thể quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc.








Trung Quốc không dại gì mà tự bắn vào chân mình khi tìm cách dùng các quan hệ thương mại và kinh tế với Việt Nam để kiềm tỏa Việt Nam, ví dụ bằng cách hạn chế xuất khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành gia công, chế tạo tại Việt Nam.

Ví dụ, với Nhật, đương nhiên Trung Quốc cũng chẳng tử tế gì hơn, nhưng thực tế là Nhật vẫn cứ phải duy trì mối quan hệ thương mại và đầu tư với Trung Quốc ở mức thậm chí rất lớn.


Theo số liệu của JETRO, nhập khẩu của Nhật từ Trung Quốc đã đạt 189 tỉ đô la, và xuất khẩu đạt 145 tỉ đô la năm 2012 (Nhật nhập siêu 44 tỉ đô la từ Trung Quốc). Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật, chiếm tới 19,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật năm 2012, tuy có giảm nhẹ từ mức 20,6% năm 2011 (và năm 2012 là năm duy nhất có tỷ lệ này thấp hơn 20% kể từ năm 2008).


Nhìn vào những con số trên, có thể thấy với một nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ và kỹ thuật cao như Nhật mà vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung từ Trung Quốc, điều này đủ để nhận ra rằng tự thân trình độ và chất lượng “thường thường bậc trung” hoặc thấp của hàng hóa Trung Quốc không phải là cái cớ để “nghỉ chơi” với Trung Quốc.


Nếu có làm một phân tích tương tự như vậy giữa Mỹ và Trung Quốc cũng thấy Trung Quốc là một trong những bạn hàng và thị trường đầu tư quan trọng nhất của Mỹ. Bởi vậy, tuy Mỹ có ngày càng khó chịu với Trung Quốc về mặt nào đó (và ngược lại) thì ít nhất về mặt kinh tế cả hai quốc gia vẫn (biết rằng) phải gắn bó với nhau, phụ thuộc lẫn nhau dài dài.


Điều cần nhìn nhận thứ hai là trừ khi có xung đột quân sự ở quy mô lớn đương nhiên làm đóng băng mọi quan hệ giao thương giữa hai nước, Trung Quốc không dại gì mà tự bắn vào chân mình khi tìm cách dùng các quan hệ thương mại và kinh tế với Việt Nam để kiềm tỏa Việt Nam, ví dụ bằng cách hạn chế xuất khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành gia công, chế tạo tại Việt Nam.


Không nói làm gì đến những tư cách thành viên của các hiệp định đa phương (WTO, ASEAN+Trung Quốc) vốn không cho phép các thành viên muốn làm gì thì làm, Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn phải nghĩ hai lần trước khi có ý định làm tổn hại đến dòng chảy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc, đơn giản vì con số vài chục tỉ đô la kim ngạch thương mại giữa hai nước, chưa kể đến hàng trăm dự án đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam, hoàn toàn không phải là con số vô nghĩa để có thể dễ dàng bỏ qua.


Ngược lại, quy mô đủ lớn của quan hệ kinh tế song phương này lại làm cho mọi mưu đồ dùng kinh tế để kiềm tỏa đối phương không dễ mà thực hiện được, đơn giản vì các chủ thể kinh tế ở hai nước sẽ tìm ra được con đường đi thích hợp để gặp được nhau, hoặc gây áp lực lên thế lực cầm quyền.


Điều cần nhìn nhận thứ ba, chính người Việt Nam là nguyên nhân chính làm cho hàng hóa, thiết bị và công nghệ chất lượng thấp, độc hại của Trung Quốc lọt vào và khuynh đảo thị trường như hiện nay. Trong thế giới phẳng này, rõ ràng nhà cung cấp Trung Quốc không thể ép buộc nhà nhập khẩu Việt Nam phải nhập hàng Trung Quốc. Ở đây hầu như chẳng có chuyện ai lừa/ép được ai cả, mà là trên cơ sở tự nguyện.


Mức thu nhập thấp của đại bộ phận người Việt Nam là một nguyên nhân để cho hàng hóa giá rẻ (đương nhiên chất lượng thấp, độc hại) tràn vào Việt Nam, đáp ứng được những người có túi tiền eo hẹp.


Trình độ và quy mô sản xuất của Việt Nam ở dạng thấp của thế giới, kèm với hạn chế về vốn và tiếp thị, thì thiết bị và công nghệ của Trung Quốc là phù hợp do có giá rẻ, chi phí bảo dưỡng và phụ tùng thấp, dễ tiếp cận, giá thành thấp, dễ cạnh tranh được về giá...


Bản thân các bất cập về pháp luật cũng như những yếu tố chính trị lại tạo điều kiện để cho công nghệ và thiết bị, cũng như nhà thầu Trung Quốc chi phối nhiều lĩnh vực ở Việt Nam. Ví dụ, quy định về đấu thầu thường “giúp” cho các nhà thầu (Trung Quốc) thắng thầu nhờ bỏ thầu giá rẻ nhất.


Ngoài ra, cũng có nghi ngờ về sự tiếp tay của một bộ phận quan chức với các doanh nghiệp Trung Quốc do các doanh nghiệp Trung Quốc không ngần ngại “đi đêm” để giành lấy công việc. Các dự án ODA của Trung Quốc, hay sự thỏa thuận giữa hai chính phủ tập trung trong một số lĩnh vực cũng là một lý do để sự hiện diện của (các yếu tố) Trung Quốc nhiều hơn mức bình thường trong những lĩnh vực này.


Quan trọng không kém là đặc tính của nền kinh tế Việt Nam, vốn có ngành công nghiệp chế tạo mang tính gia công lớn, hầu như chỉ có sức lao động trong công đoạn lắp ráp, chế biến là phần giá trị thặng dư được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam, với nguyên vật liệu và đầu vào, đầu ra được khống chế bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Mà nhà đầu tư nước ngoài luôn tính toán bài toán chi phí và lợi nhuận, nên luôn tìm các nguồn cung với chi phí hạ nhất, tất nhiên phần lớn là từ Trung Quốc.


Tóm lại, cần phải xác định rằng Việt Nam không hoàn toàn là “nạn nhân” về kinh tế của (hoặc dưới bàn tay) Trung Quốc. Có những yếu tố chủ quan và khách quan để dẫn đến tình trạng lệ thuộc (về kinh tế) vào Trung Quốc như hiện nay. Bởi vậy, việc “thoát Trung” trên cơ sở cực đoan, thành kiến sẽ chẳng mang lại mấy lợi ích, dù là trong dài hạn.


Điều quan trọng là phải biết “sống chung với lũ”, tìm cách khắc phục các mặt hại nảy sinh từ sự lệ thuộc này. Ví dụ như phải siết hàng rào về chất lượng hàng nhập khẩu, tăng cường kỷ cương pháp luật để hạn chế sự lũng đoạn của (doanh nghiệp) Trung Quốc trong những lĩnh vực đã nêu trên, tiếp tục tích cực hòa nhập với khu vực và thế giới qua các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương để đa dạng hóa thị trường, nguồn cung, nguồn đầu tư, qua đó biến cả Việt Nam và Trung Quốc thành những thực thể kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau và với các quốc gia khác trong một chuỗi mắt xích của phân công lao động toàn cầu không thể tách rời ra và/hoặc “ăn hiếp” nhau được.



Gã trai chuyên rình phụ nữ tắm để trộm iPhone

Gã trai chuyên rình phụ nữ tắm để trộm iPhone

Ngày 6/6, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng cộng nghệ cao (PC50) cùng Phòng cảnh sát hình sự (Công an Hà Nội) đã bắt khẩn cấp Trần Sỹ Nghiên (28 tuổi, ở phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) về hành vi Trộm cắp tài sản.


