Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Bị ô tô tông, 4 người trên xe máy chết thảm

Bị ô tô tông, 4 người trên xe máy chết thảm
'Byeongcheon Sundae' sắp bán ở Việt Nam

'Byeongcheon Sundae' sắp bán ở Việt Nam


“Byeongcheon Sundae”-món ăn truyền thống của người Hàn Quốc, được chế biến bằng nguồn nguyên liệu hữu cơ và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sắp bán tại Việt Nam.




Tìm được vật thể nghi là đuôi máy bay AirAsia

Tìm được vật thể nghi là đuôi máy bay AirAsia

Hãng tin Reuters cho biết, trong ngày 5/1, các tàu và máy bay tham gia cuộc tìm kiếm chuyến bay QZ8501 bị rơi tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm nhằm phát hiện thêm các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân. Chiếc A320-200 xấu số đã rơi xuống biển cách đó 8 ngày khi đang trên đường sang Singapore từ Surabaya, thành phố lớn thứ nhì của Indonesia. Trên máy bay có 162 người gồm hành khách và phi hành đoàn.


“Chúng tôi đã tìm thấy một vật thể rất có khả năng là đuôi của chiếc máy bay”, ông Yayan Sofyan, thuyền trưởng của con tàu tuần tra tìm thấy vật thể này, nói với các phóng viên. Tuy nhiên, cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Indonesia chưa xác nhận phát hiện này.


Cơ quan khí tượng thủy văn của Indonesia cho rằng, thời tiết mưa bão có thể là nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay hôm 28/12. Từ khi xảy ra vụ tai nạn, thời tiết xấu đã cản trở các nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân và hộp đen của chiếc máy bay - thiết bị cho phép xác định điều gì đã xảy ra khi máy bay bị rơi.


Trọng tâm chính của khu vực tìm kiếm cách đảo Borneo khoảng 90 hải lý. Đây là nơi 5 vật thể được cho là các mảnh vỡ của chiếc máy bay, trong đó mảnh vỡ lớn nhất dài khoảng 18 mét, đã được xác định nằm ở vùng nước nông. Các mảnh vỡ này được phát hiện bởi các tàu tìm kiếm sử dụng sóng siêu âm.


Indonesia AirAsia, công ty do hãng AirAsia có trụ sở ở Malaysia nắm cổ phần 49%, đang chịu áp lực lớn từ cơ quan chức năng sau khi bị phát hiện đã bay không đúng ngày được cấp phép. Hãng này được phép bay tuyến Surabaya-Singapore vào các ngày thứ Hai, Ba, Năm và Bảy hàng tuần, trong khi chuyến QZ8501 bay vào ngày Chủ nhật. Hiện tại, nhà chức trách Indonesia đã rút giấy phép bay tuyến này của AirAsia.


Ông Djoko Murjatmodjo, quyền Tổng giám đốc Cục Hàng không Indonesia, cho hay, cuộc điều tra về việc AirAsia bay sai ngày và cuộc điều tra nguyên nhân khiến máy bay rơi là hai cuộc điều tra hoàn toàn khác nhau.


9 tàu tìm kiếm từ 4 quốc gia đã “quần thảo” vùng biển nơi máy bay rơi. Nhiều đội thợ lặn, bao gồm 7 chuyên gia từ Nga, luôn thường trực sẵn sàng cho việc tìm kiếm, nhưng gió mạnh và sóng lớn cao tới 4 mét đã cản trở quá trình tìm kiếm.


Đến nay, đã có 34 thi thể nạn nhân, chủ yếu là hành khách người Singapore và phi hành đoàn đã được đưa về đất liền. Một số nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng vẫn gắn chặt với ghế ngồi. Có khả năng, nhiều nạn nhân còn đang bị mắc kẹt trong thân máy bay.


Vụ 8501 là tai nạn chết người đầu tiên của hãng bay giá rẻ AirAsia. Tại Indonesia, hãng này có ít nhất 15 điểm đến.


>> Vì sao thảm họa hàng không lại 'ám' Đông Nam Á ?


Theo Diệp Vũ


VnEconomy



Samsung ra mắt các thiết bị kết nối trong nhà thông minh

Samsung ra mắt các thiết bị kết nối trong nhà thông minh

Triển lãm điện tử công nghệ tiêu dùng thường niên đang diễn ra tại Las Vegas (Mỹ). Năm nay, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc là Samsung hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ với màn phát biểu khai mạc của CEO BK Yoon.


Khác với thông lệ, bài phát biểu của ông Yoon sẽ không phải tuyên bố về một sản phẩm mới. Thay vào đó, ông sẽ thay mặt Samsung gợi mở cho chúng ta về một viễn cảnh trong tương lai với những dự án lớn mà họ đang nghiên cứu.


Và lớn nhất trong số đó phải kể đến: Nhà thông minh. Samsung đặt cược rằng xu hướng Internet of Things sẽ sớm bùng nổ trong thời gian tới sau điện thoại thông minh.


Dưới đây là cập nhập những diễn biến chính trong sự kiện giới thiệu những thiết bị Internet of Things của Samsung:


10h28: CEO BK Yoon trở lại sân khấu. Ông kết thúc bài phát biểu và nói rằng mình đã hoạt động trong ngành công nghiệp này trên 30 năm và chứng kiến rất nhiều thay đổi. "Tôi luôn muốn tạo ra những sản phẩm Internet of Things. Để làm được việc này sẽ không chỉ cần 1 công ty, 1 ngành công nghiệp mà tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau".


10h25: Một video mẫu trình chiếu hình mẫu chiếc xe BMW tự động lái từ garage đến chỗ người lái. Tiến tới, công nghệ này sẽ được đồng bộ với ti vi và nhiều thiết bị khác nữa.


