Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Tàu Molniya mới của Việt Nam vượt trội so với thế hệ trước

Tàu Molniya mới của Việt Nam vượt trội so với thế hệ trước

Tàu tên lửa dự án 1241 Molniya (định danh NATO Tarantul) là một lớp tàu hộ tống mang tên lửa được xây dựng vào những năm 1979–1996 để trang bị cho lực lượng Hải quân Xô Viết.


Tàu tên lửa dự án 1241 được thiết kế chế tạo để tiêu diệt các chiến hạm, tàu vận tải và các loại tàu xuồng đổ bộ, tăng cường năng lực phòng không của các đơn vị binh chủng hợp thành, bảo vệ các cụm tàu chiến, tàu phóng lôi, tàu tên lửa chống lại các phương tiện tấn công đường không tầm thấp, đồng thời chi viện hỏa lực bảo vệ các lực lượng chống lại các phương tiện tấn công đường biển hạng nhẹ của đối phương.



 Tàu tên lửa Molnya dự án 1241.1 của Nga.



Tàu tên lửa Molniya dự án 12411 của Nga.




Kể từ khi thế hệ đầu tiên được bắt đầu phát triển năm 1977, đã có nhiều biến thể tàu tên lửa Molniya được thiết kế chế tạo phục vụ cho nhu cầu của quân đội Liên Xô và xuất khẩu. Trong số đó, 12411 là biến thể tàu tên lửa Molniya với tên lửa chống tàu Moskit được thiết kế dành riêng cho Hải quân Nga (chiếc đầu tiên gia nhập Hải quân Liên Xô năm 1981); 1241RE với tên lửa P-20M và 12418 với tên lửa Uran-E là các biến thể dành cho xuất khẩu.


Dự án 1241RE


Dự án 1241RE là biến thể tàu tên lửa Molniya được chế tạo để xuất khẩu cho các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Các tàu này được đóng tại hai nhà máy là Rybinsk và Yaroslavl.



 Tàu tên lửa cao tốc Molnya dự án 1241RE số hiệu HQ-373 của Hải quân Việt Nam.



Tàu tên lửa cao tốc Molniya dự án 1241RE số hiệu HQ-373 của Hải quân Việt Nam.




Theo thống kê của Nga, tính đến năm 1991, đã có khoảng 22 chiếc 1241RE được xây dựng. Nhằm tăng cường sức mạnh hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế biển, những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã đặt hàng và đưa vào trang bị trong Hải quân một số tàu hộ tống tên lửa hiện đại thuộc dự án 1241RE.



 Hệ thống vũ khí và radar trên tàu dự án 1241RE của Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.



Hệ thống vũ khí và radar trên tàu dự án 1241RE của Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.




Con tàu có lượng giãn nước khoảng 455 tấn, dài 56 m, thủy thủ đoàn 44 người. Tàu trang bị động cơ tuốc bin khí CODOG cho phép đạt tốc độ tối đa 41 hải lý/h và có thể hoạt động liên tục trên biển trong vòng 10 ngày đêm.


Hệ thống vũ khí của con tàu bao gồm pháo hạm 76mm AK-176 với tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn tối đa 15,5 km, 2 tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Ak-630 và tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M. Hệ thống tên lửa chống hạm của con tàu gồm 2 bệ phóng với 4 tên lửa hành trình chống tàu P-20M bố trí hai bên thân tàu.



 Lăp tên lửa Termit cho tàu dự án 1241RE của Hải quân Việt Nam.



Lăp tên lửa Termit cho tàu dự án 1241RE của Hải quân Việt Nam.




P-20M là biến thể xuất khẩu của tên lửa P-15 Termit, loại tên lửa chống hạm được phát triển bởi viện thiết kế Raduga của Liên Xô những năm 1950. Tên lửa hành trình P-20M có trọng lượng phóng 2,3 tấn, chiều dài 5,8 m, đường kính thân 0,76 m và sải cánh 2,4 m. P-20M có khả mang đầu đạn nặng tới 454kg, tầm bắn tối đa 80 km và bay cách mặt nước biển khoảng 200-300m.


