Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Hàng xóm “mượn xác” đi cấp cứu làm “người chết” sống lại

Hàng xóm “mượn xác” đi cấp cứu làm “người chết” sống lại

Đột qu đúng ngày Tết


Sự việc xảy ra vào sáng ngày mùng 4 Tết (22/2/2015). Lúc này, ông Đạo bị đột quỵ tại nhà dì ruột ở TP. Tân An, tỉnh Long An. Ông được người thân đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Long An trong tình trạng hôn mê, nhiều lần ngừng tim. Cuối ngày 22/2, Bệnh viện đa khoa Long An đồng ý để người nhà đưa ông Đạo về lo hậu sự. Các bác sĩ điều trị dặn, khi về nhà rút ống thở, ông Đạo sẽ chết nên gia đình và hàng xóm lập tức dựng rạp, thuê nhạc lễ, mua quan tài chờ sẵn. Sau khi coi “thầy”, gia đình quyết định sẽ tẩm liệm vào 19 giờ 30 ngày 23/2. Trong thời gian chờ tẩm liệm, cả trăm người tụ tập tại nhà ông Đạo để phụ lo hậu sự. Hàng chục người thân quỳ xung quanh tụng kinh.


Trưa 23/2, anh Phạm Tấn Lộc (ngụ TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đến dự đám tang, khi lại nhìn mặt ông Đạo lần cuối đã thử sờ lên ngực và thấy ấm nên anh Lộc yêu cầu đưa đi cấp cứu. Nhiều người có mặt tại đám tang không đồng ý vì sợ khổ người chết lẫn người sống, vì gia đình ông rất khó khăn. Anh Lộc cam kết nếu cấp cứu không sống, anh sẽ chịu toàn bộ chi phí rồi vội vàng gọi xe đưa ông Đạo đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 120.


Lúc này, nhiều người có mặt trong đám tang vừa mừng vừa sợ. Có người “yếu bóng vía” còn ba chân bốn cẳng chạy ra đường rồi vội vàng về nhà. “Từ trước đến nay, ở nơi này chưa bao giờ có chuyện người chờ tẩm liệm, sắp nằm trong áo quan lại được “dựng dậy” đưa đi cấp cứu. Nên khi thấy anh Lộc đòi đưa ông Đạo đi cấp cứu bệnh viện, chúng tôi đã gàn lại và thực sự lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra...”, một người dân đến dự đám tang kể lại.


Bất ngờ sống lại


Tại Bệnh viện Quân y 120, các bác sĩ chẩn đoán ông Đạo bị hôn mê do đột quỵ não, viêm phổi và cơ thể suy kiệt nặng do 2 ngày không được ăn uống, nên truyền nước, bù dịch, sinh tố, thực hiện các bước điều trị. Ngày hôm sau thì ông Đạo tỉnh và bình phục dần. Đến ngày 5/3, ông Đạo được cho xuất viện.


Nhớ lại giây phút thấy người ông Đạo còn ấm, anh Lộc kể: “Gia đình tôi ở xã Kim Sơn nhưng tôi về TP. Mỹ Tho sống đã mười mấy năm. Là chòm xóm với nhau, sáng hôm đó mẹ ruột tôi không đi dự đám tang được nên gọi điện thoại cho tôi về dự thay. Khi đó, tôi gọi những người ở xóm xem khi nào an táng để về cho kịp thì được người nhà thông báo ông Đạo vẫn còn ấm và chờ chết”.


Theo anh Lộc, khi hay tin ông Đạo còn ấm, anh đã tức tốc đến nhà để bàn với gia đình đưa ông Đạo đi cấp cứu. Tuy nhiên, mọi người ai cũng ngăn cản vì nói trước sau gì ông Đạo cũng chết. Anh Lộc cho biết: “Nghe mọi người ngăn cản, không còn cách nào khác nên tôi nói: “Giờ cho tôi mượn cái xác này để đưa đi cấp cứu, nếu chết thì tôi đem về trả và chịu mọi chi phí”. Khi đó, mọi người đến dự đám tang mới đồng ý cho tôi gọi xe đưa ông Đạo đi cấp cứu, may là điều kì diệu đã đến...”.


Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Võ Công Luận - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Long An nói: "ông Đạo nhập viện ngày 22/2 trong tình trạng hôn mê, phải thở máy, có lúc ngưng tim. Chúng tôi đã kiểm tra kỹ và thấy khó có khả năng cứu sống. Chiều cùng ngày, gia đình xin về, bệnh viện đồng ý và cho xe cấp cứu đưa về nhà. Trên đường đi, có lúc ông Đạo ngưng tim, phải đưa trở lại bệnh viện cấp cứu. Việc bệnh nhân này khỏe trở lại đúng là trường hợp hy hữu".


Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết - vợ ông Đạo kể: “Nhà tôi nghèo, may mắn là bà con lối xóm đến dự đám ma, thấy ông không chết nên lấy tiền phúng điếu góp lại cho ông đóng viện phí. Ông Phạm Tấn Lộc có 1,3 triệu đồng cũng tạm ứng cấp cứu, rồi cho luôn”.


Về trường hợp của ông Đạo, trung tá, bác sĩ Hồ Văn Bảy chia sẻ: “Nếu ông Đạo được điều trị tích cực ngay từ đầu thì sẽ xuất viện sớm hơn. Thực tế khi ông nhập viện, cơ thể đã suy kiệt trầm trọng. Nếu gia đình chờ tới giờ tẩm liệm, không ai đưa đi cấp cứu, chắc chắn ông sẽ chết vì kiệt sức”.


Tuy nhiên, anh Phạm Tấn Lộc cho rằng: “Có điều nghịch lý ở đây, khi xe cứu thương của Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An đưa ông Đạo về, dọc đường thấy ngưng tim đã đưa trở lại bệnh viện cấp cứu. Đã thấy không cứu được nên mới cho về thì tại sao thấy ngưng tim lại quay lại?”. Vì vậy theo anh Lộc, cần xem xét trách nhiệm trong việc kiểm tra, theo dõi và chẩn đoán cho ông Đạo lúc ban đầu.


Theo Ngô Linh (Chuyện Đời)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.