Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Bác sĩ sốc vì bị buộc thi hành án tử hình

Bác sĩ sốc vì bị buộc thi hành án tử hình

Ngày 13-12, tại cuộc họp toàn cơ quan, các y bác sĩ BV Đa khoa Phú Yên đã phản đối kịch liệt việc Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh này yêu cầu bác sĩ tiêm kim vào tĩnh mạch phạm nhân để thi hành án tử hình bằng thuốc độc. Theo các bác sĩ, luật chưa nói rõ nhiệm vụ của bác sĩ trong việc thi hành án tử hình nên việc một bác sĩ của BV bị buộc phải làm việc này là chưa ổn.


Sốc nặng vì bị buộc tiêm thuốc độc


Ngày 13-12, dù đã ba ngày sau khi đưa kim tiêm vào tĩnh mạch phạm nhân để thi hành án tử hình bằng thuốc độc, bác sĩ LCT và điều dưỡng NNT của khoa Hồi sức tích cực-Chống độc BV Đa khoa Phú Yên vẫn còn bàng hoàng vì lần đầu tiên trong đời họ bị buộc phải thực hiện một nhiệm vụ trái với chức năng, đạo đức nghề nghiệp.


Với vẻ mặt bần thần, bác sĩ LCT kể: Chiều 9-12, tôi và điều dưỡng NNT nhận lệnh từ Phòng Tổ chức BV Đa khoa Phú Yên đi Đắk Lắk để hỗ trợ sức khỏe cho đoàn công tác thi hành án. Bệnh viện chuẩn bị sẵn dụng cụ cấp cứu, thuốc men để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ. Đến Đắk Lắk, một số cán bộ trong Hội đồng thi hành án cho biết nhiệm vụ của tôi là xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm vào người tử tù. “Trong giấy công tác cũng như suốt quá trình đi trên đường, không ai nói nhiệm vụ của chúng tôi là gì nên tôi chỉ nghĩ mình làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho đoàn. Khi nghe họ phân công nhiệm vụ đưa kim vào tĩnh mạch tử tù, tôi không chấp nhận. Tuy nhiên, họ nói nhiệm vụ của chúng tôi là phải làm như vậy” - BS LCT. nói.



Bên trong một phòng thi hành án tử hình bằng thuốc độc ở Mỹ. (Ảnh mang tính minh họa)


“Sáng 11-12, khi tiến hành thi hành án tử hình đối với phạm nhân, tôi tiếp tục từ chối việc xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm. Sau đó Hội đồng thi hành án yêu cầu nên tôi hỗ trợ cho điều dưỡng đưa kim tiêm vào tĩnh mạch tử tù. Từ lúc đó đến giờ, tôi và điều dưỡng T. bị sốc rất nặng, lúc nào khuôn mặt tử tù cũng ám ảnh trong đầu tôi. Tôi làm nghề y để cứu người chứ sao lại ép tôi làm trái với chức năng nghề nghiệp. Nếu biết trước phải làm như vậy, chắc chắn tôi sẽ không đi”.


Theo bác sĩ LCT, anh vừa tốt nghiệp và chỉ mới nhận công tác bốn tháng.


Còn điều dưỡng NNT thì bức xúc: “Khi được phân công đi công tác, tôi không biết đi theo đoàn để làm gì. Tôi không ngờ họ yêu cầu chúng tôi tham gia tử hình phạm nhân. Từ đó đến nay, lúc nào đầu óc tôi cũng rất căng thẳng, hoang mang”. BS Nguyễn Thanh Trúc, Phó giám đốc Sở Y tế, Giám đốc BV Đa khoa Phú Yên, nói: “Từ khi đi về, tinh thần hai anh em đó hoảng lắm. Anh em trong BV đều rất bức xúc! BV giao nhiệm vụ bác sĩ cứu người chứ đâu phải để giết người”.