Với nick chát "...depzai8x", gã trai này giả tên lên mạng làm quen với nhiều cô gái. Tùy từng trường hợp anh ta giới thiệu mình làm cán bộ thuế, đại lý vé máy bay...











Nhập mô tả cho ảnh
Nghiên trộm tài sản của nhiều phụ nữ mới quen.

Đầu tháng 3, làm quen với Lan được vài ngày, Nghiên mời cô gái này đi uống nước. Thấy bạn gái mới quen dễ dãi, thanh niên 28 tuổi rủ luôn cô vào một nhà nghỉ bên đường Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy). Sau trận "mây mưa", khi cô gái vào tắm, Nghiên lục túi Lan lấy trộm 2 điện thoại iPhone rồi tẩu thoát.


Thấy mánh lừa tình và trộm đồ dễ thực hiện, tháng 5 vừa qua, anh ta tiếp tục lên mạng làm quen với Hồng (30 tuổi).


Ngày 20/5, sau khi đi ăn, Hồng đồng ý theo Nghiên vào một nhà nghỉ bên đường ven hồ Tây. Lúc ra về, gã trai sống ở phường Nghĩa Đô tỏ ra hào phóng đưa cho người phụ nữ hơn mình 2 tuổi 1,5 triệu đồng.


Tưởng gặp được thiếu gia nhà giàu, ngày hôm sau, Hồng lại nhận lời vào nhà nghỉ cùng Nghiên. Lần này, đợi Hồng vào phòng tắm, hắn trộm cắp chiếc điện thoại iPhone 5s và Nokia 1208 bỏ trốn.


Tiếp nhận đơn trình báo của bị hại, cảnh sát đã tung quân truy bắt tên trộm.


*Tên bị hại đã được thay đổi.



Những con to phải dùng cẩu mới kéo nổi. Cá kéo lên boong, người trên thuyền cắt ngay các vây cá để bảo quản riêng, còn thân cá thì cho xuống hầm tàu muối đá.


Có giá 20.000-300.000 đồng/chiếc, những sản phẩm làm mát như điều hoà, quạt mini cầm tay đang thu hút nhiều người mua trong thời tiết nắng nóng.


Do đặc thù ngành học, số sinh viên nam nhiều áp đảo nữ khiến bộ ảnh kỷ yếu của họ trở nên chênh lệch theo cách rất đặc biệt.


Thế giới đứng bên Việt Nam

Thế giới đứng bên Việt Nam

- Giấy phép xuất bản số 270/GP-TTĐT ngày 27/12/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thiết lập trang báo điện tử


- Tòa soạn và trị sự: 66 Bà Triệu - Hà Nội - ĐT: (04) 38228303 - FAX: (04) 38228547 - Email: toasoan@baodaidoanket.com.vn


- Ban đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: 176 Võ Thị Sáu, TP. Hồ Chí Minh - ĐT: (08) 39326703 - FAX: (08) 39326130 - Email: daidoanket2vp@hcm.vnn.vn


Các văn phòng thường trú:

- Thanh Hóa: Đường Hạc Thành, TP. Thanh Hóa. ĐT: (037) 3854310

- Đà Nẵng: 457 Núi Thành, TP Đà Nẵng. ĐT: (0511) 3700929. FAX: (0511) 3626086

- Khánh Hòa: A4 chung cư 2, TP. Nha Trang, Khánh Hoà. ĐT/Fax: (058) 3870608

- Cần Thơ: 5A đường 30-4, TP Cần Thơ - ĐT/Fax: (071) 3839444.



Chiều nay mưa giông xuất hiện trở lại trên toàn vùng Bắc Bộ

Chiều nay mưa giông xuất hiện trở lại trên toàn vùng Bắc Bộ

Cây đổ ở Hà Nội sau cơn giông nhiệt kèm lốc xoáy tối 4/6. (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam+)



Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cảnh báo, sau một ngày tích ẩm, đến chiều tối 6/6, mây giông sẽ quay trở lại lan ra toàn khu vực Bắc Bộ. Khu vực Hà Nội sẽ có mưa giông nhiệt, cần đề phòng lốc xoáy và gió giật.

Nền nhiệt ở Bắc Bộ tiếp tục giảm, tiết trời dịu mát hơn, nhiệt độ giảm thêm 2-3 độ C so với ngày hôm qua. Mức phổ biến cao nhất 29-32 độ C.


Phía Tây Bắc Bộ, chiều chuyển nắng nên nhiệt độ cao hơn 32-34 độ C.


Trong ngày mây giông mỏng bớt sẽ chỉ còn vùng núi, Đông Bắc và dọc ven biển có mưa rải rác.


Liên tục hai ngày có mưa rào và giông ở Bắc Bộ và bắt đầu lan xuống Trung Bộ nên đến cuối tuần thời tiết ở các khu vực này sẽ dễ chịu hơn. Mưa giông lan xuống miền Trung sẽ chấm dứt nắng nóng cho khu vực Bắc Trung Bộ.


Nắng nóng kéo dài ở Trung Bộ bắt đầu thu hẹp lại, vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Ninh Thuận nhiệt độ đồng loạt giảm 1-2 độ C so với ngày hôm qua. Nhiệt cao chỉ còn tập trung ở vùng núi với mức phổ biến 35-36 độ C. Nam Trung Bộ cao hơn 36-38 độ C nhưng trong ngày cũng không có nơi nào vượt quá 40 độ C.


Gió mùa Tây Nam mang ẩm cho khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nên nắng không quá mạnh, với mức nhiệt 31-34 độ C ở Tây Nguyên và Nam Bộ cao hơn 2-3 độ C. Đến chiều mây đối lưu phát triển gây mưa giông từ Kiên Giang đến Cà Mau, sau đó lan rộng ra toàn miền và cả khu vực Tây Nguyên.


Trên biển, khối mây đối lưu lớn bao trùm khắp khu vực vịnh Bắc Bộ khiến thời tiết chuyển xấu, xuất hiện nguy cơ lốc xoáy. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang, khu vực vịnh Thái Lan cũng sẽ là những vùng có nguy cơ cao về lốc xoáy và gió giật do mây đối lưu phát triển./.



G7 quan ngại về tình hình biển Đông

G7 quan ngại về tình hình biển Đông

>> G-7 lo ngại việc Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông

>> Vai trò cộng đồng quốc tế trong bảo đảm an toàn hàng hải

>> Nguy cơ trở thành khủng hoảng toàn cầu


AFP trích tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo nói không được sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp. Trước đó Mỹ cũng cảnh báo Bắc Kinh về tình trạng ngày càng mạnh bạo hơn đối với các vấn đề lãnh thổ.









Thủ tướng Nga nóng mặt


Thủ tướng Dmitry Medvedev có vẻ không kiềm chế được ngôn từ khi mô tả sự ủng hộ của các lãnh đạo G7 với hoạt động quân sự của chính quyền Kiev tại miền đông Ukraine là “sự vô liêm sỉ không có giới hạn”. Trong cuộc họp nội các, ông Medvedev nhắc đến những làn sóng người dân ở vùng biên giới giáp Nga đã phải chạy trốn khỏi bom đạn của chính quyền tấn công lực lượng đòi ly khai. Ông Medvedev tuyên bố: “Vậy mà G7 còn gọi đó là những hành động có mức độ của quân đội Ukraine chống lại người dân mình”.



“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông - tuyên bố của các nhà lãnh đạo nói - Chúng tôi phản đối hành động đơn phương của bất cứ bên nào nhằm khẳng định lãnh thổ hay tuyên bố trên biển bằng các biện pháp dọa dẫm, đe dọa hay sử dụng vũ lực”. Tuyên bố này cũng nói việc dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng là không thể chấp nhận được và kêu gọi các nước phải tuân thủ luật pháp quốc tế.


