Người gửi bí ẩn
Tờ Moskovsky Komsomolets (Nga) cho hay, số tiền này đã chuyển từ ngân hàng Deutsche Bank Group (Frankfurt, Đức) tới sân bay Sherremetyevo (Moscow Nga) vào ngày 7/8/2007 và vẫn nằm tại đó cho tới nay.
Kiện hàng chứa toàn các tờ 100 euro và nặng tới khoảng 200 tấn này đang được canh giữ nghiêm ngặt tại kho hàng của sân bay.
Theo vận đơn của kiện hàng, tên và địa chỉ của người nhận bị bỏ trống. Thông tin cụ thể duy nhất để tìm ra người sở hữu nó là người gửi - một người đàn ông tên là Farzin Ali Koroorian Motlagh, 45 tuổi. Người này vẫn chưa tới Moscow để nhận lại số tiền.
Theo một bản sao hộ chiếu được đăng tải trên truyền thông Iran, ông Motlagh là nhân viên của Ngân hàng Trung ương liên minh Ả Rập thống nhất UAE. Một trang Facebook được cho là của ông Motlagh cũng cho thấy địa chỉ hiện tại của ông này là ở Tehran (Iran).
Một bài báo trên một trang tin tức ở Iran thì cho hay ông Motlagh có liên quan tới vụ lừa đảo hàng triệu USD bằng giấy tờ, chứng từ giả ở UAE năm 2010.
Chủ nhân của kiện hàng là ai?
Hiện chính phủ Nga vẫn chưa thể tìm ra cách xử lí kiện hàng đặc biệt này, bởi theo luật pháp Nga, các nhà chức trách cũng không thể tịch thu, cũng không thể chuyển nó tới bất cứ ai khác ngoài ông Motlagh. Các nhà chức trách và Hải quân Nga tỏ ra không mấy tin tưởng rằng ông Motlagh là chủ sở hữu thực sự của số tiền khổng lồ này.
Bản sao hộ chiếu của ông Motlagh, người gửi kiện hàng này.
Trong khi đó, theo Daily Mail, một vài báo cáo đã chỉ ra rằng số tiền này dành cho một quỹ từ thiện có tên là “Thế giới của những người tốt bụng”, đặt trụ sở chính ở Ukraine, chủ nhân là ông Alexander Shipilov, 53 tuổi.
Quỹ này được cho là đã sẵn sàng chi 2 tỉ euro để chiến thắng trong việc thuyết phục các nhà chức trách, giành lấy số tiền này. Tuy nhiên, dường như các luật sư không mấy hứng thú với “nhiệm vụ” này.
Vào thời điểm chưa có một manh mối đáng tin cậy nào về chủ nhân của số tiền thì những đồn đoán liên tục được đưa ra.
Chuyên gia về hải quan Vadim Lyalin nhận định: "Người chuyển hàng không ghi cụ thể tên người nhận. Đây là điều khá kì lạ. Nó cho thấy có gì đó không đúng về số tiền. Chắc chắn có ai đó sẽ nhận hàng từ đầu, nhưng hiện chưa xác định rõ chính xác là ai làm. Có thể là đã có một kế hoạch cụ thể về việc chuyển số tiền mặt trên qua biên giới Nga, vì không ai lại định gửi một số tiền lớn như vậy tới vô định. Có gì đó không ổn. Ông X có thể đã không tới nhận hàng. Sau hàng loạt nỗ lực nhận tiền không thành, người này đã quyết định tiến hành thông qua một Quỹ. Đây là cách rửa tiền thường gặp".
Tờ Moskovsky Komsomolets thì cho rằng đây rất có thể là tài sản bí mật của nhà cựu lãnh đạo Iraq Saddam Hussein.
Trong khi đó, một nguồn tin an ninh khác lại đưa ra một giả thiết khác: “Saddam không phải người đầu tiên tuồn tài sản ra nước ngoài, còn Muammar Gaddafi thì sao?”.
Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến người ta có thể nghi ngờ rằng số tiền khổng lồ và bí ẩn này thuộc về 1 trong 2 nhà lãnh đạo đã bị lật đổ ở Trung Đông. Một số nguồn tin tình báo phương Tây đã tiết lộ về khối tài sản lớn đến mức đáng ngạc nhiên của 2 nhân vật này cũng như cách thức họ tẩu tán tài sản ra nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét