- Chùm ảnh "anh hùng giải cứu mỹ nhân" của Chủ tịch FC Barcelona Việt Nam
- Britney Spears, Rooney… “rủ nhau” làm từ thiện
- Diện “cây đỏ”, bồ Ronaldo đẹp nhất lễ trao giải La Liga
Thái Sung là cầu thủ Việt Nam đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này được học viện bóng đá Aspire của Qatar tuyển chọn và đào tạo. Thái Sung nổi bật ở học viện bất chấp việc phải so đọ về thể hình, thể lực với các cầu thủ đến từ khắp nơi trên toàn cầu. Sung chiếm được vị trí chính thức ở vai trò hộ công và anh thật sự nổi bật. Tham dự cùng đội bóng học viện Asprie ở khắp nơi t rên thế giới, đối thủ của Thái Sung và đồng đội là những đội bóng trẻ đến từ khắp các lò danh tiếng. Năm 2010 Aspire và Sung lọt vào đến tận trận chung kết giải trẻ châu Âu mở rộng, vượt qua các lò đào tạo danh tiếng của M.U hay Barca, AC Milan và chỉ để chịu thua Sporting Lisbon.
Ngày Sung ra đi, anh đang là cầu thủ trẻ lứa U16 của Đà Nẵng, thế nên sau ba năm ở học viện, Sung trở về lại Đà Nẵng vì còn bị ràng buộc bất chấp việc đội Sporting Lisbon đã ngỏ lời mời cầu thủ này sang thi đấu.
Và những oái ăm bắt đầu từ đây. Triết lý bóng đá mà Thái Sung học được từ học viện này là thứ bóng đá hiện đại, nghĩa là phải biết kiểm soát bóng, và chơi đúng vị trí của mình. Nhưng, điều ấy quá xa xỉ với bóng đá Việt Nam. Huấn luyện viên Phan Công Thìn, người đang dẫn dắt U21 Việt Nam ở giải U21 quốc tế tổ chức tại Cần Thơ bây giờ, ngày ấy là người dẫn dắt đội U19 Đà Nẵng đã không tiếc lời… chê Thái Sung. Ông Thìn cho rằng, Thái Sung đá cũng thường thôi lại không phù hợp với lối chơi mà Đà Nẵng xây dựng. Kết quả, Thái Sung chỉ chuyên ngồi dự bị và chẳng có mấy cơ hội thể hiện mình.
Tất nhiên thôi, cách chơi bóng mà Thái Sung học được đó là chơi có các vệ tinh đồng đều về chuyên môn chung quanh, mỗi người một nhiệm vụ. Nhưng, với bóng đá Việt, người sáng tạo cũng phải là người đánh chặn, nói cho dễ hiểu thì bóng đá Việt hay cụ thể hơn dưới trướng huấn luyện viên Phan Công Thìn và nhiều huấn luyện viên khác, cầu thủ phải đa năng và cần cù như một công nhân đá bóng. Bóng đá Việt Nam thường chọn lối chơi dài, chuyên về phòng ngự – phản công, trong khi Thái Sung lại được đào tạo lối đá nhỏ, nhanh và dùng kỹ thuật. Vì thế, lối đá hiện đại ấy có lẽ không phù hợp với đấu pháp và tiêu chí ở Đà Nẵng.
Mọi chuyện cứ xấu dần đi với Thái Sung , anh không được ra sân thi đấu, nhiều đồng đội nhìn Sung đi học từ Aspire về với cặp mắt khó chịu, Sung muốn sang đội khác thi đấu cũng chẳng xong vì còn hợp đồng với Đà Nẵng, mà Đà Nẵng thì nhất quyết không buông cầu thủ này. Chẳng còn con đường nào khác, Thái Sung đành xin đi đá ở Kon Tum ở giải hạng nhì dưới hình thức được Đà Nẵng cho mượn chỉ để được ra sân nhiều hơn bởi như Sung nói. Không ra sân thi đấu, cảm giác mất dần, thể lực cũng sút giảm nhưng quan trọng hơn, tinh thần cũng suy sụp theo.
Mọi chuyện tưởng khác đi khi Thái Sung được chọn vào danh sách đội U21 Việt Nam tham dự giải quốc tế lần này. Nhưng, vẫn dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Phan Công Thìn, cái tên Thái Sung tiếp tục không được trọng dụng, thậm chí ngay trong trận đấu với U19 học viện HAGL, nhiều người nghĩ rằng ông Thìn sẽ dùng kỹ thuật của Sung để khắc chế đối phương. Rất tiếc, ông Hùng chọn cách dùng các cầu thủ kém kỹ thuật nhưng thừa sức mạnh để phòng ngự tiêu cực.
Trò chuyện với Sung, cầu thủ này ước ao, nếu có cơ hội được chơi ở đội hình của U19 Việt Nam, Sung sẽ chơi rất dễ bởi họ cùng chung triết lý bóng đá, cùng chung một cách chơi. Tiếc rằng…
Nhìn cảnh Sung ngậm ngùi đến sân, ngậm ngùi xách nước, bơm bóng và lặng lẽ ra về mới thấy để toả sáng ở sân cỏ Việt Nam, việc đầu tiên cần thiết có lẽ không phải là tài năng, đến Lee Nguyễn còn chịu đời không thấu Việt Nam thì nói gì đến cầu thủ trẻ như Thái Sung .
Tiếc nhưng… cơ chế nó thế.