Một vấn đề cũng được quan tâm khác là những bất ổn ở Ukraine, đặc biệt là miền đông nước này. Lãnh đạo G7 đe dọa sẵn sàng áp dụng lệnh cấm vận nặng hơn đối với Nga nếu nước này không giúp ổn định lại tình hình ở miền đông Ukraine - nơi nhóm thân Nga đòi ly khai tiếp tục quấy rối. “Chúng tôi sẵn sàng tăng thêm các biện pháp trừng phạt và cân nhắc các biện pháp hạn chế thêm khiến Nga phải trả giá nếu tình hình đòi hỏi” - tuyên bố của G7 nêu rõ.


Thủ tướng Đức Angela Merkel, người có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng khẳng định các nước phương Tây sẽ “kiểm tra đi kiểm tra lại” để đảm bảo Nga phải ổn định tình hình ở Ukraine.


“Chúng tôi không thể chấp nhận việc làm bất ổn thêm ở Ukraine - bà Merkel nói với báo giới - Nếu không có tiến triển, sẽ có khả năng cấm vận, thậm chí là các biện pháp cấm vận nặng hơn của giai đoạn ba bao gồm các cấm vận thương mại, tài chính và năng lượng”.


Cho đến giờ, Mỹ và EU mới chỉ cấm đi lại và phong tỏa tài sản của vài chục quan chức Nga liên quan tới việc sáp nhập Crimea.


Việc cuộc bầu cử tổng thống Ukraine diễn ra suôn sẻ được cho là dấu hiệu Matxcơva đã tỏ ra hợp tác với phương Tây, một cách giúp giảm khả năng trừng phạt kinh tế. Hôm qua, Hãng thông tấn Itar-Tass của Nga đã dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin cho biết đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov sẽ có mặt trong buổi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tổ chức ngày 7-6.


Tuy vậy, tuyên bố của các lãnh đạo G7 cho thấy phương Tây vẫn chưa hài lòng và cho rằng Tổng thống Putin cần làm nhiều hơn để ổn định tình hình ở miền đông Ukraine.


Dù không có mặt tại cuộc họp thượng đỉnh G7, ông Putin sẽ có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Đức, Pháp và Anh bên lề lễ kỷ niệm 70 năm ngày đổ bộ lên Normandy tại Pháp hôm nay (6-6). Giới phân tích hi vọng có thể có đột phá từ các cuộc gặp này và coi đây như một cơ hội.


Các nỗ lực ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp tục và các nhà lãnh đạo G7 nói vẫn hi vọng sẽ có các cuộc gặp “mang tính xây dựng” với nhà lãnh đạo Nga.


Tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng sẽ có mặt tại Normandy trong ngày hôm nay và ông nói không loại trừ khả năng sẽ gặp gỡ tổng thống Nga tại đây.


THANH TUẤN



Căn hộ thuê 1 triệu đồng/tháng ở Hà Nội

Căn hộ thuê 1 triệu đồng/tháng ở Hà Nội

TP - Lần đầu tiên, tại Hà Nội xuất hiện nhà ở xã hội cho thuê giá rẻ bất ngờ. Loại hình này được dự báo sẽ phát triển trong tương lai. Theo đó, sinh viên, công nhân, lao động tự do... có thể thuê nhà ở xã hội với giá thấp hơn thị trường từ 2-3 lần.


Nhà ở xã hội tại Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) sẽ cho thuê vào cuối năm nay. Ảnh: Lê Hữu ViệtNhà ở xã hội tại Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) sẽ cho thuê vào cuối năm nay. Ảnh: Lê Hữu Việt



Dự kiến, cuối năm nay, sẽ có nhà cho thuê giá rẻ. Hiện, chủ đầu tư đã nhận 600 hồ sơ, trong khi thực tế chỉ có khoảng 300 căn hộ cho thuê. Để thuê nhà xã hội giá rẻ này, các đối tượng phải đáp ứng các tiêu chí sau: Chưa được thuê mua nhà ở xã hội; chưa được nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức hoặc có nhà thuộc sở hữu nhưng có diện tích bình quân hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người.


Đồng thời, các đối tượng này phải có hộ khẩu thường trú hoặc hợp đồng lao động thời hạn từ 1 năm trở lên và đóng bảo hiểm xã hội tại địa phương (nơi có nhà ở cho thuê).


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nhà ở cho thuê sẽ được nhân rộng trong tương lai để đáp ứng nhu cầu người dân không có đủ tiền để sở hữu nhà. “Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và hộ gia đình kinh doanh loại hình nhà ở này”, Bộ trưởng Dũng nói.


Hiện, Cty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Viglacera (INDECO - thuộc Tổng Cty Viglacera) đang triển khai xây dựng 1.500 căn hộ tại nhà xã hội giai đoạn 3 thuộc Khu đô thị Đặng Xá II (Gia Lâm, Hà Nội). Đây là dự án đầu tiên dành 20% quỹ nhà cho thuê theo Nghị định 188 về phát triển và quản lý nhà xã hội.


Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc INDECO cho biết, dự án có 293 căn hộ dành cho thuê với giá 25.000 đồng/m2/tháng (tương đương 1 triệu đồng/căn hộ/tháng). “Các đối tượng có đủ điều kiện nộp hồ sơ tại công ty. Nếu số hồ sơ vượt quá, chúng tôi sẽ bốc thăm lựa chọn người thuê. Sau 5 năm, đối tượng thuê có thể mua lại nếu có nhu cầu”, ông Tuấn nói.


Sợ vết xe đổ


Cách đây 2 năm, người dân Hà Nội bức xúc khi mô hình thí điểm nhà ở cho thuê tại Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) bị nhiều đối tượng được thuê dùng căn hộ để nuôi chó và cho người khác thuê lại.


Dự án này có vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, gồm hơn 800 căn hộ thuộc hai khu CT19A và CT21A. Trong đó, khu CT21A gồm 515 căn hộ cho cán bộ, công chức thuê với giá ưu đãi khoảng 1,6 triệu đồng/tháng căn rộng 50m2, và khu CT19A có 300 căn bán trả góp.


Sự việc được phát hiện khi chính người dân sống trong khu đô thị phản ánh với báo chí. Sau đó, Sở Xây dựng Hà Nội vào cuộc xử lý các đối tượng vi phạm. Tuy nhiên, chính một cán bộ Sở Xây dựng chia sẻ, việc thu lại nhà rất vất vả. “Đối tượng thuê đều là cán bộ của thành phố; chế tài xử phạt tuy đã có, nhưng phải có nhà khác mới cưỡng chế di dời. Điều này gây khó khăn cho những người làm công tác quản lý”, vị này nói.


Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nếu không quản lý tốt, nhà ở xã hội cho thuê sẽ đi vào vết xe đổ như dự án cho thuê ở Khu đô thị Việt Hưng.


“Cơ chế tốt, nhưng việc quản lý vận hành phải nghiêm túc thì nhà ở xã hội cho thuê mới không bị các đối tượng lợi dụng. Đồng thời, nguồn cung nhà ở này phải nhiều để đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị”, ông Liêm nói.


Trao đổi với Tiền Phong, ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội) cho hay, để chuẩn bị một dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư mất 1-2 năm. Sau khi Nghị định 188 có hiệu lực, từ nay, dự án nhà ở xã hội nào khởi công đều có 20% căn hộ dành cho thuê. Như vậy, 1 - 2 năm nữa, Hà Nội sẽ có nhiều nhà ở xã hội cho thuê.


Tuy nhiên, ông Đạm cũng băn khoăn, chủ đầu tư không mặn mà làm nhà ở xã hội cho thuê vì mất từ 10 - 20 năm mới thu hồi được vốn. “Sở Xây dựng đưa ra tiêu chí đánh giá đối tượng, quản lý hồ sơ để đối tượng không được hưởng hỗ trợ 2 lần.


