Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Xả lũ đúng quy trình sao dân không kịp trở tay?

Xả lũ đúng quy trình sao dân không kịp trở tay?

Xả lũ đúng quy trình sao dân không kịp trở tay?


> Huyện duyệt quy trình không đúng thẩm quyền

> Hồ Vực Mấu xả lũ gây úng ngập, dân không kịp trở tay!


TP - Ông Nguyễn Thanh Quang- Giám đốc Sở NN&NT Tỉnh Quảng Nam cho rằng, ở tỉnh này câu chuyện xả lũ ngày 2/10 là lần xả lũ một cách “đàng hoàng” nhất của thủy điện Đăkmi 4 từ trước đến nay. Chỉ tiếc, lần “đàng hoàng” nhất này lại gây nhiều khốn khổ cho dân.











Thủy điện Đắkmi 4 xả lũ ào ạt. Ảnh: PV
Thủy điện Đắkmi 4 xả lũ ào ạt. Ảnh: PV.

Như Tiền Phong đã thông tin, do ảnh hưởng cơn bão số 10, ngày 1/10, trên địa bàn Nghệ An mưa to, kèm theo việc xả nước ở hồ đập Vực Mấu ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nên đã gây ra trận lũ chưa từng có trong lịch sử


Ngày 3/10, mặc dù nước lũ hầu như đã rút, nhưng xóm làng, khối phố trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và một số thôn xóm thuộc huyện Quỳnh Lưu đang ngổn ngang. Nhiều làng mạc tan hoang, không ít gia đình tài sản trôi sạch ra biển.


Tại đây, một số bà con xã Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lưu) bức xúc phản ánh: Chúng tôi không hề nhận được thông tin của chính quyền địa phương thông báo việc xả lũ hồ chứa nước của đập Vực Mấu. Do xả lũ nhanh nên không kịp cứu vớt gia súc gia cầm và di chuyển tài sản trong nhà. Chỉ trong mấy phút mà nước đã ngập lên gần nóc nhà. Chạy được thoát thân là may lắm rồi!


Không riêng gì bà con ở xã Quỳnh Bảng, rất nhiều người ở địa bàn khác thuộc thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu đều phản ánh như vậy. Bà con thắc mắc, vì sao xả lũ mà chính quyền không thông báo với dân? Để khi nước đến chân dân nhảy không kịp, gây thiệt hại lớn đối với cuộc sống của bà con.


Đem thắc mắc của bà con hai địa bàn nói trên tới ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Hồng cho biết, việc xả lũ ở hồ Vực Mấu vừa qua, họ (Xí nghiệp Thủy lợi Quỳnh Lưu- PV) đã làm đúng quy trình. Trước khi xả lũ, họ đã báo với chính quyền địa phương để thông báo với bà con nhân dân, sau đó họ tự xả. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là việc xả lũ nhanh quá nên đã gây thiệt hại về người và của.


Xả lũ, dân tưởng vỡ đập


Hôm, 3/10, ông Phan Đức Tính – Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho hay, đến cuối giờ trưa, nhiều tuyến đường ở huyện vẫn bị cô lập chưa thể lưu thông. Trong ngày, toàn bộ học sinh trong huyện phải nghỉ học.


Ông Tính thừa nhận có câu chuyện rộ lên tin đồn “vỡ đập thủy điện A Vương hay Đăkmi 4 gì đó” nên người dân hoảng loạn, tự sơ tán. Ngay sau đó, huyện đã kịp thời dùng loa tuyên truyền cho người dân hiểu, không có chuyện vỡ đập. “Trời quang mây tạnh, lại thấy nước dâng lên một cách bất thường nên người dân tưởng vỡ đập cũng không có gì lạ”.


Ông Nguyễn Mậu, người dân xã Đại Quang cho biết, đến tận ngày 3/10, nhà ông vẫn bị ngập, con đường trước nhà nước vẫn ngang ống chân, bị chia cắt. Theo ông Tính, UBND huyện Đại Lộc nhận được tin báo xả lũ từ tỉnh rất sớm, khoảng 7h sáng ngày 2/10.


Sau đó, đến 9h sáng, Đăkmi 4 bắt đầu xả với lưu lượng 1.800m3/s, rồi chỉ 3 tiếng sau, Đăkmi 4 đồng loạt tháo hết 5 cống xả qua Vu Gia với 2.744m3/s, con số lớn nhất từ khi khánh thành đập đến nay. Hậu quả vùng hạ du như Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An nhanh chóng ngập nặng. Huyện phải di dời khẩn cấp 416 hộ dân ngay trong đêm.


Tích nước ngập trên, xả lũ ngập dưới


Khu đường bộ V vừa cho hay, tuyến đường Đà Nẵng đi Phước Sơn đã được thông tạm thời. Trước đó, do mưa lũ, đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Phước Xuân đã bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều xã vùng cao với 4.000 dân bị nước cô lập, là Phước Kim, Phước Thành, Phước Chánh, Phước Lộc và Phước Công. Nguyên nhân chính là thủy điện Đăkmi 4 chặn dòng phát điện khi mưa lớn. Tình trạng này chưa hề xảy ra trước khi thủy điện Đăkmi 4 chặn dòng.


Theo Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Thanh Quan, ngày 2/10, thủy điện Đăkmi 4 đã xả lũ, phối hợp rất tốt với các ban ngành địa phương. “Rất tốt ở đây có nghĩa là trước khi xả, họ có gửi thông báo bằng fax và email”.


Theo ông Quang, lượng nước về hồ chứa Đăkmi 4 ngày 2/10 là xấp xỉ 3.000m3/s. Hai tổ máy phát điện qua sông Thu Bồn với công suất xấp xỉ 2 ngàn khối/s vẫn không ăn thua. Vì thế, bắt buộc họ phải xả mạnh, đề phòng vỡ đập. “Bây giờ có nói gì cũng không ăn thua. Giở quy trình xả lũ ra là thấy liền. Có khi lần sau chúng tôi phải yêu cầu họ xả lũ sớm hơn, không thể để bất ngờ như vậy”.








Tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã ghi nhận một trường hợp bị nước lũ cuốn trôi. Nạn nhân bị lũ cuốn là Nguyễn Văn Chính (sinh năm 1992) ngụ tại tổ 1 thôn Định Yên (Trà Đông – Bắc Trà My). Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 2/10, anh Chính băng qua khu vực giao thủy của sông Trạm thì bị lũ ống cuốn trôi.

Phan Sáng - Nam Cường


Các tin khác




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.