Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Sáng bán cà phê dạo, tối mặc đồ hiệu, đi SH

Sáng bán cà phê dạo, tối mặc đồ hiệu, đi SH

Cửa hàng cà phê di động của Anh Thắng (SN 1992, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được thiết kế khá đơn giản gồm xe đạp điện, thùng nhựa trữ lạnh được bao quanh bởi tấm bạt đỏ đề tên "thương hiệu" và số điện thoại liên lạc, mấy chai cà phê vỏ Coca 1,5 lít, vài hộp sữa đặc, dụng cụ đánh cà phê...


Từ 5h - 9h sáng mỗi ngày, Anh Thắng đi lấy cà phê ở đầu mối bán buôn rồi tập trung bán hàng trên cung phố quen từ Đồng Xuân, Hàng Lược, qua Hàng Đào, chợ Cầu Gỗ... Luôn tay pha, bán cà phê cho khách, Thắng cho biết, nghề này giúp anh có thu nhập gấp đôi, thậm chí có thời điểm gấp 3 - 4 lần công việc bảo vệ, nhân viên đứng quầy vé chiếu phim trước kia.


Từ chối chia sẻ giá nhập buôn cà phê, Thắng tiết lộ: "1 chai 1,5 lít đặc sánh mua buôn pha được khoảng 200 cốc cà phê. Giá bán lẻ 10.000 đồng/cốc. Mỗi ngày mình chỉ cần bán được khoảng 4 - 5 chai, tương đương với 6 - 7 lít cà phê là đảm bảo cuối tháng tổng kết thu nhập ít nhất cũng 12 - 15 triệu. Thanh niên phố, không phải thuê nhà như anh em tỉnh lẻ, từng ấy tiền là sống khỏe rồi!"











Sáng bán cà phê dạo, tối mặc đồ hiệu, đi SH
Cà phê dạo mới phổ biến khoảng 5 năm ở Hà Nội nhưng đã trở thành thức uống được nhiều người yêu thích, mang lại thu nhập tốt cho các chủ hàng. Ảnh: Diệp Sa.

Ban ngày dành ra khoảng 6 tiếng bán cà phê, thời gian còn lại, Thắng dành để phụ giúp mẹ bán và ship hàng thực phẩm trong khu vực nội thành. Buổi tối, như nhiều thanh niên phố khác, cậu diện đồ hiệu, "cưỡi" SH đi chơi với nhóm bạn. "Giờ quan niệm của mọi người cũng thoáng hơn nhiều rồi. Bố mẹ mình trước thấy con làm tài xế taxi, rồi bảo vệ, bán vé rạp nhưng lương ba cọc ba đồng cũng xót, giờ đi bán cà phê vừa thoải mái vừa có thu nhập, các cụ cũng mừng. Chả ai dám khẳng định cứ là dân bán rong, bán dạo thì không thể mặc đồ sang, đi xe đẹp!", Thắng cởi mở.


Đi bán cà phê dạo nhưng theo chia sẻ của những người làm nghề như Anh Thắng (Hà Nội), anh Tâm, anh Khánh (Nghĩa Hưng, Nam Định), nếu đầu tư xe đạp điện, anh em trong hội bán hàng biết chia cung đường và tạo được những mối khách hàng quen thì công việc này sẽ không vất vả và khó khăn như nhiều người tưởng.


Theo chia sẻ của anh Khánh, một nông dân từ Nam Định ra Hà Nội bán cà phê được 2 năm nay, anh chỉ bán quanh khu phố cổ ra tới Hồ Gươm nhưng nhờ cà phê ngon, có khách mua buôn mua lẻ định kỳ nên thu nhập ổn định. Khoản tiền lãi hơn chục triệu đồng hàng tháng được anh Khánh gửi một nửa về phụ giúp gia đình ở quê, nửa còn lại anh chi trả phí sinh hoạt tại thủ đô. Hiện tại, cà phê dạo đang là một trong những trào lưu bán hàng thu hút ngày càng nhiều người tham gia nhờ vốn nhỏ, lãi lớn và thu nhập ổn định.











Sáng bán cà phê dạo, tối mặc đồ hiệu, đi SH
Cà phê được người bán nhập từ các đầu mối buôn là cà phê pha sẵn, đặc sánh đựng trong chai lớn sau đó pha loãng bán lẻ cho khách với giá 10.000 đồng/ly. Ảnh: Diệp Sa.

Chủ một mối đổ buôn cà phê có sức tiêu thụ lên tới 200 - 300 lít/ngày cho biết, 5 - 6 năm trụ lại trên đất thủ đô, anh nhận thấy thị trường Hà Nội vẫn là mảnh đất màu mỡ cho cà phê dạo chất lượng ngon, giá thành rẻ. Chuỗi cửa hàng cà phê di động của anh hiện đã lên tới gần 40 xe tỏa khắp Hà Nội và số lượng người muốn gia nhập hệ thống này vẫn tăng theo từng tuần.


"Với người tỉnh lẻ ra đây làm ăn, chi phí đắt đỏ tại thành phố buộc họ phải vất vả hơn gấp nhiều lần, bươn chải hơn nhiều mới hy vọng có đủ tiền trụ lại và dành ra được một ít gửi về quê. Nhưng nhiều người nhờ bán cà phê dạo mà cuộc sống dễ thở hơn. Với người thành phố lại càng khác, không phải trả tiền thuê nhà, được ở bên cạnh gia đình, khoản thu nhập trên dưới 15 triệu/tháng đủ cho họ sống khỏe", anh chia sẻ.


Chủ chuỗi "cà phê ê mông" này cũng tiết lộ, trong đội bán hàng mấy chục xe anh quản lý, có nhiều người là cử nhân, thạc sĩ. Có người nắm trong tay tới mấy bằng nghề... nhưng đều vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, giờ họ cùng bán cà phê dạo nuôi bản thân và gia đình.


"Tôi là giáo già, về hưu, đi bán cà phê không đặt nặng thu nhập mà chỉ để tiếp xúc mọi người, rèn luyện sức khỏe, độ dẻo dai. Có đi bán hàng mới thấy dân phố chợ cũng tươi vui, tình cảm chứ không chao chát, ghê gớm như ấn tượng ban đầu. Cà phê dạo 10.000 đồng cũng như nhiều món ngon khác của Hà Nội, phải ngon thì mới giữ khách được lâu dài. Bán một món ngon, không chỉ có thu nhập mà còn có thêm niềm vui", bác Nguyễn Hưng, một giáo viên Vật Lý về hưu rồi mưu sinh bằng nghề bán cà phê dạo chia sẻ.



Các tòa nhà có sân thượng gần sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM trở thành những địa điểm được săn đón để kinh doanh dịch vụ cà phê ngắm máy bay trên đầu.




Lực lượng chi viện của TP.HCM đã đến Lâm Đồng để tham gia cứu hộ. Hiện 3 mũi khoan chính vào hiện trường đều bị dội ra vì gặp đá cứng.


Hoa hậu trở thành "phần thưởng" giá trị nhất với những ông trùm ma túy ở Nam Mỹ, nhưng phần lớn số phận của các người đẹp kết thúc trong bi kịch.


Trang Top 10 Slides vừa liệt kê 10 ngôi sao bóng đá ưa thích việc xăm hình nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.