Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Xứ Tulip: Không ăn nội tạng, "người nông dân" biết ăn gì?

Xứ Tulip: Không ăn nội tạng, "người nông dân" biết ăn gì?
Nếu ai sống ở Hà Lan ít lâu đều biết, dân ở đây rất kén ăn, các món chỉ chế biến từ phần nạc, còn lại xương, da, mỡ, gân... bỏ hết. Cá thì phải bỏ đầu, đuôi và tốt nhất là chỉ có phi-lê. Họ sửng sốt và ghê ghê khi thấy người nơi khác ăn nội tạng động vật như tim, gan, lòng, cật... Họ nghĩ ăn những thực phẩm đó là "mất vệ sinh", "man rợ" hoặc chỉ những người quá nghèo khổ mới phải ăn hết sạch như vậy.

Ở một tiệm thịt trung tâm Amsterdam, một chị Việt kiều ăn mặc sang trọng đã làm anh bán thịt suýt té chỉ vì chị ấy bước vào đĩnh đạc hỏi mua tai và mũi lợn. Những Việt kiều trí thức sống lâu năm ở Hà Lan ít khi mắc "lỗi" này, nếu có thèm lắm thì cũng chỉ đi vào mấy tiệm nhỏ ở khu Phố Tàu hỏi khe khẽ như mua hàng quốc cấm và nấu ăn kín đáo.


Vậy dân bản xứ Hà Lan ăn gì? Món truyền thống của người Hà Lan là khoai tây nghiền ăn với xúc xích, thêm ít rau (bông cải, đậu que, cà rốt…) luộc và nước sốt. Xúc xích có thể thay bằng thịt (bò, cừu, gà) hoặc cá rán, còn khoai tây sáng tạo hơn có thể bọc giấy bạc nướng, làm bánh rán hay xào bơ. Đấy là bữa ăn nóng và cầu kỳ nhất trong ngày, thường là buổi tối. Còn bữa trưa chỉ là bánh mì lát kẹp pho-mát, bơ lạc hay thịt nguội. Có một món truyền thống khác của Hà Lan là stamppot zuurkool, gồm có khoai tây nghiền nấu với bắp cải muối chua, xúc xích hoặc thịt bò hầm. Bưng ra một bát đặc sệt, lổn nhổn, cắm thìa vào không đổ, cứ thế xúc ăn cho chắc dạ trong mùa đông.


Ngoài ra, người Hà Lan có niềm tự hào về pho-mát cũng như dân miền Tây Việt Nam tự hào về mắm. Hàng trăm loại pho-mát, loại lâu năm đậm đà, loại lên mốc xanh mùi khăm khẳm nhưng rất béo, loại tươi để ăn ngay, loại xông khói hay trộn thêm gia vị đặc biệt...










Cá haring tươi ăn sống với hành băm nhỏ và dưa chuột muối.

Vào khoảng đầu mùa hè, dân Hà Lan háo hức đợi đến ngày ăn cá haring tươi. Đây là một loại cá như cá trích, được đánh bắt ở biển Hà Lan, lột da, bỏ đầu, lóc hết xương, ướp muối nhạt và để đông lạnh.

Cá haring ăn sống với dưa chuột muối và hành sống băm nhỏ rất ngon. Lần đầu tiên ăn, bạn sẽ có cảm giác như kem cá, lạnh và tanh, nhưng biết ăn rồi thì ghiền vì nó béo, ngọt. Ăn haring đúng cách là đứng bên bờ biển, nhón lấy cái đuôi cá giơ ngược lên trời rồi ngửa cổ mà nhai.


Với diện tích chỉ 41.526 km2 và dân số hơn 16 triệu người, nằm lọt thỏm giữa các cường quốc như Đức, Pháp, Anh... Hà Lan vừa phải cởi mở để giao lưu, vừa phải co cụm để giữ bản sắc văn hóa. Họ được ví như người Tàu của châu Âu, len lỏi khắp nơi, chăm chỉ nhặt nhạnh. Họ tiết kiệm và cực kỳ sòng phẳng, đến nỗi "Go Dutch" (chơi kiểu Hà Lan) trở thành thành ngữ trên thế giới. Đi ăn chung nhưng mỗi người rút tiền trả riêng không ai mời ai. Hà Lan cũng là nước đi đầu trong những chủ trương xã hội hết sức cấp tiến: thừa nhận hôn nhân đồng giới, tự do ma túy, sex, cho phép nạo phá thai và luật về cái chết nhân đạo.


Nhìn bề ngoài có lẽ khó có một nước nào trên thế giới cởi mở như Hà Lan. Nhưng bên trong thì sao? Có thể nói, khi một nước nhỏ muốn tồn tại bên cạnh nước lớn, thì vỏ ngoài càng mềm dẻo, linh hoạt bao nhiêu, cái lõi của nó ngược lại, càng phải cứng bấy nhiều. Cái lõi cứng rắn đó chính là bản sắc văn hóa của Hà Lan. Văn hóa này thể hiện ngay trong cách ăn uống của họ.


Chính người Hà Lan cũng thừa nhận rằng, thực ra, bếp ăn của họ rất nghèo nàn. Dân Hà Lan bản địa vốn là nông dân, họ trồng khoai tây, nuôi bò sữa, đánh cá. Cho dù đất nước Hà Lan ngày nay hiện đại lên rất nhiều lần, nhưng chất nông dân trong thói quen ẩm thực thì không dễ gì xóa bỏ. Ở một xứ lạnh, mưa gió, người nông dân cần ăn thức gì nấu thật nhanh, chắc dạ, no lâu. Họ không có thời gian để cầu kỳ, tỉ mẩn tẩm ướp, chế biến các thứ lòng gan, xương xẩu thành những món ăn hay ho, lạ miệng. Đấy là lý do dân Hà Lan khá là cố chấp trong chuyện ăn uống so với các nước châu Âu. Chỉ cần nhìn ngay sang Pháp thôi, cũng có thể thấy người Pháp chẳng xa lạ gì với các món lưỡi, lòng, gan, ốc sên...


Thật ra, các xứ sở có nền văn minh càng lâu đời thì càng sáng tạo trong ẩm thực, nguyên liệu nào cũng có thể nấu ngon được. Chỉ khi nghèo đói, người ta mới có quan điểm "vụng xì vụng xịt, lắm thịt cũng ngon". Còn người no đủ thì ngán thịt và muốn tìm cách chế biến đủ thứ lạ miệng, cho nên mới có chuyện 7 món ngự thiện của Từ Hy Thái hậu gồm có sâu (sơn dương trùng), óc khỉ, chuột bao tử... những thứ mà các bác nông dân đi guốc gỗ ở Hà Lan chắc phải rùng mình kinh hãi.


Dù bạn là ai và hoàn cảnh sống có thay đổi thế nào thì nhìn cách chọn món ăn cũng có thể thấy được ít nhiều về nền văn hóa mà từ đó bạn lớn lên.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.