Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Nỗi sợ mang tên “sổ ghi đầu bài”

Nỗi sợ mang tên “sổ ghi đầu bài”










Sổ ghi đầu bài - nỗi ám ảnh của không ít học sinh và giáo viên - Ảnh: Như Hùng

Sổ ghi đầu bài có phần đánh giá xếp loại của giáo viên bộ môn và như đã nói, đánh giá đó được tính vào thi đua tuần, tháng, học kỳ của lớp. Khi học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài, mất trật tự trong lớp, vệ sinh lớp chưa sạch là giáo viên sẽ trừ điểm, ghi tên học sinh vào sổ.


Cuối tuần trong tiết sinh hoạt lớp, tổ trưởng - lớp trưởng sẽ tổng kết, nêu ra nguyên nhân bị trừ điểm, học sinh vi phạm và giáo viên chủ nhiệm là người xử lý. Nếu vi phạm lần đầu sẽ nhắc nhở, vi phạm các lần tiếp theo thì tùy mức độ mà giáo viên chủ nhiệm sẽ xử lý như: hạ hạnh kiểm, phạt trực nhật, lao động, mời phụ huynh, đình chỉ học...


Vì vậy học sinh rất sợ bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài, giáo viên chủ nhiệm cũng rất ái ngại khi lớp bị trừ điểm, khi đó thi đua lớp sẽ hạ và ảnh hưởng trực tiếp đến thi đua của giáo viên.


Trò phản kháng


Về phía học sinh khi bị ghi tên vào sổ thì thường lên gặp thầy cô, xin và hứa sẽ không tái phạm, mong thầy cô tha thứ. Nhiều giáo viên sẵn sàng tha thứ, nhưng nhiều người nghiêm khắc không chấp nhận. Thế là có học sinh quý có học sinh ghét. Mà ghét là nhiều hơn, vì bản thân học sinh đó bị xử lý kéo theo cả lớp ảnh hưởng, vô hình trung là nhiều học sinh lớp đó không có thiện cảm với thầy cô. Mà khi không có thiện cảm thì học sinh thường tỏ ra khó bảo, có những phản ứng nhất định.


Tôi đã chứng kiến một cô giáo dạy hóa khi vào lớp kiểm tra bài cũ học sinh không thuộc, nhiều học sinh nói chuyện, cô liền ghi tên vào sổ ghi đầu bài, trừ đến 3/10 điểm. Đương nhiên lớp đó thi đua tuần bị xếp cuối, giáo viên chủ nhiệm lên lớp mắng, kỷ luật học sinh, còn học sinh thì buồn chán, tụm năm tụm ba nói giáo viên “chỉ tại bà hóa nên bọn mình khổ”.


Thế là từ tiết dạy sau, cô hỏi rất ít học sinh phát biểu, không khí lớp học rất trầm, có học sinh trở thành “nhờn thuốc” cô giảng kệ cô, cô mắng kệ cô, không nói gì, không tập trung.


Học sinh mong cho nhanh hết giờ, giáo viên không có hứng để giảng, thành ra giờ học không có kết quả cao. Chưa kể học sinh tinh nghịch vì ghét giáo viên còn bày trò để trêu chọc như tô phấn vào ghế ngồi của giáo viên, cả lớp nói đồng thanh, trả lời đồng thanh khiến giáo viên căng thẳng, phân tâm và nhiều khi nổi nóng.


Cô đối phó


Sổ ghi đầu bài cũng là nỗi ám ảnh đối với giáo viên chủ nhiệm. Để tránh việc một số ít học sinh vi phạm kỷ luật ảnh hưởng tới thành tích chung của lớp, đồng thời có cơ sở để “xử” những học sinh này, nhiều giáo viên chủ nhiệm có “sáng kiến” lập một cuốn sổ theo dõi riêng của lớp.


Hằng tuần giáo viên đưa cuốn sổ đó cho cán bộ lớp giữ, hết tiết học mang lên để thầy cô nhận xét, nếu học sinh nào vi phạm yêu cầu thầy cô ghi vào sổ riêng đó để giáo viên xử lý, còn sổ ghi đầu bài giáo viên nhận xét tốt và cho điểm cao để không ảnh hưởng đến lớp.


Không ít giáo viên bộ môn bất ngờ với “sáng kiến” này, người đồng ý thì cho rằng giáo viên chủ nhiệm với tập thể lớp có tội gì đâu mà để bị ảnh hưởng, thôi thì ghi vào sổ này ai làm người đó chịu cũng chẳng mất gì, mà giữ được tình cảm giữa đồng nghiệp với nhau.


Ai không đồng ý thì nhất quyết không chịu, chỉ nhận xét và ký vào sổ ghi đầu bài để giáo viên có trách nhiệm đôn đốc, để học sinh thật sự cố gắng. Vậy là giữa giáo viên với giáo viên lại không bằng lòng với nhau, giáo viên chủ nhiệm cho rằng giáo viên bộ môn không ủng hộ mình, không hiểu nỗi khổ khi làm chủ nhiệm.


Còn giáo viên bộ môn cho rằng mình thực hiện đúng quy chế, giáo viên chủ nhiệm quá ham thành tích, không có biện pháp giáo dục thích hợp nên làm như vậy.


Sổ ghi đầu bài đang có một “quyền lực” khiến giáo viên, học sinh và ngay cả lãnh đạo nhà trường cũng phải kiêng nể. Thiết nghĩ việc thi đua là cần thiết nhưng hãy xét lại phương pháp vận dụng và cách giải quyết cho hợp lý, đừng để có nỗi sợ mang tên “sổ ghi đầu bài”.