Bên cạnh đó, Sở giám sát hoạt động cho thuê theo đúng đối tượng. Tùy theo mức độ vi phạm, đối tượng thuê sẽ bị hủy hợp đồng, xử phạt, tịch thu lại nhà”, ông Đạm nói.


Ông Đạm cho rằng, để tránh vết xe đổ nhà ở cho thuê tại khu đô thị Việt Hưng, nhà ở xã hội cho thuê do chủ đầu tư bỏ vốn và vận hành nên khác mô hình của thành phố. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đầu tiên khi có sự cố xảy ra với loại hình nhà ở này.

Đối tượng được thuê nhà ở xã hội: Người có công với cách mạng; Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp; người làm công tác cơ yếu; Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các khu công nghiệp; Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị; Đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa; Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ; Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân, không phân biệt công lập hay ngoài công lập; Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư




Anh, Mỹ ra tối hậu thư một tháng cho Nga trong vấn đề Ukraine

Anh, Mỹ ra tối hậu thư một tháng cho Nga trong vấn đề Ukraine

Người biểu tình có vũ trang xung đột với lực lượng tự vệ Ukraine ở Lugansk ngày 2/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo AP, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron ngày 5/6 đã đưa ra thời hạn chót mới đối với Nga, cho Moskva một tháng để đáp ứng các điều kiện của họ ở Ukraine nếu không sẽ đối mặt với các biện pháp trừng phạt tiếp theo.


Động thái trên diễn ra tại một cuộc họp báo chung sau hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7).

Thủ tướng Cameron nhấn mạnh, để tránh những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đáp ứng được ba điều kiện: công nhận ông Petro Poroshenko được bầu làm nhà lãnh đạo mới của Ukraine, ngăn chặn dòng vũ khí tuồn qua biên giới và ngừng hậu thuẫn các nhóm ly khai tập trung ở miền Đông Ukraine.


Ông nêu rõ: “Nếu những điều này không được thực hiện thì các biện pháp trừng phạt (nhằm vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Nga) sẽ được áp dụng. Tháng tới sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá xem liệu Tổng thống Putin có thực hiện những bước đi này hay không”./.



Tả thật Chiến tranh Biên giới 1979, Tổng biên tập Hoàn Cầu bị chửi

Tả thật Chiến tranh Biên giới 1979, Tổng biên tập Hoàn Cầu bị chửi

(GDVN) - Người cựu binh kể lại rằng, lúc này tâm trạng của ông cứ như sắp lên đoạn đầu đài, sáng mai phải ra pháp trường.












Ông Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, "con đẻ" của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc.

Tờ Đại Công Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 5/6 đưa tin, Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu gần đây lại có những phát ngôn "gây tranh cãi" và lập tức bị đồng nghiệp, tờ Quân giải phóng Trung Quốc và viên Đại tá không quân Đái Húc chỉ trích gay gắt.


10 giờ 36 phút sáng 4/6 giờ Bắc Kinh, Hồ Tích Tiến viết trên trang blog cá nhân về những cựu binh Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979 (mà phía Trung Quốc ngụy biện là "chiến tranh phản kích tự vệ" - PV). Họ đã kể lại cho ông Tiến nghe tâm trạng thật khi được lựa chọn vào cái gọi là "đội cảm tử".


"Gặp một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, kể lại chuyện năm xưa ông tham gia đội cảm tử. Tối hôm đó, người ta chọn ra một đội cảm tử quân để biểu thị quyết tâm (xâm lược Việt Nam - PV), sau đó tập trung tất cả vào một căn phòng lớn. Tại đây có các binh sĩ đông gấp đôi tổ "cảm tử quân" canh chừng họ, sợ những "cảm tử quân" này sẽ bỏ chạy", Hồ Tích Tiến viết trên blog.


"Mỗi người được phát một cuốn sổ để viết thư cho người thân, thực tế là viết di chúc. Người cựu binh kể lại rằng, lúc này tâm trạng của ông cứ như sắp lên đoạn đầu đài, sáng mai phải ra pháp trường. Ông sống được là vì sáng hôm sau nhiệm vụ của "cảm tử quân" đột xuất bị hủy. Xin tỏ lòng kính trọng người lính ấy!" Hồ Tích Tiến viết.











Đái Húc, một viên Đại tá không quân Trung Quốc theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hiếu chiến.

Sau khi viết đoạn blog trên khoảng 30 phút, Đái Húc, một viên Đại tá không quân Trung Quốc cũng nổi tiếng diều hâu , chuyên bình luận các vấn đề quân sự lên diễn đàn chỉ trích Hồ Tích Tiến: "Ông Tiến, ông đã đi lính bao giờ chưa? Lão bằng hữu mà ông kể là ai? Những lời đó có bằng chứng không? Là lính đơn vị nào, ông có thể nói ra không?"


Trang blog weibo chính thức của tờ Quân giải phóng Trung Quốc thì "chửi" Hồ Tích Tiến là kẻ "nói lăng luyên thuyên, ăn không nói có" (khi dám tả thực tâm trạng của người lính Trung Quốc bị đẩy vào cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa với láng giềng mà cho đến giờ Bắc Kinh vẫn cố tình bịp bợm, ngụy biện rằng đó là cuộc chiến "phản kích tự vệ")?!


Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa ở hải ngoại ngày 5/6 cho biết, ngay sau khi bị chỉ trích, Hồ Tích Tiến lên blog giải thích: "Tôi kể lại câu chuyện của một cựu binh với ý định lột tả tâm trạng đau khổ và nỗi sợ hãi chân thực của một con người trước chiến tranh. Tôi chỉ muốn nói về sự tàn khốc của chiến tranh. Những người cựu binh ấy đã mang theo nỗi sợ ra trận, thậm chí đã chết, điều đó dấy lên trong tôi một sự kính trọng".


Ông Tiến sau đó nói lời "xin lỗi" tới những cựu quân nhân và cả những quân nhân tại ngũ (những kẻ không dám đối diện với cảm giác thật của kẻ đi xâm lược - PV) nếu phát ngôn của ông làm tổn thương họ. Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu cho biết ông đã đi lính 11 năm, đến bây giờ vẫn là người ủng hộ quân đội Trung Quốc.











Tờ Nam Phương Đô thị đăng hình ảnh chụp màn hình chỉ trích của tờ Quân giải phóng với những phát ngôn của Hồ Tích Tiến.

Đa Chiều bình luận, "tập đoàn" Thời báo Hoàn Cầu do Hồ Tích Tiến thống lĩnh là một đội quân báo chí tấn công của Trung Quốc. Bị chửi, bị xỉ nhục, bị chỉ trích, "chịu ấm ức" nhiều, nhưng trên một bình diện nào đó lại là sự khẳng định "thương hiệu" của Thời báo Hoàn Cầu?!


Hồ Tích Tiến là một quan chức trong làng báo nhà nước Trung Quốc, ít nói hơn một chút sẽ an toàn và có lợi cho bản thân. Nhưng Hồ Tích Tiến không chịu im miệng, dù có bị người dùng internet xỉ nhục thế nào, dù đồng nghiệp khuyên can ra sao, đó cũng là điều không phải ai cũng làm được, Đa Chiều nhận xét.


Tờ báo cho biết, trong khi diễn thuyết tại đại học Trung Văn ở Hồng Kông, Hồ Tích Tiến đã bị một vị giáo sự tháo giày ném thẳng mặt, điều này cho thấy Hồ Tích Tiến cũng không phải là kẻ thích lấy lòng dư luận?! Theo Đa Chiều, phải thừa nhận một điều rằng Hồ Tích Tiến và Thời báo Hoàn Cầu với cách làm báo không giống ai ít nhiều cũng đã khá thành công về mặt thương mại và thị phần của nó.



