Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Cá khủng bơi về... Sài Gòn

Cá khủng bơi về... Sài Gòn










Chờ đợi được thưởng thức cá hô - Ảnh: N.H.
Chờ đợi được thưởng thức cá hô - Ảnh: N.H.

“Đắt hàng” như vậy, nên từng con cá khủng sau khi lọt lưới ở những vùng sông nước mọi miền đều lũ lượt xuôi về Sài Gòn để tiêu thụ.


Háo hức chờ cá


Ba giờ sau khi nhận được cuộc gọi của một ngư dân ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long), ông Lý Nhất Hiếu, chủ nhà hàng HD (Q.4, TP.HCM), đã có mặt tại “hiện trường” và rinh con cá hô 127kg về với giá 1,28 triệu đồng/kg.


Lúc đó là giữa đêm 7-12. Ông Hiếu hỉ hả: “Cá loại này là vô giá, không phải cứ có tiền, muốn là mua được. Mấy tháng, thậm chí mấy năm chẳng có con nào cũng chịu. Khách đăng ký, đặt hàng từ trước rất nhiều nên có hàng là phải “vớt” liền”.


Khi chú cá khủng này được ướp lạnh và chở bằng xe hơi loại lớn (lật hết ghế lên), đã có hàng chục khách hàng đợi sẵn để được chiêm ngưỡng. Mọi người xúm lại chụp hình, đụng chạm, thậm chí là... hôn con cá.


Xong xuôi, 7-8 nhân viên của nhà hàng bắt đầu xẻ thịt cá bằng cưa máy vì bộ vảy và xương quá cứng.


Chẳng cần phải chào mời, những bộ phận “ngon lành” nhất của con cá như sụn môi, bong bóng, bao tử, lườn bụng... được tiêu thụ hết ngay tại chỗ với giá trên dưới 4 triệu đồng/kg.


Món cá hô mà thực khách ở đây ưa thích nhất là nhúng giấm, lẩu. Từng thớ thịt cá đỏ au, tươi rói, xen với từng lớp mỡ màu vàng nhạt, trông hệt như miếng thịt heo ba rọi nhưng săn chắc hơn nhiều.


“Tui nghe nói để nuôi được con cá hô vài ký cũng phải mất mấy năm, nên những con hơn trăm ký chắc chắn chỉ có trong tự nhiên, nó sống lâu tích tụ trong người nhiều tinh chất bổ, hiếm có lắm. Nên có cơ hội thì tui mời mấy anh em bạn bè lai rai một ít cho biết” - ông C.M.T, một trong những khách hàng đầu tiên, chia sẻ.


Chẳng riêng khách ở TP.HCM và những vùng lân cận, có người ở tận Hà Nội cũng vào thưởng thức hoặc “săn” cho bằng được vài ba ký cá hô mang về. Lần bán hàng “ế ẩm” nhất của nhà hàng này là con cá tra dầu 230kg, bán trong vòng... hai tuần lễ!


Anh Nguyễn Quốc Thái, quản lý nhà hàng LS (Q.9), cho biết một tuần sau khi chú cá hô 128kg dính lưới ngư dân ở Q.9, vẫn có tới vài trăm người khách đến hỏi món cá hô khủng, khiến nhân viên phải giải thích mỏi miệng mà nhiều người vẫn không tin, cho rằng nhà hàng giấu để bán cho người nhiều tiền hơn.


Ở nhà hàng này, mỗi tháng có 2-3 lần mở “lễ hội cá mú”, xẻ thịt những con cá mú chừng 20-30kg. Nhiều khách hẹn trước tới xem trực tiếp, đặt tiệc.


Săn lùng cá quý


Để được gọi là “khủng”, cá tra dầu, cá hô phải nặng trên 100kg. Cá trà sóc, mõm trâu, sọc dưa thì dăm chục ký, cá tai tượng vài chục ký cũng đã được xếp vào hàng “khủng”.


Bà Nguyễn Thị Thế Thu, chủ vựa hải sản Bảy Thu (Q.Thủ Đức), cho biết trước đây một số nhà hàng hải sản có tiếng ở TP.HCM có bán một số loại cá “bự”, nhưng chỉ 10-20kg là hết cỡ.


Tại vựa của bà, lâu lâu mới có một vài con cá mú nghệ từ biển Kiên Giang, Côn Đảo... nặng trên 20kg đưa về, nhưng phải đặt trước mới mua được. Về các loại cá nước ngọt như cá hô, cá tra dầu khổng lồ, chừng 7-8 năm gần đây mới xuất hiện ở TP.HCM.


Để “ôm” được những con cá khủng này, ngoài việc chịu chi, các nhà hàng, thương lái phải có chân rết tỏa đi khắp các vùng sông nước, thậm chí qua tận Campuchia để nghe ngóng.


Thực tế đã có những con cá tra dầu nặng vài trăm ký được “giong” từ nước này về VN tiêu thụ.


“Khách của tôi đặt hàng trước rất lâu, nhưng người ta báo giá cá cao quá, tôi còn chần chờ thì khách đã tự hùn thêm mỗi người ba bốn chục triệu để tôi xuống vớt cá về ngay. Bây giờ người dân cũng biết lên mạng tham khảo giá cả, tìm kiếm nhà hàng uy tín để tự động liên lạc. Nhưng nhìn chung vẫn phải nhanh chân và làm ăn có uy tín, lần sau người ta mới gọi” - ông Lý Nhất Hiếu nói.