Sở Y tế, bệnh viện đều bất ngờ


Theo BS Nguyễn Thanh Trúc, ngày 9-12, Sở Y tế tỉnh Phú Yên có công văn yêu cầu BV Đa khoa Phú Yên cử một bác sĩ, một điều dưỡng (nam giới) làm nhiệm vụ “tham gia đoàn thi hành án của TAND tỉnh”. “Công văn không nói rõ anh em làm nhiệm vụ gì nên tôi nghĩ cử bác sĩ đi để hỗ trợ sức khỏe cho đoàn công tác hay cấp cứu ở vòng ngoài khi có sự cố. Do đó, tôi bảo anh em chuẩn bị dụng cụ cấp cứu, thuốc men. Khi nghe anh em về báo cáo lại, tôi cũng quá bất ngờ vì anh em bác sĩ chưa bao giờ làm chuyện này. Nếu biết trước tôi đã báo cáo ngay cho Sở đề nghị xin ý kiến tỉnh. Đến giờ chúng tôi cũng chưa thấy văn bản nào quy định bác sĩ tham gia thi hành án tử hình phải làm như anh em kể lại, cũng chưa ai được tập huấn gì cả” - BS Trúc nói.


Theo BS Phan Vũ Nhân, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên, trong công văn gửi Sở Y tế đề nghị cử bác sĩ tham gia đoàn công tác đi Đắk Lắk thi hành án tử hình phạm nhân, TAND tỉnh không nói để làm nhiệm vụ gì. “Họ chỉ nói cử bác sĩ theo quy định chứ không nói để làm gì nên chúng tôi cũng không biết. Chúng tôi có đề nghị cử pháp y nhưng tòa án không chịu. Trước đó, chúng tôi cũng không biết gì về sự việc thi hành án này” - BS Nhân cho hay.


Bệnh viện phải tự biết?


Với chuyện các bác sĩ phản ứng: Vì sao không nói rõ nhiệm vụ khi yêu cầu cử bác sĩ tham gia thi hành án tử hình bằng thuốc độc, ông Nguyễn Phi Đô, Phó Chánh án, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình TAND tỉnh Phú Yên, giải thích: “Tòa chỉ căn cứ vào Luật Thi hành án hình sự, Nghị định số 82/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch 05/2013 để thi hành. Theo Thông tư liên tịch 05/2013 “bác sĩ của bệnh viện thuộc Sở Y tế (…) đến địa điểm thi hành án tử hình để hỗ trợ việc xác định tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết” . Khi tập huấn, người ta cũng có nói hỗ trợ ở đây là đưa kim vào tĩnh mạch. Với các quy định của luật hiện hành, ngành y tế phải biết trách nhiệm của mình, Sở Y tế phải biết và hướng dẫn cho bác sĩ” - ông Đô nói.


Về tranh cãi trên, BS Nguyễn Thanh Trúc cũng bày tỏ sự bất bình và yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm của bác sĩ trong thi hành án tử hình. “Tuần tới BV Đa khoa Phú Yên sẽ có báo cáo gửi Sở Y tế về sự việc trên, đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ quy định nào buộc bác sĩ đưa kim vào tĩnh mạch tử tù bị thi hành án. Nếu không giải thích rõ, làm sai thì chúng tôi sẽ không cử bác sĩ tham gia nữa” - BS Trúc khẳng định.










Ngày 9-12, Hội đồng thi hành án tử hình đưa phạm nhân Nguyễn Thành Khâu (33 tuổi, ngụ thôn Trung Lương 2, xã An Nghiệp, huyện Tuy An, Phú Yên) phạm ba tội giết người, hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản từ Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Yên đến Trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Lắk để thi hành án tử hình. Ngày 11-12, khi thi hành án, bác sĩ của BV Đa khoa Phú Yên xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm vào người phạm nhân. Sau đó năm người của Đội thi hành án Công an tỉnh nhấn nút máy tiêm thuốc độc (trong đó chỉ có một nút có thuốc).




TẤN LỘC



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.