Gần đây liên tục xảy ra những vụ tai nạn giao thông khiến người nước ngoài tử nạn tại Việt Nam. Mới đây nhất là cái chết của cô giáo người Nhật Michiko vào hôm 30/9, khiến dư luận vô cùng đau xót. PV đã có cuộc trò chuyện với ca sĩ Kyo York để hiểu rõ hơn về văn hóa giao thông Việt Nam trong mắt người nước ngoài!
Được cảnh báo về sự “phức tạp, nguy hiểm” của giao thông Việt Nam
Gần đây có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Cảm giác của anh như thế nào khi biết những thông tin này?
Khi đọc những bài báo về tai nạn giao thông đối với người nước ngoài, tôi thấy rất sợ, bởi đa số trường hợp là những người “thụ động” khi tham gia giao thông như: đi xe bus, xe ôm, qua đường… Ít có trường hợp họ chủ động lái xe hoặc điều khiển phương tiện gây tai nạn vì chắc chắn họ không dám đùa nghịch với mạng sống của mình.
Tôi cảm thấy rất lo lắng về sự an toàn của người nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam, bởi họ khó thích nghi với nó. Đa số đường xá ở Việt Nam nhỏ nhưng lượng phương tiện tham gia giao thông quá cao.
Ca sĩ Kyo York
Anh có nhớ cảm giác của mình về tình hình giao thông trong những ngày đầu mới đặt chân đến Việt Nam?
Trước khi đến Việt Nam làm tình nguyện viên, chúng tôi được thầy cô cảnh báo về sự “phức tạp, nguy hiểm” của giao thông tại Việt Nam để biết cách thích nghi và xử lý. Đúng như những gì thấy trên hình ảnh, giao thông tại TP.HCM quá đông đúc. Đặc biệt, trong những giờ cao điểm “có thể đi bộ nhanh hơn đi xe”. Nếu khách du lịch thích thú và tò mò trước tình trạng giao thông “hỗn loạn” tại Sài Gòn vào những lúc mưa, kẹt xe để chụp ảnh, quay phim thì đối với những người trong cuộc là một sự khó chịu và bực dọc.
Tôi ở Việt Nam được gần 4 năm. Trước đây, tôi nghĩ mình không thể nào điều khiển được xe 2 bánh, nhưng ở đây làm việc lâu, di chuyển nhiều, không còn cách nào khác nên phải “chấp nhận” thử thách. Nếu những ngày đầu, tôi luôn ôm chặt xe ôm nhắm mắt, la hét khi xe chạy vù vù trên đường, có cảm giác như xe sẽ đâm vào nhau, thì giờ tôi đã quên dần cảm giác đó và tự lái xe đi lại. Nhưng giao thông vẫn là sự bận tâm lớn đối với tôi khi sống tại Việt Nam.
Hiện trường vụ tai nạn chiều 30/9 khiến cô Michiko tử vong
Nhập viện 3 tháng vì tai nạn giao thông
Vậy có nghĩa là giao thông ở Việt Nam quá nguy hiểm cho những người nước ngoài mới đến?
Tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè quốc tế. Hai vấn đề “khó chịu” mà họ đề cặp nhiều nhất khi đến Việt Nam đó chính là: “Ý thức bảo vệ môi trường và tham gia giao thông”. Bạn thử nghĩ xem, nếu báo chí đưa tin chuyện người nước ngoài bị tai nạn giao thông tại Việt Nam, liệu còn có du khách nào dám đến với đất nước của các bạn, dù có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón. Tôi thấy nếu tham gia theo tour, du khách quốc tế vẫn chuộng chọn những hãng lữ hành uy tín về dịch vụ vận chuyển. Còn đi du lịch tự túc, hiển nhiên họ chấp nhận nhiều rủi ro hơn về giao thông. Bạn thấy đấy, câu hỏi này tôi không cần trả lời, bạn cũng hình dung được người nước ngoài e ngại thế nào về giao thông khi mới đến Việt Nam.
Từ khi đến Việt Nam tới giờ, anh đã từng bị va quẹt hay bị tai nạn giao thông chưa?
Tôi đã bị một vài lần tai nạn khi tham gia giao thông. Lần đầu tiên, tôi chạy xe ở Buôn Ma Thuột và có một phụ nữ chở 3 đứa con nhỏ trên một xe gắn máy, không ai đội mũ bảo hiểm. Họ đã chạy băng ngang đường và lao vào xe tôi. Tôi rất hoảng loạn vì sợ xảy ra chuyện không tốt với những đứa bé, nhưng may mắn là tôi chạy rất chậm nên va chạm nhẹ. Sau đó, người phụ nữ tiếp tục chở 3 con nhỏ đi như không có gì, trong khi tay tôi bị chảy nhiều máu vì bị đụng ngã xuống đường.
