Mũ bảo hiểm không đủ 3 bộ phận sẽ bị phạt
Sắp tới toàn quốc sẽ thực hiện chiến dịch kiểm tra xử lý người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng. Theo đó, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội MBH, đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt.
Theo ông Nguyễn Trọng Thái (Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia) cho biết, từ 1/7 lực lượng chức năng chỉ xử phạt người đi xe máy đội mũ không đủ 3 bộ phận (gọi là 3 lớp).
Ba bộ phận gồm: vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động (xốp) và quai mũ. Loại mũ này thường là bằng nhựa dạng mũ lưỡi trai, mũ cối,... Bằng mắt thường, chúng ta có thể nhận biết được đó là mũ không đủ 3 lớp, không phải là mũ bảo hiểm cho người đi xe máy. Không cần thiết bị đo đếm đối với những chiếc mũ này.
Trong đợt này, Ủy ban phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai chiến dịch ngăn ngừa người đi xe máy đội loại mũ không phải mũ bảo hiểm. Mục đích là loại trừ, không cho bày bán, lưu hành loại mũ này nữa.
“Đây là chiến dịch đồng loạt ở tất cả tỉnh thành. Người đi xe mô tô, xe máy khắp cả nước đội mũ không phải mũ bảo hiểm đều sẽ bị CSGT kiểm tra xử lý”, ông Thái nói.
Cũng theo ông Thái cho hay, trong chiến dịch kiểm tra xử lý người đi xe máy đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng lần này, cơ quan chức năng chỉ xử phạt trường hợp mũ không đủ 3 lớp. Mũ không có tem và nhãn ghi "MBH cho người đi mô tô, xe máy" nhưng vẫn đủ 3 bộ phận, sẽ không bị xử phạt.
Trong qua trình sử dụng, tem và nhãn có thể bị mờ hoặc mất đi hoặc trước đây, nhiều người mua mũ mà không biết quy định cụ thể này. Vì vậy, trước mắt, Ủy ban không đặt vấn đề xử lý với những trường hợp không tem nhãn.
MBH không đủ 3 lớp sẽ bị CSGT phạt bao nhiều tiền?
Đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy sẽ bị xử phạt như hành vi không đội MBH; đội mũ không phải mũ bảo hiểm bị phạt từ 100.000 - 200.000 nghìn đồng.
Hành vi sản xuất, kinh doanh buôn bán và sử dụng MBH giả, mũ không phải MBH dành cho cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy cũng đã có các quy định chế tài và mức xử phạt cụ thể.
Theo ông Thái, thời gian xử phạt được thực hiện từ 1/7. Trước đó, từ 20/5 đến hết tháng 6, các cơ quan ban ngành tuyên truyền, nhắc nhở người đi mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội MBH, đội MBH không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải MBH cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Cũng trong thời gian từ 20/5 đến 19/6, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh buôn bán MBH giả, mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe máy.
Đó là các cơ sở sản xuất, bày bán mũ có kiểu dáng bên ngoài giống MBH cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; Các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu MBH xe máy đúng quy chuẩn chất lượng; Các loại MBH xe máy không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Lính Hải quân Trung Quốc hôm qua tham quan tuần dương hạm mang tên lửa hành trình Varyag của Nga tại Thượng Hải trước khi cuộc tập trận chung diễn ra.
Tại vùng Bảy Núi (An Giang), bắt bọ rầy bán cho quán nhậu là công việc thời vụ giúp nhiều gia đình kiếm trung bình hơn nửa triệu mỗi ngày vào mùa mưa.
Không quản khó khăn, nhọc nhằn, vợ chồng bà Huệ đã nuôi dưỡng đứa trẻ 1 tháng tuổi bị bỏ rơi khôn lớn. Nhưng đến khi cháu gần 9 tuổi thì bị mẹ đẻ kiện đòi lại con.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét