Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

'Các nước nhỏ không muốn phải chọn phe'

'Các nước nhỏ không muốn phải chọn phe'

- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chiều 24/9 đã chia sẻ với cử tọa Mỹ quan điểm về chủ đề "Vị trí của Việt Nam trong trật tự thế giới".


Trong lịch trình dày đặc của chuyến làm việc tại khóa họp 69 Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ), ông Phạm Bình Minh vẫn nhận lời nói chuyện tại Hội châu Á (Asia Society), một tổ chức phi lợi nhuận có mục đích giáo dục cho thế giới về châu Á.


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh


Trả lời câu hỏi "Việt Nam ở đâu trong trật tự thế giới", Phó Thủ tướng nói: Thế kỷ 21 được dự đoán là thế kỷ của châu Á. Nhưng những thăng trầm của châu lục này có lúc khiến người ta nghi ngại: những hệ quả của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, sự quay trở lại của chính trị quyền lực, những thách thức truyền thống và phi truyền thống...


"Nhưng tôi vẫn lạc quan về tương lai của châu lục: Trọng tâm kinh tế thế giới đang chuyển dịch về châu Á - Thái Bình Dương, 3 cường quốc kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản nằm ở khu vực này, 10 nước trong G20 cũng ở đây, các nền kinh tế như Philippines, Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ cao... Đây vẫn là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu, là động cơ chính trong phục hồi kinh tế thế giới, cũng như đi đầu hiện thực hóa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ, trong đó Việt Nam đã hoàn thành sớm 5 trong 8 mục tiêu", ông Phạm Bình Minh nhận định.


Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc ASEAN sẽ có cộng đồng kinh tế vào năm 2015, với dân số 600 triệu người và tổng GDP 2,2 nghìn tỷ USD. Cùng với Hiệp định thương mại xuyên TBD (TPP), các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc..., kinh tế khu vực đang ngày càng gắn kết.


"Tuy nhiên, châu Á - TBD đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có đe dọa những thành công về kinh tế: sự chuyển dịch quyền lực sau khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong khu vực gia tăng. Lịch sử đã chứng minh sự mất cân bằng quyền lực sẽ dẫn đến bất ổn, thậm chí xung đột. Châu Á - TBD không lạ gì xu hướng này. Sự thiếu lòng tin chiến lược giữa các nước lớn đang tăng lên, thế khó về an ninh ngày càng hiển hiện với sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương, hiện đại hóa quân đội, chạy đua vũ trang, tranh chấp chủ quyền trên biển...", ông Phạm Bình Minh lấy tình trạng căng thẳng trong những tháng qua trên Biển Đông và biển Hoa Đông làm ví dụ.


Phó Thủ tưởng cho rằng để duy trì một châu Á - TBD hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng thì tiên quyết là tất cả các nước, lớn hay nhỏ, đều tôn trọng luật pháp quốc tế, hành xử đúng nguyên tắc, thông lệ và có trách nhiệm.


"Tăng trưởng kinh tế là nhu cầu chung của các nước trong khu vực và thế giới, nếu tình hình bất ổn, các tranh chấp không được giải quyết, kinh tế sẽ bị ảnh hưởng và không ai được lợi lộc gì", ông Phạm Bình Minh nói.


Theo Phó Thủ tướng, một nền hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế, các cơ hội công bằng cho tất cả, cũng là mong muốn của phần lớn các nước trong khu vực.


Để hiện thực hóa điều này, theo ông Phạm Bình Minh, trước hết các nước phải có ý chí chính trị và quyết tâm hợp tác vì một tương lai chung, kể cả Mỹ dù nước này đang bị sao nhãng bởi những điểm nóng khác trên thế giới.


"Các nước lớn phải có trách nhiệm cao hơn đối với hòa bình, ổn định trong khu vực, xây dựng quan hệ hợp tác bền vững với nhau, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các nước nhỏ, họ không muốn buộc phải chọn phe khi các nước lớn bất đồng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


Đối với Việt Nam, để đóng góp vào mục tiêu chung, theo ông Phạm Bình Minh, trước hết phải tự mình cải cách kinh tế và phát triển thành công.


"Chúng tôi tiếp tục theo đuổi phương châm đối ngoại hòa bình, đa dạng hóa, đa phương hóa, độc lập và tự chủ. Việt Nam chủ động và có trách nhiệm hơn trên trường quốc tế, đặc biệt trong việc tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN ở châu Á - TBD. Việt Nam cũng sẽ là một 'công dân toàn cầu' tốt, hòa nhập vào những nhiệm vụ chung của thế giới, mà việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ gần đây là một ví dụ", Phó Thủ tướng nói.


Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục tìm cách giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), ông Phạm Bình Minh cho biết.


"Về lầu dài, chúng tôi phải làm việc với Trung Quốc và ASEAN để kiểm soát tốt hơn các tranh chấp, ngăn chặn các sự cố xảy ra và lặp lại", Phó Thủ tướng nói.


Ông Phạm Bình Minh kết thúc bài phát biểu: Chỉ có một trật tự khu vực với ASEAN là trung tâm mới đảm bảo được hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, cơ hội bình đẳng cho tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có tiếng nói và bảo vệ lợi ích của mình.


(còn tiếp)


Chung Hoàng ghi



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.