Theo nguồn tin trên, cuộc không kích vào Trung Quốc diễn ra tại tỉnh Vân Nam hôm 8/3. Vụ ném bom may mắn không gây ra thiệt hại nào về người, nhưng làm hỏng một ngôi nhà của dân. Dù không gây thiệt hại về người nhưng cuộc không kích của Myanmar khiến Trung Quốc có phản ứng.
Khi trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ đánh bom trong cuộc họp báo ngày 10/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết: "Theo thông tin chúng tôi biết, trong bối cảnh xung đột giữa quân đội chính phủ Myanmar và lực lượng dân quân các dân tộc địa phương ngày 8/3, bom đã đi lạc vào lãnh thổ Trung Quốc làm hư hỏng một nhà dân. Nhưng rất may không có ai bị thương hay thiệt mạng".
"Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng đối với phía Myanmar, yêu cầu họ điều tra vụ việc này triệt để càng sớm càng tốt và có biện pháp hiệu quả để đảm bảo rằng sự việc tương tự như vậy sẽ không bao giờ lặp lại", ông Lỗi nhấn mạnh.
Dù Diplomat không cho biết chiến đấu cơ nào của Myanmar đã thả quả bom xuống tỉnh Vân Nam nhưng theo hãng tin này, trong cuộc diễn tập của Không quân Myanmar, nước này đã sử dụng cả hai loại chiến đấu do Trung Quốc sản xuất là Q-5 và J-7.
Căn cứ vào nhiệm vụ mà mỗi chiến đấu cơ này có thể thực hiện cho thấy gần như chắc chắn rằng Q-5 chính là thủ phạm. Bởi đây là dòng máy bay chiến đấu được thiết kế chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, trong khi đó J-7 lại thiên về khả năng đánh chặn.
Q-5 là máy bay cường kích thế hệ thứ nhất của không quân Trung Quốc. Nó được Nhà máy chế tạo máy bay Nam Xương, bắt đầu chế tạo vào năm 1958, đến năm 1965 bắt đầu bay thử và đến năm 1968 bắt đầu sản xuất hàng loạt. Trong ảnh: Cường kích Q-5 trong Không quân Bangladesh.
Trong quá khứ, Q-5 đã lập nhiều chiến công lừng lẫy, ví dụ như một chiếc Q-5A đã ném thử quả bom khinh khí (thuộc loại bom nguyên tử) đầu tiên của Trung Quốc năm 1972. Từ đó, Q-5 đã trở thành một trong những loại máy bay chủ lực của không quân Trung Quốc nhiều năm sau đó. Trong ảnh: Cường kích Q-5 trong Không quân Bangladesh.
Q-5 là loại máy bay cường kích 1 chỗ ngồi được Trung Quốc cải tiến trên cơ sở máy bay Mig-19 của Liên Xô. Trong ảnh: Hiện trường chiếc Q-5 của Trung Quốc đâm đầu xuống ruộng ngô hồi tháng 8/2013.
Cường kích này có khả năng mang 2 tấn vũ khí trên 10 giá treo cho phép mang bom 50-150-250-500kg, tên lửa không đối không tầm ngắn PL-2/5/7. Trong ảnh: Cường kích Q-5 của Trung Quốc.
Từ năm 1968 đến khi chấm dứt sản xuất, Trung Quốc đã chế tạo hơn 1.000 chiếc Q-5 (dùng trong nước và xuất khẩu). Trong ảnh: Cường kích Q-5 của Trung Quốc.