Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Tại phiên bế mạc hôm nay, Chủ tịch Quốc hội cũng đã tuyên bố, thể hiện quan điểm của Việt Nam về biển Đông, ông Phúc nói.
Trước đó, với câu hỏi của phóng viên báo Tuổi Trẻ, trước các hành vi bạo ngược của Trung Quốc cử tri rất quan tâm đến đối sách của Việt Nam và có đại biểu đã đề nghị Quốc hội ra nghị quyết. Nay kỳ họp đã kết thúc, nếu Trung Quốc không rút thì Việt Nam sẽ làm gì, Chủ nhiệm Phúc nhấn mạnh là Quốc hội đã thảo luận rất kỹ và ra thông cáo về tình hình biển Đông. Sau đó ông Phúc nhắc lại toàn văn thông cáo này.
Ra tuyên bố khác ra nghị quyết thế nào? Lý do Quốc hội không ra nghị quyết chính thức về vấn đề biển Đông?
Trả lời câu hỏi nói trên của một phóng viên quốc tế, ông Hạnh Phúc nói, dù là tuyên bố hay nghị quyết thì nội dung bên trong đều thể hiện rất rõ sự phản đối của Quốc hội Việt Nam với sự vi phạm của Trung Quốc.
Nghị quyết đòi hỏi phải có quy trình và tùy mức độ mới ra nghị quyết nên Quốc hội phải cân nhắc, ông Phúc trả lời.
Quốc hội chưa ra nghị quyết, vậy Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể đưa ra chính kiến mạnh mẽ hơn nếu tình hình biển Đông phức tạp hơn bây giờ? Câu hỏi tiếp tục được đưa ra từ phóng viên Vietnamnet.
Phải căn cứ vào diễn biến để ứng xử cho phù hợp, vừa rồi phát biểu của Chủ tịch nước cũng khá rõ ràng quan điểm về biển Đông của Việt Nam, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc trả lời.
Trung Quốc tiếp tục di chuyển 4 dàn khoan vào biển Đông, xin ông cho biết ý kiến? Thêm một câu hỏi từ phóng viên nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trả lời: biển Đông không phải của một quốc gia nào cả, việc điều 4 hay 10 dàn khoan đều là hết sức bình thường, vấn đề là điều vào đâu thì chúng ta mới chỉ nghe thông tin chứ chưa biết chính xác.
Liên quan đến việc lùi thông qua dự thảo sửa đổi nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, ông Phúc nhấn mạnh là căn cứ để hoãn không hẳn là kết quả phiếu thăm dò mà còn qua ý kiến thảo luận tại đoàn và tại hội trường cho thấy còn nhiều quan điểm khác nhau.
Điểm mới của tài liệu họp báo là có thêm đánh giá của cử tri về kỳ họp Quốc hội thứ 7.
Theo đó, cử tri rất lo lắng trước tình hình kinh tế của đất nước những tháng cuối năm, đặc biệt phải đi vay để trả nợ, gánh nặng nợ công sẽ kéo dài.
Đa số cử tri hài lòng về các phiên chất vấn, tuy nhiên có một số ý kiến cử tri cho rằng, một số bộ trưởng, trưởng ngành khi gặp câu hỏi khó, vấn đề nhạy cảm thì né tránh hoặc “sẵn sàng” nhận lỗi, nhận trách nhiệm cho xong để xoa dịu cử tri, nhưng có lẽ “nhận” xong rồi để đấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét