Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Tầm nhìn phủ xanh Singapore của ông Lý Quang Diệu

Tầm nhìn phủ xanh Singapore của ông Lý Quang Diệu










Ông Lý Quang DIệu trồng cây vào ngày 16/6/1963, đánh dấu giai đoạn mở đầu trong chiến dịch phủ xanh Singapore. Ảnh: Straits Times
Ông Lý Quang DIệu trồng cây vào ngày 16/6/1963, mở đầu chiến dịch phủ xanh Singapore. Ảnh: Straits Times

Báo Straits Times cho biết, trong thời gian du học tại trường Cambridge (Anh), ông Lý Quang Diệu rất quan tâm cách người Anh sắp đặt vị trí cây xanh trên các tuyến đường nhộn nhịp ở thủ đô London. Ông cũng dành thời gian tìm hiểu về đất đai, hệ thống thoát nước, phân bón và khí hậu.


Khi nắm trọng trách phát triển Singapore, ông Lý Quang Diệu nhấn mạnh việc mở rộng độ che phủ của cây xanh để giảm hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.


Ông rất thích cây angsana (vốn dễ trồng cũng như phát triển nhanh, tán rộng) và cây còng. Ngoài ra, cây xanh còn góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị, đặc biệt khi đến mùa hoa nở, thu hút những chú chim đến làm tổ và mang lại âm thanh rộn rã cho phố phường.


Ngày 16/6/1963 là dấu cột mốc quan trọng trong chiến dịch trồng cây ở Singapore. Khi ấy, thủ tướng Lý Quang Diệu tự tay cuốc đất để trồng một cây thành ngạnh. Các nhà sử học ví hành động trồng cây của ông Lý Quang Diệu giống như việc gieo những hạt giống đầu tiên của giấc mơ "khu vườn Singapore" xuống mảnh đất cằn cỗi trong quá khứ.











Những tuyến đường ở Singapore luôn rợp bóng cây. Ảnh: Straits Times
Những tuyến đường ở Singapore luôn rợp bóng cây. Ảnh: Straits Times


Trải qua hàng thập kỷ, nhiều tòa nhà, đường phố và hệ thống giao thông tại Singapore có sự chuyển biến rõ nét, nhưng vẫn giữ được những nét riêng độc đáo.



Thủ tướng lập quốc của Singapore chọn thời điểm trồng cây vào mùa hè, mùa hạn hán, để nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch phủ xanh cả nước giúp điều hòa khí hậu, mang lại nhiều mưa hơn cho hòn đảo.


Tuy nhiên, tầm nhìn sâu xa hơn của ông Lý Quang Diệu ở chỗ, ông tin rằng một Singapore sạch sẽ và trong xanh sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước trong quá trình vươn lên Thế giới thứ nhất.


Trong hồi ký Từ Thế giới thứ Ba đến Thế giới thứ Nhất, ông Lý Quang Diệu chia sẻ: "Sau khi độc lập, tôi luôn đau đáu suy nghĩ về những biện pháp để tách bạch hình ảnh Singapore với các nước Thế giới thứ 3. Tôi quyết định phải cải thiện môi trường và cảnh quan Singapore. Phủ xanh thành phố là kế hoạch hiệu quả nhất mà tôi từng phát động".


"Những mảng xanh trong thành phố cũng giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, khiến họ tự hào về những thực thể tồn tại xung quanh. Chúng tôi hướng dẫn họ chăm sóc cây xanh và không phá hoại cây cối", ông Lý Quang Diệu kể trong quyển hồi ký xuất bản năm 2000.











Trẻ em Singapore tham gia Ngày Trồng cây. Ảnh: Straits Times
Trẻ em Singapore tham gia Ngày Trồng cây. Ảnh: Straits Times


Đất nước Singapore nhỏ bé đang sở hữu những công trình xanh bề thế bậc nhất thế giới, một phần của kế hoạch tạo ra đô thị mọc giữa công viên khổng lồ.



Trong những thập kỷ điều hành đất nước, ông Lý Quang Diệu luôn quyết liệt thực hiện giấc mơ xây dựng "thành phố vườn" ở Singapore.


