Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Trung Quốc sắm thêm nhiều vũ khí của Nga

Trung Quốc sắm thêm nhiều vũ khí của Nga

TP - Trong bối cảnh căng thẳng Trung-Nhật leo thang quanh tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đang tích cực đàm phán với Nga nhằm nhập thêm nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến cho không quân và hải quân, theo trang tin Đài Loan Want China Times ngày 23/1.



Thông tin trên được chuyên gia Vasiliy Kashin, thuộc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (Nga) công bố trong một bài báo đăng trên tạp chí Công nghiệp Quân sự Nga.


Ông Kashin nói rằng, dù ngành công nghiệp quân sự Nga không còn phải dựa vào túi tiền của Bắc Kinh để tổn tại, như từng xảy ra trong những năm 1990, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn thứ hai của vũ khí Nga (sau Ấn Độ).


Năm 2011, Nga bán cho Trung Quốc các hệ thống vũ khí với tổng trị giá 1,9 tỷ USD. Hãng quốc doanh chuyên kinh doanh vũ khí Nga Rosoboronexport thông báo, giá trị vũ khí bán cho Trung Quốc vượt 2,1 tỷ USD trong năm 2012.


Trong 17,6 tỷ USD tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu vũ khí do Rosoboronexport thực hiện, 12% đến từ Trung Quốc. Năm 2012, Trung Quốc ký với Nga nhiều hợp đồng mới trị giá 1,3 tỷ USD. Trong số đó, 600 triệu USD dành mua 52 máy bay trực thăng Mi-171E, 700 triệu USD mua 140 động cơ phản lực Saturn AL-31F để lắp đặt cho các máy bay tiêm kích Su-27, Su-30 và các phi cơ do Trung Quốc tự sản xuất như J-11B/BS, J-15 và J-16.

Tàu ngầm, Su-35 và S-400


Ông Kashin nói rằng, Trung Quốc vẫn đang tích cực đàm phán với Nga thêm 4 hợp đồng vũ khí mới. Trước tiên, Trung Quốc hy vọng mua được 24 máy bay tiêm kích thế hệ 4+ Su-35 với hệ thống radar tiên tiến. Su-35 được cho là có thể tăng cường khả năng không chiến của không quân Trung Quốc trong các cuộc xung đột tiềm tàng, liên quan tranh chấp lãnh thổ với lực lượng không quân Nhật Bản tại biển Hoa Đông.

Trung Quốc cũng lên kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400, nhằm nắm quyền kiểm soát không phận giữa Trung Quốc với Đài Loan và Nhật Bản. Với tầm bắn 400 km, S-400 có thể được Trung Quốc sử dụng để phòng thủ vùng duyên hải, chống lại những cuộc không kích tiềm tàng do không lực Mỹ hay không quân Đài Loan phát động từ Okinawa (Nhật Bản) và Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga vẫn chưa đạt được thống nhất về vấn đề Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu hệ thống và thời điểm nào các tên lửa được cung cấp.


Theo ông Kashin, để nâng cao năng lực triển khai quân sự, không quân Trung Quốc cần ít nhất 100 máy bay vận tải quân sự tầm trung. Bên cạnh việc tự phát triển máy bay vận tải Y-20, Trung Quốc đề nghị Nga bán cho 34 máy bay Il-76MD-90. Trung Quốc còn hy vọng Nga và Ukraine có thể cung cấp thêm một số phi cơ vận tải Il-76s đã qua sử dụng.


Trước chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó có hoạt động dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sochi, hai bên đã ký một bản ghi nhớ về việc Trung Quốc sẽ mua của Nga 4 tàu ngầm lớp Lada.


Theo bản ghi nhớ, 4 tàu ngầm này sẽ được đóng tại Trung Quốc với sự trợ giúp của chuyên gia Nga. Ông Kashin nhấn mạnh, các tàu ngầm tiên tiến trên rất cần thiết cho hải quân Trung Quốc để đối phó hiệu quả với hải quân Nhật Bản trong bất cứ cuộc xung đột tiềm tàng nào ở biển Hoa Đông.


Theo ông, với sự hậu thuẫn của hải quân Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có khả năng đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến chống ngầm. Bởi thế, quân đội Trung Quốc vẫn rất thèm khát các hệ thống vũ khí tối tân của Nga để hiện đại hóa hải quân và không quân.


Want China Times dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Chen Hu mới đây phát biểu trên truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV rằng, loại tên lửa siêu thanh WU-14 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) mà Trung Quốc phóng thử thành công ngày 15/1 được thiết kế nhằm vào các tàu sân bay Mỹ trên khắp thế giới.


Giới chức Lầu Năm Góc cho rằng, Trung Quốc phát triển vũ khí siêu thanh để phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.


Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói vụ thử không nhằm vào bất cứ nước nào, nhưng ông Chen khẳng định chắc chắn nó sẽ được dùng để đối phó tàu sân bay Mỹ.


Theo ông Chen, Mỹ đã phát triển các loại vũ khí siêu thanh như X-51 và HTV-2, do đó Trung Quốc phải có hệ thống vũ khí tương tự để đảm bảo an ninh quốc gia và duy trì cân bằng quyền lực ở khu vực Đông Á, tương tự một nguyên tắc thời Chiến tranh Lạnh là bảo đảm khả năng tiêu diệt lẫn nhau.



Chuyên gia Mỹ nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản, Ezra Vogel (công tác tại Đại học Harvard), mới đây phát biểu tại hội thảo ở Bắc Kinh rằng, nếu nổ ra bất kỳ cuộc chiến Trung-Nhật nào nữa, cả hai quốc gia sẽ bị tàn phá, và cần ít nhất 10 năm để Bắc Kinh và Tokyo bình thường hóa quan hệ.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.