Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Tràn lan tôm độc hại ở chợ

Tràn lan tôm độc hại ở chợ

(PL)- Cần quản lý từ gốc các cơ sở nuôi trồng, chế biến thì mới xử lý triệt để nạn tôm bơm tạp chất, thủy sản nhiễm kháng sinh cấm.


Các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản cho biết ngay cả hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ vẫn để lọt những lô hàng chứa tôm tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng. Thị trường nội địa đang trở thành nơi tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản bẩn trên vì ngay cả cơ quan quản lý cũng không đủ sức kiểm soát.


Thị trường nội địa béo bở


Ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex, cho biết hiện nay các DN có lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo nhiễm kháng sinh là do khi mua không kiểm, xuất đi đại nên dính. Song những DN có kiểm cũng không kiểm nổi vì chi phí quá lớn. Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) kiểm nhưng không giải quyết được.


“Đó là thị trường xuất khẩu, còn thị trường nội địa thì thủy sản bẩn đã bán tràn lan nhiều năm nay rồi. Không xuất khẩu được thì tiêu thụ nội địa. Đơn giản là không cơ quan nào kiểm tra, ngăn chặn nổi. DN nói kiểm soát vùng nuôi nhưng nói thật kiểm không nổi vì không có quyền quản nông dân dùng thuốc kháng sinh. Không chỉ con tôm mà con cá tra, cá lóc, lươn, ếch đều có nguy cơ cao dư lượng kháng sinh cấm bị vượt ngưỡng. DN còn phải trả tiền cho người nuôi để được kiểm kỹ về dư lượng kháng sinh. Nuôi tôm tất nhiên phải dùng kháng sinh vì con tôm bị hàng trăm thứ bệnh, người nuôi hiện nay lại dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ” - ông Kịch chia sẻ.



Người tiêu dùng khó nhận biết được thủy sản bán ngoài chợ có nhiễm kháng sinh hay không. Ảnh: HTD


Thủy sản nhiễm kháng sinh có thể kiểm ở vùng nuôi nhưng đối với tôm bơm tạp chất còn phức tạp hơn. Nhiều DN cho biết họ phải kiểm, giám sát ở nhiều đầu mối như người nuôi, đại lý thu mua, vận chuyển, cơ sở chế biến và ngay chính “người nhà”.


Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tiết lộ DN phải tốn cho nhân viên giám sát từ lúc nuôi đến khi thu hoạch, vận chuyển vào tận kho DN. Rất mất thời gian, chi phí, nhân lực. DN nhiều khi phải tính toán thời gian của các xe vận chuyển, tính xem xe thu mua từ vùng nuôi hay đại lý thu mua đến kho của DN mất bao nhiêu thời gian. Từ đó quy định thời gian cho từng xe vận chuyển, nếu xe nào về lâu hơn mức thời gian quy định, DN sẽ kiểm tra lại hàng.


Có nhiều DN dù kiểm chặt vùng nuôi nhưng vẫn xảy ra tình trạng nhân viên của DN câu kết với đại lý bơm tạp chất (thạch rau câu) vào tôm để tăng trọng lượng, hưởng lợi” - ông Quang kể.


Cần trị từ gốc


Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng, cho rằng câu chuyện thủy sản bị bơm tạp chất, kháng sinh vượt mức đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa có giải pháp triệt để. Nguyên nhân là cơ quan quản lý và DN đổ lỗi cho nhau. Cơ quan quản lý đổ lỗi DN không kiểm. Còn DN thì đổ trách nhiệm kiểm thuộc về cơ quan nhà nước. Hết đổ cho nhau họ quay sang đổ cho người nuôi.


Theo ông Nhiệm, hiện nay giải pháp trị thủy sản bẩn đang làm ở phần “ngọn”, cần giải pháp trị từ “gốc”. Cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát những loại thuốc thú y, chất cấm trong thủy sản. Hiện hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường. Có những DN làm ăn bất chính, đóng gói nhãn mác rồi tiếp thị tới người dân. Cơ quan quản lý cần có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn thông tin cho người dân, cần kiểm soát đầu vào việc nhập khẩu các kháng sinh cấm.


Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng, cũng cho biết tôm hiện nay phần lớn DN phải thu mua, còn cá thì tự nuôi nhiều. Con cá thì DN có thể kiểm soát vùng nuôi được. Tuy nhiên, đối với con tôm, cơ quan nhà nước phải kiểm chặt việc bơm tạp chất, xử phạt thật nặng. Chẳng hạn, tại các chợ đầu mối, các cơ quan quản lý phải cùng phối hợp để kiểm tra nguồn gốc hàng, đầu tư máy móc kiểm nghiệm nhanh…


Người tiêu dùng bó tay


Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, cho biết đối với việc bơm rau câu vào tôm, chất rau câu sẽ dính vào giữa lớp vỏ và lớp thịt, giữ được độ đông đặc khi để đông lạnh, giúp tăng trọng lượng. Người tiêu dùng khó nhận biết được những loại này nên sẽ thiệt thòi vì bị gian lận trọng lượng. Nhà máy chế biến nguyên liệu, khi lột vỏ tôm thì rau câu cũng đi theo nên cũng bị ảnh hưởng về trọng lượng.


Theo bà Lâm, đối với sản phẩm của công ty, khâu kiểm soát thực hiện từ quá trình đánh bắt đến khi đưa vào chế biến. Sản phẩm nội địa cũng được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn chất lượng của hàng xuất khẩu. Một số DN trong ngành cảnh báo tình trạng sử dụng chất tăng trọng trong tôm đã bóc vỏ. Nếu khi người tiêu dùng về chế biến thấy tôm bị teo lại nhiều đó là bị sử dụng chất tăng trọng. Đây là loại phụ gia vẫn được thế giới cho phép dùng với tỉ lệ nhất định, giúp cho tôm không bị mất trọng lượng mà còn ngon và giòn. Tuy nhiên, ở Việt Nam đã diễn ra tình trạng sử dụng quá tỉ lệ cho phép loại phụ gia này. Có trường hợp tôm bóc vỏ bị ngâm đến vài ba lần, khi về nấu trọng lượng chỉ còn 50%.


Người tiêu dùng khi mua tôm cần lưu ý một số đặc điểm cảm quan như sau: Tôm bị bơm tạp chất thường bị phù đầu, giãn đốt, nhô đầu, gai vểnh, xòe đuôi.


Tuy nhiên, đối với thủy sản nhiễm kháng sinh thì ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết không thể nhận biết được bằng cảm quan. Ngay cơ quan kiểm nghiệm cũng mất nhiều ngày với máy móc hiện đại mới có kết quả.










Bơm tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự


Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản chỉ lấy mẫu kiểm tra cho từng lô hàng nên muốn thủy sản xuất khẩu không bị cảnh báo thì bản thân DN phải tự kiểm chặt nguồn gốc hàng của mình. Còn trong nước, các chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy hải sản tăng cường lấy mẫu kiểm về dư lượng kháng sinh. Việc bơm tạp chất, Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương, Bộ Công an đang phối hợp kiểm tra xử phạt vấn nạn này. Hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa dối khách hàng, có thể phạt tù ba năm.


Ông TRƯƠNG ĐÌNH HÒE, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP


Chỉ có tôm cấp đông mới bị thương lái bơm tạp chất giúp cho tôm nặng ký hơn. Tôm sống không thực hiện được vì con tôm sẽ chết. Cách đây vài tháng, do nghi ngờ bốn vựa có hành vi gian lận thương mại nên chợ đã chủ động lấy mẫu đi kiểm tra. Kết quả phát hiện có một vựa vi phạm việc bơm rau câu vào tôm nhưng số lượng không lớn.


Ông NGUYỄN ĐĂNG PHÚ,

Phó Giám
đốc c̣ đầu mối Bình Điền




QUANG HUY - TÚ UYÊN




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.