Hiện nay, trong biên chế của Hải quân nhân dân Việt Nam có 6 tàu tên lửa cao tốc thuộc dự án 1241RE đó là các tàu mang số hiệu HQ-371, HQ-372, HQ-373, HQ-374, HQ-377 và HQ-378.


Dự án 12418


12418 là biến thể dành riêng cho xuất khẩu, chủ yếu cho Việt Nam và Ấn Độ. Đối với biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ, pháo hạm AK-176 được thay bằng pháo hạm 76mm OTO SRGM của Pháp, còn biến thể xuất khẩu cho Việt Nam sử dụng hoàn toàn vũ khí và các hệ thống điện tử của Nga.



 Tàu tên lửa Molnya dự án 1241.8 số hiệu HQ-375 của Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.



Tàu tên lửa Molnya dự án 12418 số hiệu HQ-375 của Hải quân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh.




Có thể dễ dàng phân biệt các tàu thuộc dự án 12418 và 1241RE của Việt Nam khi nhìn vào cột anten radar và hệ thống tên lửa đối hạm của hai loại chiến hạm này.


Trong khi cột anten của 1241RE hình tròn hơi nghiêng về phía sau thì cột anten của 12418 lại có dạng hình tháp thẳng đứng.


Dự án 12418 được trang bị radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630, radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Garpun-E và radar tìm kiếm, phát hiện và bám mục tiêu MR 352 Positiv-E (tàu tên lửa dự án 1241RE không được trang bị loại radar này).



 Hệ thống radar trên tàu tên lửa dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam.



Hệ thống radar trên tàu tên lửa dự án 12418 của Hải quân Việt Nam.




Tàu tên lửa dự án 12418 có hệ thống vũ khí vô cùng mạnh mẽ, mạnh hơn rất nhiều so với dự án 1241RE. Tàu được trang bị pháo hạm 76 mm AK-176M với cơ số đạn 316 viên, hai pháo phòng không 30 mm AK-630M1-2 với cơ số 4000 viên đạn, 16 tên lửa chống hạm cận âm Uran-E, được bố trí thành 4 module phóng 2 bên thân tàu với 4 tên lửa Kh-35E mỗi module và 12 tên lửa phòng không Igla-1M.


Tên lửa diệt hạm Kh-35E trang bị trên chiến hạm 12418 có trọng lượng 600 kg, chiều dài 3,75m và sải cánh 930mm. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145 kg với tầm bắn 130km và tốc độ lên tới 1.100 km/h.



 Hệ thống tên lửa Uran-E trên tàu tên lửa dự án 1241.8 của Hải quân Việt Nam.



Hệ thống tên lửa Uran-E trên tàu tên lửa dự án 12418 của Hải quân Việt Nam.




Do mang nhiều tên lửa hơn, nên biến thể 12418 có lượng giãn nước lớn hơn dự án 1241RE (550 tấn so với 455 tấn). Con tàu có thủy thủ đoàn 44 người, và có thể làm việc liên tục trong thời gian 10 ngày đêm.


Hiện trong biên chế của Hải quân Việt Nam có 2 chiếc tàu tên lửa thuộc dự án 12418 đó là các tàu mang số hiệu HQ-375 và HQ-376 được Nga xây dựng theo hợp đồng trị giá 1 tỉ USD cung cấp 6 chiến hạm lớp này ký kết trong năm 2006. Sáu chiếc 12418 còn lại thuộc hợp đồng trên được đóng tại nhà máy Ba Son (TP. Hồ Chí Minh theo giấy phép của Nga), trong đó hai chiếc đầu tiên đã được hạ thủy trong tháng 3 và tháng 4 và hiện đã bắt đầu chạy thừ nghiệm trên biển.


Video sức mạnh tàu tên lửa Molniya dự án 12418:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.