Tin HOT sáng 6/6: Arsenal đạt thỏa thuận về Hulk

Tin HOT sáng 6/6: Arsenal đạt thỏa thuận về Hulk



Thứ sáu, 06/06/2014, 03:26 (GMT+7)



Arsenal đạt thỏa thuận chiêu mộ Hulk. Truyền thông Nga đang rộ tin Arsenal đã đạt thỏa thuận chiêu mộ tiền đạo Hulk từ Zenit với giá 26,5 triệu bảng. Thông tin trên bắt nguồn từ Twitter của nhà báo NBC Michael Stafford. Theo đó, Stafford khẳng định rằng, Zenit đã đồng ý lời đề nghị từ đội bóng London cho cầu thủ Hulk. Anh sẽ đến kiểm tra y tế trước World Cup. Chân sút người Brazil hoàn toàn có thể thích hợp với lối chơi của Arsenal. Hulk có thể đá ở hai vị trí, tiền đạo trung tâm hoặc tiền đạo cánh phải.


Liverpool xong vụ Emre Can. Chỉ ít ngày sau khi có được tiền đạo Rickie Lambert từ Southampton, Liverpool đã nhanh chóng kích hoạt điều khoản giải phóng hợp đồng của Can, trị giá 9,75 triệu bảng, để đưa tài năng trẻ người Đức về Anfield. Trên trang chủ của mình, Liverpool ngày hôm qua công bố thương vụ mua Can đã hoàn tất, chỉ còn chờ những thủ tục giấy tờ cuối cùng. Trước mắt, The Kop còn một mục tiêu quan trọng nữa là đồng đội của Lambert tại Southampton và ĐT Anh, Adam Lallana. Ngoài ra, giữ chân Luis Suarez cũng được xem là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.


 - 1


Emre Can gia nhập Liverpool


Ibra tin không ai xuất sắc hơn Ro béo: "Cầu thủ nào xuất sắc nhất ư? Tôi đã từng chơi cùng nhiều người, nhiều cầu thủ rất xuất sắc và rất khó để lựa chọn. Dù sao, tôi sẽ nói đó là Ronaldo 'El Fenomeno'. Tại sao ư? Bởi vì anh ấy là thần tượng của tôi, một cầu thủ toàn diện. Theo quan điểm của tôi, sẽ không bao giờ có một cầu thủ xuất sắc hơn Ronaldo." Trong quá khứ tiền đạo Thụy Điển đã không ít lần công khai thừa nhận cựu danh thủ Brazil chính là thần tượng số 1 của mình.


Roma chính thức có cựu tiền vệ Barca. Đội bóng thành Rome vừa mới hoàn tất bản hợp đồng có thời hạn một năm với Seydou Keita. Trong nửa cuối mùa giải vừa rồi, tiền vệ Mali này thi đấu cho Valencia và đã ghi được 1 bàn thắng trong 11 lần ra sân (bàn nhanh nhất trong lịch sử CLB ở giây thứ 9 trong trận gặp Almeria). Keita trước đó đã từng có 4 năm khoác áo Barca khá thành công và nhiều khả năng ở tuổi 34, Roma có thể sẽ là CLB cuối cùng trong sự nghiệp cầu thủ này.


Atletico cương quyết không bán Koke cho Barca. Chủ tịch Enrique Cerezo khẳng định sẽ không để Koke ra đi: "Cậu ấy là cầu thủ của chúng tôi và sẽ tiếp tục ở lại. Chúng tôi không phải là một câu lạc bộ chỉ biết bán. Chúng tôi là một câu lạc bộ bền vững. Và tôi khẳng định: Koke muốn thi đấu cho Atletico, cậu ấy là một cầu thủ trưởng thành từ đội bóng và sẽ tiếp tục chiến đấu vì Rojiblancos. Không cần phải nói gì thêm nữa".



Trung Quốc đưa tàu tên lửa vào gần giàn khoan 981

Trung Quốc đưa tàu tên lửa vào gần giàn khoan 981


Trung Quốc đã điều tàu hộ vệ tên lửa vào gần giàn khoan Hải Dương 981 (ảnh) hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam - Ảnh: HOÀNG DŨNG


Trung Quốc đã điều tàu hộ vệ tên lửa vào gần giàn khoan Hải Dương 981 (ảnh) hạ đặt trái phép trong vùng biển của Việt Nam - Ảnh: HOÀNG DŨNG



Tin từ Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn) cho biết trong ngày 5-6, Trung Quốc vẫn duy trì từ 110-115 tàu các loại, trong đó có 35-40 tàu hải cảnh; 30 tàu vận tải, tàu kéo; 40-45 tàu cá và 6 tàu quân sự quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Ngoài ra, lực lượng kiểm ngư cũng phát hiện 1 máy bay trinh sát của Trung Quốc bay 3 lượt quanh khu vực giàn khoan 981.


Theo thông tin từ thực địa của lực lượng kiểm ngư, ngày 5-6 Trung Quốc đã tăng cường thêm 2 tàu quân sự so với ngày 4-6, hoạt động ở phía Tây Nam cách giàn khoan 15-20 hải lý, nâng tổng số 6 tàu quân sự hiện đang hoạt động quanh khu vực giàn khoan 981.


Theo lực lượng kiểm ngư, tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc đã di chuyển vào gần khu vực giàn khoan hơn những ngày trước và cách tàu kiểm ngư của ta khoảng 8-10 hải lý. Đặc biệt vào ban đêm, Trung Quốc đã bố trí 1 tàu sử dụng đến pha rọi thẳng vào tàu kiểm ngư của chúng ta để cho một tàu khác tấn công phun vòi rồng.


“Từ chiều 4-6 đến 15 giờ ngày 5-6, đã có ít nhất 5 tàu kiểm ngư bị các tàu Trung Quốc hú còi, phun nước trong phạm vi cách tàu kiểm ngư chỉ từ 10-30m. Trong đó tàu KN-22 bị tấn công hư hỏng nặng hai bên sườn móp méo với chiều dài từ 4-5m” - Cục Kiểm ngư cho biết.


Các tàu hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải và tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đã tổ chức thành từng nhóm để ngăn cản quyết liệt và đâm va, phun vòi rồng vào lực lượng lượng chấp pháp của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Ngoài hành động ngăn cản, các tàu cá và tàu khác của Trung Quốc đã cố tình tìm cách vu cáo lực lượng kiểm ngư Việt Nam đâm vào tàu cá Trung Quốc.


Theo Cục Kiểm ngư, mặc dù bị Trung Quốc ngăn cản quyết liệt nhưng lực lượng kiểm ngư vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động đấu tranh với cường độ cao ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 8-10 hải lý để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.


Các tàu cá của ngư dân cũng tổ chức đánh bắt thủy sản, đấu tranh đòi ngư trường truyền thống, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trái phép ở vị trí cách giàn khoan 25-28 hải lý về phía Tây Nam giàn khoan, dù luôn bị các tàu cá Trung Quốc vây ép, uy hiếp mạnh và cản trở.



Minh Thư diện áo tắm sexy, khoe dáng “nuột” bên trai trẻ

Minh Thư diện áo tắm sexy, khoe dáng “nuột” bên trai trẻ
Minh Thư diện áo tắm sexy, khoe dáng “nuột” bên trai trẻ


Fan đã rất bất ngờ, khi thời gian gần đây ca sĩ Minh Thư và Hoàng Tôn bỗng thân thiết và thường xuất hiện cùng nhau trong nhiều sự kiện. Mới đây, chàng nhạc sĩ, ca sĩ trẻ Hoàng Tôn còn khoe những bức ảnh “tình tứ” của hai người, khi cùng nhau đi nghỉ mát, tung tăng vui đùa trên bãi biển. Và đây cũng là lần hiếm hoi, fan được “chiêm ngưỡng” những hình ảnh sexy, nóng bỏng của ca sĩ nhạc rock Minh Thư.