Samsung ra mắt các thiết bị kết nối trong nhà thông minh (1)


10h24: Samsung cũng tiết lộ đang hợp tác với hãng xe BMW để tích hợp với máy tính bảng Samsung và giúp bạn có thể kiểm soát ngay trong xe.


10h16: Cụ thể Samsung cũng đang hợp tác với công ty EarlySense tạo ra một máy cảm biến đặt dưới đệm tại phòng ngủ để theo dõi giấc ngủ của bạn. Sau đó nó sẽ được hiển thị trên điện thoại và nói cho bạn biết thời gian nào tốt nhất để thức dậy dựa theo mẫu theo dõi được.


10h13: CEO BK Yoon quay lại sân khấu. Ông tuyên bố Samsung sẽ dành 100 triệu USD để phát triển cộng đồng tham gia vào nền tảng Internet of Things của hãng bao gồm cả các công ty khởi nghiệp.


10h07: CEO của Jawbone là Hosain Rahman lên sân khấu. Anh nói về cách các thiết bị mang theo người đóng vai trò trong Internet of Things. Jawbone là một nền tảng để các ứng dụng đóng vai trò là bên thứ 3 và nhà sản xuất phần cứng có thể cùng tham gia. Ví dụ dựa trên nền tảng Jawbone, những thiết bị thông minh trong nhà có thể tự động bật điện vào buổi sáng khi thức dậy. Hiện có khoảng hơn 2.500 ứng dụng hoạt động trên nền tảng Jawbone.


10h06: Samsung mời các nhà phát triển và sản xuất thiết bị phần cứng cùng tham gia vào nền tảng của họ.


10h04: Một vài đối tác và dịch vụ đang muốn hợp tác cùng SmartThings như: Honeywell, Netgear, Jawbone, Philips và hàng loạt thương hiệu lớn khác.


Đây là một điều rất ý nghĩa. Samsung tạo ra rất nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh nhưng nền tảng Internet of Things sắp tới đây của họ sẽ hoàn toàn mở và có thể làm việc với thiết bị.


10h02: Alex Hawkinson, CEO của công ty khởi nghiệp SmartThings được Samsung mua lại với giá 200 triệu USD vào năm ngoái lên phát biểu.


Samsung ra mắt các thiết bị kết nối trong nhà thông minh (2)


Hawkinson nói sẽ có một “trung tâm mới” cho hệ thống của họ tích hợp với các thiết bị của Samsung. Thậm chí, trung tâm này có thể hoạt động khi mất điện.


10h01: “Chắc chắn các thiết bị Internet of Things của chúng tôi sẽ rất mở”.


10h: Tuy nhiên, cũng sẽ có một hệ thông mở để có thể giao tiếp với những thiết bị không phải của Samsung.


9h59: Một số các thiết bị sẽ hoạt động như một “trung tâm” để kết nối và “trò chuyện" với tất cả các thiết bị khác của bạn.


9h58: 90% những sản phẩm của Samsung sẽ là những thiết bị Internet of Things vào năm 2017. Chúng tôi sẽ đạt 100% trong vòng 5 năm tới, bao gồm cả lò nướng và máy lọc không khí.


9h58: “Tất cả những công nghệ này sẽ có vào cuối năm nay”.


9h56: Samsung đã có hàng loạt thiết bị Internet of Things. Tất cả chúng đều kết nối được với nhau.


Một video được trình chiếu với rất nhiều thiết bị Internet of Things của Samsung được trình chiếu.


9h53: BK Yoon nói rằng nhu cầu về hệ sinh thái trong mảng Internet of Things đang ngày càng tăng cao và Samsung sẽ là người đi đầu trong lĩnh vực này.


Samsung ra mắt các thiết bị kết nối trong nhà thông minh (3)


9h52: CEO BK Yoon bước lên sân khấu.


* Diễn biến sự kiện cập nhập theo giờ Mỹ.


>> Cư dân mạng hoài nghi nhà thông minh “nhất thế giới” của BKAV


Phương Linh


Theo Trí Thức Trẻ/BusinessInsider



Pháp ngập ngừng trừng phạt Nga

Pháp ngập ngừng trừng phạt Nga

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Pháp Hollande trong một lần gặp gỡ.


Tổng thống Pháp Francois Hollande nói, ông muốn phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga, nếu cuộc đàm phán sắp diễn ra trong tháng này về cuộc khủng hoảng ở Ukraine đạt kết quả tích cực.

Theo tin từ BBC, tuy vậy, ông Hollande không nói rõ lệnh trừng phạt nào có thể được xóa bỏ. Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014.


Ông Hollande nói, Tổng thống Nga Vladimir Putin “không muốn sáp nhập miền Đông Ukraine - ông ấy đã nói với tôi như thế”.


Trước đó, Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cũng đã lên tiếng cho rằng không nên tăng cường trừng phạt Nga.


Ông Gabriel, một chính trị gia trung tả như ông Hollande, nói rằng, các lệnh trừng phạt nhằm mục đích buộc Nga phải đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, theo ông Gabriel, một số lực lượng ở Mỹ và châu Âu muốn dùng lệnh trừng phạt để bóp nghẹt Nga, và điều này đặt ra “rủi ro dẫn tới xung đột lớn”.


“Chúng tôi muốn giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng không muốn đẩy nước Nga vào cảnh suy sụp”, ông Gabriel nói với tờ báo Bild am Sonntag.


Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, các cuộc pháo kích thi thoảng vẫn xảy ra giữa quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai ở miền Đông nước này bất chấp thỏa thuận ngừng bắn. Vào cuối tháng 12 vừa qua, hai bên đã trao đổi hàng trăm tù binh.


