Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang qua đời

Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang qua đời









chelseaangelofmine viết:
ông này từng vô địch mekdeka cup năm 1958 thời xưa vietnam còn thắng nhật bản đến nỗi nhật còn ví mình là chiếc giày nhỏ so với việt nam còn bây giờ thì buồn vietnam sợ còn không đá lại lào chứ nói chi là nhật,




Nhờ VFF mà bóng đá VN tụt hậu so với Nhật Bản vài chục bậc và tạo ra 1 đội tuyển U23 siêu quậy .

Chả bù lúc trước, có thêm cả "Lưỡng thủ vạn năng" Phạm Văn Rạng nữa

"Nóng" vấn đề chủ quyền biển đảo trong đề thi tốt nghiệp môn Văn

"Nóng" vấn đề chủ quyền biển đảo trong đề thi tốt nghiệp môn Văn

Đề thi môn Ngữ văn sáng 2/6. (Ảnh: PV/Vietnam+)



Đề cập trực tiếp đến việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đề thi môn Văn đã làm "nóng" trường thi tốt nghiệp trung học phổ thông sáng nay, ngày 2/6.

Ở phần thi đọc hiểu, đề thi trích dẫn một đoạn trong bài viết: "Bình tĩnh, sáng suốt thể hiện lòng yêu nước" của tác giả Nguyễn Thế Hanh đăng trên báo Giáo dục và Thời đại số ra ngày 15/5/2014: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.


Trước tình hình đó, trái tim của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ở trong nước, hơn 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới luôn nóng bỏng hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa và Trường Sa, dõi theo từng tin tức được truyền đi từ hiện trường vụ việc.


Những ngày qua, chúng ta lại một lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trong mỗi một người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, lên án mạnh mẽ những hành động sai trái, phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay, chúng ta phải bình tĩnh, sáng suốt, nhận định những sự kiện đang diễn ra trên Biển Đông để có hành động phù hợp.”


Đề thi yêu cầu thí sinh đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:


1. Nêu những ý chính của văn bản


2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.


Việc dùng các từ được gạch dưới trong câu: “Những ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hạ đạt giàn khoan HD 981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam, có những hành động hung hăng cản phá lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982” Có hiệu quả diễn đạt như thế nào?


3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của thí sinh về sự kiện trên.


Trước đó, thông tin nóng ở Biển Đông đã liên tục xuất hiện trong các đề thi, nhất là đề thi thử vào đại học môn văn, ở các trường trung học phổ thông trên cả nước.

Tại Hà Nội, học sinh trường Trung học phổ thông Chu Văn An sục sôi với đề ôn luyện ngữ văn của tiến sỹ Trịnh Thu Tuyết khi đưa ra đề thi trong đó nêu vấn đề Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) cùng nhiều tàu có vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam và yêu cầu “anh/chị hãy viết một bài luận khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của mình về chủ quyền dân tộc.”


Tương tự, tại trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh, đề thi thử đại học môn ngữ văn của hai khối C và D cũng đề cập đến vụ việc giàn khoan Hải Dương-981 đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam và yêu cầu “hãy viết bức thư gửi cho một bạn trẻ Trung Quốc để trình bày những chính kiến riêng của mình về sự kiện trên.”

Theo thầy Phan Thế Toàn, Tổ trưởng Tổ văn, trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh, đây là sự kiện được người dân cả nước quan tâm và học sinh cũng không ngoại lệ. Tại thành phố Huế, dù đề thi môn văn học kỳ 2, khối lớp 7, chỉ có câu hỏi chung: “Hãy viết bài văn nghị luận để làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ: ‘Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo’ nhưng vấn đề Biển Đông vẫn nóng trong hàng loạt bài làm của học trò./.



Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

Ngày 1/6, trên trang mạng của tờ báo Nga “Gazeta.ru” có đăng bài bình luận – phân tích của nhà báo Vladimir Koriaghin về những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc tiến hành việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.


Bài báo có nhan đề “Người Việt Nam không bao giờ chấp nhận”, với hơn 2.500 từ, phân tích khá chi tiết từ cứ liệu lịch sử đến những hành động của Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây... để khẳng định tính phi lý của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông.