Lần thứ hai, khi băng qua đường, tôi thấy đèn báo hiệu ưu tiên cho người đi bộ sáng nên tôi đã đi chậm rãi. Bất chợt, từ phía xa có một thành niên vượt lên đụng vào chân tôi. Anh ta còn chửi: “Đi chết đi nhé, thằng Tây…”. Anh ta đang vượt đèn đỏ mà? Tôi may mắn được người dân đưa vào bệnh viện. 3 tháng trong bệnh viện, tôi phải tự chăm sóc mình vì không có người thân ở đây. Tôi tiếp tục lo sợ!
Khúc giao nối giữa những con đường ở Singapore được phân làn rõ ràng (Ảnh Zean Vo)
Sự khác biệt lớn nhất giữa tình hình giao thông của Việt Nam với nước Mỹ mà anh nhận thấy là gì?
Ở Mỹ có đường cao tốc quy định cách xa khu dân cư, nhà ở; hệ thống cầu vượt hiện đại, đường hầm; cộng với mật độ dân số và phương tiện không dày đặc như ở Việt Nam.
Ngoài sự khác nhau về hệ thống giao thông, tôi nghĩ điều khác biệt nhất đó chính là ý thức của người tham gia giao thông. Chứng minh bằng một ví dụ nhỏ thế này: Tôi thấy bên Mỹ khi lái xe mọi người chỉ bóp còi khi có tình huống khẩn cấp. Còn không đó là một hành động bất lịch sự. Ngược lại, ở Việt Nam, mọi người lái xe cứ thích bấm là bấm, bấm để vượt, bấm để chửi, bấm để đùa và bấm chỉ để cho biết xe mình có còi?
Điều mà anh mong muốn thay đổi nhất về giao thông của Việt Nam, nhất là tình hình giao thông tại TP.HCM?
Là một người yêu mến Việt Nam, tôi luôn nhận thấy Việt Nam có nhiều điều thú vị, đặc biệt là cảnh quan, con người và văn hoá đậm chất Á Đông, nên muốn giữ chân du khách quốc tế, các bạn hãy mang đến cho họ sự an toàn. Điều đó đồng nghĩa với nâng cao ý thức của người dân khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông bằng các cuộc vận động, kêu gọi tham gia an toàn giao thông.
Trong tương lai, tôi cũng sẽ có những dự án âm nhạc, nhằm kêu gọi mọi người cùng “an toàn giao thông – bảo vệ môi trường”. Tôi hy vọng sẽ được sự giúp đỡ và góp sức của nhiều người.
Cảm ơn anh! Chúc anh có nhiều niềm vui khi sống tại Việt Nam.
Tài xế Việt Nam chạy ẩu quá Khi hỏi ông Yoshida, một người quen biết của cô giáo Michiko vừa mất vì tai nạn giao thông, ông thẳng thắn cho biết: “Việt Nam nhiều xe cộ quá. Ý thức của người tham gia giao thông lại chưa tốt. Tài xế chạy quá ẩu. Ở Việt Nam, nếu muốn an toàn chắc phải đi taxi nhưng giá cả thì đắt. Ở đây có luật giao thông nhưng dường như mọi người không muốn chấp hành. Tôi là người nước ngoài nên không dám kiến nghị gì, nhưng giá mà mọi người tuân thủ đúng luật thì hay quá!”. “It’s crazy”!
Những con đường cao tốc hiện đại như Esplanade Dr tại Singapore là một trong những yếu tố giúp giảm tỉ lệ giao thông tại thành phố này (Ảnh Zean Vo) Zean Võ, một du học sinh Việt Nam tại Singapore, chia sẻ: “Tôi ở Singapore được 5 năm rồi. Tôi thấy giao thông ở đây có hệ thống, an toàn, thân thiện với môi trường, ít xảy ra tai nạn so với Việt Nam. Bạn bè nước ngoài của tôi thường hay dùng câu “it’s crazy” (Thật là điên!) để cảm thán về giao thông Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng có thiện cảm về giao thông Việt Nam ở một vài khía cạnh, ví dụ như đi xích lô ngắm cảnh chẳng hạn”. |
giao thong viet nam, giao thong viet nam trong mat nguoi nuoc ngoai, tai nan giao thong o viet nam, nguoi nuoc ngoai noi gi ve giao thong viet nam, tai nan, duong sa viet nam, chay xe au, lang lach, danh vong, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét