Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

"Việt Nam có nhiều lựa chọn pháp lý"

"Việt Nam có nhiều lựa chọn pháp lý"
QĐND - Giáo sư Giê-rôm Cô-hen (Jerome Cohen), Chủ tịch Viện Luật pháp Hoa Kỳ-châu Á, Đại học Luật New York và Giáo sư Ê-rích Phran-cơ (Erik Franckx), thuộc Đại học Tự do Brussel, Bỉ, thành viên Tòa trọng tài thường trực, là hai chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực luật quốc tế. Cả hai học giả này đều tham dự cuộc hội thảo quốc tế “Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử”, diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 19 đến 21-6 và đã có các cuộc trao đổi với báo giới về khía cạnh pháp lý xung quanh vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.










Từ trái sang: Giáo sư Ê-rích Phran-cơ và Giáo sư Giê-rôm Cô-hen.



Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã ghi lại nội dung cuộc trao đổi với hai giáo sư.


PV: Gần đây, có nhiều tiếng nói trong nước và quốc tế đề nghị Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. Với tư cách là những chuyên gia trong lĩnh vực luật quốc tế, các ông có thể cho biết những rủi ro có thể có trong một vụ kiện như vậy?


Giáo sư Giê-rôm Cô-hen: Việt Nam có một số lựa chọn trong việc sử dụng những thiết chế luật pháp quốc tế để phân xử một số tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc, chẳng hạn như về “đường 9 đoạn”, dựa trên Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), như Phi-líp-pin đang làm hiện nay. UNCLOS 1982 là một văn kiện pháp lý mà cả Việt Nam, Trung Quốc lẫn Phi-líp-pin đều tham gia ký kết và cam kết tuân thủ. Việt Nam có thể tham gia vụ kiện cùng với Phi-líp-pin hoặc có một vụ kiện của chính mình. Đó là một lựa chọn mà Việt Nam có thể cân nhắc. Cũng có một lựa chọn khác là khởi kiện về việc ai có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa? Đó không phải là câu hỏi liên quan đến Luật Biển, mà là câu hỏi về chủ quyền lãnh thổ. Và như vậy, Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, về việc Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Vụ việc như vậy do Tòa công lý quốc tế ICJ đảm trách. Nhưng đây là một phương án khó khăn, bởi Trung Quốc đã thực hiện một số bảo lưu, từ chối tham gia phân định về chủ quyền tại các tòa án quốc tế nên nếu Việt Nam có đưa vụ việc ra tòa ICJ thì tôi tin là Trung Quốc cũng sẽ từ chối tham gia tranh tụng thôi. Dĩ nhiên là Trung Quốc và Việt Nam cũng có thể đi tới một thỏa thuận dàn xếp vụ việc theo những cách khác nữa, chẳng hạn thông qua một số tòa đặc biệt ở khu vực để dàn xếp những tranh cãi về chủ quyền, lãnh thổ. Ở một số nước châu Á thường có cách nhìn thiếu thiện cảm về phương Tây, chẳng hạn như một số thẩm phán người phương Tây có mặt trong các tòa án quốc tế, bị kiểm soát bởi Mỹ hay EU, vậy nên các nước trong khu vực này có thể thiết lập ra những thiết chế pháp lý của chính mình… Nói tóm lại là Việt Nam có thể có khá nhiều lựa chọn pháp lý xung quanh vụ việc này.


Giáo sư Ê-rích Phran-cơ: Tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể có những tham khảo hữu ích trong vụ việc Phi-líp-pin kiện Trung Quốc. UNCLOS 1982 là một văn kiện pháp lý rất quan trọng và một khi các bên đã ký kết thì phải có trách nhiệm thực thi. Đó chính là lý do mà mỗi khi có tranh chấp, cần phải đưa ra trước tòa án quốc tế lấy Công ước này làm cơ sở để phân xử. Có thể tòa sẽ không phán quyết đúng sai nhưng ít nhất, Việt Nam cũng đã đưa vụ việc ra trước cộng đồng quốc tế và đó là điều quan trọng.


Giáo sư Giê-rôm Cô-hen: Tôi rất đồng ý với Giáo sư Ê-rích Phran-cơ về việc Việt Nam có thể tham khảo vụ kiện của Phi-líp-pin đối với các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc. Tôi không ở cương vị đủ để bảo đảm rằng một vụ kiện Trung Quốc sẽ dẫn tới kết quả như thế nào, nhưng theo tôi, bản thân quá trình pháp lý đã là quan trọng. Tôi không ngạc nhiên, mà chỉ thất vọng vì Trung Quốc đã từ chối chấp nhận tham gia một phán quyết trước Tòa trọng tài thường trực về những tranh cãi với Phi-líp-pin.


PV: Như tất cả đều nhận thấy là Trung Quốc hầu như phớt lờ dư luận quốc tế cũng như từ chối tham gia một vụ phân xử tại Tòa trọng tài thường trực, nhưng mới đây, họ lại lưu hành một công hàm tại LHQ, vu cáo Việt Nam sau khi Việt Nam gửi công hàm lên Tổng thư ký LHQ phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Theo ý kiến của các ông, có gì mâu thuẫn sau những động thái này hay không và mục đích thực sự của Trung Quốc là gì?


Giáo sư Giê-rôm Cô-hen: Tôi nghĩ người Trung Quốc tính toán thế này: Khi đưa vụ việc ra trước một tòa án quốc tế, bất kể là một nước mạnh như thế nào, có ảnh hưởng hay không, lực lượng quân sự hay tiềm lực nền kinh tế lớn đến đâu, ở đó sẽ chỉ có phán quyết về việc đúng hay sai mà thôi; còn nếu đưa vụ việc ra trước LHQ thì đó là một quá trình liên quan đến các quyết định chính trị, là nơi mà Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể chiếm ưu thế, bởi họ là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Họ cho rằng có thể có nhiều cách để gây ảnh hưởng đến các thành viên của LHQ. Bằng việc đưa vụ việc ra trước LHQ, phía Trung Quốc muốn chứng tỏ cho cộng đồng quốc tế có thể thấy là họ cũng không ngại gì chuyện kiện tụng, rằng họ muốn đưa vụ việc ra giải quyết bởi một tiến trình chính trị hơn là trước một tòa án.


Giáo sư Ê-rích Phran-cơ: Ngay cả việc họ chịu đưa ra những bằng chứng, dẫu là của họ, cũng là một điểm tích cực bởi vì từ trước đến nay, hầu như cộng đồng quốc tế không nghe được bất cứ một lời giải thích nào từ phía Trung Quốc cả. Họ từ chối trả lời tất cả các câu hỏi. Giờ đây, cộng đồng quốc tế có thể thảo luận về những chi tiết.


Giáo sư Giê-rôm Cô-hen: Việc Trung Quốc đưa vấn đề ra trước LHQ là họ muốn đưa ra một thông điệp với phía Việt Nam: “Đừng có kiện chúng tôi, có thể thua đấy!”. Nhưng việc này cũng cho thấy họ đã bắt đầu cảm thấy áp lực của dư luận thế giới đối với các tuyên bố chủ quyền của họ. Mà áp lực này, thực ra mới chỉ bắt đầu thôi!


PV: Xin cảm ơn hai ông!


Bài và ảnh: VĂN YÊN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.