Ảnh chụp màn hình tờ báo Nga và bài báo nói về Hoàng Sa



Mở đầu, bài báo nêu vấn đề: Bất đồng giữa các quốc gia trong vùng Biển Đông đang gây ra những xung đột về lãnh thổ, trong đó một bên là CHND Trung Hoa. Và “Gazeta.Ru” tìm ra lịch sử các xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam khi lý giải vì sao quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.


Với đề mục “400 năm không Trung Quốc”, bài báo đã dẫn ra một số cứ liệu địa lý, lịch sử để khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa trong mấy thế kỷ gần đây không có trong bản đồ của Trung Hoa thời cổ lẫn kim. Tác giả nêu vị trí kinh độ, vĩ độ, rồi nêu một điểm đáng ghi nhận trong tập bản đồ cổ của Việt Nam từ Thế kỷ thứ 17, khẳng định trong đó lần đầu tiên nhắc đến tên “Cát Vàng” (tức “Hoàng Sa”) và quần đảo “Spratli”.


Theo các cứ liệu lịch sử, vào năm 1721, một Công ty của Việt Nam mang tên “Công ty Hoàng Sa” đã được thành lập nhằm khai thác các đảo trong vùng Biển Đông cũng như cử các đội tàu tới đó. Trong khi đó thì trong tất cả các tư liệu cùng thời của Trung Quốc, không hề có chữ nào nhắc tới Spratli hay Paraseli.


Bài báo còn đưa ra những tư liệu lịch sử nói về sự có mặt liên tục của Việt Nam qua các thời kỳ và đến tận đầu thế kỷ 19, khi Thực dân Pháp đô hộ và lập từ điển Latin – An Nam thì quần đảo Hoàng Sa vẫn được lấy theo tên gọi “Cát vàng” của Việt Nam. Một câu chuyện được dẫn ra để chứng minh việc Trung Quốc không hề có vai trò gì ở đây là vào cuối thế kỷ 19, trong khu vực Hoàng Sa xảy ra tại nạn với 2 chiếc tàu của Vương Quốc Anh chở nhiều tài sản quý. Người dân Trung Quốc thuộc tỉnh Hải Nam đã chiếm hết số tài sản này, khiến người Anh nổi giận. Nhưng khi đó, người Trung Quốc đã trả lời rằng, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, bởi thế Chính quyền nước này không chịu trách nhiệm gì về những việc xảy ra trên quần đảo này.


Sau những phân tích đó, tác giả bài báo cho rằng, những hành động của Trung Quốc gây mâu thuẫn và tranh chấp trong khu vực Hoàng Sa là do tư tưởng bá quyền của Trung Quốc. Tác giả tiếp tục đưa ra những cứ liệu lịch sử để vạch ra những hành động sai trái của Trung Quốc khi từng bước “Hán hóa” quần đảo Hoàng Sa.


Từ chỗ cho ra bản đồ hành chính mới của Trung Quốc năm 1933 gọi quần đảo Spratli và Parasel là Nam Sa và Tây Sa... rồi đến việc vào năm 1947 Trung Quốc chính thức tuyên bố các tên gọi Nam Sa và Tây Sa cho các quần đảo mà Trung Quốc chiếm trước khi người Pháp cùng người Việt Nam ra giải giáp vũ khí của quân Nhật sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.


Tiếp đó là nhiều sự kiện khác nữa, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm hoàn toàn được tác giả bài báo nhắc lại thông qua sự kiện xảy ra vào tháng 1/1974. Khi đó Trung Quốc đã dùng vũ lực để nắm quyền kiểm soát và bắt đầu chuẩn bị khai thác trong khu vực Spratli.


Tác giả bài báo dùng cụm từ “Bắc Kinh đốn củi” để nói về quan điểm không thay đổi của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông. Thời gian đó, khi dầu mỏ và khí đốt được tìm thấy vào đầu những năm 1990 cách không xa quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đứng ngồi không yên.


Đã xảy ra những va chạm ở phạm vi cục bộ trên vùng Biển Đông trong nhiều năm, nhưng không dẫn đến đụng độ quân sự.


Rồi đến sự kiện giàn khoan Hải Dương – 981. Tác giả bài báo, Vladimir Kuriaghin khẳng định Trung Quốc đã để xảy ra xung đột trong vùng đặc quyền kinh tế không phải của Trung Quốc. Tác giả dẫn ra những hành động, lời phát biểu của cộng đồng quốc tế cũng như của người dân Việt Nam phản đối việc làm của Trung Quốc và cho rằng, Trung Quốc đã không đưa ra những phản hồi xây dựng đối với những đòi hỏi hợp pháp từ phía các đại diện của cộng đồng thế giới.


Cũng trong bài báo của mình, tác giả Kuriaghin trích dẫn ý kiến của các chuyên gia có uy tín nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Biển Đôngvà quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, thông qua cuộc trao đổi của họ với “Gazeta.Ru”, để lý giải về bản chất của những gì đang diễn ra và triển vọng giải quyết xung đột. Đó là Grigori Locshin, Tiến sỹ Khoa học Lịch sử, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông – Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Ivan Melnikov, Phó Chủ tịch Thứ Nhất BCH Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga, Phó Chủ tịch Thứ Nhất Duma Quốc gia Nga (tức Hạ Viện); Giáo sư Viện Hàn lâm Quốc phòng Australia Carl Thayer, một trong những chuyên gia uy tín nhất trong nghiên cứu Biển Đông; Nicolai Kolesnic, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổ chức Xã hội liên vùng các cựu chiến binh Nga tại Việt Nam; Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Peterburg Vladimir Kolotov và nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Ilya Usov....


Qua các ý kiến này, việc làm của Trung Quốc càng bị khẳng định là sai trái, gây bất ổn trong khu vực. Dư luận chung đều lo ngại diễn biến căng thẳng này và bày tỏ mong muốn các bên giải quyết xung đột bằng thương lượng hòa bình.


Đặc biệt, trong ý kiến của mình, nhà nghiên cứu Ilya Usov nêu: “Trung Quốc và Việt Nam là những đối tác chiến lược duy nhất của Nga ở Đông Á. Trước đây đất nước chúng ta giữ quan điểm trung lập trong những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với sự thay đổi trong đường lối chiến lược của Nga xuất hiện một mối nguy hiểm (đây quả thực là nguy hiểm), rằng Moscow có thể xem xét lại quan hệ của mình trước những quan điểm của các bên trong vùng Biển Đông, thay đổi quan điểm trung lập hoàn toàn bằng ngả về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu điều đó xảy ra thì sẽ là sai lầm”./.


Điệp Anh/VOV-Moscow



Bản tin 8H: Trung Quốc có ý đồ chiến lược độc chiếm Biển Đông

Bản tin 8H: Trung Quốc có ý đồ chiến lược độc chiếm Biển Đông

TPO - Tàu Trung Quốc hung hăng đâm tàu Việt Nam thủng 4 lỗ. Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 120 tàu tại khu vực giàn khoan trái phép. Trung Quốc có ý đồ chiến lược độc chiếm Biển Đông, và chỉ chậm lại khi gặp phản ứng gay gắt hoặc vì một lý do nào đó âm mưu này bị phá sản.



Sáng nay 2/6, gần 1 triệu học sinh cả nước làm bài môn thi đầu tiên Ngữ Văn trong kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Giáo dục thường xuyên năm 2014. Năm nay, học sinh thi tốt nghiệp THPT làm bài 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ. (Xem chi tiết)





Hôm qua 1/6 là ngày đầu tiên Thông tư 15 của Bộ Công an về hướng dẫn thi hành đăng ký xe, bao gồm cả xe máy điện, có hiệu lực, nhưng Công an thành phố Hà Nội mới chỉ nhắc nhở, chưa xử phạt. Tình trạng nam nữ thanh niên, điều khiển xe máy điện không đăng ký, đầu không đội MBH, vượt chốt vẫn xảy ra phổ biến. Việc xử phạt xe máy điện chỉ diễn ra khi chủ phương tiện không đội MBH, vượt đèn đỏ, chở quá số người theo quy định.