Một số chính trị gia EU đã kêu gọi nới lỏng lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Các lệnh trừng phạt mà phương Tây tung ra đã nhằm vào ngành ngân hàng, năng lượng, vũ khí của Nga, cũng như các nhân vật thân cận với Tổng thống Putin. Các chính trị gia Italy, Hungary và Slovakia nằm trong số những người muốn Nga được nới trừng phạt.


Nhiều quốc gia EU phụ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu từ Nga, nên lệnh trừng phạt đã làm dấy lên những quan ngại mới về an ninh năng lượng trong khu vực.


Ngoài ra, việc Nga trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu một loạt mặt hàng nông sản và đồ uống của phương Tây cũng khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu khốn đốn. Chưa kể, khó khăn kinh tế khiến số lượng người Nga đi du lịch ở châu Âu suy giảm.


“Lệnh trừng phạt cần phải được dỡ bỏ nếu tình hình có tiến triển. Nếu không có tiến triển nào, lệnh trừng phạt sẽ được giữ nguyên”, ông Hollande nói trên kênh phát thanh France Inter.


Tổng thống Pháp xác nhận, một hộ nghị thượng đỉnh Pháp-Đức-Nga-Ukraine sẽ được tổ chức ở Astana, Kazakhstan vào ngày 15/1 tới đây, với nội dung chủ yếu là tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy vậy, Hollande nói, ông sẽ chỉ tới Astana nếu cuộc đàm phán thực sự có khả năng đem lại kết quả khả quan.


Phương Tây cáo buộc Nga đưa vũ khí hạng nặng và quân tiếp viện cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Nga thừa nhận rằng “các tình nguyện viên” người Nga đã đến đó, nhưng phủ nhận việc cung cấp lính chuyên nghiệp và vũ khí hiện đại cho quân ly khai Ukraine.



Một năm của các bộ trưởng: Thống đốc Bình “đi trên băng mỏng”

Một năm của các bộ trưởng: Thống đốc Bình “đi trên băng mỏng”

Ngay từ khi đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ở ông Bình toát lên một sự tự tin; cách điều hành “đánh bài ngửa” trở nên quen thuộc.


“Tôi từng nói không sợ lòng dân hẹp, chỉ sợ mình có đức và tài hay không. Nếu làm ra kết quả tốt thì người dân sẵn sàng đánh giá mình tốt. Và đúng như vậy, lòng dân không hẹp”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhớ lại quãng thời gian điều hành vừa qua.

Bởi lẽ, giữa năm 2013, các kết quả mà ông Bình làm từ cuối 2011 mới chỉ bắt đầu định hình, phần lớn người dân chưa thực sự sờ mó được, thụ hưởng được. Trong khi đó, vấn đề quản lý thị trường vàng nóng bỏng, tỷ giá vẫn nhăm nhe bất ổn, nợ xấu tăng cao, tái cơ cấu hệ thống phức tạp…


Bước sang năm 2014, tình thế đã khác. Không còn phải chống đỡ các vấn đề thanh khoản, xáo trộn vàng - “đô”, cá nhân ông Bình và Ngân hàng Nhà nước có thêm thời gian và điều kiện để làm được nhiều việc hơn. Các kết quả vì thế cũng dần sờ mó được.


Vẫn tính cách cũ


Như một bài viết nhìn lại năm trước của VnEconomy, ngay từ khi đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ở ông Bình toát lên một sự tự tin; cách điều hành “đánh bài ngửa” trở nên quen thuộc.


Dĩ nhiên, phải có cơ sở để ngửa bài. Còn với thị trường và doanh nghiệp, họ được ngửa bài chính sách, được định hướng trước để có thêm điều kiện chủ động ứng xử trong kinh doanh.


Mở đầu 2014, một lần nữa, khi mà Quốc hội và Chính phủ yêu cầu tập trung kiểm soát lạm phát ở mức 6%, ông Bình báo cáo: chỉ ở khoảng 5% thôi.


Một lần nữa, bởi năm trước ông cũng dự tính chỉ 6% trong khi mục tiêu định hướng chung là 7%, và thực tế cuối cùng ở 6,04%. Năm nay, nếu loại trừ các yếu tố bất thường như giá dầu, Ngân hàng Nhà nước tính toán lạm phát vẫn ở mức 4,85% - sát với định hướng 5% đó.


Tất nhiên là có các mô hình dự báo để dự tính con số 5%. Nó trở nên quan trọng, vì Ngân hàng Nhà nước cần bám sát để định chính sách lãi suất. Dự tính được mức thấp hơn, nên từ đầu năm cơ quan này đã đặt mục tiêu giảm tiếp ít nhất 1,5-2%/năm lãi suất cho vay.


Đến nay, điều này đã làm được. Ông Bình từng nói, tin tưởng kiểm soát được lạm phát 2014 ở 5% để áp trần lãi suất 6%/năm và sau đó hạ xuống 5,5%/năm, bởi hạ xuống thấp nữa sẽ nguy hiểm.


“Nguy hiểm” cụ thể nhất vẫn là với tỷ giá. Năm thứ ba ông Bình điều hành, thị trường tiếp tục có thêm cam kết khoảng biến động tỷ giá. Lần thứ tư (kể cả cam kết cuối 2011) nó được giữ vững. Nhưng không vì thế mà bớt áp lực.


Sau lần phá giá 1% tháng 6, cuối tháng 11 đầu tháng 12 tỷ giá biến động, thị trường có biểu hiện căng thẳng, đồn đoán điều chỉnh dần loang rộng. Sau cuộc họp đến tối muộn với các cộng sự, Thống đốc phát lệnh bán ra can thiệp, xóa bỏ các đồn đoán và hiệu ứng của nó.