“Trừ nhiều điểm thế chết chị”


Có giáo viên chủ nhiệm thấy lớp bị trừ điểm thi đua đã tìm gặp giáo viên bộ môn hỏi thăm và gửi gắm: “Em trừ nhiều điểm thế chết chị, cuối năm sao chị đạt được chiến sĩ thi đua, lớp sao được tập thể xuất sắc, học sinh nào vi phạm em cứ trừ thẳng vào điểm số cá nhân, đừng trừ vào điểm lớp, nếu không chị cực lắm”.


Nhiều giáo viên bộ môn vì tình cảm đồng nghiệp thông cảm, nhưng nhiều giáo viên không đồng ý vì cho rằng làm thế sẽ không quản được lớp, không giáo dục được học sinh.




Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống


Dịch vụ Bảo vệ Hộ tống

Dịch vụ "Bảo vệ Hộ tống vận chuyển các tài sản có giá trị và tiền mặt cho các công ty, trung tâm thương mại…
Bằng các phương tiện vận chuyển, kèm theo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng các trang thiết bị hiện đại. Quý Khách Hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi giao phó tài sản của mình cho chúng tôi. Với kinh nghiệm chuyển tiền cho các công ty chúng tôi hợp tác cùng các trung tâm thương mại lớn, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về dịch vụ áp tải tiền của chúng tôi.


==============================

DỊCH VỤ BẢO VỆ HỘ TỐNG, ÁP TẢI VẬN CHUYỂN TIỀN & HÀNG HÓA CÓ GIÁ TRỊ

I. ĐẶC ĐIỂM:

1. Khái niệm:

Bảo vệ vận chuyển hàng hóa là sử dụng vũ trang để bảo vệ an tòan trong giao nhận và trên đường vận chuyển.

2. Đặc điểm:

Bảo vệ và vận chuyển hàng hóa hoạt động chủ yếu trên đường thông qua nhiều địa hình địa vật phức tạp, hoạt động phân tán nhỏ lẻ, quá trình bảo vệ vận chuyển hàng không tạo ra sự chú ý của nhiều người nhất là bọn tội phạm dễ phát hiện thấy.

II. YÊUCẦU

1.Bảo vệ tuyệt đối hàng hóa từ khâu giao nhận, quá trình vận chuyển không để bọn tội phạm cướp phá hư hỏng hay mất mát

2.Giữ nguyên mẫu mã, niêm phong, kẹp chì từ khi nhận quá trình vận chuyển đến khi giao hàng.

3.Giữ bí mật không được tiết lộ tên hàng, số lượng hàng, thời gian giao nhận, xuất phát, địa điểm tạm dừng, phương án bảo vệ

4.Yêu cầu về nghiệp vụ:

Tiến hành ngụy trang nghi binh nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của đối tượng.

Giám sát chặt chẽ các thủ tục trước khi giao nhận.

III. TỔ CHỨC BẢO VỆ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

1. Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu quán triệt nắm vững chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên giao cho.

Tiển hành xây dựng phương án bảo vệ.

Lựa chọn các nhân viên có phẩm chất năng lực sức khỏe.

Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra phương tiện vật chất phục vụ cho quá trình bảo vệ.

2. Bằng xe ôtô.

Một đoàn xe gồm nhiều xe chở hàng thì chỉ huy tổ bảo vệ ngồi ở xe đầu để chỉ huy chung duy trì tốc độ xe chạy, chỉ huy chiến đấu khi gặp tội phạm

Cấp phó chỉ huy ngồi xe sau cùng quán xuyến đoàn xe liên lạc với cấp trưởng.

Còn lại mỗi xe bố trí một tổ từ 2 đến 3 nhân viên bảo vệ trong đó có một nhóm trưởng, nhóm trưởng ngồi trong buồng lái vừa quan sát phía trước và vừa duy trì xe chạy theo tốc độ quy định còn lại 2 nhân viên ngồi trong thùng xe bảo vệ hàng và quán xuyến phía sau.

3. Bằng xe lửa.

Hàng chở trên một đoàn tàu riêng, mội toa tàu bố trí 2 nhân viên, vị trí 2 đầu toa, người chỉ huy ở vị trí giáp đầu máy chỉ huy chung chỉ huy phó ở vị trí toa cuối.

Hàng chở riếng 1 toa móc chung với đoàn tàu thì bố trí 6 nhân viên có 1 nhân viên chỉ huy.

4. Những trường hợp cần phải cảnh giác cao độ.

Bốc xếp hàng cần phải có sự giám sát của người có trách nhiệm theo đúng kế hoạch.

Nếu vận chuyển theo định kỳ phải chú ý hiện tượng xung quanh xem có gì là: người xe, vật cản.

Không chỉ đề phòng trộm cắp mà phải an tòan không rách, vỡ bể.

Nếu phương tiện hư phải dừng lại thì không được rời xe, quan sát liên tục xung quanh (chú ý không cho mất cả xe)

Nếu dừng xe vì đèn đỏ, ách tắc giao thông phải quan sát xung quanh xem có gì lạ không.

Vận chuyển phải đúng lộ trình trong kế hoạch, không được thay đổi tùy tiên.

Nếu có sự cố không đến đúng giờ phải báo cáo cho người có liên quan về lý do, địa điểm, tình hình sự cố xảy ra và phải liên tục.