Sáng 1/6, chị Nguyễn Thị Giữ, là thủ quỹ của UBND xã Ân Mỹ (huyện Hoài Ân, Bình Định) đến phòng làm việc của mình để phát lương thì phát hiện két sắt trong phòng đã bị kẻ gian đục thủng. Kiểm tra tài sản bên trong phát hiện bị mất 170 triệu đồng tiền mặt. Két sắt bị đối tượng đục từ phía sau một lỗ vừa đưa tay vào lấy toàn bộ số tài sản bên trong. (Xem chi tiết)





Khoảng 16h10 chiều 1/6, tàu Trung Quốc số hiệu 46105 phun vòi rồng và cố tình đâm va tàu Cảnh sát Biển 2016. Một cú đâm quá mạnh vào bên mạn phải tàu Cảnh sát Biển 2016 đã khiến chiếc tàu này thủng 4 lỗ. Vết thấp nhất cách mực nước biển 40 cm dài 50 cm và rộng 3 cm. (Xem chi tiết)





Ngày 1/6, Kiểm ngư VN phát hiện vị trí giàn khoan Hải Dương-981 do Trung Quốc hạ đặt trái phép trên thềm lục địa nước ta không ổn định như vài ngày trước đó. Các lực lượng chấp pháp của ta vẫn bám trụ, đấu tranh với cường độ cao quanh khu vực giàn khoan. Trung Quốc vẫn duy trì khoảng 120 tàu các loại quanh khu vực giàn khoan trái phép, bao gồm: 38-40 tàu Hải cảnh, 25-30 tàu vận tải và tàu kéo, 45- 50 tàu cá, 4 tàu quân sự.




Các chuyên gia, nhà sử học, nhà nghiên cứu lâu năm về địa chính trị, các mối quan hệ quốc tế, về biển Đông trong tọa đàm “Tình hình biển Đông và hành động của chúng ta” do báo Tiền Phong tổ chức đã nhận định, Trung Quốc có ý đồ chiến lược độc chiếm biển Đông, và chỉ chùn và chậm lại khi gặp phản ứng gay gắt hoặc vì một lý do nào đó âm mưu này bị phá sản. (Xem chi tiết)





Chiều 1/6, diễn đàn Đối thoại Shangri La lần thứ 13 đã bế mạc sau 3 ngày nhóm họp với 5 phiên thảo luận chung về các chủ đề liên quan an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Các học giả đến từ nhiều nước trên thế giới đã tập trung yêu cầu đại biểu Trung Quốc giải thích về cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. Đại diện Trung Quốc cho biết, chuẩn bị “đàm phán trực tiếp” với từng nước liên quan. (Xem chi tiết)





Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/6 sẽ có chuyến công du tới châu Âu, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã làm đổi thay mạnh mẽ trật tự chính trị và an ninh, đồng thời tái định hình chính sách đối ngoại của Nhà Trắng.


Ông Obama sẽ tới Ba Lan, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Bỉ, thăm Pháp để kỷ niệm 70 năm ngày quân đội Mỹ đỏ bộ, tham gia Thế chiến II tại châu Âu. Washington khẳng định sẽ không có cuộc tiếp xúc chính thức nào giữa ông Obama và Tổng thống Nga Putin.




Hôm 31/5, Nga phủ nhận thông tin báo chí cho rằng Bắc Kinh và Moscow đang hoàn tất thỏa thuận về việc Nga bán máy bay Su-35 và hệ thống S-400 cho Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng, còn nhiều thứ Trung Quốc thèm muốn từ phía Nga nhưng chưa đạt được, còn Nga đối với Trung Quốc chỉ đơn thuần về lợi ích kinh tế.




Ngày 30/5, giới chức Trung Quốc đã bắt giữ ông Bào Đồng - cựu trợ lý chính của cố Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, người phải từ chức do cách thức xử lý trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, dẫn tới cuộc trấn áp đẫm máu các nhà hoạt động tại Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 6/1989.