Đó là quyết định mà sau này ông nói: cần phải có những nắm đấm đủ mạnh để khẳng định quyết tâm và định hướng của mình, như thế thị trường mới tin tưởng.


Đi trên băng mỏng


Chủ động và tự tin nói trước về lạm phát, lãi suất và tỷ giá để điều hành, nhưng không hẳn luôn suôn sẻ. Ngay từ đầu năm, chính sách tiền tệ đã đứng trước thử thách lớn, mà việc giữ ổn định các cân đối được ví như đi trên băng mỏng.


Quốc hội cho phép, Chính phủ tập trung triển khai kế hoạch phát hành tới khoảng 300.000 tỷ đồng trái phiếu. Quy mô rất lớn này chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng. Đáp ứng đủ thì còn tiền để hỗ trợ các nguồn khác không, như tín dụng? Cầu trái phiếu lớn như vậy, mục tiêu và yêu cầu giảm lãi suất có bị cản trở không? Các cân đối thanh khoản, lãi suất, tỷ giá có bị tổn thương không?


Việc điều tiết nguồn và đáp ứng nhu cầu trái phiếu trên, gắn với lãi suất giảm thấp là đóng góp lớn của chính sách tiền tệ năm qua. Nhưng đổi lại là gì?


Tại hội nghị sơ kết giữa năm của ngành ngân hàng, đã có kiến nghị và cả thất vọng rằng: các ngân hàng dồn vốn cho trái phiếu Chính phủ, đổi lại cần đẩy mạnh giải ngân cho đầu tư công, đưa tiền ra để kích cầu ấm lên, để kích thích tín dụng và góp phần phá băng nợ xấu… Thế nhưng, nửa đầu năm tốc độ đầu tư công không như kỳ vọng. Thậm chí, trái phiếu bội thu lại “nhồi” ngược trở lại ngân hàng dưới dạng tiền gửi, hệ thống và việc điều hành càng khó khăn vì thừa tiền…


Cùng với khó khăn đó, giữa năm 2014, xuất hiện một thử thách bất thường. Cho đến nay, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 và tác động của nó có lẽ là trải nghiệm đặc biệt nhất trong hơn ba năm điều hành của Thống đốc Bình.


Tại một cuộc họp khẩn sau diễn biến phức tạp của các vụ bạo động tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, ông Bình nhận định: phải phản ứng thật nhanh, khẳng định thật chắc chắn thông điệp của mình tới thị trường và nhà đầu tư nước ngoài.


Nếu không, mọi thành quả hơn hai năm qua tạo lập được trên thị trường vàng, tỷ giá và thanh khoản hệ thống sẽ tiêu tan, bởi tài chính - tiền tệ là lĩnh vực dễ tổn thương đầu tiên trước các biến cố.


Không quá khi nhận định vậy. Thị trường thời điểm đó đã có dấu hiệu hoang mang ở một bộ phận tiền gửi, sự rục rịch phòng thân với vàng - “đô” trong dân cư. Và hơn hết, chỉ cần dòng vốn đầu tư nước ngoài khựng lại, ngừng giải ngân, vốn đầu tư gián tiếp đảo chiều, tình huống hàng tỷ USD ra đi như năm 2008 là ám ảnh đối với nhà điều hành.


Cuộc gặp giữa Thống đốc với lãnh đạo các định chế tài chính nước ngoài lập tức được tổ chức. Và trong một lần hiếm hoi, người ta thấy ông phải dán mắt vào văn bản, đọc từng chữ khi phát biểu.


Khi đó, bối cảnh quá nhạy cảm và cẩn trọng, không còn là tiền tệ nữa, mà còn là chính trị, ngoại giao trước một thử thách lớn của đất nước.


Đó là biến cố nổi bật trong năm 2014, từng đặt các thành quả ổn định mà Ngân hàng Nhà nước tạo được vào thế mong manh. Rồi cũng qua, hệ thống đã vững vàng hơn, nhưng không hẳn là đã bớt rủi ro.


Bằng chứng là, năm qua, thêm một lần nữa ông Bình chưa dám dấn một bước thực sự mạnh cho an toàn hệ thống. Nói hình ảnh, chính sách phải tiếp tục nhón chân trên băng mỏng. Đó là mong muốn thực hiện Thông tư 02 và Thông tư 36.


Thực hiện tốt hai cơ chế theo các thông tư trên, hệ thống các ngân hàng Việt Nam thực sự đạt một chuẩn mới, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, lành mạnh và minh bạch hơn; đặc biệt lần đầu tiên mới có phán quyết mạnh mẽ về sở hữu chéo như vậy (Thông tư 36).


Nhưng vì sao chưa dám dấn ngay, vì sao Thông tư 02 phải giãn ra, xử lý sở hữu chéo phải pha loãng áp lực trong một năm nữa? Ông Bình từng giải thích trước Quốc hội: phải “nhón chân” vì sức khỏe hệ thống chưa đảm bảo để siết lại một cách toàn diện. Một cơ thể có bệnh, cần liều thuốc phù hợp, tránh chưa chết vì bệnh thì đã chết vì dùng thuốc quá liều…


Dù thế nào, tinh thần và lộ trình Thông tư 02 và Thông tư 36 đã định. Công chúng có được hy vọng hệ thống các ngân hàng sẽ thực sự chuẩn hóa hơn nữa trong tương lai gần.


Mảnh vỡ điển hình


Cùng với tình thế đi trên băng mỏng, năm 2014 cũng chứng kiến những mảnh vỡ dưới đôi chân của nhà quản lý hệ thống.


Các vụ án “bầu” Kiên, Huyền Như lần lượt đưa ra xét xử. Cùng đó, lại phát sinh vụ việc tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).