Samsung đầu tư trên 1 tỷ USD xây dựng nhà máy ở TP.HCM

Samsung đầu tư trên 1 tỷ USD xây dựng nhà máy ở TP.HCM


Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Mạnh Hà cho biết, Ủy ban Nhân dân thành phố vừa chấp thuận địa điểm tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đầu tư Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất hàng điện tử với tổng vốn trên 1 tỷ USD.


Đây là tín hiệu vui trong bối cảnh lo ngại thu hút đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng sau các sự việc vào trung tuần tháng Năm vừa qua, qua đó khẳng định sự tin tưởng của nhà đầu tư vào những nỗ lực của Thành phố Hồ Chí Minh trong đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thủ tục đầu tư, có các chính sách hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Việc Samsung đầu tư lớn để xây dựng nhà máy sản xuất hàng điện tử cũng phù hợp với chủ trương của thành phố là khuyến khích thu hút đầu tư các sản phẩm công nghệ cao, vì vậy trong thời gian tới thành phố sẽ xúc tiến nhanh các thủ tục để nhà đầu tư triển khai dự án.


Năm 2009, Tập đoàn Samsung đã khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh với vốn đầu tư 670 triệu USD, sau đó nâng vốn đầu tư lên 2,5 tỷ USD.


Đến tháng 3/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) đã khởi công xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên trị giá 2 tỷ USD trên diện tích khoảng 100ha.


Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ sản xuất, lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao./.



Đáp án chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014

Đáp án chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014

Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.


Bản quyền thuộc Infonet. Không được phép sao chép khi chưa được chấp thuận bằng văn bản


Giấy phép số 1622/GP – BTTTT ngày 06/10/2011.


Tổng Biên tập: Võ Đăng Thiên. Phó Tổng biên tập: Nguyễn Bá, Phạm Thanh


Tòa soạn: Tòa nhà Điện ảnh Biên phòng, 40A Hàng Bài, Hà Nội


Quản lý, xuất bản bởi

Báo Bưu điện Việt Nam
Báo Bưu Điện




Hotline nội dungĐóng

Điện thoại : 0916.11.8822 - toasoan@infonet.vn



"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh"

"Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh"

(GDVN) - Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và "nếu bị khiêu khích", ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh.












Theo Đa Chiều, ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến nhỏ nhằm khẳng định vị thế của Trung Quốc và thực hiện cái ông gọi là "giấc mơ Trung Hoa".

Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 5/6 dẫn phân tích của tờ Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại bình luận, Chủ tịch nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng chuẩn bị cho chiến tranh để tái khẳng định vị thế của Bắc Kinh trong khu vực.


Căng thẳng đã bùng lên một lần nữa giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin (CICA) lần thứ 4 tại Thượng Hải hôm 20, 21/5 và Đối thoại Shangri-la từ 30/5 đến 1/6 tại Singapore.


Trong hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh sẽ đưa ra một thông cáo chung lên án những nỗ lực của Trung Quốc hòng thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế tránh gây bất ổn trong khu vực.


Đa Chiều cho rằng đây sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mỹ muốn làm rõ chính sách châu Á - Thái Bình Dương của mình vẫn không thay đổi và Hoa Kỳ vẫn giữ quyền kiểm soát trên Thái Bình Dương cũng như thế giới. Trung Quốc dù ngạc nhiên với những diễn biến này, nhưng đang chuẩn bị để phản ứng lại.


Kể từ khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã tiến hành một loạt các chuyến thăm viếng ngoại giao và tham dự các hội nghị thượng đỉnh để phát triển vị thế quốc tế mới cho Trung Quốc. Với đề xuất xây dựng cấu trúc an ninh mới ông đưa ra tại CICA vừa qua, các nỗ lực hợp tác của Bắc Kinh và Moscow trong xây dựng một trật tự thay thế rõ ràng cho thấy thời kỳ bị động và tự vệ đã qua.


Thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc đã làm khác với tư duy ngoại giao truyền thống và xác định lại việc Trung Quốc cần phải thích ứng với vai trò của một siêu cường đang lên.


Tập Cận Bình đã tự đặt ra cho mình 2 mục tiêu tham vọng, đó là khiến cho mọi người dân Trung Quốc sẽ có cuộc sống khá giả vào năm 2020 và xây dựng Trung Quốc thành đất nước "dân chủ hiện đại" vào năm 2049. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc cần phải tránh xung đột, mặc dù căng thẳng gần đây với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản vẫn đang trỏ đến một cuộc chiến bất ngờ có thể nổ ra bất cứ lúc nào.











Cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị quốc tế. Theo Đa Chiều, đường lối đối ngoại của Mao Trạch Đông ban đầu là cùng Liên Xô chống Mỹ, sau đó lại quay sang chơi với Mỹ chống Liên Xô và cuối cùng là chống lại cả hai.

Tư tưởng ngoại giao của Mao Trạch Đông ban đầu là liên minh với Liên Xô chống Mỹ, sau lại chơi với Mỹ để chống Liên Xô, cuối cùng là tham gia vào "thế giới thứ 3" chống lại cả Hoa Kỳ và Liên Xô.


Ban đầu Đặng Tiểu Bình cũng theo chính sách của Mao Trạch Đông chống Hoa Kỳ và Liên Xô, nhưng từ hội nghị trung ương 3 khóa 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã thay đổi đường lối lãnh đạo Trung Quốc từ đấu tranh giai cấp sang phát triển kinh tế và cải cách. Chính sách đối ngoại của Bắc Kinh cũng theo xu hướng này. Từ năm 1982, Trung Quốc đã tránh xa những liên minh, ưa thích sự độc lập để phát triển quan hệ với các nước láng giềng.


Các khái niệm về an ninh châu Á tại Trung Quốc dần thay đổi theo thời gian. Khi Giang Trạch Dân lên cầm quyền, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã tập trung vào hợp tác khu vực, an ninh và lợi ích chung. Vào giữa những năm 1990, Giang Trạch Dân nỗ lực rất lớn để thúc đẩy các kênh đối thoại, hợp tác tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.


Chiến lược này được tiếp tục dưới thời Hồ Cẩm Đào với quan điểm "cùng hội cùng thuyền" mà ông phát biểu tại kỳ họp đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 64, năm 2009.


Bài phát biểu của Tập Cận Bình tại CICA vừa qua theo truyền thống của các biện pháp an ninh "kiểu Trung Quốc". Con đường tơ lụa trên biển mà ông đề xuất được hiểu rằng, nó không chỉ là động lực kinh tế mà còn là chiến lược, phù hợp với tư duy truyền thống của các hoàng đế Trung Hoa là "bảo vệ chư hầu, cả về kinh tế và quân sự".


Thời cổ đại, Trung Quốc đã có rất nhiều cuộc tranh luận về cách cai trị tốt nhất của hoàng đế. Mô hình Nho giáo ca ngợi một hoàng đế vị tha nhưng thực dụng, vừa là người "có đạo đức", nhưng vẫn luôn để ý đến lợi ích kinh tế trong tâm trí.


Mặc dù trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn nhấn mạnh đến hòa bình, chính sách ngoại giao thực tế của họ đã "tích cực hơn" kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền (Tập Cận Bình phát biểu mới đây, "không có gen xâm lược trong máu người Trung Quốc"). Ông Bình nhiều lần nói rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc không cho phép bất cứ ai xâm phạm.


Ví dụ rõ ràng nhất là việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 23/11/2013 bao gồm quần đảo Senkaku hiện Nhật Bản đang kiểm soát.











Tập Cận Bình cùng các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc thị sát một cuộc tập trận quân sự ở Tân Cương.

Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và "nếu bị khiêu khích", ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh khu vực , Đa Chiều dẫn phân tích của giới truyền thông cho biết.


Theo Đa Chiều, Mao Trạch Đông đã từng gọi việc tham chiến của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là "cú đấm phòng ngừa" và quyết định của Đặng Tiểu Bình tấn công xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979 cũng dựa trên cùng 1 logic mặc dù thương vong rất lớn.


Tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc cùng với sự gia tăng ảnh hưởng quốc tế của họ đã dẫn đến việc Mỹ coi Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh, và sự xâm nhập của Mỹ vào châu Á sẽ tiếp tục "làm phức tạp ổn định và an ninh khu vực", Đa Chiều bình luận.


Với những căng thẳng đang diễn ra gần đây với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, trong thực tế Trung Quốc có thể đang mong muốn có 1 xung đột nhỏ mà Bắc Kinh có thể kiểm soát để khẳng định sức mạnh của họ trong khu vực một lần nữa, Đa Chiều kết luận.



Về phòng trọ người yêu, hiếp dâm bạn gái mới quen

Về phòng trọ người yêu, hiếp dâm bạn gái mới quen

Thông tin từ cơ quan công an được biết: Trước đó Hòa và Huỳnh Bửu Đ. (18 tuổi, trú tại phường Phú Hiệp, TP Huế) quen nhau qua mạng và đi chơi ở câu lạc bộ Club - Sirius - TP Huế. Tối 30-5-2014, Hòa rủ Đ. đi uống cà phê tại bờ hồ phường Phú Hội, TP Huế.





  • Nguyễn Văn Hòa tại cơ quan công an



    Nguyễn Văn Hòa tại cơ quan công an






Đến 22 giờ cùng ngày, Hòa rủ Đ. đi quán bar chơi tiếp và chở về phòng trọ của bạn gái Hòa tên là Nhung tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, TP Huế để lấy thẻ ATM rút tiền. Khi đến phòng thì Nhung đã về quê nên Hòa bảo Đ. ngồi trên giường chờ để vào phòng vệ sinh lấy thẻ ATM.


Sau đó, Hòa đã dùng sức lực của mình để thực hiện hành vi đồi bại với Đ.


Ngay sau khi sự việc xảy ra Đ. đã chạy ra khỏi phòng và đến trình báo cơ quan Công an. Qua điều tra, công an TP Huế đã bắt giữ Hòa và Hòa đã khai nhận toàn bộ hành vi hiếp dâm của mình.


Hiện, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP Huế đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Văn Hòa để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vụ việc trên là lời cảnh báo đối với những cô gái trẻ nhẹ dạ cả tin khi giao du kết bạn, đi đêm với các đối tượng không rõ lai lịch trên mạng xã hội.



Trị mùi hôi nách trong ngày hè

Trị mùi hôi nách trong ngày hè

Hôi nách là căn bệnh không xa lạ với nhiều người. Đặc biệt, sự thay đổi thời tiết, gia tăng nhiệt độ mùa hè, cộng với khói bụi, ô nhiễm môi trường khiến tỷ lệ người mắc bệnh hôi nách ngày càng tăng và mức độ bị hôi nách càng trầm trọng hơn.


Nguyên nhân làm ra tăng hôi nách mùa hè là do sự tăng tiết mồ hôi của tuyến mồ hôi gây mùi ở vùng nách cộng với sự phát triển mạnh mẽ của các vi khuẩn gây mùi trong điều kiện thời tiết nóng bức, ô nhiễm. Do đó, biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất để giúp hạn chế mùi hôi nách ngày hè là giữ cho cơ thể, đặc biệt là vùng da dưới cánh tay khô thoáng, sạch sẽ.











anh_1.jpg

Nắng hè oi bức làm bệnh hôi nách trở nên trầm trọng hơn.



Tuy nhiên, do điều kiện sinh hoạt, làm việc không phải lúc nào bạn cũng có thể giữ sạch sẽ vùng da dưới cánh tay, vì vậy việc tìm một giải pháp điều trị dứt điểm hôi nách là điều cần thiết. Phương án đơn giản được đề cập đến đầu tiên là sử dụng chất khử mùi dưới nhiều dạng như lăn, xịt, kem bôi… tuy nhiên các loại này chỉ có tác dụng ngăn mùi mồ hôi trong thời gian ngắn và nếu hoạt động lâu trong thời tiết oi bức thì hầu như không còn hiệu quả.


Một giải pháp khác được ứng dụng để điều trị hôi nách là sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để điều trị hôi nách như dùng chanh, phèn chua, lá trầu không, mướp đắng… những nguyên liệu có tính kháng khuẩn cao và đơn giản, dễ kiếm tuy nhiên hiệu quả điều trị thì không chắc chắn. Một số trường hợp có thể khỏi sau thời gian dài kiên trì điều trị, nhưng đa số không thể điều trị dứt điểm và đặc biệt với những người bị hôi nách lâu năm, mùi hôi nặng thì phương pháp này hầu như không hiệu quả.











anh_2.jpg

Các nguyên liệu thiên nhiên bó tay với bệnh hôi nách lâu năm.



Thay vì chỉ tác động bề mặt bên ngoài để chữa hôi nách như các phương pháp trước đây, phương pháp hút bỏ nội soi tuyến mồ hôi nách đi vào giải quyết triệt để nguồn gốc nguyên nhân gây ra bệnh hôi nách từ bên trong. Phương pháp sẽ hút bỏ tuyến mồ hôi và ổ vi khuẩn gây mùi vùng nách.


Xem chi tiết quy trình trị hôi nách bằng hút bỏ nội soi tại đây.


Hút bỏ nội soi tuyến mồ hôi nách được thực hiện an toàn, nhanh chóng, các bác sĩ sẽ thăm khám và đánh dấu xác định vị trí vùng tuyến, sau đó sát trùng, gây tê và sử dụng thiết bị nội soi đầu có gắn camera để hút bỏ toàn bộ tuyến mồ hôi và ổ vi khuẩn gây mùi hôi nách. Quá trình thực hiện không tới 30 phút.











anh_3.JPG

Hiệu quả thẩm mỹ khi trị hôi nách bằng phương pháp hút bỏ nội soi.



Hút bỏ nội soi tuyến mồ hôi nách là thủ thuật đơn giản không để lại dấu vết. Sau khi thực hiện, bạn có thể ngay lập tức trở lại với sinh hoạt thường nhật. Đặc biệt, do không sử dụng dao kéo nên phương pháp này không gây tổn thương vùng nách, không xâm lấn tới các vùng lân cận và không để lại sẹo.


Bạn có thể tìm hiểu thông tin hoặc đăng ký tư vấn hút bỏ nội soi tuyến mồ hôi nách tại đây.


Thẩm mỹ viện Kangnam cung cấp giải pháp trị hôi nách vĩnh viễn bằng hút bỏ nội soi tuyên mồ hôi nách, hiệu quả triệt để, đảm bảo an toàn, giúp bạn tìm lại cảm giác thoải mái tự tin trong cuộc sống.


Kangnam tặng voucher trị giá 500.000 đồng cho 30 khách hàng đầu tiên đăng ký điều trị hôi nách từ ngày 26/5.


Liên hệ: Thẩm mỹ viện Kangnam Hàn Quốc


Hà Nội: 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm. Tel: 04.62.91.99.77 Mobile: 0968.999.777.

TP HCM 179C Đường 3/2, quận 10 Tel: 08.62.94.66.88 Mobile: 0948.44.99.88.

Hotline: 0968.999.777. Website: http://ift.tt/1dp5sVS


(Nguồn: Thẩm mỹ viện Kangnam Hàn Quốc)



Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel

Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nguyên tắc estoppel

TP - Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do đó nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.