Cảnh tan hoang của tàu cá bị Trung Quốc tông chìm

Cảnh tan hoang của tàu cá bị Trung Quốc tông chìm

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT


Giúp Zing.vn ngày càng nâng cao chất lượng nội dung bằng cách cho chúng tôi biết bạn đánh giá thế nào về bài viết này:



  • Rất tốt! Thông tin nhanh, nội dung trung thực và khách quan.

  • Bình thường: Thông tin hữu ích, nội dung không lỗi.

  • Kém: Nội dung không có giá trị, nhiều lỗi



Kinh hoàng trăn dài hàng mét nằm trong xe Nissan

Kinh hoàng trăn dài hàng mét nằm trong xe Nissan

Phòng quảng cáo Admicro

Mr. Lê Quang Hợi - Account Director

Mobile: 0937 768 886

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Hỗ trợ & CSKH

Ms. Thơm

Mobile: 0126 826 9779


Ban biên tập AutoPro, Tầng 18, tòa nhà VTC Online.

Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 04-39743410 Máy lẻ 901. Fax: 04-39744082

Email: info@autopro.com.vn

Ghi rõ nguồn "Autopro" khi phát hành lại thông tin từ cổng thông tin này.


iPhone 6 đọ dáng cùng 8 mẫu iPhone cũ

iPhone 6 đọ dáng cùng 8 mẫu iPhone cũ

Xem thêm chủ đề: iPhone 6 do dang cung 8 mau iPhone cu, iphone 6 ra mat, iPhone man hinh 5, 7 inch, dien thoai iphone 6, iphone moi, iPhone 6, gia iPad Pro, ra mat iPad Pro, iPhone 6 concept, iPhone 6 quet bang anh mat, iPhone 6, gia iPhone 6, dien thoai iPhone 6, anh iPhone 6 concept, anh iPhone 6, ra mat iPhone 6, iPhone 5S, gia iPhone 5S, iPhone 5, gia iPhone 5, dien thoai iPhone, ra mat iPhone 5S, iPhone, Apple, dtdd, dien thoai, iphone mini, iphone, tin cong nghe, tin tuc, tin tuc 24h



Những tin tức mới nhất về thị trường THỜI TRANG HI-TECH được cập nhật liên tục, chỉ có tại 24h.com.vn



Mời bạn quay lại trang

Thời trang Hi-tech





Người Việt tại Hong Kong biểu tình, viết huyết thư phản đối Trung Quốc

Người Việt tại Hong Kong biểu tình, viết huyết thư phản đối Trung Quốc

Nhiều người Việt Nam mang theo biểu ngữ với các dòng chữ: "Đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam," "Việt Nam-Chúng tôi yêu hòa bình-Phản đối chiến tranh" xuống đường tuần hành tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 1/6/2014. (Ảnh: AFP/TTXVN)



Chiều 1/6, hơn 300 người Việt đang làm ăn và sinh sống tại Hong Kong tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như các hành động xâm phạm khác của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cuộc biểu tình lần này bắt đầu vào lúc 15 giờ (giờ địa phương), với điểm xuất phát là Công viên Victoria và điểm kết thúc là phía trước tòa nhà chính quyền Hong Kong ở khu vực Kim Chung.


Gần như tuyệt đại đa số người biểu tình đều mặc áo đỏ có in hình quốc kỳ Việt Nam và dòng chữ “Hướng về Biển Đông.”


Ngoài nhiều biểu ngữ và băngrôn mang nội dung phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm trắng trợn khu vực Biển Đông của Việt Nam, đoàn biểu tình cũng giương cao một số băngrôn đề nghị quốc tế hỗ trợ Việt Nam chống lại sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc ở vùng biển này.


Điểm đặc biệt nhất trong cuộc biểu tình lần này là bức huyết tâm thư phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo Việt Nam, với sự tham gia của hơn 50 người.

Bức thư viết bằng máu này mang nội dung yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam và thể hiện rằng người Việt Nam yêu hòa bình, phản đối chiến tranh.


Bức huyết tâm thư này sẽ được gửi lên Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Hong Kong.

Cuộc biểu tình đã kết thúc vào lúc 17 giờ 30 phút cùng ngày trong bầu không khí ôn hòa, tôn trọng luật pháp sở tại và không xảy ra sự cố nào./.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.