Mặc dù đúng ra, những vụ án này bắt nguồn từ những xáo trộn trong quá khứ. Như việc siết chặt quản lý kinh doanh vàng và xóa bỏ sàn vàng là môi trường làm bộc lộ những trường hợp như “bầu” Kiên. Vụ Huyền Như, vài người trong ngành được biết đến từ bộ hồ sơ đặt lên bàn Thống đốc, một tuần sau khi ông Bình nhậm chức (tháng 8/2011), khi ông quyết định lập các đội thanh tra chuyên biệt…


Tương tự, sự kiện ông Hà Văn Thắm bị bắt năm qua cũng gợi lại thời cao điểm chuẩn bị tái cơ cấu. Cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước thanh tra OceanBank, phát hiện sai phạm và yêu cầu khắc phục. Sau ba năm, các cá nhân liên quan không những không khắc phục được mà còn có sai phạm thêm, vụ việc buộc phải xử lý hình sự.


Trong năm, Thống đốc đã giải trình các vụ việc trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông nói rằng, dù vụ việc xẩy ra ở đâu, khi nào, nhưng thuộc hệ thống mình quản lý thì cá nhân ông chịu trách nhiệm và khắc phục.


Cứ làm việc đi


Một năm có nhiều thử thách, các sự kiện nóng bỏng và cả ồn ào như vậy, nhưng cá nhân Thống đốc Bình có phần lặng lẽ khi sờ nắm các thành quả.


Trong lần trò chuyện với VnEconomy trước thềm tổng kết hoạt động ngành 2014, nhắc lại sự kiện các tổ chức quốc tế liên tục nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam và các ngân hàng thương mại, hay kết quả Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm ở mức cao, ông nói ngắn gọn: “Có niềm vui hôm nay mới nhớ những nhọc nhằn trải qua”.


Điều ông đúc kết là cứ làm việc đi, làm đúng và có kết quả thì sẽ được ghi nhận: “Tôi từng nói không sợ lòng dân hẹp, chỉ sợ mình có đức và tài hay không. Nếu làm ra kết quả tốt thì người dân sẵn sàng đánh giá mình tốt. Và đúng như vậy, lòng dân không hẹp”.


Hai năm trước, chính sách tiền tệ phải chống đỡ nhiều hơn, các kết quả mới chỉ định hình, hoặc vẫn còn nhiều hoài nghi. Đến nay, khi thanh khoản hệ thống đảm bảo, lạm phát và lãi suất kiểm soát ở mức thấp, các thị trường vàng và ngoại tệ được giữ ổn định…, không thể phủ nhận là người dân và doanh nghiệp đang được thụ hưởng những giá trị.


Thế nhưng, chuyện vay vốn, nợ xấu, tái cơ cấu vẫn còn nhức nhối.


Ông Bình nói rằng, điều ông trông đợi là sự chuyển biến thực sự của tái cơ cấu doanh nghiệp trong năm tới. Bởi các khách hàng có tốt lên, năng lực tài chính và quản trị có thay đổi tốt lên, thì ngân hàng mới sống vững được, mới cho vay thông suốt và xử lý nợ xấu tốt được.


Với nợ xấu, đến 2014, bằng nguồn lực của mình, toàn hệ thống đã tự xự lý được 54,6% tổng số phát sinh tính đến giữa 2012 - thời điểm bắt đầu triển khai đề án Chính phủ giao. Một kết quả mà ông Bình cho là được, vì còn nhiều vướng mắc trong vấn đề pháp lý và nguồn lực tài chính tự thân.


Còn tái cơ cấu, một điều bị mang tiếng “nói trước bước không qua” trong năm 2014 của ông Bình là sáp nhập thêm 6-7 ngân hàng.


Cho dù, ở đây cũng có điều khó nói. Thử hình dung, nhà đầu tư nước ngoài vào và ra giá tốt hơn để mua một ngân hàng đang niêm yết. Mọi tính toán trước đó của các ông chủ và nhà quản lý phải khựng lại để xem xét.


Với nhóm 6-7 ngân hàng lẽ ra đã sáp nhập cũng vậy. Đã xuất hiện những dòng vốn tư nhân, vốn nước ngoài ngấp nghé dạm hỏi, hứa hẹn kết quả tái cơ cấu tốt hơn, thay vì cứ nhất nhất theo phương án cũ. Ngân hàng Nhà nước đã chủ động phanh lại lộ trình, do nhìn thấy có cơ hội mới khi thị trường ấm lên.



HAGL thu hơn 350 triệu đồng tiền vé ở trận mở màn

HAGL thu hơn 350 triệu đồng tiền vé ở trận mở màn
Thứ 3, 06/01/2015 05:30:50 (GMT+7)

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ hôm 5-1, ông Huỳnh Mau - giám đốc Công ty thể thao Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), cho biết tổng thu tiền vé của trận khai mạc Toyota V-League 1 2015 giữa HAGL với Khánh Hòa chiều 4-1 là 354.800.000 đồng (chưa tính tiền vé năm đã thu trước đó).




Bầu Đức (trái) xuống đường piste sân Pleiku hôm 4-1 mời phụ nữ, trẻ em không có ghế ngồi lên khán đài xem trận HAGL với Khánh Hòa. Ảnh: S.H



Theo ông Huỳnh Mau, HAGL đang lên phương án bán vé năm cho các khán đài còn lại trong thời gian tới. Nếu mọi việc suôn sẻ, riêng tiền bán vé trong mùa thi đấu 2015 này sẽ mang về cho CLB ít nhất là 5 tỉ đồng (trung bình mỗi trận thu về 400-470 triệu đồng tiền bán vé).


