Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Đủ cái “nhục” khi đi ôtô ở Việt Nam

Đủ cái “nhục” khi đi ôtô ở Việt Nam

Tích cóp mãi mới “tậu” được chiếc ôtô. Khi mua về đi mới thấy, “sướng thì ít, nhục thì đủ đường”.



Nhục nhất là chuyện tắc đường. Sống ở mấy thành phố lớn. Sáng tắc, trưa tan tầm tắc, chiều về lại tiếp tục… tắc đường. Khi tắc đường, những chiếc ôtô là “nạn nhân” phải chờ đợi lâu nhất, bởi không có được sự linh động như xe gắn máy.


Dù xe có điều hòa nhiệt độ, cửa kính kín mít không sợ khói bụi, nhưng cái giá phải trả là hàng giờ đồng hồ chờ đợi. Đó là còn chưa kể đến chuyện, hôm nào lái xe về nhà mà cũng căng như dây đàn. Cả ngày làm việc về lái xe lại thêm ức chế vì tắc đường. Nào thì “ông” xe máy tạt đầu, “ông” xe tự chế cồng kềnh chen lấn, còi inh ỏi. Lúc đó chỉ muốn vứt quách cái ôtô đi cho xong.


oto-Vietnam-3.jpg


Đi ôtô, sau nỗi lo tắc đường, việc tìm được nơi đỗ xe phù hợp cũng khiến nhiều người “lao tâm khổ tứ”. Ở thời buổi đất chật, người đông, chỗ ở còn chẳng có huống hồ đậu xe. Nếu chỉ có xe máy thì còn đỡ, vì ít ra nó cũng không chiếm diện tích lắm, nhưng ôtô thì lại là vấn đề khác. Không chỉ cần diện tích đậu xe, nó cũng cần có đường vào ra đủ rộng. Vì thế, những người có nhà trong hẻm hoặc phố nhỏ muốn sở hữu ôtô thì trước hết phải tìm được bãi đậu xe gần nhà, và chấp nhận ngày ngày đi bộ từ nhà ra bãi và ngược lại.


Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Cơ quan hoặc nơi công tác cũng phải có chỗ đậu xe thuận tiện. Ngoài ra, các nhà hàng, nơi mua sắm… cũng phải có chỗ đậu ôtô. Đôi khi, muốn ăn bát phở ngon hay thưởng thức ly cà phê nóng hổi mà mình yêu thích ở nơi trung tâm thành phố, rất khó đạt được vì không có điểm đỗ xe. Chỗ nào có điểm đỗ thì không tiện cho mình hoặc món ăn, thức uống vừa đắt vừa không ra gì.


Ở ta, lái xe hết lo tắc đường, lo chỗ đỗ xe lại còn phải lo chuyện bị vặt đồ. Chả ở đâu như ở Việt Nam. Đỗ xe ngoài cổng nhà mình mà sáng ra mất 3/4 cái bánh. Rồi nay mất đôi gương, biển số, mai mất cần gạt nước, logo. Ông nào xe “xịn” tìm mua mà thay cho đủ đồ bị mất thì cũng “ốm đòn”.


autodaily-tromguong.jpg


Đó là mấy cái “nỗi lo thường trực”. Lái ôtô trên đường còn gặp đủ chuyện “ấm ức” khác mà chỉ có “người trong cuộc” mới thấu. Nào là chuyện va chạm với mấy ông xe máy, xe đạp. Có khi lỗi của họ đấy, nhưng mình không bắt đền được, thậm chí còn bị đền ngược vì "ai bảo mày đi ôtô". “Từ trước đến nay, hễ cứ “húc” nhau thì chỉ có "xe to đền xe nhỏ" là gì” – người ta quan niệm thế.


Lại còn chuyện rất nực cười ở xứ ta, phàm là những người đi ôtô thường phải trả phí cho các dịch vụ cao hơn hẳn so với những người đi xe máy hay phương tiện công cộng khác. Điều này ở thành phố thì ít gặp, nhưng cứ lái xe ra tỉnh hoặc đi du lịch là “biết mặt nhau ngay”.


Đi đường ăn bát phở, mua chai nước, cái bánh cũng bị đắt hơn chỉ vì đi ôtô. Ra đến tỉnh, mua chút quà lưu niệm, thuê khách sạn cũng bị lấy thêm tiền với cái lí do “đã đi ôtô nghĩa là sang chảnh, có tiền”. “Có tiền thì phải “chém đẹp”, ai bảo anh đi ôtô”.


Nhục vì người ta cứ tâng người đi ôtô lên để mà “chém”, lại còn nhục vì “lỡ” hơn người ta. Anh nào đỗ xe trong ngõ mà vội quá không nhìn trước nhìn sau, chỉ độ một lúc đi ra là thấy “xế yêu” của mình bị quây bởi hơn chục cái xe rác, hoặc bị xì lốp, hoặc cảnh cáo bằng gạch lên nóc xe, hoặc bị dán giấy ghi bậy lên kính hay bị chửi vì cái tội đỗ xe "mất dạy" che mất cửa hàng, bịt lối ra vào của nhà ai đó. Đấy là còn nhẹ, gặp cái hội làng nào, có khi xe tan nát như chơi vì lí do “thánh giận, thánh phá xe”.


oto-Vietnam-(2).jpg


“Lái xe ra đường không sợ tông nhau mà chỉ sợ mấy bóng áo vàng”. Đó còn là một cái nhục khác. Có người vừa mua xe tháng đầu về bị CSGT bắt 3 lần vì tội không biết đường, không nhìn biển. Mỗi lần phạt cũng đến 1 – 2 triệu đồng. Nhiều tài xế vì thế mà đi lại cẩn thận lắm, đọc luật, nắm đường kỹ càng. Thế mà cũng chẳng thoát. Vì nay đường này mới cấm, mai phố kia kẻ lại vạch.


Thế mới có chuyện, mấy bác tỉnh lẻ, có xe “xịn” mà chẳng dám lái lên phố. Cứ liều lên lần nào là bị “tuýt” lần đó vì không quen đường cấm, không hay chỗ đỗ. Ai đời, chủ nhân xế hộp đàng hoàng mà cứ lên phố là phải gửi xe tận ngoại thành, bắt taxi hay xe ôm đi công việc.


Đi ôtô ở Việt Nam, đúng là đủ cái “nhục”!


>> Thông tin liên quan:



Thế Đạt (TTTĐ)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.