"Tôi cử người đi khắp nơi, đến các vùng xích đạo, vùng nhiệt đới, vùng cận nhiệt đới, để tìm những giống cây hoặc dây leo mới. Họ đến châu Phi, vùng Caribbean, châu Mỹ, và mang về một số giống cây mới. Chúng không nhiều, nhưng nếu bạn dành chỗ để trồng cây, để dây leo mọc lên, thì sự oi bức sẽ giảm và bạn có một thành phố khác hẳn", ông Lý Quang Diệu kể trong quyển The Man And His Ideas (xuất bản năm 1998).


Khi Singapore trở thành đô thị hiện đại, ông Lý Quang Diệu "khoe" rằng, ông luôn cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm khi từ máy bay trông xuống đại lộ East Coast rợp bóng cây.


Vì sao trồng cây lại là ưu tiên của Singapore vào thời kỳ đầu độc lập, khi đất nước chưa chắc chắn về sự tồn vong kinh tế?


"Ông Lý Quang Diệu đã khẳng định chiến dịch phủ xanh phải là phần thiết yếu trong quá trình xây dựng đất nước. Một thành phố xanh với khâu quản lý, quy hoạch hiệu quả sẽ gửi tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư. Hơn nữa, nó cũng truyền cảm hứng đến người dân Singapore, khiến họ tự hào rằng họ đang sống trong một 'thành phố vườn'. Có những lợi ích không thể đong đếm nhưng vô cùng quan trọng", ông Poon Hong Yuen, chủ tịch Ủy ban quản lý công viên quốc gia Singapore (NParks), nói.


Ngày nay, cây xanh đã che bóng cho gần một nửa Singapore. "Mật độ phủ xanh của Singapore năm 1986 là 36%, đến năm 2007 là 47% dù chúng tôi vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và dân số ấn tượng", ông Poon nói.











Ngày 2/11/2014, ông Lý Quang Diệu vẫn tham gia Ngày Trồng cây cùng người dân dù sức khỏe của ông đã suy yếu nhiều Ảnh: Straits Times
Ngày 2/11/2014, ông Lý Quang Diệu vẫn tham gia Ngày Trồng cây cùng người dân dù sức khỏe đã suy yếu nhiều Ảnh: Straits Times

Cả nước cùng trồng cây


Từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc. Sự kiện Ngày Trồng cây đầu tiên diễn ra vào ngày 7/11/1971. Tháng 11 là thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Singapore. Do vậy, đảo quốc có thể tiết kiệm lượng nước ngọt phải dùng để tưới tiêu trong giai đoạn này.


Ngày Trồng cây ở Singapore thực sự là một ngày hội của cả nước, với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra bên cạnh nhiệm vụ chính là trồng cây. Những quan chức nước ngoài tại Singapore cũng hào hứng tham gia sự kiện này. Các gia đình hướng dẫn trẻ em trồng cây và giảng giải về những lợi ích mà cây xanh mang lại.


Ông Lý Quang Diệu chưa từng vắng mặt ở bất kỳ lễ khai mạc sự kiện nào suốt hơn 50 năm qua. Ngày 2/11/2014, dù sức khỏe đã suy yếu đáng kể, ông vẫn tham gia lễ phát động Ngày Trồng cây cùng người dân.



Các bậc thầy về kiến trúc đang từng bước xây dựng Singapore trở thành công viên, nơi cây mọc lên từ chính những tòa nhà cao tầng và khoảnh đất xung quanh.




Từ một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế hàng đầu khu vực chỉ trong nửa thế kỷ.




Hình ảnh những người nước ngoài bán xúc xích vỉa hè hay quần áo ngoài chợ... dần trở nên quen thuộc ở Việt Nam. Lý do gì khiến họ thích những công việc có phần bình dị này?


Liên đoàn bóng đá Anh (FA) sẽ xem video tình huống trung vệ Martin Skrtel giẫm lên chân của thủ môn De Gea trong trận đấu giữa Liverpool và M.U diễn ra trên sân Anfield.


Phiên bản nội địa xách tay từ Nhật Bản, Hàn Quốc của các model cao cấp ra mắt cuối năm 2014 còn một vài hạn chế về phần mềm nhưng vẫn được ưa chuộng nhờ giá tốt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.