Ngoài ra, theo ông Huỳnh Mau, một trong những lý do khiến nhiều khán giả có vé nhưng không có chỗ ngồi trong trận HAGL gặp S.Khánh Hòa là do tình trạng vé giả. Để chống lại tình trạng này, HAGL sẽ in tem chống giả vào vé. "Để vé đến tận tay người hâm mộ, chúng tôi sẽ tổ chức phát hành vé rộng rãi từ giữa tuần chứ không phải một ngày trước trận đấu như cách làm cũ. Tên của khán giả mua vé năm sẽ được dán trên ghế ngồi để bảo vệ quyền lợi của khách hàng...” - ông Huỳnh Mau nói.


Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài 15 tỉ đồng từ nhà tài trợ chính Nutifood, HAGL đã thu thêm 1 tỉ đồng tiền bán 10 bảng quảng cáo và đang vận động các doanh nghiệp khác mua 20 bảng còn lại. Ông Huỳnh Mau khẳng định rằng: “20 bảng này sẽ được bán nhanh bởi VTV6 cho biết sẽ truyền hình trực tiếp toàn bộ 13 trận đấu lượt đi của HAGL (7 trận sân nhà, 6 trận sân khách). Doanh nghiệp mua bảng quảng cáo sẽ hưởng lợi từ mùa này bởi các năm trước lịch truyền hình trực tiếp của HAGL nhiều nhất là bảy trận. Rõ ràng CLB và các nhà tài trợ đều có lợi khi sóng truyền hình trực tiếp được phát nhiều hơn”.


Dự kiến trong mùa này HAGL thu tổng cộng 24 tỉ đồng, trong đó có 15 tỉ đồng từ tài trợ của Nutifood, 3 tỉ đồng từ bán bảng quảng cáo, 5 tỉ đồng tiền bán vé, dự kiến thu thêm gần 1 tỉ đồng từ tiền bán áo lưu niệm và các loại hình dịch vụ khác quanh sân vận động. Bầu Đức cho biết dự trù chi phí mùa này của HAGL chỉ là 16 tỉ đồng. Vì vậy, khả năng đây là mùa đầu tiên HAGL sẽ có lãi kể từ khi bước vào bóng đá chuyên nghiệp.


S.H. - H.D.



Trên tay smartphone siêu mỏng Gionee Elife S5.1

Trên tay smartphone siêu mỏng Gionee Elife S5.1

Xem thêm chủ đề: Gionee Elife S5.1, smartphone, dien thoai sieu mong, dien thoai mong, smartphone sieu mong, cong nghe thong tin, cntt, thong tin cong nghe, ttcn, tin tuc, tin tuc 24h, bao, vn



Những tin tức mới nhất về thị trường THỜI TRANG HI-TECH được cập nhật liên tục, chỉ có tại 24h.com.vn



Mời bạn quay lại trang

Thời trang Hi-tech





Tội phạm hô có bom trên máy bay Vietnam Airlines

Tội phạm hô có bom trên máy bay Vietnam Airlines

- Tên tội phạm được C45 áp giải từ Hà Nội đi TP.HCM trên chuyến bay VN 253 đã làm loạn và hô có bom trong hành lý khiến cho hành khách đi máy bay hoảng loạn.


Ông Vũ Thế Phiệt - Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho VietNamNet biết, sự việc trên xảy ra trên chuyến bay VN253 khởi hành từ sân bay Nội Bài lúc 15h40 chiều 5/1.











máy bay, tội phạm, hô có bom, Vietnam Airlines
(Ảnh minh họa)

Khi tội phạm được hai cán bộ C45 (Bộ Công an) áp giải lên tàu bay, đối tượng này lấy lý do đi vệ sinh. Khi hai cán bộ công an tháo còng tay thì tên tội phạm vùng ra hô lên trên máy bay có bom. Ngay sau đó đối tượng đã được 2 chiến sỹ công an không chế.


Ông Phiệt cho biết, lúc đầu nhận được thông tin như vậy lực lượng Cảng vụ đã thực hiện phương án khẩn nguy cách ly tàu bay và đưa hành khách ra, đồng thời kiểm tra lại tàu bay theo đúng quy trình.


“Cảng vụ đã cho kiểm tra lại hành lý và có làm việc với 2 cán bộ công an và 2 cán bộ công an xác nhận không có hành lý đi kèm nên đã dừng phương án khẩn nguy, làm thủ tục lại đưa hành khách lên máy bay.


Chuyến bay VN253 sau đó đã cất cánh lúc 17h10”, ông Phiệt thông tin.


Vũ Điệp



Bắt 2 nghi can đánh, giẫm đạp đến chết thiếu nữ

Bắt 2 nghi can đánh, giẫm đạp đến chết thiếu nữ

Chiều 5-1, đại tá Nguyễn Hữu Lộc, Trưởng Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết cơ quan này đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với Y Thuận Ya (SN 1991) và Y Soen Ya (SN 1996), cùng ngụ bon U1, thị trấn Ea T'linh, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông để điều tra hành vi đánh 2 thiếu nữ dẫn đến làm 1 người tử vong.



Hiện trường nơi chị Linh bị đánh tử vong



Hiện trường nơi chị Linh bị đánh tử vong




Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, đêm 1-1, sau khi cùng nhóm bạn dự sinh nhật tại một quán nhậu trên địa bàn thị trấn Ea T'ling, chị Đỗ Thị Thùy Linh (SN 1995, ngụ thị trấn Ea T'ling) cùng em Lê Thị Phượng (SN 1999, ngụ xã Nam Dong, huyện Cư Jút) ra về cùng nhau.