Trường Sa. Ảnh: Trường PhongTrường Sa. Ảnh: Trường Phong



Ngày 23/5, tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam một lần nữa tái khẳng định Trung Quốc đã viện dẫn sai lệch bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi phía Trung Quốc ngày 14/9/1958. Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do đó nó không có giá trị pháp lý đối với hai quần đảo này.


Hoàn cảnh và ý nghĩa thực tế của bức thư


Trong bối cảnh của thời kỳ chiến tranh lạnh và thế giới phân chia thành hai phe: Tư bản chủ nghĩa (TBCN) và xã hội chủ nghĩa (XHCN), xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan (Đài Loan lúc đó còn giữ hai đảo nằm giáp lục địa Trung Quốc là Kim Môn và Mã Tổ), hải quân Mỹ đến vùng eo biển Đài Loan, khiến Trung Quốc lo sợ rằng Mỹ có thể tấn công xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra Tuyên bố về lãnh hải ngày 4/9/1958 với nội dung như sau:


(1) Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

(2) (3) ...


(4) Ðài Loan và Bành Hồ hiện còn bị Mỹ cưỡng chiếm. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ðài Loan và Bành Hồ đang chờ được chiếm lại. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoài không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.

Đáp lại tuyên bố này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi bức thư ngày 14/9/1958 cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau: “Thưa đồng chí Tổng lý. Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.


Tại sao lại có bức thư này và với nội dung như trên? Hoàn cảnh ra đời và giá trị pháp lý của nó là gì? Để đánh giá một cách khách quan giá trị của bức thư này, chúng ta cần xem xét bối cảnh ra đời cũng như nội dung chính của văn bản này, và cần đặt nó dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế.


PGS.TS Nguyễn Bá Diến


Thứ nhất, về khía cạnh chính trị - ngoại giao, chúng ta cần xét đến bối cảnh thực tế của quan hệ quốc tế và quan hệ Việt - Trung tại thời điểm năm 1958 để hiểu cặn kẽ vì sao Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại có văn bản này - trong bối cảnh của thời kỳ Chiến tranh lạnh với sự va đập và đối kháng giữa hai lực lượng, hai hệ tư tưởng: phe TBCN (trung tâm là Mỹ) và phe XHCN (Liên Xô, Trung Quốc). Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, những phần tử diều hâu trong giới quân sự Mỹ vẫn chống Trung Quốc và đưa hạm đội vào hoạt động trong eo biển Đài Loan, đe dọa Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cũng đã trở thành đối tượng của chiến lược bành trướng của Mỹ ở châu Á nhất là từ khi quân Trung Quốc pháo kích liên tục Kim Môn và Mã Tổ. Theo một tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong “kế hoạch hành động đối với Việt Nam” đề ngày 24/5/1965, Mc Naughton đã lên danh sách mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam mà một trong bốn mục tiêu đó là “để bảo vệ Nam Việt Nam và vùng lân cận khỏi tay Trung Quốc”.



Đúng như luật gia Lưu Văn Lợi, cựu Chánh văn phòng - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới thuộc Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989) - đã nhận định: “Nếu ai cho đó là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa thì là đi quá nội dung và mục đích của bức thư, đồng thời phủ nhận tình cảm thiêng liêng trong lòng người Việt Nam, người Trung Quốc lúc bấy giờ”.



Vào thời điểm đó, Việt Nam đã trở thành lực lượng xung kích của phe XHCN trong tuyến đầu chống lại Mỹ và trở thành đồng minh chiến lược của Trung Quốc, “vừa là đồng chí vừa là anh em”, “anh em một nhà” (Trung - Việt nhất gia). Thật không sai khi có quan điểm cho rằng, quan hệ giữa hai nước Việt-Trung lúc bấy giờ mật thiết “như môi với răng”. Hơn nữa, lúc bấy giờ Hội nghị Giơ-ne-vơ của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã ban hành bốn Công ước, trong đó có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958. Trung Quốc muốn thể hiện vị thế nhất định của mình trên trường quốc tế nên đã ban hành Tuyên bố ngày 4/9/1958 về lãnh hải.


Do vậy, bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chắc chắn không định đề cập vấn đề pháp lý về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có ý định từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, mà chỉ nhằm một điều duy nhất, đó là: Thể hiện sự ủng hộ đối với việc quy định lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc nhằm cản tay Mỹ.


Phải đứng trên tinh thần đó và bối cảnh những năm 50-60 của thế kỷ trước (quan hệ Việt- Trung; quan hệ Trung-Mỹ cũng như tình hình khu vực và quan hệ quốc tế...) để hiểu bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là sự tuyên bố của VNDCCH từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ phản ánh một sự thật trong giai đoạn tốt đẹp của tình hữu nghị Việt - Trung; phản ánh tình cảm hữu nghị, tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc trước mối đe dọa của Mỹ vào thời điểm lịch sử đó mà thôi.


Việt Nam không vi phạm các điều kiện của nguyên tắc estoppel


Về mặt pháp lý, có học giả đã lấy thuyết estoppel để khẳng định bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là có sự ràng buộc đối với Việt Nam và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.


Vậy thuyết estoppel là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau về estoppel. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, thì estoppel là một học thuyết/nguyên tắc/tập quán, mà theo đó, một quốc gia phải nhất quán trong ứng xử và không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này thừa nhận trước đó. Mục tiêu chính của thuyết này là không cho phép một quốc gia được hưởng lợi hoặc gây thiệt hại cho một quốc gia khác thông qua cách ứng xử không nhất quán của mình.


Theo phán quyết của Tòa công lý quốc tế giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và Nicaragua trong vụ “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, thì: “Estoppel có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được thực hiện một cách rõ ràng và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động và phải chịu thiệt hại”. Các luật gia đều cho rằng, ngầm công nhận trong một tình huống nhất định sẽ dẫn đến estoppel. Nếu quốc gia đã biết rõ về một sự việc cụ thể song vẫn giữ im lặng thì việc im lặng đó phải được giải thích là sự đồng ý, chấp nhận và sẽ không đưa đòi hỏi ngược lại.

Các luật gia quốc tế cũng khá thống nhất trong quan điểm gắn việc ngầm công nhận với estoppel khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và cho rằng trong tranh chấp lãnh thổ, việc ngầm công nhận sẽ đồng nghĩa với estoppel nếu: (i) Các bên tranh chấp lãnh thổ đều đưa ra các yêu sách trái ngược nhau; (ii) Các bên đều biết rõ các yêu sách của nhau; (iii) Một bên giữ im lặng hoặc không có ý kiến hay hành động gì trước yêu sách của đối phương và như vậy bị mất đi quyền của mình.


Như vậy, theo thuyết estoppel thì phải hội đủ 4 điều kiện: (1) thái độ, lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; (2) thái độ, lời tuyên bố đó phải được thể hiện rõ ràng; (3) thái độ, lời tuyên bố đó phải được thể hiện liên tục; (4) khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động hoặc phải chịu thiệt hại.

Áp dụng những nội dung trên của nguyên tắc estoppel vào bức thư của Thủ tướng VNDCCH cho thấy nó thiếu tất cả các điều kiện nêu trên.


Theo điều kiện thứ nhất của estoppel, bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không phải là tuyên bố của Việt Nam về từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vì các lẽ:

Một là, căn cứ Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 (được các nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc bảo trợ) trong đó có các điều khoản về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Đông Dương, đồng thời công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Tuy nhiên, theo Hiệp định này, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền (chứ không phải là chia thành hai quốc gia độc lập- như một số người gần đây nhầm lẫn), lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý miền Bắc, còn miền Nam Việt Nam do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH-Nam Việt Nam) tiếp quản kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Như vậy, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này và không có thẩm quyền để quyết định về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lúc bấy giờ. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hòa luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả…


(Còn nữa)

PGS.TS Nguyễn Bá Diến - Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.