Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Cây cọ của bầu Đức dùng để làm gì?

Cây cọ của bầu Đức dùng để làm gì?

Cọ là cây trồng không mấy quen thuộc ở Việt Nam nhưng lại là nguyên liệu quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Dầu cọ - được chiết xuất từ quả cọ - cùng với dầu nành là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu ăn (dầu thực vật) trên thế giới.


Dầu cọ được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ.Dầu cọ và các sản phẩm dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt; do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên.


Bên cạnh đó, phần nhân/lõi (kernel) của quả cọ còn dùng để chiết xuất ra dầu lõi cọ (palm kernel oil).


Như nhiều loại dầu/chất béo khác, dầu cọ cũng có thể được dùng trong ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học...



Cây cọ của bầu Đức dùng để làm gì? (1)


Cấu cọ quả cọ. Dầu cọ được ép từ phần cùi (mesocarp).




Một chi tiết rất thú vị là các loại dầu ăn phổ thông tại Việt Nam phần lớn là loại dầu hỗn hợp của dầu cọ với các loại dầu khác, chẳng hạn như dầu nành, dầu cải... nhưng tìm trong thành phần lại không thấy từ cọ (palm). Thay vào đó là Olein, hoặc Palm Oil - một loại dầu cọ tinh luyện. Trong khi đó, có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm 100% dầu nành nguyên chất hay 100% dầu hướng dương nguyên chất.


Việt Nam tiêu thụ một lượng rất lớn dầu cọ nhưng đến nay vẫn phải nhập khẩu 100% nguyên liệu này từ nước ngoài. Đây có lẽ là một trong những lý do quan trọng dẫn đến quyết định đầu tư trồng cọ dầu của bầu Đức và Hoàng Anh Gia Lai.


HAGL đánh giá một hecta cọ dầu hiện mang lại lợi ích kinh tế hơn hẳn một hecta cao su. Thời gian đầu tư của cọ chỉ bằng một nửa so với cao su, chỉ sau 30 tháng kể từ khi trồng, cây cọ dầu sẽ bắt đầu cho quả và đưa vào khai thác. Chi phí đầu mỗi hecta cọ chỉ bằng 60-70% so với cao su và hiện giá bán bình quân dao động từ 750-950 USD/tấn dầu.


Cọ được HAGL trồng thử nghiệm từ năm 2012 với diện tích 4.000ha, đến nay trồng được 12.300 ha và dự kiến sẽ tăng lên 30.000ha. Trong khi đó, diện tích cao su dự kiến sẽ không mở rộng thêm mà giữ nguyên ở mức 44.000ha.


Ưu thế của dầu cọ


Trong số các loại hạt có dầu thì cọ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với cùng một hecta thì cọ cho sản lượng dầu gấp 12 lần các loại hạt có dầu khác. Trong số 10 loại hạt có dầu chính, cọ chỉ chiếm 5,3% diện tích đất sử dụng để canh tác nhưng đóng góp tới 31,3% tổng sản lượng dầu và chất béo thực vật toàn cầu trong năm 2011.



Cây cọ của bầu Đức dùng để làm gì? (2)




Hai nước láng giềng của Việt Nam là Malaysia và Indonesia sản xuất tới 85% lượng dầu cọ toàn cầu. Các nước khác bao gồm Thái Lan, Colombia… Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều dầu cọ nhất, tiếp đến là EU, Ấn Độ và Hoa Kỳ.


Năm 2011, lượng tiêu thụ dầu và chất béo trên toàn cầu là hơn 178 triệu tấn. Trong đó, ba loại dầu chính là Dầu cọ, Dầu nành và Dầu hạt cải đóng góp tới 65%.



Cây cọ của bầu Đức dùng để làm gì? (3)



Trên thị trường thương mại quốc tế, lượng giao dịch là 68,7 triệu tấn. Trong đó, dầu cọ chiếm phần lớn với tỷ trọng 57%.


Cây cọ của bầu Đức dùng để làm gì? (4)





Những doanh nghiệp trồng và kinh doanh dầu cọ lớn nhất thế giới là Wilmar, Sime Darby Plantation, IOI, Golden Agri Resources…Wilmar chính là công ty mẹ của Dầu thực vật Cái Lân, công ty đứng đầu thị trường dầu ăn Việt Nam với các thương hiệu như Neptune hay Simply. Còn Sime Darby có vốn góp trong liên doanh Golden Hope Nhà Bè.


Kiến Khang


CafeBiz/Trí thức trẻ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.