Khi đến đoạn trước số nhà 36 đường Nơ Trang Lơng (thị trấn Ea T'ling) chị Linh và em Phượng bị Y Thuận Ya và Y Soen Ya chặn lại trêu ghẹo. Thấy vậy, 2 thiếu nữ bỏ chạy thì bị 2 tên này đuổi theo, lao vào đấm, giẫm đạp lên người cho đến khi cả 2 người nằm bất động.


Ngay sau đó, Linh và Phượng được người dân đưa vào nhà sơ cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Jút. Do bị thương quá nặng, Linh được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk và tử vong vào khoảng 3 giờ sáng 2-1.


Sau khi gây án, Y Thuận Ya và Y Soen Ya đã bỏ trốn, đếm rạng sáng 4-1, bị lực lượng công an bắt giữ khi đang lẩn trốn trên địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông.



C. Nguyên


TS Cao Sỹ Kiêm: Chưa nên cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam

TS Cao Sỹ Kiêm: Chưa nên cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam

(GDVN) - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TS Cao Sỹ Kiêm đưa ra hàng loạt lý do chính đáng bảo vệ quan điểm chưa nên cho thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam.



Mới đây, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có báo cáo gửi Chính phủ, trong đó có ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam. Đề xuất này đang “gây bão” trong dư luận.


Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này.


- TS có ý kiến gì về đề xuất này?











TS. Cao Sỹ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Theo tôi, Việt Nam chưa nên chấp thuận đề nghị trên".

TS Cao Sỹ Kiêm: Đồng Nhân dân tệ đang có khuynh hướng quốc tế hóa và nó đã được cho phép lưu hành ở một số nước. Kinh tế của Trung Quốc đang phát triển và có vị trí trên thế giới, họ đề nghị như thế là có cơ sở nhưng chúng ta cần phải cân nhắc, nghiên cứu kỹ chứ chưa thể làm ngay được.


Nguyên nhân là bởi ở Việt Nam, sức cạnh tranh của chúng ta còn chưa lớn, khả năng quản lý thị trường của chúng ta chưa được nâng lên nên dù giữa ta và Trung Quốc có mối quan hệ giao lưu hàng hóa rất rộng. Theo tôi, Việt Nam chưa nên chấp thuận đề nghị trên.


Về lâu dài, chúng ta cũng nên nghiên cứu về việc này, nhưng trước mắt Chính phủ cần phải cân nhắc nhiều yếu tố như quan hệ kinh tế, năng lực cạnh tranh… Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nhiều hay ít vào Trung Quốc là do vấn đề này.


- Phải chăng Trung Quốc đang có ý định thay thế đồng USD bằng đồng Nhân dân tệ và muốn quốc tế hóa đồng tiền của họ? Theo ông đề xuất này nếu thành hiện thực sẽ ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?


TS Cao Sỹ Kiêm: Nếu đồng Nhân dân tệ được cho phép thanh toán ở Việt Nam đồng nghĩa với việc Trung Quốc mở rộng được phạm vi thanh toán và như một lẽ tất yếu, hàng hóa của họ sẽ tràn lan ở thị trường Việt Nam. Khi đó, nếu không quản lý được, nền kinh tế của ta sẽ gặp rất nhiều bất lợi, khó khăn.


Không chỉ thế, nếu họ tiêu tiền nhiều ở đất nước ta, họ sẽ còn chủ động trong việc phát hành. Cùng với đó, họ sẽ chủ động trong việc đầu tư vào kênh nào, loại hàng hóa nào và hơn tất cả là họ có thể tung tiền ra, rút tiền về. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc điều hành chính sách tiền tệ của ta.


Nói cách khác, đề xuất trên nếu được chấp thuận, thông qua sẽ làm hạn chế khả năng điều hành chính sách tiền tệ của ta. Không chỉ thế, trật tự của thị trường cũng sẽ bị đảo lộn và đời sống của người dân cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu chúng ta không kiểm soát, quản lý được.


- Trao đổi với báo chí mới đây, TS Lê Đăng Doanh cho rằng đề nghị trên vi phạm chủ quyền của chúng ta. Quan điểm của ông thế nào?











TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng, chưa nên cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam (Ảnh: Internet)

TS Cao Sỹ Kiêm: Chủ quyền có bị xâm phạm hay không là do chúng ta quyết định. Nếu chúng ta thấy sức cạnh tranh đã đủ lớn và có thể hợp pháp hóa việc sử dụng đồng Nhân dân tệ bằng các nghị định, quy định của chúng ta để có cơ sở kiểm soát chặt chẽ thì chủ quyền sẽ không bị ảnh hưởng, xâm phạm.


Còn nếu ta không giữ được độc lập về kinh tế, độc lập trong việc quản lý chính sách thì chủ quyền của ta sẽ bị ảnh hưởng, xâm phạm.


- Một trong những lý do mà hai đơn vị trên của Trung Quốc đưa ra đề xuất Việt Nam cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ là nhu cầu giao dịch, thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam khá lớn và tăng lên rõ rệt. Từ thực tế, ông có thấy vậy không?


TS Cao Sỹ Kiêm: Rõ ràng số lượng hàng hóa mà Việt Nam giao dịch với Trung Quốc đang tăng lên, chiếm tỷ lệ lớn nên nhu cầu thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ phải tăng theo.


- Được biết phía Trung Quốc cũng lập luận rằng ở biên giới Việt - Trung đã sử dụng rộng rãi đồng Nhân dân tệ. Theo ông tại sao lại có thể có giao dịch lên đến 15 tỷ USD bằng đồng Nhân dân tệ ở biên giới được? Việc này có vi phạm pháp luật không và ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc này?


TS Cao Sỹ Kiêm: Hiện nay, chưa có đồng tiền nào khác được phép lưu hành tại Việt Nam nên việc sử dụng quá nhiều đồng Nhân dân tệ ở khu vực biên giới như trên là vi phạm luật pháp của ta. Ở khu vực biên giới có những giao dịch khác với các khu vực khác trong nước, do vậy trong việc điều hành chính sách tiền tệ cũng có những quy định, quy chế riêng cho việc thanh toán hàng hóa ở khu vực biên giới.


Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Họ phải quản lý chặt chẽ hơn nữa, có các quy định cụ thể và phải kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc thực thi luật và phải xử lý nghiêm các vi phạm như trên ở khu vực biên giới. Ngoài ra, muốn chấm dứt tình trạng trên, chúng ta cũng phải quản lý chặt chẽ chính sách ngoại hối.


- Về lâu dài, nếu cho phép đồng Nhân dân tệ được thanh toán ở Việt Nam, theo ông chúng ta nên sử dụng ở mức độ nào, trên kênh nào và với loại hàng hóa nào?


TS Cao Sỹ Kiêm: Ngay cả khi Nhân dân tệ được cho phép thanh toán ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải dùng một đồng tiền khác như USD để quy đổi, thanh toán chứ không thể để đồng Nhân dân tệ tràn ngập ở thị trường trong nước được.


Hiện nay, ngoài USD, chúng ta chưa cho thanh toán bằng các loại đồng tiền khác ở Việt Nam. Do vậy, mọi thanh toán khi mua bán, trao đổi hàng hóa phải thông qua đồng ngoại tệ mạnh khác như USD chứ chưa thể thanh toán bằng Nhân dân tệ.


Muốn đồng Nhân dân tệ được cho phép thanh toán ở Việt Nam, chúng ta phải chờ sự phát triển hơn nữa của nền kinh tế, khả năng quản lý của ta tốt hơn cũng như phải chờ đến khi mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Trung Quốc phát triển đến mức độ nào đó.


Chính phủ sẽ quyết định việc này, nhưng theo tôi ở thời điểm này chưa nên cho phép thanh toán bằng Nhân dân tệ ở Việt Nam.


- Xin cảm ơn ông!



Phát hiện bè cứu sinh thổi phồng tại nơi tìm kiếm QZ8501

Phát hiện bè cứu sinh thổi phồng tại nơi tìm kiếm QZ8501

Hiện vẫn chưa thể khẳng định chiếc bè cứu sinh có phải của chiếc máy bay xấu số thuộc hãng hàng không AirAsia Indonesia hay không. Ông Chris Yates, nhà tư vấn hàng không có trụ sở tại Anh, cho rằng bè cứu sinh có thể tự phồng lên khi chiếc máy bay rơi với một lực lớn. Những thông tin trên do báo The New Paper của Singapore đăng tải.



Chiếc bè cứu sinh được vớt lên... Ảnh: The New Paper


Chiếc bè cứu sinh được vớt lên... Ảnh: The New Paper




...nhưng chưa thể xác định là của QZ8501. Ảnh: The New Paper


...nhưng chưa thể xác định là của QZ8501. Ảnh: The New Paper



Trong khi đó, cuộc tìm kiếm hộp đen máy bay vẫn diễn ra trên biển hôm 5-1. Ông Moeldoko, người đứng đầu lực lượng vũ trang Indonesia, đã yêu cầu đưa các gia đình nạn nhân đến khu vực rơi máy bay. Phát biểu trong cuộc họp báo, ông nói rằng các thân nhân sẽ được máy bay quân sự đưa đến thị trấn Pangkalan Bun trước khi lên tàu hải quân để đến khu vực tìm kiếm.


Cảnh sát trưởng Sutarman cũng đảm bảo với các gia đình nạn nhân rằng tất cả thi thể sẽ được nhận dạng. Ông nói thêm khoảng 260 bác sĩ cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài đang nỗ lực xác định danh tính nạn nhân.


Nhờ thời tiết hôm nay nay tốt hơn nên đội thợ lặn hải quân Indonesia tận dụng cơ hội để xác định đống đổ nát nghi của máy bay QZ8501 dưới đáy biển. Lực lượng tàu thuyền và máy bay cũng mở rộng hoạt động tìm kiếm mảnh vỡ và thi thể các nạn nhân. Trung tá không quân Indonesia Jhonson Supriadi nói: “ Thời tiết khá thuận lợi. Tầm nhìn xa đến 6 km, không có mây che phủ và gió nhẹ”. Trong ngày 5-1 đã tìm thấy thêm 3 thi thể, nâng tổng số nạn nhân được vớt lên là 37 người.


Ông Bambang Soelistyo, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu hộ Indonesia (Basarnas), cho biết hộp đen nằm không xa cách mảnh vỡ máy bay đã được tìm thấy nhưng các tàu tìm kiếm vẫn chưa bắt được tín hiệu “ping” nào phát ra từ hộp đen.



Hoạt động tìm kiếm được nối lại khi thời tiết diễn biến thuận lợi. Ảnh: Reuters


Hoạt động tìm kiếm được nối lại khi thời tiết diễn biến thuận lợi. Ảnh: Reuters



Bộ trưởng Giao thông Indonesia Ignasius Jonan hôm 5-1 đã ra lệnh đình chỉ các quan chức làm nhiệm vụ trong thời gian diễn ra chuyến bay QZ8501, theo AP-Dow Jones.


Trong khi đó, đài CNN đưa tin một số gia đình nạn nhân nhận được thư đề nghị đền bù sơ bộ từ AirAsia hôm 4-1, với mức đền bù khoảng 24.000 USD cho mỗi thành viên có mặt trên chuyến bay QZ8501. AirAsia nhấn mạnh đây là số tiền để trang trải "những khó khăn về tài chính" cho các gia đình trong thời gian tìm kiếm máy bay và các nạn nhân.



Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.