Nhiều kinh nghiệm là vậy, nhưng con cá hô 128kg mới bắt được ở Q.9 cách đây hai tháng lại vuột khỏi tay ông chủ này. Chú cá ấy về tay ai, đến nay vẫn chỉ là lời đồn đại...


Cá đổi phận người


Theo lời của anh Trần Minh Dũng (35 tuổi, ngụ Q.9), người buông lưới trúng con cá hô “bí ẩn” nói trên, thì cá đã được một người cháu mang đi bán với giá chỉ 1 triệu đồng/kg.


“Bữa đó nhiều thương lái xúm vô trả giá, có người trả tới 1,5 triệu đồng/kg. Tui đã đồng ý rồi nhưng sau có đứa cháu đứng ra nói không chịu, rồi ẵm con cá đi, mấy hôm sau thì đưa tiền về cho tui. Mất mấy chục triệu, cũng tiếc”.


Hôm đó như thường lệ, 5g sáng anh Dũng đã buông lưới trên khúc sông Đồng Nai quen thuộc, đoạn qua vàm Cá Xuất (Q.9).


Ghe nhỏ, cá quẫy đạp mạnh làm anh phát sợ, nghĩ là cá dữ hay quái vật gì đây. Cá lớn, anh phải buộc dây vào mang dẫn về. Bán cá rồi anh trả nợ, mua thêm vài vật dụng trong nhà, sắm thêm ngư cụ và quay về với công việc hằng ngày.


“Tui chẳng dám mơ bắt được con cá khủng lần nữa. Cả đời được một lần như vậy cũng là trời thương tui lắm rồi” - anh Dũng thật thà chia sẻ.


May mắn hơn anh Dũng một chút, vợ chồng ngư dân Nguyễn Văn Minh ở huyện Mang Thít bán được chú cá hô 127kg với giá cao hơn, được trên 160 triệu đồng. Vợ chồng cưới nhau đã bảy năm, cũng là chừng ấy thời gian lênh đênh trên dòng sông Cổ Chiên, chồng cào ghe vợ bán cá. Nhưng món nợ 30 triệu đồng từ hồi mua ghe vẫn chưa trả được.


Cầm số tiền bán cá hô, chị Tuyền, vợ anh Minh, nhẩm tính: “Trả nợ xong xuôi, tui gửi một chút biếu những người trước đây cưu mang, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn. Số tiền còn lại cũng không đủ để lập nghề mới nên tui gửi tiết kiệm sau này nuôi con ăn học. Còn trước mắt cứ chăm chỉ với nghề cũ, biết đâu trời lại thương...”.


Ở một nhà hàng hải sản sang trọng bậc nhất Sài thành, chúng tôi bắt gặp ánh mắt thất vọng của một người đàn ông khi biết mình đã chậm chân không còn mẩu cá hô nào mang về biếu sếp.


Người ấy nói sếp thích mấy món đồ nhậu lạ, quý hiếm, anh tính mua chừng 3kg, nhưng do không phải là khách quen nên khi tới thì hết hàng rồi. Anh nói mua được món quà vừa ý sếp đôi lúc còn khó hơn lên trời!


Cũng như anh Dũng, vợ chồng anh Minh chị Tuyền, những ngư dân lam lũ đang miệt mài ngụp lặn ở vùng sông nước chờ một lần may mắn trong đời, người khách này hình như cũng đang mơ một giấc mơ tươi đẹp, muốn đổi phận đổi đời từ những chú cá khổng lồ...









Cấm đánh bắt, xuất khẩu


Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết: theo phụ lục 5 thông tư số 02-2006 của Bộ Thủy sản và thông tư 62-2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay loài cá hô, cá tra dầu thuộc đối tượng cấm đánh bắt, khai thác và buôn bán vì chúng thuộc loại cá quý hiếm nằm trong sách đỏ.


Ngoài ra theo thông tư số 88-2011 của Bộ NN&PTNT, hai loại cá này còn bị cấm xuất khẩu.


Sở dĩ có các văn bản cấm đánh bắt giống cá hô vì trước đây loài cá này không gây được giống, đồng thời không thấy cá hô sinh sản, vì vậy Bộ Thủy sản, Bộ NN&PTNT đã ra thông tư cấm đánh bắt loại cá này để tránh bị tuyệt chủng.


Đối với loài cá hô, hiện nay các nhà khoa học, người dân đã gây được giống và nuôi trồng thương mại. Cá hô nuôi đạt trên 10kg/con hiện nay khá phổ biến. Cá hô đã có nhiều nên việc khai thác là bình thường. Nhưng do các thông tư hướng dẫn hiện chưa có hướng dẫn mới nên quy định trên vẫn có giá trị pháp lý.


Theo quy định thì cá hô, cá tra dầu là hai loài thủy sản bị cấm đánh bắt nên nếu ngư dân tung lưới bắt được hai loài cá trên thì phải thả về tự nhiên. Hoặc nếu lực lượng chức năng bắt gặp sẽ tịch thu hoặc yêu cầu người đánh bắt được phải thả chúng về môi trường tự nhiên.




Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.